A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
* Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
- Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Chủ quyền về lãnh thổ của đất nướcvà ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước khi kẻ thù xâm lược.
* Kĩ năng :
- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc- hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng việt.
* Thái độ :
- Giáo dục cho HS ý thức dân tộc biết giữ gìn , quý trọng những gì ông cha đã để lại cho thế hệ sau
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 học kỳ I - Tuần 5 - Trường THCS Ứng Hòe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày dạy: / /2012
Tiết 17 : Văn bản: SÔNG NúI NƯớC NAM
A. Mục tiêu cần đạt:
* Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
- Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Chủ quyền về lãnh thổ của đất nướcvà ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước khi kẻ thù xâm lược.
* Kĩ năng :
- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc- hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng việt.
* Thái độ :
- Giáo dục cho HS ý thức dân tộc biết giữ gìn , quý trọng những gì ông cha đã để lại cho thế hệ sau
B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:
* GV :Soạn giáo án, bảng phụ
* HS:: Soạn bài
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(15’)
KT 15’:
Câu 1. Từ láy có mấy kiểu? Cho VD?
Câu 2: Cảm nhận của em về bài ca dao sau:
‘Công cha như ................con ơi”
III. Bài mới(24’)
Đất nước ta trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bao triều đại đi qua là bấy nhiêu triều đại đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm giữ nước. Truyền thống ấy được phản ánh trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là văn học Lý – Trần. Văn bản hôm nay chúng ta học sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều ấy.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
ở lớp 6 đã học 3 truyện trung đại .hãy trình bày hiểu biết của em về truyện trung đại.
H. Tại sao có thể tin rằng đây là bài thơ của võ tướng Lý Thường Kiệt.
Từ thể thơ GV nêu yêu cầu đọc (chậm, chắc, hào hứng)
Chú ý các từ H-V: tiệt nhiên,Nam đế cư thiên thư, xâm phạm, nghịch lỗ.
Chữ Đế mà dịch là Vua thì không sát bởi trong lịch sử dân tộc, các bậc nắm quyền điều khiển vận mệnh quốc gia xưa kia của chúng ta thường xưng là Hoàng đế (gọi tắt là Đế). Hoàng đế là ngôi cao nhất, ngôi có quyền phong cho nhiều người làm Vua, nhưng Vua thì không bao giờ có quyền phong cho ai làm Hoàng đế. Do vậy, dịch Đế là Vua cũng có nghĩa là chưa thấy hết niềm tự tôn và tự tin rất mãnh liệt của tổ tiên.
? Em hiểu ‘tiệt nhiên” có nghĩa là gì?
? Để khẳng định cái điều ‘tiệt nhiên’ ấy tác giả sử dụng hình ảnh nào?
"Thiên thư" là "sách Trời". "Trời" là một khái niệm quan trọng của Nho giáo - một học thuyết của giai cấp thống trị phong kiến Trung Hoa, ra đời và tồn tại trước bài thơ gần cả hai nghìn năm với ông tổ là Khổng Tử. Theo Nho giáo, Trời là ông tổ của vạn vật. Trời sinh ra, lấy đi và quyết định số phận của muôn loài (thuyết " Thiên mệnh"). Bổn phận của mỗi cá nhân là phải kính Trời, tuân theo và vui với mệnh Trời. Khổng Tử nói: ta lừa ai? Lừa Trời chăng? Lại nói: phải tội với Trời thì không cầu đảo vào đâu được. Trời là chân lí tối thượng!
? Em có nhận xét gì về nhịp điệu và giọng thơ?
? Qua đó em thấy hai câu thơ đầu có ý nghĩa gì?
? LTK gọi kẻ thù là gì? Qua đó thể hiện thái độ ntn của tác giả?
? Em có nhận xét gì về lời thơ trong hai câu cuối?
? Qua đó tác giả khắng định điều gì?
? Câu thơ cuối còn mang ý nghĩa nào?
? Em thấy tác giả là người ntn?
I.Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Lý Thường Kiệt – võ tướng thời Lý có công dẹp Tống.
2. Tác phẩm
- Theo tương truyền ông viết bài thơ này để động viên tinh thần tướng sĩ trong cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1076-1077. đêm đêm ông cho người giọng tốt lẻn vào đền thờ 2 anh em họ Trương ( Trương Hống và Trương Hát) – những võ tướng của Triệu Quang Phục được tôn làm thần sông đọc vang lời thơ như lời tương truyền , nên được gọi là bài thơ Thần và còn được coi là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
- Thể thất ngôn tứ tuyệt : 4 dòng thơ; mỗi dòng 7 chữ. ( Khai – thừa- chuyển – hợp)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Bố cục
2 phần: + Hai câu đầu : Khẳng định quyền làm chủ của dân tộc
+ Hai câu cuối: Lời tuyên bố với kẻ thù
3. Phân tích
a) Hai câu đầu
‘Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
- Chữ ‘đế” => vua => chưa sát
- Đế : Hoàng đế : là ngôi vị cao nhất của một nước ( Có quyền phong các vua) =>Thể hiện niềm tự tôn và tự tin dân tộc
- Tiệt nhiên : Rõ ràng , như thế , không thể khác, không thể thay đổi được
- Thiên thư: Sách trời: Có giá trị tối cao....
- Vì vậy nếu phương Bắc nhân danh Trời để "thế thiên hành đạo", chinh phạt, xâm lược các nước nhỏ hơn thì cha ông ta cũng lấy "sách Trời" để nhân danh chân lí vĩnh hằng về sự thiêng liêng bất khả xâm phạm của bờ cõi.
=> Ngắt nhịp 4/3 ; âm điệu hùng hồn
=> Hai câu thơ đầu là lời tuyên bố dõng dạc, hùng hồn về độc lập chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của nước Đại Việt
b) Hai câu cuối
- Nghịch lỗ: Quân mọi dợ , làm trái đạo lí (Quân xâm lược nhà Tống) => Thể hiện sự khinh miệt, căm thù sâu sắc
- Lời lẽ đanh thép, rắn giỏi => Lời cảnh bào tới hành động xâ lược phi nghĩa của kẻ thù, đồng thời dự báo sự thất bại cay đắng của chúng nếu chúng có hành vi xâm lược.
- Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời => Khẳng định sức mạnh vô biên của dân tộc
=> Tác giả là người có lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc.
=> Qua đó giáo dục lòng tự hào dân tộc
* Chi nhớ (SGK)
IV. Củng cố(3’)
GV nhắc lại nội dung chính của bài và tinh thần mà tác gải muốn gửi gắm
V. Hướng dẫn về nhà(2’)
- Học thuộc bài thơ : Phiên âm và dịch thơ
- Nội dung chính của bài thơ
- Soạn bài: Phò giá về kinh
*Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------
Tuần 5
Ngày dạy: / /2012
Tiết 18 : Văn bản: PHò GIá Về KINH
A. Mục tiêu cần đạt:
* Kiến thức
+ Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải.
+ Đặc điểm thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
+ Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần.
* Kĩ năng :
+ Nhận biết thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
+ Đọc- hiểu phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch tiếng việt.
* Thái độ : Giáo dục cho HS ý thức dân tộc biết giữ gìn , quý trọng những gì ông cha đã để lại cho thế hệ sau.
B.Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:
* GV :Soạn giáo án
* HS: Soạn bài
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(4’)
H. Đọc thuộc lòng bài thơ sông núi nước Nam . Tác giả muốn khẳng định điều gì qua bài thơ ?
III. Bài mới(35’)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
H. Những nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
H. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết.
H. Có gì giống và khác với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
H. Nên đọc bài thơ với giọng điệu như thế nào.( phấn trấn, hào hùng, chậm chắc, ngắt nhịp 2/3)
- Những chiến công nào được nhắc tới trong lời thơ này?
Theo em, trong lời thơ trên có gì đáng chú ý về:
- Cách dùng từ?
- Cách nhắc tới các địa danh?
- Cách tạo đối xứng?
- Giọng điệu thơ?
- Các từ ngữ, nhịp điệu câu thơ có tác dụng ntn ?
Gv: Bến Chương Dương và cửa Hàm Tử là hai địa danh lịch sử nổi tiếng. “Cướp giáo” là hình ảnh hoán dụ chỉ việc tước vũ khí giặc , vô hiệu hóa quân giặc, còn bắt quân Hồ là cách nói khác chỉ việc bắt quân Nguyên - Mông. Chỉ hai chiến công đó cũng đủ nói lên khí phách hào hùng của nhân dân ta .
Hai câu cuối, lời thơ này nói tiếp chiến thắng hay nói vấn đề khác?
- Tác giả mong ước về một đất nước như thế nào?
- Lời thơ nào cổ động cho việc xây dựng đất nước mãi mãi vững bền?
- Theo em, niềm hy vọng lớn lao của tác giả về tương lai tươi sáng, vững bền của đất nước đã phản ánh khát vọng nào của dân tộc ta thời Trần?
- Khát vọng đó có biến thành hiện thực ở thời nhà Trần không?
- Em hiểu nội dung biểu cảm ở hai câu thơ cuối ntn?
Bài thơ bộc lộ niềm sảng khoái của người chiến thắng, thể hiện hào khí Đông A của thời đại nhưng không mang niềm vui an lạc. Bài thơ chỉ có 20 chữ nhưng đã vừa bố cáo được thành quả trong thời kì chiến tranh giữ nước vừa đặt ra nhiệm vụ trong hòa bình .Chính ở bài thơ này ông đã bộc lộ tính kiên định, mạnh mẽ và tầm nhìn xa trông rộng của một nhân cách lớn.
Theo em cách nói giản dị của bài thơ có tác dụng gì ?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Trần Quang Khải ( 1241- 1294) là con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông được phong thượng tướng có công rất lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ( 1284- 1285 , 1287-1288) đặc biệt là 2 trận đánh ở Hàm Tử và Chương Dương.
- Ông không chỉ là 1 võ tướng kiệt xuất mà còn là người có những vần thơ sâu xa và lí thú.
2.Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác:
- Năm 1285 lần đón vua Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông về Thăng Long ( HN ngày nay) sau chiến thắng Chương Dương , Hàm Tử và giải phóng kinh đô.
Thể thơ:
- Ngũ ngôn tứ tuyệt ( 4 câu / bài, 5 tiếng / câu) cả bài có 20 tiếng.
- cách gieo vần tương tự như thể thất ngôn tứ tuyệt : vần chân ( tiếng cuối câu) , vần liền ( câu 1-2) , vần cách ( câu 2 - 4) , vần bằng.
-> Cô đúc hơn thất ngôn tứ tuyệt.
II. Đọc- hiểu văn bản:
Đọc phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
1. Đọc – chú thích:
chú thích các từ : đoạt sáo, Cầm Hồ, Hàm Tử, tu trí học.
2. Bố cục : 2 phần
3. Phân tích:
a) Hai câu đầu
- Chương Dương
- Hàm Tử
=> Hai chiến thắng vang rộn của quân và dân ta trên sông Hồng trước quân xâm lược Nguyên Mông
- Động từ mạnh đặt đầu câu liên tiếp (đoạt, cầm).
- Câu trên đối xứng với câu dưới cả về thanh , nhịp, ý.
- Giọng điệu khoẻ khoắn, hùng tráng.
(Cách đưa tin chiến thắng ấy có đặc biệt vì theo trình tự tâm lí : chiến thắng CD diễn ra sau nhưng lại đưa lên trước bởi thời gian đang sống trong hào khí của chiến thắng ấy rồi mới hồi tưởng chiến thắng HT cách đó 2 tháng.
Đặc biệt ở chỗ lược chủ ngữ, đặt động từ mạnh lên đầu câu đối ý , nhịp thơ khỏe, hùng tráng gợi tả khí thế chiến thắng dồn dập , hào hùng của dân tộc ta . hào khí Đông A.)
=> Hai câu đầu không chỉ giúp người đọc thấy được những thắng lợi vẻ vang của dân tộc mà còn cho ta thấy được những thất bại thảm hại của kẻ thù.
b) Hai câu cuối
“ Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”
- Nói về xây dựng đất nước thời bình.
- Một đất nước vững bền mãi mãi (non nước ấy ngàn thu).
- Thái bình nên gắng sức.=> Khát vọng hoà bình. Khát vọng xây dựng đất nước bền vững.
- Thời Trần, sau hai cuộc kháng chiến thắng lợi chống quân Nguyên là một thời kì thái bình , thịnh trị dài nhất trong lịch sử dân tộc.
=> Nội dung biểu cảm: dồn nén, cách nói chắc nịch, rõ ràng không hoa mĩ ( Thái bình nên gắng sức, non nước ấy ngàn thu ).=>Là lời động viên xây dựng và phát triển quốc gia phồn thịnh .
=>Thể hiện sự sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn, thấy rõ ý nghĩa của việc dốc hết sức lực, giữ gìn hòa bình, bảo vệ đất nước.
* Ghi nhớ (SGK)
III.Luyện tập
Thể hiện khí thế chiến thắng ngoại xâm hào hùng của dân tộc và bày tỏ khát vọng xây dựng , phát triển cuộc sống hòa bình, với niềm tin đất nước bền vững muôn đời
IV. Củng cố(3’)
? GV nhắc lại nội dung chính của bài thơ
V. Hướng dẫn về nhà(2’)
- - Học thuộc bài thơ ; nắm được nội dung chính
- Soạn bài : Từ Hán Việt
*Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 5
Ngày dạy: / /2012
Tiết 19 : Tiếng Việt: Từ HáN VIệT
A. Mục tiêu cần đạt:
* Kiến thức
- Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt.
- Các loại từ ghép Hán Việt.
* Kĩ năng :
- Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
- Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng từ láy, từ ghép, từ Hán Việt cho phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ láy, từ ghép, từ Hán Việt
* Thái độ :
- Giáo dục cho HS ý thức sử dụng từ Hán Việt trong nói và viết.
B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:
* GV:Soạn giáo án, bảng phụ, tìm những đoạn thơ, đoạn văn tiêu biểu có sử dụng từ Hán Việt
* HS:Soạn bài
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(4’)
? Thế nào là đại từ ? làm BT 2/ 57
? Nêu các loại đại từ ? làm BT 3/ 57
III. Bài mới(35’)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Đọc phiên âm bài "Nam quốc sơn hà"
(Bảng phụ)
? Trong bài các tiếng :nam,quốc,sơn,hà nghĩa là gì ?
? Trong các tiếng trên tiếng nào có thể dùng độc lập như từ đơn để tạo câu ?
(Đặt câu VD)
? Các yếu tố còn lại được sử dụng ntn ?
? hãy nêu nghĩa tiếng "thiên" trong các trường hợp sau :
thiên thư, thiên đô, thiên lí mã
? Qua tìm hiểu cácVD trên em rút ra những kết luận gì ?
GV lưu ý 1 số y/tố HV có lúc dùng độc lập, có lúc dùng tạo từ ghép VD: học
? Các từ: sơn hà, xâm phạm, giang san thuộc từ ghép CP hay ĐL? vì sao em biết
? So sánh nghĩa của các yếu tố với nghĩa của từ trong VDb1 ? Chúng thuộc loại từ ghép gì ?
Yếu tố nào là chính ? vị trí ?
? Các từ ở VDb2 là từ ghép loại nào ? Xác định y/tố chính và vị trí của nó ?
? Qua các VD trên em xđ được mấy loại từ ghép HV ?
?Trật tự của các ytố trong t/ ghép CP HV
? Phân biệt nghĩa của các yếu tố H-V đồng âm ?
Hướng dẫn: HS tra từ điển -> nắm ý nghĩa từng yếu tố
? Đặt câu với 2 trường hợp nghĩa của "hoa, gia"?
? Tìm các từ ghép H-V có chứa các y/tố "quốc, sơn, cư, bại"?
? Xếp các từ ghép vào nhóm thích hợp :
(GV hướng dẫn HS về làm BT4)
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
1.Ví dụ: nam -- phương nam
quốc -- nước
sơn -- núi
hà -- sông
2.Nhận xét:
+) Các y/tố được dùng để cấu tạo từ HV => yếu tố H-V
-> nam - dùng độc lập
quốc,sơn,hà - dùng để tạo từ ghép
thiên : trời ( thiên thư)
: rời ,chuyển (thiên đô)
: nghìn (thiên lí mã, thiên
niên kỉ )
+) Một y/tố HV có thể có nhiều nghĩa .
*) Ghi nhớ 1 SGK / 69
II. Từ ghép Hán Việt
1.Ví dụ : SGK / 70
2. Nhận xét
a) sơn hà : núi + sông => từ
xâm phạm: lấn + chiếm ghép
giang san : sông + núi ĐL
b1) ái quốc : yêu nước => từ
thủ môn : giữ thành ghép
chiến thắng : đánh thắng c'/ phụ
-> yếu tố chính đứng trước
b2) thiên thư , thạch mã, tái phạm
-> yếu tố chính đứng sau
*Ghi nhớ 2 : SGK/ 70
III. Luyện tập :
Bài 1 (70)
- hoa1 (hoa bưởi, hương hoa) :
sự vật, cơ quan sinh sản của cây
- hoa2 (hoa mĩ, hoa lệ ) : đẹp
- phi1 (phi công, phi đội) : bay
- phi2 (phi pháp, phi nghĩa) : trái
- phi3(cung phi,vương phi):vợ thứ
của vua, thái tử
- tham1 (tham vọng, tham lam) :
mong cầu không biết chán
- tham2 (tham gia, tham chiến) :
xen vào, can dự vào.
- gia1 ( gia chủ, gia súc ) : nhà
- gia2 (gia vị, gia tăng) : thêm vào
Bài 2 ( 71)
- quốc : quốc gia, quốc kì, quốc ca , quốc sự ..
-sơn: sơn cước,sơn hào, sơn dương
- cư : cư dân, cư ngụ, cư trú
- bại : đại bại, bại tướng, bại hoại
Bài 3 (15)
+) hữu ích, phát thanh, bảo mật, phóng hoả.
+) thi nhân, tân binh, hậu đãi, đại thắng .
IV. Củng cố(3’)
- Nêu đơn vị cấu tạo từ ghép HV ? các loại từ ghép HV ?
- Đặt câu với 2 loại từ ghép ?
-Vẽ sơ đồ tư duy những kiến thức cơ bản THV
V. Hướng dẫn về nhà(2’)
- - Học kĩ bài, thuộc ghi nhớ .
- Nắm chắc về 2 loại từ ghép HV,mở rộng tìm hiểu nghĩa các y/t
- Đọc, chuẩn bị bài "Tìm hiểu chung văn biểu cảm"
*Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 5
Ngày dạy: / /2012
Tiết 20 : TLV: TRả BàI VIếT Số 1
A. Mục tiêu cần đạt:
* Kiến thức
- Giúp HS củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản tự sự ( hoặc miêu tả) về tạo lập văn bản về các tác phẩm văn học có liên quan đến đề bài và về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, diễn đạt.
* Kĩ năng :
- HS tự đánh giá được chất lượng bài viết của mình so với yêu cầu của đề bài. Nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn so với những bài sau.
* Thái độ :
- Có cách đánh giá khách quan về bài viết của mình.
- Cố gắng ở bài sau.
B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:
*GVSoạn giáo án
* HS:Soạn bài
C. Tiến trình dạy học:
I. Tổ chức lớp (1’)
II. Kiểm tra bài cũ(4’)
H, Để tạo lập 1 văn bản người viết cần tiến hành những bước nào?
TL: Gồm 4 bước:
- Định hướng văn bản.
- Tìm ý và lập dàn ý.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh dựa trên cơ sở dàn ý vừa lập.
- Đọc và kiểm tra lại vài theo yêu cầu.
III. Bài mới(35’)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài
? Các phần MB, TB, KB có nhiệm vụ gì?
? GV trả bài cho HS và thông báo kết quả
GV nhận xét những ưu điểm và hạn chế để học sinh khắc phục và sửa chữa cho những bài sau.
GV đọc bài mẫu ( Bài viết tốt và bài viết chưa tốt)
I.Đề bài
7A: Hãy kể về một lần em làm được việc tốt
7B : Em hãy kể lại một lần phạm lỗi của mình khiến cho cha mẹ buồn lòng.
7C: Hãy kể về một chuyện cảm động mà em được chứng kiến
II. Lập dàn ý
- MB: giới thiệu sự việc , nhân vật
- TB: Kể diễn biến câu chuyện
+ Trước khi sự việc diễn ra
+ Khi sự việc diễn ra
+ Sau khi sự việc xảy ra
- KB: ý nghĩa và bài học của câu chuyện
3. Trả bài và thống kê kết quả
Lớp
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
7A
7B
7C
4. Nhận xét và sửa lỗi
a) Ưu điểm- HS hiểu đề, tái hiện , kể lại có trình tự, hấp dẫn, diễn đạt tốt, lời văn có hình ảnh, kỉ niệm khá sâu sắc. ( Yến, Hạnh, Vân Anh, Hoàn)
- Cốt truyện sâu sắc, trình bày rõ ràng, mạch lạc, bố cục rõ ràng, biết tách đoạn ( Yến, Hạnh , Vân Anh, ánh)
b. Hạn chế- Bài có cốt truyện giống nhau chỉ thay đổi tên ( Dũng , Thành)
- Chữ xấu, cẩu thả, sai chính tả nhiều những lỗi rất cơ bản ( Phương, Trung, Long, )
- Sử dụng văn nói, diễn đạt kém ( Hương, Ngọc Yến)
c)Hướng dẫn sửa lỗi:
GV yêu cầu HS xem bài và sửa lỗi trong bài của mình và sửa cho bạn bên cạnh, 2 HS trao đổi bài và tự sửa những lỗi GV đã gạch chân mực đỏ.
5. Đọc bài mẫu
- Bài viết tốt : Yến , Hạnh
- Bài viết yếu: Trung, Long, Vĩ
IV. Củng cố(3’)
Phát huy những ưu điểm và cố gắng khắc phục những nhược điểm cho những bài viết sau.
V. Hướng dẫn về nhà(2’)
Tiếp tục sửa lỗi
Soạn bài : ‘ Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.”
*Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------
Ban giám hiệu
Tổ chuyên môn
File đính kèm:
- Tuan 5.doc