a) Kiến thức: Nắm vững khái niệm, bản chất của văn biểu cảm; Phân biệt văn biểu cảm với văn tự sự và miêu tả; Thấy rõ được vai trò của tự sự, miêu tả đối với văn biểu cảm.
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập dàn ý và diễn đạt bài văn biểu cảm.
c) Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn cho HS
2/ CHUẨN BỊ
- GV: SGK, SGV, STKBGNV7,
- HS: Ôn lại văn biểu cảm, văn tự sự, văn miêu tả, bảng con,
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hỏi đáp, gợi mở, diễn giảng, thảo luận,
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
- Yêu cầu Hs trình bày bài thơ lục bát đã làm ở nhà
- Tuỳ mức độ trình bày của HS, GV ghi điểm
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Về văn biểu cảm, kể cả phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, các em đã được học 9 tiết từ đầu năm đến giờ. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức cơ bản của 9 tiết đó
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3581 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tập làm văn Ôn tập văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 62
Ngày dạy: 19/12/07
Tập Làm Văn
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Nắm vững khái niệm, bản chất của văn biểu cảm; Phân biệt văn biểu cảm với văn tự sự và miêu tả; Thấy rõ được vai trò của tự sự, miêu tả đối với văn biểu cảm.
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập dàn ý và diễn đạt bài văn biểu cảm.
c) Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn cho HS
2/ CHUẨN BỊ
GV: SGK, SGV, STKBGNV7, …
- HS: Ôn lại văn biểu cảm, văn tự sự, văn miêu tả, bảng con, …
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hỏi đáp, gợi mở, diễn giảng, thảo luận, …
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
- Yêu cầu Hs trình bày bài thơ lục bát đã làm ở nhà
- Tuỳ mức độ trình bày của HS, GV ghi điểm
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Về văn biểu cảm, kể cả phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, các em đã được học 9 tiết từ đầu năm đến giờ. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức cơ bản của 9 tiết đó
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ 1: Hướng dẫn HS phân biệt văn biểu cảm với văn miêu tả và tự sự
?: Hãy cho biết văn miêu tả và biểu cảm khác nhau như thế nào ? Văn tự sự và biểu cảm khác nhau như thế nào ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
HĐ 2: Hướng dẫn HS ôn lại sự kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
?: Trong văn biểu cảm có yếu tố miêu tả và tự sự. Vậy tại sao ta không gọi là tự sự- miêu tả- tổng hợp? Và trong văn biểu cảm thì tự sự miêu tả có vai trò gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
HĐ 3: Hướng dẫn HS ôn lại các bước thực hiện bài văn biểu cảm
?: Cho đề văn biểu cảm. chẳng hạn như “ Cảm nghĩ mùa xuân”. Em sẽ thực hiện bài làm qua các bước nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Hãy lập dàn ý cho đề trên
- Chia HS làm 6 nhóm thảo luận,; Các nhóm ghi kết quả ra bảng con; HS treo bảng co, thuyết minh
HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
HĐ 4: Hướng dẫn HS ôn lại cách sử dụng tu tư,ø ngôn ngữ trong bài văn biểu cảm
?: Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? vì sao?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
I/ PHÂN BIỆT VĂN BIỂU CẢM VỚI MIÊU TẢ VÀ TỰ SỰ .
- Biểu cảm: bày tỏ thái độ, tính cảm
- Miêu tả: tái hịên lại đối tượng
- Tự sự: kể lại
II/ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
- Tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm chỉ là phương tiện ( cái cớ, cái nền ) để người viết thể hiện thái độ, tình cảm và sự đánh giá.
III/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1) Các bước:
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý, lập dàn ý
- Viết bài hoàn chỉnh
- Đọc lại, sửa chữa
2) Dàn ý
A.MB: Lí do em thích mùa xuân
B. TB:
1- Mùa xuân của thiên nhiên
- Cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cỏ, chim muông
- Thái độ, cảm xúc với thiên nhiên
2- Mùa xuân của con người
- Tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy nghĩ
- Thái độ, tình cảm với con người
C. KB: Tổng kết lại tình cảm, cảm xúc về mùa xuân
IV/ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGÔN NGỮ
- So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ, ...
- Ngôn ngữ gần gũi với ngôn ngữ thơ vì cùng chung mục đích là biểu cảm
4.4. Củng cố
?: Thế nào là văn biểu cảm?
?:Vai trò của miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm là gì?
?: Nêu các bước thực hiện một bài văn biểu cảm?
4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Nghiên cứu lại 4 nội dung kiến thức đã học; Viết hoàn chỉnh đề đã lập dàn ý
- Bài mới: Tiết 63: Mùa xuân của tôi: Đọc văn bản, chú thích, chia bố cục, soạn theo những câu hỏi phần “ Đọc hiểu văn bản “
5/ Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- ga nv 7- t62.doc