1/ MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Củng cố kiến thức cơ bản của môn Ngữ Văn đã học từ đầu năm đến hết tuần 7
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng sửa lỗi và rút kinh nghiệm trong bài kiểm tra của mình
c) Thái độ: Có ý thức làm bài TLV một cách cẩn thận, tỉ mỉ
2/ CHUẨN BỊ
- GV: Chấm bài, tổng kết điểm, thống kê lỗi, nhận xét ưu, khuưết điểm,
- HS: Phân tích đề, lập dàn ý, tự rút ra ưu, khuyết điểm trong bài kiểm tra, đề ra cách khắc phục khuyết điểm,
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hỏi đáp, gợi mở, diễn giảng,
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của 5 HS
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Để đánh giá những ưu điểm và khuyết điểm trong bài viết TLV số 2, trên cơ sở đó có thể loại bỏ những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm vào bài kiểm tra sau nên tiết này ta trả bài TLV
b- Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3864 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tiết 47: Trả bài tập làm văn số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 47
Ngày dạy: 21/11/07
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
( BÀI KSCL GIỮA HỌC KÌ I)
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Củng cố kiến thức cơ bản của môn Ngữ Văn đã học từ đầu năm đến hết tuần 7
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng sửa lỗi và rút kinh nghiệm trong bài kiểm tra của mình
c) Thái độ: Có ý thức làm bài TLV một cách cẩn thận, tỉ mỉ
2/ CHUẨN BỊ
GV: Chấm bài, tổng kết điểm, thống kê lỗi, nhận xét ưu, khuưết điểm, …
- HS: Phân tích đề, lập dàn ý, tự rút ra ưu, khuyết điểm trong bài kiểm tra, đề ra cách khắc phục khuyết điểm, …
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hỏi đáp, gợi mở, diễn giảng, …
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của 5 HS
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Để đánh giá những ưu điểm và khuyết điểm trong bài viết TLV số 2, trên cơ sở đó có thể loại bỏ những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm vào bài kiểm tra sau nên tiết này ta trả bài TLV
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề
?: Nhắc lại đề?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích đề
?: Khi viết đề này ta cần sử dụng phương thức biểu đạt nào để viết?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Đề yêu cầu ta biểu cảm gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Em đã chọn loài cây nào để biểu cảm?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 3: Nhận xét ưu, khuyết điểm
?: Em hỹa tự nhận xét ưu điểm và khuyết điểm trong bài kiểm tra của mình
Một số HS nhận xét
- GV nhận xét ưu, khuyết điểm chính trong bài của HS
I/ ĐỀ
Loài cây em yêu
II/ PHÂN TÍCH ĐỀ
- Tình cảm, cảm xúc ( yêu) về loài cây.
- Cây phượng ,cây bàng, cây mai, cây mít, ….
III/ NHẬN XÉT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM
1) Ưu điểm
- Nhiều bài cảm xúc thật, tự nhiên
HĐ4: Hướng dẫn xây dựng dàn ý
?: Em hãy nêu đáp án phần Tiếng Việt
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Em hãy nêu đáp án phần Văn
- Yêu cầu 1HS lên bảng ghi dàn ý đã chuẩn bị ở nhà
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, uốn năn rồi treo bảng phụ có dàn ý tham khảo
HĐ5: Hướng dẫn sửa lỗi phổ biến
- GV thống kê lỗi ra bảng phụ
- HS đọc phần 1
?: Hãy cho biết những từ ngữ trên sai ở chỗ nào? Sửa lại cho đúng
- Yêu cẩu HS yếu sửa
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, uốn năn
- HS đọc phần 2
?: Cho biết những câu trên sai ở chỗ nào? Hãy sửa lại cho đúng nhưng phải giữ được ý của người viết.
- HS khá- giỏi lên bảng sửa; Trình bày nguyên nhân mắc lỗi
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, uốn năn
HĐ6: Hướng dẫn sửa sai
Về nhà phát hiện những lỗi sai trong bài kiểm tra và sửa lại cho đúng
HĐ7: Củng cố kiến thức phương pháp
?: Nêu các bước tạo lập văn?
?: Thế nào là bài văn biểu cảm
HĐ8: Lan Anh 71, Thuy 74 đọc phần TLV của mình
HĐ9: Phát bài cho HS
- GV nhận xét sơ bộ về điểm, phát bài, giải quyết thắc mắc, ghi điểm
- Phần bố cục khá hơn bài viết số 1
-Một số bài trình bày sạch sẽ
- Một số đoạn văn đã biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, …
2) Tồn tại
- Một số bài xa đề: tả lại hoặc kề lại cái cây mình yêu.
- Một số bài liệt kê.
- Một số bài, mở bài kết bài không đúng.
- Sai câu, từ, chính tả
IV/ XÂY DỰNG DÀN Ý
1) Đáp án phần Tiếng Việt
Câu 1
- Đẳng lập: quần áo, sách vở, bút mực, mặt mũi, tóc tai
- Chính phụ: thơm phức, đỏ au, tím ngắt, xanh là, xanh ngắt
Câu 2
- Từ láy toàn bộ: … VD: đănm đăm
- Từ láy bộ phận: … VD: mếu máo
2) Đáp án phần Văn học
- Người phụ nữ tài sắc vẹn toàn
- Có số phận bếp bênh, trôi nổi
3) Dàn bài phần TLV
a) MB: Trong tất cả các loài cây, cây mai là gắn bó với em nhất
b) TB
b.1- Các đặc điểm gợi cảm của cây mai
- Thân khẳng khiu nhưng chất chứa đầy nhựa sống
- Không kén đất, ở đâu cũng mọc như dân quê bám đất
- Lá màu xanh mướt, lúc xanh thẳm
b.2- Sự chăm sóc cây mai như người bạn thân thiết
b.3- Cây mai vàng khi tết đến
- Biểu hiện sự sung túc, sum họp
- Mai vàng rực rỡ như nắng, như vàng
c) KB: Thân thiết gắn bó với cây mai
V/ SỬA LỖI PHỔ BIẾN
1) Chính tả
Lỗi
Sửa
Khảng khiêu
Diệp tết
Dễ chiệu
Điều đặn
Chim ngưỡng
Khẳng khiu
Dịp tết
Dễ chịu
Đều đặn
Chiêm ngưỡng
2) Câu, từ
Lỗi
Sửa
- Trong tất cả các cây nhà em nhưng em chỉ thích nhất cây tràm vàng
- Nhà em mặc dầu cây rất ít cây nào cũng đẹp, nhưng em thích nhất cây hoa sứ
- Cây lúa có cành khẳng khiu.
- Giờ học đầy gian lao
- Em sẽ tình cảm của em đối với cây xoài cho các bạn nghe
- Cây tre là người bạn thân thiết đã cùng em cắp sách đến trừơng
- Trong tất cả các cây trong vườn nhà em, em thích nhật cây tràm vàng
- Nhà em có rất ít cây trồng và cây nào cũng đẹp, nhưng em thích nhất là cây hoa sứ
Cây lúa có thân khẳng khiu.
Giờ học đầy căng thẳng
- Em sẽ phát biểu cảm nghĩ của em về cây xoài cho các bạn nghe
- Cây tre là người bạn thân thiết đã che bóng mát cho em hằng ngày cắp sách đến trường.
VI/ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ SỬA SAI
VII/ CỦNG CỐ KIẾN THỨC PHƯƠNG PHÁP
VIII/ ĐỌC BÀI VĂN HAY
IX/ PHÁT BÀI CHO HỌC SINH
File đính kèm:
- ga nv 7- t47.doc