a) Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được nét riêng, đặc sắc, của cảnh sắc tháng giêng Hà Nội qua nỗi lòng sầu xứ của một ngòi bút rất đỗi tài hoa và tinh tế- Vũ Bằng
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm tuỳ bút- hồi kí
c) Thái độ: Giáo dục HS tinh thần lòng yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc
2/ CHUẨN BỊ
- GV: Nghiên cứu tác phẩm “ Thương nhớ mười hai”,
- HS: Đọc nhiều lần, học thuộc đoạn văn mà mình tâm đắc, soạn bài, .
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, thảo luận nhóm, .
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu:
Ai đi về bắc ta theo với
Thăm lại non sông, đất Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10777 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tiết 63: Văn bản Mùa xuân của tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 63
Ngày dạy: 19/12/07
Văn bản: MÙA XUÂN CỦA TÔI
( Vũ Bằng)
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được nét riêng, đặc sắc, của cảnh sắc tháng giêng Hà Nội qua nỗi lòng sầu xứ của một ngòi bút rất đỗi tài hoa và tinh tế- Vũ Bằng
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm tuỳ bút- hồi kí
c) Thái độ: Giáo dục HS tinh thần lòng yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu tác phẩm “ Thương nhớ mười hai”, …
- HS: Đọc nhiều lần, học thuộc đoạn văn mà mình tâm đắc, soạn bài, ...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, thảo luận nhóm, ...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu:
Ai đi về bắc ta theo với
Thăm lại non sông, đất Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long
( Huỳnh Văn Nghệ)
Tâm sự và ước nguyện của nhà thơ- chiến sĩ thời “ Nam tiến” đã trở thành tiếng nói chung cho biết bao con người sầu xa nhớ thương miền Bắc, nhớ Hà Nội. Tác giả cuốn “ Thương nhớ mười hai” đã bắt đầu tập sách của mình bằng nỗi nhớ tháng giêng mùa xuân Hà Nội giữa đất trời Sài Gòn nắng nóng mưa nhiều
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ1:: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích
- Hướng dẫn: Giọng thật tình cảm tha thiết, trầm lắng, chậm, sâu lắng, hơi buồn.
- GV đọc, HS đọc, GV nhận xét
?: Hãy cho biết đôi nét về Vũ Bằng?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý
?: Văn bản này được viết theo thể loại nào? Hãy cho biết xuất xứ bài tuỳ bút này ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả.
- Kiểm tra các chú thích 10,12,17
?: Văn bản này được viết theo thể loại nào? Cho biết đặc điểm của thể loại này ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả.
?: Nếu phải chia đoạn, theo em văn bản này nên chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả, ghi ra bảng động
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
- Yêu cầu HS đọc từ đầu đến mê luyến mùa xuân
?:Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó là gì ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Yêu cầu HS đọc từ đầu đến mở hội liên hoan
?: Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc được nhớ lại như thế nào? Những hình ảnh chi tiết nào là đặc trưng, tiêu biểu nhất?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả:
+ Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhận kêu trong đêm xanh, cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa
+ Có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
+ Cảnh trong nhà: trầm, đèn, nến, bàn thờ tổ tiên với bầu không khí đoàn tụ gia đình êm đềm, ấm cúng.
?:Để phát biểu cảm xúc nhà văn đã dùng biện pháp nghệ thuật nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- HS đọc đoạn cuối
?:Tác giả đã khẳng định tình cảm gì của bản thân về mùa xuân sau ngày rằn tháng giêng ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý
?: So sánh cảnh sắc trước và sau ngày rằm tháng giêng để thấy lí do tại sao tác giả lại yêu nhất mùa xuân vào thời điểm đó?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- HS đọc ghi nhớ
I/ ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
1) Đọc
2) Chú thích
a- Tác giả: …
b- Tác phẩm: Trích từ thiên tuỳ bút “ Tháng giêng mơ về trăng non, rèt ngọt” trong tập tuỳ bút “ thương nhớ mười hai”
c- Từ khó: 10,12,17
3) Thể loại và bố cục
a- Thể loại: tuỳ bút mang tính chất hồi kí
b- Bố cục
- Từ đầu đến “ ... mê luyến mùa xuân”: Yêu thích mùa xuân là điều tất yếu trong lòng người
- Tiếp đến “ ... mở hội liên hoan”: Cảnh sắc và không khí mùa xuân của đất trời và lòng người.
- Phần còn lại: Cảnh sắc của mùa xuân Bắc Việt sau ngày rằm tháng giêng
II/ ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN
1) Tình yêu mùa xuân của con người là qui luật tự nhiên
- Điệp kiểu cấu tạo làm cho giọng văn mạnh mẽ, như tranh luận cốt để khẳng định cái qui luật rất đỗi tự nhiên: yêu mùa xuân
2) Cảnh sắc không khí xuân Bắc Việt
- Cảnh sắc và không khí rất đặc trưng về mùa xuân Bắc Việt
- Mùa xuân làm cho người ta ngồi yên không được, tim dường như trẻ hơn, đập mạnh hơn.
Con người thì thèm khát yêu thương thực sự:
+ Ra đường yêu thương, về nhà lại cũng thấy yêu thương
+ Không khí gia đình yêu thương, hoà thuận, kính trên, nhường dưới.
* Nghệ thuật:
+ Kể, tả, biểu cảm nhịp nhàng, hài hoà
+ So sánh, liên tưởng độc đáo
3) Cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng
- Khẳng định, đưa ra lí do tại sao yêu nhất mùa xuân sau rằm tháng giêng
* Nghệ thuật: So sánh cảnh trước và sau ngày rằm tháng giêng có tác dụng làm nổi bật ý khẳng định của tác giả
* Ghi nhớ SGK,tr.178
4.4. Củng cố và luyện tập
a) Củng cố
?: Ở đoạn 1 tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để khẳng định một qui luật tất yếu: con người ai cũng yêu mùa xuân?
?: Cảnh sắc và không khí mùa xuân Bắc Việt hiện lên qua hồi tưởng của tác giả độc đoá như thế nào?
b) Luyện tập
BT1: Tập đọc diễn cảm bài văn
BT2: Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về mùa xuân quê em
4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Về nhà học thuộc ghi nhớ, nghiên cứu lại nội dung bài, hoàn chỉnh phần luyện tập
- Bài mới: Tiết 64: Sài Gòn tôi yêu : Đọc văn bản, chú thích, soạn bài theo phần đọc, hiểu văn bản
5/ Rút kinh nghiệm
Tiết : 64
Ngày dạy: 21/12/07
Văn bản: SÀI GÒN TÔI YÊU ( hường dẫn đọc thêm)
( Minh Hương)
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được nét riêng, đặc sắc của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách copn người Sài Gòn. Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm , cảm xúc qua, qua những hiểu biết nhiều mặt, cụ thể của tác giả về Sài Gòn
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm tuỳ bút.
c) Thái độ: Giáo dục HS tinh thần lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu tổ quốc
2/ CHUẨN BỊ
GV: SGK, SGV, STKBGNV9, một số hình ảnh về thành phố Hồ Chí Minh, …
- HS: Đọc nhiều lần, học thuộc đoạn văn mà mình tâm đắc, soạn bài, ...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, ...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
?: Cảnh sắc, không khí, con người mùa xuân Bắc Việt được tác giả cảm nhận như thế nào?
- Cảnh sắc và không khí rất đặc trưng về mùa xuân Bắc Việt (3 đ)
- Mùa xuân làm cho người ta ngồi yên không được, tim dường như trẻ hơn, đập mạnh hơn (3đ)
- Con người thì thèm khát yêu thương thực sự: ( 4đ)
+ Ra đường yêu thương, về nhà lại cũng thấy yêu thương
+ Không khí gia đình yêu thương, hoà thuận, kính trên, nhường dưới.
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu:
Sài Gòn- Hòn Ngọc Viễn Đông – Thành phố trẻ lớn nhất Việt Nam đã hiện lên vừa khái quát vừa cụ thể trong tình yêu của một người từng sống ở nơi đây hơn nửa thế kì qua bài “ Sài Gòn tôi yêu”
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ1:: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích
- Hướng dẫn: Giọng hồ hởi vui tươi, hăm hở, sôi động
- GV đọc, HS đọc, GV nhận xét
- Kiểm tra các chú thích 4,15,16,20
?: Nếu phải chia đoạn, theo em văn bản này nên chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả, ghi ra bảng động
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
- Yêu cầu HS đọc đoạn đầu
?:Tác giả so sánh Sài Gòn với ai và cái gí?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- So với bản thân, so với 5000 năm tuổi của đất nước để nhấn mạnh thành phố vẫn còn xuân chán, trẻ hoài như một cây tơ đang độ nõn nà
?: Tác dụng của so sánh ấy là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?:Để phát biểu cảm xúc nhà văn đã dùng biện pháp nghệ thuật nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?:Nét riêng biệt của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn là gì? Cuộc sống và nhịp điệu ở đây như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý
?: Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm tác giả
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Yêu cầu HS đọc phần 2
?:Hãy cho biết đặc điểm cư dân ở đây như thế nào? Vì sao ở đây chỉ toàn người Sài Gòn mặc dù không ít người gốc Bắc, Trung , Nam, ...?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý
?:Nét đặc trưng của phong cách người Sài Gòin là gì ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý
?:Ba đoạn văn tiếp theo tác giả tập trung nói về phong cách những cô gái Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách đó là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý
- HS đọc đoạn văn cuối
?: Đọc đoạn văn trên em liên tưởng đến bài văn nào đã học ở lớp 6 ( “ Lao xao” – Duy Khán)
?: Qua những dòng văn đầy nuối tiếc và trách móc, nói lên tình cảm và suy nghĩ gì của tác giả?
- Phải có kế hoạch hoạch định thành phố trong tương lai
- HS đọc ghi nhớ
I/ ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
1) Đọc
2) Chú thích : 4,15,16,20
3) Bố cục
- Từ đầu đến “ ... họ hàng”: Những ấn tượng chung, bao quát về Sài Gòn
- Tiếp đến “ ...1975”: Đặc điểm cư dân và phong cách người Sài Gòn.
- Phần còn lại: Sài Gòn- thành phố ít chim, nhiều người
II/ ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN
1) Những ấn tương chung bao quát về Sài Gòn
- Thành phố 300 năm vẫn trẻ
- Dùng so sánh tô đậm cái trẻ trung và tình cảm nồng nhiệt của tác giả.
- Khí hậu nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều, thất thường.
- Cuộc sống và nhịp điệu sống nhanh, khẩn trương.
- Tình cảm của tác giả: yêu say mê và chân thành
- Điệp từ “ tôi yêu” nhấn mạnh, làm nổi bật tình cảm đó
2) Đặc điểm dân cư và phong cách người Sài Gòn
- Đặc điểm dân cư là sự hoà trộn dân ở nhiều nơi di cư tới, đều có chung một đặc điểm là cởi mở dễ dàng, mến khách, hoà đồng.
- Phong cách người Sài Gòn:
+ Ăn nói tự nhiên hề hà
+ Ít dàn dựng, toan tính
+ Rất bộc trực, thẳng thắn
- Phong cách các cô gái Sài Gòn
+ Đẹp khoẻ khoắn, giản dị: trang phục, đi đứng
+ Duyên dáng, tự tin trong chào hỏi, ứng xử.
3) Sài Gòn- thành phố ít chim, nhiều người
- Lên án những kẻ săn chim, nuối tiếc thời đã qua .
- Thành phố ít chim: mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường
* Ghi nhớ SGK,tr.173
4.4. Củng cố và luyện tập
a) Củng cố
?: Nét riêng biệt của thiên nhiêng, khí hậu, ///Ở đoạn 1 tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để khẳng định một qui luật tất yếu: con người ai cũng yêu mùa xuân?
?: Cảnh sắc và không khí mùa xuân Bắc Việt hiện lên qua hồi tưởng của tác giả độc đoá như thế nào?
b) Luyện tập
BT1: Tập đọc diễn cảm bài văn
BT2: Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về mùa xuân quê em
4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Về nhà học thuộc ghi nhớ, nghiên cứu lại nội dung bài, hoàn chỉnh phần luyện tập
- Bài mới: Tiết 64: Sài Gòn tôi yêu : Đọc văn bản, chú thích, soạn bài theo phần đọc, hiểu văn bản
5/ Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- ga nv 7- t63.doc