1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: HS hiểu được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt và nghệ thuật trình bày điều đó
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc văn bản nghị luận và phân tích bố cục, cách lập luận, .
c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, Sách “ Phân tích tác phẩm văn học 7”
HS: Đọc kĩ văn bản, phần chú thích, soạn bài, .
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, thảo luận nhóm, .
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC
?:Trình bày bố cục của bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và cho biết nội dung cơ bản của các phần trong bố cục?
- Đoạn 1: Từ đầu đến “ . lũ cướp nước”: Lòng yêu nước là truyền thống quí báu, là sức mạnh lớn chống giặc ngoại xâm (4 đ)
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “ . nồng nàn yêu nước”: Những biểu hiện yêu nước của nhân dân từ xưa đến nay. (3đ)
- Đoạn 3: phần còn lại: Cần phát huy tinh thần yêu nước trong kháng chiến (3đ)
?: Trong bài văn tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh nào?Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh.
+ “Tinh thần yêu nước” được so sánh với “ một làn sóng vô cùng to lớn mạnh mẽ” ( 3đ)
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9748 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tiết 85: Văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :85
Ngày dạy: 28/01/08
Văn bản
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
( Đặng Thai Mai)
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: HS hiểu được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt và nghệ thuật trình bày điều đó
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc văn bản nghị luận và phân tích bố cục, cách lập luận, ...
c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, Sách “ Phân tích tác phẩm văn học 7”
HS: Đọc kĩ văn bản, phần chú thích, soạn bài, ...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, thảo luận nhóm, ...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC
?:Trình bày bố cục của bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và cho biết nội dung cơ bản của các phần trong bố cục?
- Đoạn 1: Từ đầu đến “ ... lũ cướp nước”: Lòng yêu nước là truyền thống quí báu, là sức mạnh lớn chống giặc ngoại xâm (4 đ)
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “ ... nồng nàn yêu nước”: Những biểu hiện yêu nước của nhân dân từ xưa đến nay. (3đ)
- Đoạn 3: phần còn lại: Cần phát huy tinh thần yêu nước trong kháng chiến (3đ)
?: Trong bài văn tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh nào?Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh.
+ “Tinh thần yêu nước” được so sánh với “ một làn sóng vô cùng to lớn mạnh mẽ” ( 3đ)
+ “Tinh thần yêu nước” được so sánh với “ Những thứ của quí” ( 3đ)
+ Tác dụng: Liên tưởng thú vị, gợi cảm xúc, vật chất hoá ( 4đ)
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Đặng Thai Mai là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín. Ông đã có cống hiến lớn cho nước nhà về mặt văn hoá, nghệ thuật nên được Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá – nghệ thuật
Bài học “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là đoạn trích của bài nghiên cứu dài “ Tiếng Việt, một sức sống hùng hồn của sức sống dân tộc”, do đặng Thai Mai sáng tác sẽ giúp các em hiểu được sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ và hiểu phần nào tài văn của Đặng Thai Mai.
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích
- Hướng dẫn: Chú ý đọc rõ ràng, ngắt hơn đúng chỗ .
- GV đọc, HS đọc, GV nhận xét
- HS đọc phần chú thích
?: Cho biết đôi nét về tác giả và xuất xứ bài văn?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Kiểm tra các từ khó 1,2,3,4,5
?: Nếu phải chia đoạn, theo em văn bản chia làm mấy đoạn, nội dung của mỗi đoạn là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ra bảng động:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “ ... thời kì lịch sử” : Nhận định, giải thích tiếng Việt là thứ tiếng đệp, hay
- Đoạn 2: Phần còn lại: chứng minh cái đẹp và sự giàu có của Tiếng Việt, đó cũng là sức sống của Tiếng Việt
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
?: Em hãy chú ý vào đoạn 1 và cho biết tác giả nhận định về tiếng Việt đẹp như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Nhận định trên chúng ta có thể coi là luận điểm phần 1được không? vì sao?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Ở phần sau tác giả đã chứng minh rõ vẻ đẹp của Tiếng Việt bằng các luận cứ. Em hãy tìm những dẫn chứng tác giả nêu ra để chứng minh “ Tiếng Việt là thứ tiếng đẹp”?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Ngoài những dẫn chứng trên tác giả còn nêu những dẫn chứng về kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học. Em hãy tìm những dẫn chứng đó trong văn bản ở đoạn 2
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Em hiểu “ hay” ở đây là gì? “ Hay” là phần hình thức hay phần nội dung của tiếng Việt?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Ở phần 1 tác giả đã giải thích cái gì làm nên cái hay của tiếng Việt ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
--> Ở phần 2 tác giả đã dẫn chứng rõ cái hay của tiếng Việt bằng các chứng cứ, em hãy cho biết:
?: Cái hay của tiếng Việt thể hiện ở mặt từ vựng như thế nào?
?: Cái hay của tiếng Việt thể hiện ở mặt ngữ pháp như thế nào?
?: Cái hay của tiếng Việt thể hiện ở mặt ngữ âm như thế nào?
?: Cuối cùng tác giả đã kết luận thế nào về tiếng Việt?
- HS thảo luận 6 phút, theo 6 nhóm, kết quả ghi ra bảng con, treo bảng con, trình bày
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
?: Cả bài văn tác giả đã dùng phép lập luận giải thích và chứng minh để diễn đạt, em hãy nhận xét về cách giải thích chứng minh đó?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- Hs đọc ghi nhớ
I/ ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
1) Đọc
2) Chú thích :
- Tác giả: ...
- Xuất xứ của văn bản: ...
- Từ khó: 1,2,3,4,5
3) Bố cục:
II/ ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN
1) Tiếng Việt là thứ tiếng “đẹp”
- Hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tinh tế, uyển chuyển trong cách đặt câu.
- Người ngoại quốc sang thăm Việt Nam nghe dân ta nói đã nhận xét rằng: Tiếng Việt là thứ tiếng giàu chất nhạc
- Hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú
- Giàu thanh điệu
- Về cú pháp cân đối, nhịp nhàng
2) Tiếng Việt là thứ tiếng “hay”
- Có đủ khả năng diễn đạt tư tưởng của người Việt.
- Thoả mãn được nhu cầu đời sống văn hoá của dân tộc.
- Từ vựng tăng mỗi ngày một nhiều
- Ngữ pháp dần dân uyển chuyển và chính xác hơn.
- Ngữ âm do có tính chất độc đáo nên không ngừng đặt ra những từ mới.
- Cấu tạo tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh là chứng cứ về sức sống của nó.
3) Nghệ thuật.
- Giải thích ngắn gọn mà rõ ý.
- Chứng minh bằng chứng cứ cụ thể và toàn diện.
* Ghi nhớ SGK, tr.27
4.4. Củng cố và luyện tập
a) Củng cố
?: Theo tác giả, tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, nó đẹp ở những mặt nào?
?: Tác giả đã chứng minh tiếng Việt là một thứ tiếng hay như thế nào?
b) Luyện tập
BT1
Sưu tầm, ghi lại những ý kiến, nói về sự phong phú và giàu đẹp của tiếng Việt
4.5.Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Đọc lại văn bản, nghiên cứu bố cục, cách lập luận, những nội dung đã học; Học thuộc ghi nhớ; Hoàn thành BT1, đọc phần đọc thêm
- Bài mới: Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu : Nghiên cứu Vd trong Sgk và trả lời các câu hỏi 1,2,3 , nghiên cứu ghi nhớ, tập giải BT 1,2,3
5/ Rút kinh nghiệm
.
Tiết :86
Ngày dạy: 29/01/08
Tiếng Việt : THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS nắm được các đặc điểm của nội dung va hình thức của trạng ngữ, nhận ra các loại trạng ngữ trong câu.
b) Kĩ năng: Bước đầu biết sử dụng trạng ngữ trong khi giao tiếp.
c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần, thái độ sử dụng đúng trạng ngữ
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, bảng phụ, ...
- HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập,...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm, ...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
?: Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng? VD.
- Là loại câu không cấu tạo theo mô hình C-V (3,5 đ)
- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc, liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; Xác định thời gian, nơi chốn; gọi đáp ( 3,5đ)
VD: Đoàn người nhốn nháo. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay ( liệt kê, thông báo về sự tồn tại của SV,HT) ( 3 đ)
- Yêu cầu HS trình bày BT 3
- Tuỳ mức độ trình bày, GV ghi điểm
File đính kèm:
- ga nv 7- t85.doc