1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS nắm được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét 2 nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu với hai tính cách, đại diện cho hai lực lượng chính nghĩa và phi nghĩa.
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật
c) Thái độ: Giáo dục HS có lòng yêu quí, khâm phục, kính trọng Phan Bội Châu.
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, Sách “ Phân tích tác phẩm văn học 7”, tranh, .
HS: Đọc kĩ văn bản, phần chú thích, soạn bài, .
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, .
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC
?:Phân tích sự tăng cấp và đối lập giữa nhân dân chống lũ và sự dữ dội của lũ?
- Đối lập, tương phản: Sự bất lực, yếu kém của sức người và sức phá hoại ghê gớm của lũ lụt. (5đ)
- Tăng cấp: Gió mưa mỗi lúc một mạnh, nước sông ngày càng dâng cao, đê có nguy cơ vỡ ngày càng cao (5đ)
?: Phân tích hình ảnh tên quan phủ trong truyện.
- Đồ dùng sinh hoạt: Sang trọng, sa hoa (2,5đ)
- Dáng ngồi oai vệ(2,5đ)
- Cử chỉ, nói năng hách dịch, độc đoán. (2,5đ)
- Thái độ của quan phủ khi đê vỡ: Đe doạ và đổ trách nhiệm cho nhân dân sau đó vẫn say sưa với ván bài sắp ù to. (2,5đ)
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4168 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 3 - Tiết 109: Văn bản: Những tró lố hay là va-Ren và Phan Bội Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :109
Ngày dạy:24/03/08
Văn bản:
NHỮNG TRÓ LỐ HAY LÀ
VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU
( Nguyễn Ái Quốc)
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS nắm được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét 2 nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu với hai tính cách, đại diện cho hai lực lượng chính nghĩa và phi nghĩa.
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật
c) Thái độ: Giáo dục HS có lòng yêu quí, khâm phục, kính trọng Phan Bội Châu.
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, Sách “ Phân tích tác phẩm văn học 7”, tranh, ...
HS: Đọc kĩ văn bản, phần chú thích, soạn bài, ...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, ...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC
?:Phân tích sự tăng cấp và đối lập giữa nhân dân chống lũ và sự dữ dội của lũ?
- Đối lập, tương phản: Sự bất lực, yếu kém của sức người và sức phá hoại ghê gớm của lũ lụt. (5đ)
- Tăng cấp: Gió mưa mỗi lúc một mạnh, nước sông ngày càng dâng cao, đê có nguy cơ vỡ ngày càng cao (5đ)
?: Phân tích hình ảnh tên quan phủ trong truyện.
- Đồ dùng sinh hoạt: Sang trọng, sa hoa (2,5đ)
- Dáng ngồi oai vệ(2,5đ)
- Cử chỉ, nói năng hách dịch, độc đoán. (2,5đ)
- Thái độ của quan phủ khi đê vỡ: Đe doạ và đổ trách nhiệm cho nhân dân sau đó vẫn say sưa với ván bài sắp ù to. (2,5đ)
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Nguyễn Ái Quốc được coi là một trong những cây bút mở đầu cho văn xuôi hiện địa Việt Nam đầu thế kỉ XX. cũng sử dụng 2 biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản và tăng cấp như Phạm Duy Tốn trong “Sống chết mặc bay” nhưng “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp với cách dựng truyện và hành văn thật mới mẻ.
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích
- Hướng dẫn: Lời kể chuyện vừa bình thản vừa dí dỏm, hài hước.
- GV đọc, HS đọc, GV nhận xét
?: Em hãy kể tóm tắt lại truyện?
- HS kể từng đoạn; GV nhận xét, uốn nắn.
?: Cho biết đôi nét về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Ái Quốc và truyện ngắn “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu”?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả.
- HS đọc phần chú thích ở nhà; GV kiểm tra các từ: 1,3, 5, 13, 21 …
?: Nếu phải chia đoạn, theo em văn bản này chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý, ghi ra bảng động:
- Va-ren chuẩn bị nhận chức.
- Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
?: Em hãy giải thích thế nào là trò lố?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
- Những trò hề, nhảm nhí, kệch cỡm , làm cho người diễn càng diễn càng vô duyên, lố bịch, tức cười.
- HS đọc phần 1.
?: Những chi tiết nào thể hiện sự xảo trá, cơ hội của tên Va-ren lại vừa gây cười cho người đọc?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Thường thường khi được thăng quan, tiến chức, người ta phải nóng lòng muốn nhận chức ngay, còn Va-ren lại cố tình kéo dài thời gian, vì sao?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
I/ ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
1) Đọc – kể:
2) Chú thích :
- Tác giả: ...
- Từ khó: 1,3, 5, 13, 21
3) Bố cục:
II/ ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN
1) Những trò lố của Va-ren:
a) Trò lố thứ nhất:
- Hứa nửa chính thức: vừa hài hước vừa thể hiện thói xảo trá, cơ hội.
- Cố tình kéo dài thời gian, phải chăng cố đợi đến lúc Phan Bội Châu bị xử tử ở Đông Dương xong mới nhận chức để phủi tay.
4.4. Củng cố
?: Em hãy kể tóm tắt một đoạn của tác phẩm?
?: Trình bày bố cục của văn bản?
?: Hãy trình bày trò lố thứ nhất của Va- ren?
4.5.Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Đọc lại văn bản, nghiên cứu bố cục, đọc chú thích, phân thích kĩ hơn phần (1) đã học
- Bài mới: Tiết 110: Những tró lố hay Va- ren và Phan Bội Châu (tt):
+ Trò lố thứ hai của Va-ren
+ Hình ảnh Phan Bội Châu- người anh hùng
5/ Rút kinh nghiệm
.
Tiết :110
Ngày dạy:24/03/08
Văn bản:
NHỮNG TRÓ LỐ HAY LÀ
VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU (tt)
( Nguyễn Ái Quốc)
1 / MỤC TIÊU (giống tiết 109)
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, Sách “ Phân tích tác phẩm văn học 7”, tranh, ...
HS: Đọc kĩ văn bản, phần chú thích, soạn bài, ...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, thảo luận nhóm, ...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC
?: Trình bày bố cục của văn bản?
- Va-ren chuẩn bị nhận chức. (5đ)
- Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu. (5đ)
?: Hãy trình bày trò lố thứ nhất của Va- ren?
- Hứa nửa chính thức: vừa hài hước vừa thể hiện thói xảo trá, cơ hội. (5đ)
- Cố tình kéo dài thời gian, phải chăng cố đợi đến lúc Phan Bội Châu bị xử tử ở Đông Dương xong mới nhận chức để phủi tay. (5đ)
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Tiết trước các em đang tìm hiểu về nhân vật Va-ren với những trò hề kịch cỡm, lố bịch, Ve- ren còn những trò hề nào nữa? Phan Bội Châu được Nguyễn Ái Quốc khắc hoạ như thế nào? Tiết nay ta sẽ sáng tỏ.
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
- HS đọc phần 2:
?: Khi mới gặp mặt Phan Bội Châu, Va- ren đã có hành động gì? Hình ảnh này nói lên điều gì về bản chất của Va-ren?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Em hãy đọc những câu văn mà tác giả kể lại lời nói của Va-ren?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Em có nhận xét gì về những lời nói đó ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Cũng như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong truyện ngắn này?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Em hãy chỉ ra cụ thể biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản, nghệ thuật tăng cấp trong đoạn văn?
- Chia HS làm 6 nhóm, thảo luận 5 phút, nhóm trưởng điều khiển, thơ kí ghi kết quả ra bảng con, HS treo bảng con, trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả.
?: Phản ứng của Phan Bội Châu trước lời thuyết trình đường mật của Va- ren là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Cái im lặng của cụ Phan Bội Châu thể hiện thái độ gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
Ngoài im lặng, Phan Bội Châu còn thể hiện gì ra bên ngoài nữa không? Sự thể hiện đó là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Qua đây em thấy nhân vật Phan Bội Châu là người như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ghi nhớ.
b) Trò lố thứ hai
- Một tay bắt, một tay nâng cái gông to: Thể hiện bản chất thực dân của bọn thống trị Pháp.
- Những lời nói:
+ Dài dòng, vòng vo.
+ Tuôn ra xối xả, không cần cân nhắc, thực chất là đã chuẩn bị trước.
+ Nịnh bợ, dụ dỗ, mua chuộc, tán tụng
+ Hoàn toàn độc thoại.
à Qua lời nói Va- ren đã tự tố cáo mình là tên phản bội, cơ hội, xấu xa.
- Nghệ thuật
+ Tăng cấp: Va-ren diễn hết trò lố này đến trò lố khác, mỗi trò lố diễm xong, bản chất xấu xa của hắn lại càng lộ rõ.
+ Tương phản: Giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
2) Hình ảnh Phan Bội Châu- người anh hùng.
- Hoàn toàn im lặng
+ Sự bất hợp tác.
+ Coi thường, khinh bỉ.
- Nhếch râu mép: Sự khinh bỉ lên cao độ.
- Hình ảnh Phan Bội Châu hiện lên thật anh hùng, cao cả.
- Nghệ thuật: Tương phản giữa Phan Bội Châu và Va-ren.
* Ghi nhờ SGK, tr.95
4.4. Củng cố và luyện tập
a) Củng cố
?: Hãy trình bày trò lố thứ hai của Va- ren?
?: Phân tích hình ảnh Phan Bội Châu?
?: Những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng?
b) Luyện tập
Bài tập 1
- Thái độ của tác giả: kính trọng, ca ngợi.
- Câu văn “ bậc anh hùng … nô lệ tôn sùng”
4.5.Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Đọc lại văn bản, nghiên cứu bố cục, đọc chú thích, phân thích kĩ hơn phần (1) và (2) đã học
- Bài mới: Tiết 111: Dùng cụm C-V để mở rộng câu: luyện tập : Ôn lại kiến thức về dùng cụm C-V để mở rộng câu ; tập giải BT
5/ Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- t109,110.doc