1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê, phân biệt các phép liệt kê.
b) Kĩ năng: Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.
c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần say mê học tiếng Việt
2/ CHUẨN BỊ
- GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, bảng phụ, .
- HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập,.
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm,.
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
?: Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu? Cho VD.
- Nêu khái niệm: S/68 (7đ)
- VD: Chị Ba / đến khiến tôi rất vui và vững tậm (3đ)
?: Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu? Cho VD.
- Ghi nhớ SGK,tr. 69 (6đ)
- VD: Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần/ rất hăng hái (4đ)
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Ở bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” các em đã thấy tác giả sử dụng phép liệt kê. Vậy liệt kê là gì? Liệt kê có mấy kiểu? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12993 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 3 - Tiết 114: Tiếng Việt Liệt Kê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :114
Ngày dạy: 31/03/08
Tiếng Việt : LIỆT KÊ
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê, phân biệt các phép liệt kê.
b) Kĩ năng: Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.
c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần say mê học tiếng Việt
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, bảng phụ, ...
- HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập,...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm,...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
?: Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu? Cho VD.
- Nêu khái niệm: S/68 (7đ)
- VD: Chị Ba / đến khiến tôi rất vui và vững tậm (3đ)
?: Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu? Cho VD.
- Ghi nhớ SGK,tr. 69 (6đ)
- VD: Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần/ rất hăng hái (4đ)
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Ở bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” các em đã thấy tác giả sử dụng phép liệt kê. Vậy liệt kê là gì? Liệt kê có mấy kiểu? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là phép liệt kê.
- GV treo bảng phụ có ghi mục I.1
- HS đọc
?: Cấu tạo của bộ phận chữ gạch dưới ở đoạn văn có gì giống nhau ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Các bộ phận ấy có chung ý nghĩa gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?; Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Bộ phận từ ngữ chúng ta vừa phân tích chính là phép liệt kê, vậy phép liệt kê là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ghi nhớ.
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các kiểu liệt kê.
- GV treo bảng phụ có ghi mục II.1 và II.2
- HS đọc
?: Xét về cấu tạo, các phép liệt kê trên có gì khác nhau?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Thử đảo thứ tự các bộ phận trong các phép liệt kê trong phần II.2 rồi rút ra kết luận: Xét về nghĩa các phép liệt kê ấy có gì khác nhau
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Từ việc tìm hiểu các VD trên, hãy trình bày kết quả phân loại phép liệt kê bằng sơ đồ hoặc bảng phân loại?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Hãy cho biết có mấy kiểu liệt kê?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ghi nhớ 2.
HĐ 3: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập
- HS đọc và xác định yêu cầu BT1
- Hướng dẫn: Hãy chỉ ra phép liệt kê trong luận điểm “Yêu nước là một truyền thống quí báu của ta” ở bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” .
- HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
- HS đọc và xác định yêu cầu BT2
- Hướng dẫn: Tìm phép liệt kê trong hai đoạn trích (a) và (b).
- HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT
- HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả
I/ THẾ NÀO LÀ PHÉP LIỆT KÊ:
1)Cấu tạo và ý nghĩa:
+ Cấu tạo: Có mô hình cú pháp tương tự nhau.
+ Ý nghĩa: Cùng miêu tả những sự vật xa xỉ và đắt tiền.
2) Tác dụng: Tô đậm, nhấn mạnh thói hưởng lạc, ích kỉ và thói vô trách nhiệm của tên quan huyện.
* Ghi nhớ 1 SGK, tr.105
II/ CÁC KIỂU LIỆT KÊ:
1)
a) Liệt kê không theo từng cặp
b) Liệt kê theo từng cặp, với quan hệ từ “và”
à Khác nhau về cấu tạo.
2)
a) Có thể thay đổi thứ tự.
b) Không thể thay đổi vì đã được sắp xếp theo mức độ tăng tiế.
à Khác nhau về mức độ tăng tiến.
3) Bảng phân loại phép liệt kê:
* Ghi nhớ 2 SGK, tr.105
III/ LUYỆN TẬP
Bài tập 1
- Sức mạnh của tinh thần yêu nước: “nó kết thành … cướp nước”
- Niềm tự hào về những trang sử vẻ vang: “ thời đại Bà Trưng … Quang Trung”
- Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân: “Từ các cụ già … đến các đồng bào điền chủ”
Bài tập 2
a)
- Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.
- Những cu li xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân … chữ thập”
b) Điện giật, dùi cui, dao cắt, lửa nung
4.4. Củng cố
?: Thế nào là phép liệt kê?
?: Xét về cấu tạo, liệt kê có mấy loại?
?: Xét về ý nghĩa, liệt kê có những loại nào?
4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Về nhà học thuộc ghi nhớ; Nghiên cứu bài và bài tập để hiểu sâu thêm.
- Bài mới: Tiết 115: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính: Đọc trước các mẫu đơn, sưu tầm thêm các mẫu đơn khác; Nghiên cứu bài ; Tập giải các BT ( SGK, tr.111).
5/ Rút kinh nghiệm
.
Tiết :115
Ngày dạy: 06/04/08
Tập làm văn :
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Giúp HS nắm được những hiểu biết chung về văn bản hành chính: mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp.
b) Kĩ năng: Viết được một số văn bản hành chính đúng mẫu.
c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần say mê học Tập làm văn.
2/ CHUẨN BỊ
GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, ...
- HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập, sưu tầm một số văn bản hành chính, ...
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm, thảo luận nhóm,...
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
?: Hãy nói trước lớp theo 1 trong 4 đề trong SGK,tr.98
- Yêu cầu 2 HS lần lượt nói, tuỳ mức độ trình bày, GV ghi điểm
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Ở lớp 6, các em được tìm hiểu văn bản hành chính với thời lượng là 2 tiết. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại và tìm hiểu sâu thêm về loại văn bản này.
b- Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm văn bản hành chính.
- HS đọc 3 văn bản trong SGK
?: Khi nào người ta viết văn bản thông báo, đề nghị, báo cáo?
- Chia HS làm 6 nhóm, thảo luận 5 phút, nhóm trưởng điều khiển, thơ kí ghi kết quả ra bảng con, HS treo bảng con, trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả.
?: Mỗi loại văn bản ở trên viết ra nhằm mục đích gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại văn bản trên?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Hình thức trình bày của 3 văn bản trên có gì khác với các văn bản truyện , thơ mà em đã học?
- Chia HS làm 6 nhóm, thảo luận 5 phút, nhóm trưởng điều khiển, thơ kí ghi kết quả ra bảng con, HS treo bảng con, trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả.
?: Em có thấy những văn bản nào tương như ba văn bản trên không?Kể ra
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
?: Từ việc trả lời các câu hỏi trên em hãy rút ra đặc điểm của văn bản hành chính công vụ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ghi nhớ.
HĐ 3: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập
- HS đọc và xác định yêu cầu BT1
- Hướng dẫn: Trong các tình huống vừa đọc, tình huống nào người ta sẽ phải viết loại văn bản hành chính? Tên mỗi văn bản ứng với mỗi trường hợp đó là gì?
- HS lên bảng làm, dưới lớp làm ra VBT.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả.
I/ THẾ NÀO LÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH:
1) Đọc 3 văn bản trong SGK:
2) Trả lời câu hỏi:
- Viết các văn bản khi:
+ Thông báo: Khi truyền đạt một vấn đề xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết.
+ Đề nghị: Khi cần đề nghị một nguyện vọng chính đáng của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
+ Báo cáo: Khi cần thông báo một vấn đề nào đó lên cấp trên
- Mục đích:
+ Thông báo: Phổ biến nội dung
+ Đề nghị: Nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến.
+ Báo cáo: Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết.
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 3 văn bản trên:
+ Giống: Hình thức trình bày.
+ Khác: Ở mục đích, nội dung cụ thể.
- So sánh sự khác nhau giữa văn bản hành chính với truyện và thơ:
+ Thơ, văn dùng hư cấu, tưởng tượng còn văn bản hành chính thì không.
+ Ngôn ngữ thơ, văn được viết theo ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn bản hành chính là ngôn ngữ hành chính.
- Một số loại văn bản tương tương: Biên bản, sơ yếu lí lịch, giấy khai sinh, hợp đồng, giấy chứng nhận, …
* Ghi nhớ SGK, tr. 110
III/ LUYỆN TẬP
Bài tập 1
- Tình huống 1: Thông báo
- Tình huống 2: Báo cáo
- Tình huống 4: Viết đơn
- Tình huống 5: Đề nghị
4.4. Củng cố
?: Thế nào là văn bản hành chính?
?: Kể tên một số văn bản hành chính thường gặp?
4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà
- Bài cũ: Về nhà học thuộc ghi nhớ; Nghiên cứu bài và bài tập để hiểu sâu thêm; Tìm thêm những văn bản hành chính công vụ khác để tham khảo .
- Bài mới: Tiết 116: Trả bài TLV số 6: Lập dàn ý cho đề bài viết TLV số 6; Đối chiếu vời kết quả bài làm của mình, tự rút ra ưu và khuyết điểm; Nêu biện pháp khắc phục những khuyết điểm.
5/ Rút kinh nghiệm
.
Tập làm văn:
Tiết : 116
Ngày dạy: 06/04/08
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
1 / MỤC TIÊU
a) Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn nghị luận, về phép lập luận giải thích.
b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng sửa lỗi và rút kinh nghiệm trong bài kiểm tra của mình
c) Thái độ: Có ý thức làm bài TLV một cách cẩn thận, tỉ mỉ
2/ CHUẨN BỊ
GV: Chấm bài, tổng kết điểm, thống kê lỗi, nhận xét ưu, khuyết điểm, …
- HS: Phân tích đề, lập dàn ý, tự rút ra ưu, khuyết điểm trong bài kiểm tra, đề ra cách khắc phục khuyết điểm, …
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hỏi đáp, gợi mở, diễn giảng, …
4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
4.1) Ổn định lớp: kiểm diện
4.2) KTBC:
?: Thế nào là phương thức lập luận giải thích? Nêu một số đề văn lập luận giải thích?
- Nêu khái niệm: (7đ)
- Một số đề: (3đ)
+ Giải thích câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
+ Giải thích lời khuyên của Lênin “ Học, học nữa, học mãi”
?: Qui trình làm một bài văn lập luận giải thích gồm những bước nào?
- Tìm hiểu đề, tìm ý ( 2,5đ)
- Lập dàn ý ( 2,5đ)
- Viết bài văn hoàn chỉnh ( 2,5đ)
- Đọc lại, kiểm tra ( 2,5đ)
4.3) Bài mới
a- Giới thiệu: Để đánh giá những ưu điểm và khuyết điểm trong bài kiểm tra viết bài Tập làm văn số 6, trên cơ sở đó có thể loại bỏ những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm vào bài kiểm tra sau nên tiết này ta sẽ học tiết trả bài Viết Tập làm văn số 6
File đính kèm:
- 114.doc