Giáo án Ngữ văn 7 - Tập 1 năm học: 201 1- 2012

I. Mục tiêu cần đạt:

Qua bài học học sinh đạt được:

 1. Kiến thức:

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái ,ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đối với tuổi thiếu niên nhi đồng

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản

 2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kýcủa một người mẹ . Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm

-Kỹ năng sống:kỹ năng giao tiếp ứng xử.

 

doc195 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tập 1 năm học: 201 1- 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần I Ngày soạn: 18 - 8 – 2011 Ngày dạy : /8/2011 Tiết 1: Cổng trường mở ra (Lý Lan) I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học học sinh đạt được: 1. Kiến thức: - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái ,ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đối với tuổi thiếu niên nhi đồng - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kýcủa một người mẹ . Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm -Kỹ năng sống:kỹ năng giao tiếp ứng xử... 3. Thái độ: - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: - Soạn giáo án - Hs: Tìm hiểu bài ở nhà Soạn bài và trả lời câu hỏi theo câu hỏi cuối bài. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1-Khởi động: GV kiểm tra về soạn bài ở nhà của Hs. Tất cả chúng ta , đều trải qua buổi tối trước ngày khai giảng trọng đại chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 bậc tiểu học . Cũng vương vấn trong nỗi nhớ của chúng ta xiết bao bồi hồi , xao xuyến … cả lo lắng và sợ hãi ..Bây giờ nhớ lại ta thấy thật ngây thơ và ngọt ngào , tâm trạng của mẹ ntn khi cổng trường sắp mở ra đón đứa con yêu quý của mẹ. Tiết học hôm nay sẽ tìm hiểu điều đó . 2.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 I. Tìm hiểu chung 1. Tìn hiểu tác giả, tác phẩm (Không có thông tin) - Giáo viên đọc mẫu, sau đó cho học sinh đọc và nêu nhận xét cách đọc - Cho học sinh tìm hiểu một số chú thích ở SGK ? Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? ? Văn bản được viết theo thể loại và phương thức biểu đạt nào? 2. Đọc bài văn và tìm hiểu chú thích * Đọc: - Yêu cầu giọng đọc nhẹ nhàng, thủ thỉ, tâm tình * Chú thích: - Nhắc lại nội dung của các văn bản nhận dụng - Chú ý đến các chú thích: 1, 2, 4, 7, 10 3. Bố cục văn bản: - Chia làm 2 phần - P1. Tâm trạng người mẹ trước đêm ngày khai trường của con. - 2. Vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ: 4. Thể loại và PTBĐ. - Thể loại: Tự sự - PTBĐ: Tự sự + biểu cảm Hoạt động 2 II. Tìm hiểu chi tiết. Cho 1 học sinh đọc lại văn bản và học sinh cho biết: văn bản viết về ai, về việc gì? Tóm tắt ngắn gọn - Văn bản viết về tâm trạng người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 của con ? Đọc những câu văn, tìm những chi tiết nói về tâm trạng của con và mẹ trong đêm trước ngày khai trường? 1- Tâm trạng người mẹ trước đêm ngày khai trường của con. - Mẹ có tâm trạng: Thao thức, bâng khuâng, xao xuyến, mẹ không ngủ, trằn trọc, chuẩn bị chu đáo cho con, suy nghĩ miên man... - Con: háo hức, nhẹ nhàng, thanh thản, ngủ ngon, vô tư. ? Tại sao người mẹ lại không ngủ được? - Vì người mẹ trăn trở suy nghĩ về người con, mẹ bâng khuâng, xao xuyến nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình ? Tìm chi tiết chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn trong tâm hồn người mẹ? - Chi tiết: Bà ngoại dắt mẹ đến trường, mẹ hồi hộp, nôn nao, hốt hoảng... ? Trong bài văn, người mẹ có trực tiếp nói với con không? vậy mẹ tâm sự với ai? - Mẹ không trực tiếp nói với con và với ai cả, mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với con nhưng thực ra đang nói với chính mình, đang ôn lại kỷ niệm thời cắp sách tới trường của mẹ. ? Cách viết này có tác dụng gì? - Cách viết đó làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm trong lòng mẹ mà khó nói bằng lời trực tiếp được. ? Qua phân tích trên, em thấy người mẹ là người như thế nào? 2- Vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ: - Người mẹ có vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm trong sáng thương yêu, chăm sóc, quan tâm đến con cái. ? Đọc những câu thơ, văn nói về mẹ đối với con cái mà em biết. - Miếng ngon thì để phần chồng Miếng xương phần mẹ, miếng lòng phần con - Ra đi mẹ có dặn dò Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ sang - Chỗ ráo con nằm, chỗ ướt mẹ lăn (Liên hệ cảm nghĩ về người mẹ em) ? Mẹ nói “ Bước qua cánh cổng trường ...kỳ diệu mở ra”. Theo em, thế giới kỳ diệu đó là gì? - Thế giới kỳ diệu đó là: Những kiến thức, tri thức mênh mông rộng lớn, là tình yêu quê hương đất nước qua trang sách, là tình cảm thầy trò, bạn bè... ? Câu văn nào trong bài nói về tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ. - Câu: Ai cũng biết rằng nỗi sai lầm trong giáo dục... đi chệch cả hàng dặm sau này. Hoạt động 3 III - Tổng kết ? Bài văn để lại điều gì sâu lắng trong lòng em? - Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK ? Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu thể hiện tâm trạng người mẹ? - Giọng văn nhẹ nhàng, tình cảm phù hợp với tâm trạng người mẹ. Hoạt động 4 IV - Luyện tập - Học sinh trao đổi theo nội dung câu hỏi ( Hướng dẫn học sinh trao đổi câu hỏi) Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà GV: Khắc sâu lại kiến thức của bài học HS: Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới V. Rút kinh nghiệm bài dạy ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 18 – 8 – 2011 Ngày dạy: - 8 – 2011 Tiết 2: Mẹ tôi (Trích những tấm lòng cao cả) (ét-mô -đô đơ A-mi-xi) I- Mục tiêu bài học: Qua bài học học sinh đạt được 1. Kiến thức: - Sơ lựơc về tácgiả ét-mô -đô đơ A-mi-xi - Cách giáo dục vừa tế nhị và nghiêm khắc của cha khi con mắc lỗi - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hìnhthức một bức thư . 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản dưới hìnhthức một bức thư - phân tích một số chi tiết và hình ảnh người cha Kỹ năng sống:Kỹ năng giao tiếp ứng xử và xử lý tình huống... 3.Thái độ: Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: - Soạn giáo án - Hs: Tìm hiểu bài ở nhà Soạn bài và trả lời câu hỏi theo câu hỏi cuối bài. III Tổ chức các hoạt động dạy học: 1- Khởi động: 2 Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: ? Giới thiệu và nét về tác giả, tác phẩm? I- Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu tác giả tác phẩm - Tác giả: (1846 – 1908) là nhà văn I-ta-ly-a. - Tác phẩm: Trích trong cuốn Những tấm lòng cao cả - truyện thiếu nhi 1886. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích - Giáo viên đọc mẫu cho học sinh đọc và nhận xét cách đọc a. Đọc: Giọng đọc thể hiện được tâm tư, tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông đối với vợ mình (mẹ Enricô) - Cho học sinh đọc và nắm chắc nghĩa của một số chú thích b. Tìm hiểu chú thích: - Chú ý các chú thích là từ HV: 1, 5, 7, 9, 10. 3. Bố cục: - Chia làm 3 phần: + Tâm trạng và suy nghĩ của người bố + Hình ảnh người mẹ + Nỗi lòng của En-ri-cô 4. Thể loại và phương thức biểu đạt. - Thể loại: Thư từ. - PTBĐ: Biểu cảm Hoạt động 2 II – Tìm hiểu văn bản ? Học sinh đọc lại văn bản, cho biết nội dung của bài văn? - ND: Bức thư của người bố gửi cho con, trong thư bố đã chỉ ra những lỗi lầm của con khi vô lễ với mẹ. ? Tại sao, tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”? ? Tác giả để cho người bố nối với người mẹ để làm gì? 1- Nhan đề văn bản: - Nhan đề do chính tác giả đặc cho bài văn. - Qua bức thư của người bố, hình ảnh người mẹ hiện lên với những phẩm chất lớn lao, cao cả, âm thầm, lặng lẽ, hy sinh cuộc đời cho con cái. - Tác giả để cho người bố nói với người mẹ là nhằm mục đích làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng qua đó thể hiện được thái độ, tình cảm của người kể. ? Qua bài văn, em thấy thái độ của người bố đối với Enricô như thế nào? 2- Tâm trạng và suy nghĩ của người bố: - Người bố buồn bã, tức giận “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố... không nén được cơn tức giân...” Bố không đáp lại nụ hôn của con. ? Lý do gì khiến người bố có thái độ như vậy? ? Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để thể hiện tâm trạng của người bố? - Lý do: Enricô phạm lỗi thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm. - Nghệ thuật so sánh. => Tâm trạng đau xót bất ngờ của người bố. - Người cha nêu ra cho người con thấy: + T/c của người mẹ đối với con + Vẽ ra nỗi buồn thảm khi mất mẹ + Tình thương yêu kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng ? Tìm những chi tiết nói về cử chỉ của người mẹ đối với Enricô? 3- Hình ảnh người mẹ: - Mẹ thức suốt đêm, quằn quại lo lắng sợ mất con, .. hy sinh tính mạng về con. - Che chở, chỗ dựa tinh thần, niềm an ủi đối với người con ? Theo em, mẹ của Enricô là người như thế nào? - Mẹ của Enricô là người âm thầm, lặng lẽ hy sinh về con cái -> người mẹ có tấm lòng cao cả và đẹp đẽ. (Liên hệ với người mẹ ở bài “cổng trường mở ra” và các người mẹ khác, mẹ của em) ? Khi đọc thư bố, Enricô có tâm trạng như thế nào? vì sao? 4- Nỗi lòng của Enricô. - Enricô xúc động vô cùng về: Bố đã gợi lại những cử chỉ của mẹ đối với em, những kỷ niệm giữ mẹ và em, gợi ra một cuộc sống thiếu mẹ. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố, vì lời nói chân thành sâu sắc của bố và Enricô đã nhận thấy lỗi lầm của mình ? Tại sao bố không trực tiếp nói với Enricô mà lại viết thư? - Bố viết thư là để mình Enricô biết, có thể em sẽ đọc nhiều lần để suy nghĩ về lời lẽ của bố đây là cách dạy con rất kín đáo và tế nhị và đây cũng là cách ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội. ? Qua phân tích bài văn, em rút ra ghi nhớ gì? - Ghi nhớ (SGK): cho 1, 2 học sinh đọc ghi nhớ. Hoạt động 3 III - Tổng kết ? Nội dung của văn bản là gì? - ND: Văn bản là một bức thư bố gửi cho con, qua lời răn dạy của người bố chúng ta hiểu được công lao to lớn của người mẹ và trách nhiệm con cái không được để bố mẹ buồn phiền vì mình. ? Em có nhận xét về hình tượng nghệ thuật của bài? - NT: Từ ngữ phù hợp với thể loại bức thư và tâm trạng người bố. Các câu đợn liền mạch với nhau. Hoạt động 4 IV- Luyện tập - Chọn một đoạn trong thư có nội dung thể hiện vai trò to lớn cuả mẹ 1- HS: chọn đoạn: Khi đã khôn lớn, trưởng thành... chà đạp lên tình yêu thương đó. 2- Kể lại một việc làm khiến bố mẹ buồn (học sinh về nhà làm bài tập 2) Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà: - Thuộc lòng bức thư và đoạn thơ “Thư gửi mẹ” của Hai - nơ - Làm bài tập 2 (phần luyện tập) - Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc về mẹ mình (mẹ của em) - Chuẩn bị bài “ Từ ghép”. V. Rút kinh nghiệm bài dạy .............................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 20– 8 – 2011 Ngày dạy: - 8 – 2011 Tiết 3: Từ ghép I. Mục tiêu bài học: Qua bài học học sinh đạt được 1. Kiến thức: - Cấu tạo của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập - Đặc điểm về nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. 2. Kĩ năng: - Nhận diện các loại từ ghép. - Mở rộng,hệ thống hoá vốn từ - Sử dụng từ : dựng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể ,dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. 3. Thaí độ: - Biết vận dụng những hiểu biết về cơ chế tạo nghĩa vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép Tiếng Việt II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: - Soạn giáo án - Hs: Tìm hiểu bài ở nhà Soạn bài và trả lời câu hỏi theo câu hỏi cuối bài. III Tổ chức các hoạt động dạy học: 1- Khởi động: ? Dựa vào kiến thức ở lớp 6, cho biết thế nào là từ ghép? cho 3 VD? 2- Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 I- Các loại từ ghép - HS đọc VD ở SGK trang 13 ? Tìm tiếng chính, phụ trong các từ: bà ngoại, thơm phức? - Bà ngoại (bà = tiếng chính; ngoại = phụ) - Thơm phức (thơm = tiếng chính; phức = phụ) ? Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính như thế nào? - Tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính để phân biệt nghĩa của từ ghép: VD: Bà ngoại ạ bà nội Thơm phức ạ thơm ngát ? Nhận xét về vị trí của 2 tiếng? - Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau => Từ ghép chính phụ - Đọc ví dụ 2 (trang 14) ? Hãy so sánh sự khác nhau giữa từ quần áo, trầm bổng với hai từ trên? - Giống: đều có 2 tiếng. - Khác: Quần áp, trầm bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, bình đẳng về mặt ngữ pháp ? HS có thể lấy VD về 2 loại từ ghép trên? => Từ ghép đẳng lập. ? Từ ghép có mấy loại? Nội dung của từng loại? * Ghi nhớ (SGK) Hoạt động 2 II - Nghĩa của từ ghép ? Cho biết nghĩa của từ “bà”? - “Bà” = người đàn bà sinh ra bố hoặc mẹ, hoặc người đàn bà ngang vai, ngang tuổi bà mình ? Nghĩa của bà ngoại? so với nghĩa của từ “bà” như thế nào? ? Tại sao có sự khác nhau đó? - “bà ngoại” - người sinh ra mẹ * Như vậy, nghĩa của từ “bà” rộng hơn nghĩa của từ “bà ngoại” Tương tự: nghĩa của từ “thơm” và “thơm phức”. + Giống: cùng chỉ tính chất của sự vật, đặc trưng của mùi vị. + Khác: Thơm phức gây ấn tượng mạnh. Còn thơm chỉ mùi thơm nói chung. - Tại vì: Phạm vi ý nghĩa của từ “bà”, “thơm” rộng hơn từ”bà ngoại”, “thơm phức:. ? Theo em, nghĩa của từ ghép chính phụ như thế nào? - Ghi nhớ SGK ? So sánh nghĩa của “quần áo” so với nghĩa của mối tiếng “quần, áo”? - Quần, áo: Có tính chất chỉ cụ thể từng loại, từng sự vật riêng lẻ - quần áo: Mang ý nghĩa chỉ khái quát - Trầm bổng: Chỉ âm thanh lúc trầm lúc bổng trầm, bổng: Chỉ từng yếu tố, từng cao độ cụ thể - Nghĩa của từ ghép đẳng lập - HS lấy ví dụ và chủ nghĩa của 2 loại từ ghép trên ? So sánh nghĩa của từ nghẹp chính phụ với nghĩa của từ ghép đẳng lập? - Ghi nhớ: SGK (Cho học sinh rút ra kết luận và đọc ghi nhớ ở SGK) => Nghĩa của từ nghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của từ ghép đẳng lập Hoạt động 3 III - Luyện tập * Sử dụng Kỹ thuật “Khăn phủ bàn” - Học sinh làm các bài tập 1, 2, 3 - Hướng dẫn học sinh làm * Bài tập 1: - Chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cây cỏ, nụ cười. - Đẳng lập; Suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi. * Bài tập 2: - Bút chì, thước kẻ, mưa rào..... * Bài tập 3: Núi sông, ham muốn, núi đồi, ham mê - Học sinh giải bài tập 4 * Bài tập 4- Không nói “một cuốn sách vở” được vì: sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp có nghĩa chỉ chung cả loại cho nên nó không kết hợp được với số từ và danh từ chỉ loại. - Học sinh làm bài tập 5 a- Hoa hồng = là từ ghép chính phụ (không phải hoa có màu hồng là hoa hồng) b- Nam nói sai vì: áo dài (từ ghép chính phụ) là loại áo dài 2 thân của phụ nữ c- Không phải “cà chua” là có vị chua. Nói “cà chua” này ngọt là được vì: đó là từ ghép chính phụ d- Không phải vì: Cá vàng = loại cá cảnh. - Học sinh làm bài tập 6 - Mát: chỉ thời tiết, nhiệt độ, không khí... mát mẻ, dễ chịu. - Tay: 1 bộ phận của cơ thể người. => mát tay: Chỉ sự may mắn, chỉ một phẩm chất nghề nghiệp, có tay nghề giỏi, dễ thành công trong công việc (thầy thuốc mát tay, nuôi lợn mát tay...) - Nóng lòng: Tâm trạng chờ đợi, trông ngóng, sốt ruột + Nóng: Chỉ thời tiết, khí hậu... nóng rực, hay tính tình nóng nảy + Lòng: bộ phận cơ thể người. - Gang thép: Chỉ ý chí, nghị lực của con người trong cộng đồng + gang, thép: chất kim loại - Tay chân: sự thân tín, tin cậy, giúp việc đắc lực. + tay, chân: Là bộ phận của cơ thể con người. * Sử dụng Kỹ thuật “Sơ đồ tư duy” Bài tập 7: Máy hơi nước, Than tổ ong, Bánh đa nem Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà: - Tìm các tù ghép chính phụ, đẳng lập trong đoạn văn “ cái ấn tượng.... bước vào) (cổng trường mở ra). - Nắm được 2 loại từ ghép, nghĩa của chúng. V. Rút kinh nghiệm giờ dạy ....................................................................................................................................... Ngày soạn: 20 – 8 – 2011 Ngày dạy: – 8 – 2011 Tiết 4: Liên kết trong văn bản I. Mục tiêu bài học Qua bài học học sinh đạt được: 1. Kiến thức: - Khái niệm về liên kết trong văn bản. - Yêu cầu về liên kết trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tich tính liên kết trong văn bản. - Viết các đoạn văn bài văn có tính liên kết. 3. Thái độ: - Cần vận dụng những kiến thức đó học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kế II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: - Soạn giáo án - Hs: Tìm hiểu bài ở nhà Soạn bài và trả lời câu hỏi theo câu hỏi cuối bài. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Khởi động: 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 ? HS đọc VD ở SGK, theo em Enricô đã hiểu được điều bố viết qua mấy câu trên chưa vì sao? I - Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản: 1- Tính liên kết trong văn bản: - En-ri-cô chưa hiểu được điều bố nói vì: Giữa các câu chưa có sự liên kết, nối kết. ? Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? ? Vởy theo em liên kết là gì? - Muốn cho đoạn văn hiểu được thì đoạn văn phải được liên kết (nội dung gắn bó, thống nhất với nhau) * Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản dễ hiểu, có nghĩa. * Đọc ví dụ trong SGK ? Đoạn văn trên có mấy câu? ? So với văn bản gốc câu 2 thiếu cụm từ nào? câu 3 chép sai từ nào? ? Việc chép sai và thiếu đó có ảnh hưởng gì không? ? Nếu em là En-ri-cô em có hiểu được ý bố qua đoạn văn này không? 2- Phương tiện liên kết trong văn bản: - Có 3 câu - Câu 2 thiếu cụm từ còn bây giờ. - Câu 3 chép sai từ con thanh từ đứa trẻ - Làm cho đoạn văn trở nên rời rạc khó hiểu - Không hiểu được ý bố muốn nói gì trong đoạn văn vì: Các câu không tập trung nói về nội dung cụ thể gì (nội dung các câu rời rạc, các câu chưa toát lên được tư tưởng cụ thể) ? Muốn En-ri-cô có hiểu được, ta phải làm gì? - Ta phải sửa lại giống như đoạn văn trong bài “Mẹ tôi” (cho học sinh đọc đoạn văn và phát hiện điều bố muốn nói với En-ri-cô là gì) ? Em có nhận xét gì về các câu trong 2 đoạn (nguyên bản và đoạn trích)? ? Vậy các từ “Còn bây giờ”, “con” đóng vai trò gì trong đoạn văn? ? Khi thêm các từ này vào trong đoạn văn, ta thấy các câu trong đoạn văn có hướng về một nội dung không? ? Các câu có còn rời rạc nữa không? ? Một văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? - Các câu đều đúng về ngữ pháp. Khi tách các câu ra khỏi đoạn văn ta vẫn hiểu được - Đống vai trò làm phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn - Hướng về một nội dung (LK nội dung) - Các câu liên kết chặt chẽ với nhau nhờ các từ ngữ (LK hình thức) * Văn bản phải có sự liên kết về nội dung và liên kết về hình thức Ghi nhớ ( SGK) Hoạt động 2 II- Luyện tập GV: Tổ chức hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK Bài tập 1: Sắp xếp theo trình tự: 1-4-2-5-3 Bài tập 2 + Câu 1,2 nối với nhau bằng từ “mẹ tôi” được lặp đi lặp lại + Câu 3, 4 ...........................2 từ “sáng nay” – “chiều nay” (thời gian) - Tuy có các từ ngữ liên kết nhưng đoạn văn chưa ẽo ý: Vì không có sự gắn bó về nội dung + Câu 1 mở đầu cho đoạn khác + Câu 2,3,4 phải sắp xếp lại cho hợp lý (3,4,2) Bài tập 4- Nếu tách 2 câu ra khỏi văn bản thì hai câu văn chưa có sự liên kết. Nhưng để trong văn bản “cổng trường mở ra” thì hai câu vẫn được liên kết vì: Sau hai câu đó còn có các câu khác có tác dụng làm toàn đoạn trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà: - Viết đoạn văn về ngày khai trường vừa qua và chỉ ra sự liên kết về nôi dung và hình thức của đoạn văn. - Chuẩn bị bài: Cuộc chia tay của những con búp bê. V. Rút kinh nghiệm giờ dạy .............................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần 2 Ngày soạn: 06 - 9 – 2011 Ngày dạy: - 9 – 2011 : Tiết 5 Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) I- Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Tỡnh cảm anh em ruột thịt thắm thiết ,sõu nặng và nỗi đau khổ của ngững đứa trẻ khụng may rơi vào hoàn cảnh bố mệ li dị - Đặc sắc nghệ thuật của văn bản 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu Văn bản truyện ,đọc diễn cảm lời đối thoại phự hợp với tõm trạng cỏc nhõn vật. - Kể và túm tắt truyện 3. Thỏi độ: - Rốn kĩ năng miờu tả và phõn tớch tõm lớ nhõn vật B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: - Soạn giáo án - Hs: Tìm hiểu bài ở nhà Soạn bài và trả lời câu hỏi theo câu hỏi cuối bài. C. Phương pháp. - Phương pháp Nghiên cứu - Phương pháp Nêu vấn đề - Phương pháp Giảng bình III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Khởi động: 2. Bài mới: Trong cuộc sống , ngoài việc trẻ được sống đầy đủ về vật chất thỡ cha mẹ cũn làm cho con trẻ đầy đủ , hoàn thiện về đời sống tinh thần . Trẻ cú thể thiếu thốn vật chất nhưng tinh thần cần phải đầy đủ . Cho dự rất hồn nhiờn , ngõy thơ nhưng trẻ vẫn cảm nhận , vẫn hiểu biết 1 cỏch đầy đủ về c/ s gia đỡnh mỡnh . Nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh , cỏc em cũng biết đau đớn , xút xa , nhất là khi phải chia tay với gia đỡnh thõn yờu của mỡnh . Để hiểu rừ hoàn cảnh đú , bài học hụm nay sẽ giỳp ta hiểu được vấn đề đú 3- Bài mới: (85 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 (15 phút) I- Tìm hiểu chung 1. Vài nét về tác giả tác phẩm. (Không có thông tin) 2. Đọc, tóm tắt văn bản và tìm hiểu chú thích: Cho 1 - 2 HS tóm tắt văn bản a. Đọc và tóm tắt truyện - Cho học sinh đọc 1 đoạn văn tiêu biểu ? Văn bản được viết theo thể loại và phương thức biểu đạt nào? ? Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? - Đọc 1 số đoạn : “ Đồ chơi của chúng tôi -> ứa ra”... (giọng đọc phải bộc lộ được tình cảm xúc động) b. Chú thích: Chú ý các chú thích 3, 5, 6 3. Thể loại và PTBĐ: - Thể loại: Truyện - PTBĐ: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 4. Bố cục của văn bản Chia làm 3phần. + P1. Từ đầu => hiếu thảo như vậy (Tâm trạng của 2 anh em) + P2. Tiếp => tràn lên cảnh vật. + P3. Còn lại (Cuộc chia tay giữa 2 anh em ở nhà) Hoạt động 2 (60 phút) II- Tìm hiểu chi tiết ? Theo em, truyện viết về ai? việc gì? nhân vật chính trong truyện là ai? ? Truyện kể theo ngôi thứ mấy tác dụng của ngôi kể đó? 1- Giới thiệu nhân vật và tính huống truyện - Viết về hai anh em Thành - Thuỷ - Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải chia đồ chơi. - Thành - Thuỷ là 2 nhân vật chính - Truyện kể theo ngôn thứ nhất - số ít (Thành) ngôi kể có tác dụng thể hiện sâu sắc những suy nghĩ tình cảm và tâm trạng nhân vật. Mặt khác làn tăng thêm tính chân thực, khách quan của truyện - Truyện có tính thuyết phục cao. ? Tại sao tên truyện lại là: Cuộc chia tay của những con búp bê? ? Nhưng con búp bê gợi em suy nghĩ gì? - Những con búp bê là đồ chơi của trẻ thơ, nó ngộ nghĩnh, vô tư, đẹp, hấp dẫn -> gợi ta nghĩ đến sự ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên đẹp đẽ ở tuổi thơ những con búp bê vô tội -> lại phải chia tay. ? Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện? - Tên truyện đã gợi ra 1 tình huống giúp người đọc phải theo dõi, suy nghĩ (tại sao nó phải chia tay): Khi người lớn chia tay - trẻ con, đồ chơi cũng phải chia tay. ? Đọc đoạn văn “ Gia đình tôi khá giả -> để em bắt con vệ sĩ gác cho anh”? ? Tìm những chi tiết trong đoạn truyện nói về tình cảm của hai anh em trước khi chia tay? 2- Tình cảm của hai anh em Thành - Thuỷ - Thuỷ mang kim ra sân bóng vá áo cho anh - Thành đó em đi học về, dắt em đi chơi, nhường đồi chơi cho em - Thuỷ nhường con vệ sĩ cho anh ? Nhận xét gì về tình cảm giữa hai anh em? - Đó là tình cảm yêu thương, chân thành, chia sẻ quan tâm, hy sinh vì nhau. - Đọc chậm “Cuộc chia tay đột ngột quá - hết” (đọc: đồ chơi của tôi...) ? Lời nói và hành động của Thuỷ khi thấy anh chia 2 con búp bê vệ sĩ và em nhỏ con gì mâu thuẫn? - Mâu thuẫn ở chỗ: Thuỷ vừa giận dữ không muốn chia rẽ 2 con búp bê, lại vừa thương anh sợ không có vệ sĩ canh gác cho anh ngủ. ? Theo em có cách nào giải quyết để 2 con búp bê không chia tay? - Cách duy nhất: Bố mẹ đoàn tụ -> búp bê không chia rẽ, anh em không đau khổ. ? Cuối cùng Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào? - Cuối Truyện Thuỷ để con em nhỏ cạnh con vệ sĩ (không tách 2 con búp bê ra) ? Cách giải quyết đó gợi cho em suy nghĩ gì về Thủy - Thuỷ là một em bé giàu lòng vị tha: Thương anh, thương búp bê, thà mình chịu cô đơn, chia lìa chứ không để búp bê xa nhau, không để anh thiếu vệ sĩ. ? Em có tình cảm gì với Thuỷ. Học được ở Thuỷ điều gì? - Em quý mến, thương cảm với Thuỷ, học ở Thuỷ tấm lòng vị tha ? Em có suy nghĩ vì về cuộc chia tay của 2 em nhỏ? - Cuộc chia tay đã gây ra một nỗi đau mất mát lớn, đẩy 2 em vào hoàn cảnh bất hạnh không đáng có cho nên ta thông cảm với 2 em và khát khao không nên có những cuộc chia chia tay như Thành - Thuỷ. ? Chi tiết nào trong cuộc chia tay giữa Thuỷ với học làm cô giáo bàng hoàng? - Chi tiết: Bố mẹ bỏ nhau, Thuỷ xa lớp, không được đi học. ? Chi tiết nào làm em xúc động nhất? vì sao? - Nước mắt cô giáo giàn giụa, cô tái mặt -> cô rất yêu thương, thông cảm và xót xa cho Thuỷ ? Vì sao khi dắt em ra cổng trường Thành lại “kinh ngạc thấy một người vẫn bình thường...”?

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7 CKT.doc