Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25 đến tiết 28

1. Mục tiêu cần đạt:

a.Kiến thức: Giúp học sinh

- Bước đầu HS thấy được phong cách thơ Hồ Xuân Hương mạnh mẽ, khí phách qua thể thơ Đường sáng tạo.

- Giúp HS cảm nhận bản lĩnh chống đối sự vùi dập người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Qua đó người đọc thấy rõ tài năng trí tuệ của người phụ nữ.

- Thấy được vẽ đẹp, bản lĩnh sắc son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài Bánh trôi nước.

b. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích nội dung, nắm thể loại thơ song thất lục bát tạo thành ca khúc nội tâm có sức diễn tả nỗi buồn ray rức, kéo dài trong lòng người và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, đều là tiếng Việt.

c. Thái độ:

- Giáo dục HS tự thông cảm dành cho người phụ nữ, lên án chế độ cũ trọng nam khinh nữ.

2. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ

- Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25 đến tiết 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 25 BÁNH TRÔI NƯỚC ( Hồ Xuân Hương) Ngày dạy: 1. Mục tiêu cần đạt: a.Kiến thức: Giúp học sinh Bước đầu HS thấy được phong cách thơ Hồ Xuân Hương mạnh mẽ, khí phách qua thể thơ Đường sáng tạo. Giúp HS cảm nhận bản lĩnh chống đối sự vùi dập người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Qua đó người đọc thấy rõ tài năng trí tuệ của người phụ nữ. Thấy được vẽ đẹp, bản lĩnh sắc son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài Bánh trôi nước. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích nội dung, nắm thể loại thơ song thất lục bát tạo thành ca khúc nội tâm có sức diễn tả nỗi buồn ray rức, kéo dài trong lòng người và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, đều là tiếng Việt. c. Thái độ: Giáo dục HS tự thông cảm dành cho người phụ nữ, lên án chế độ cũ trọng nam khinh nữ. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Thảo luận nhóm. Đọc sáng tạo + Giảng bình. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 4.2) Kiểm tra bài cũ: a). Đọc bài thơ “Thiên Trường vãn vọng”. Trình bày nội dung và nghệ thuật (6đ) - Bài thơ viết theo phương thức biểu đạt nào? Tự sự Miêu tả Biểu cảm Nghị luận b). Đọc bài “Bài ca Côn Sơn”. Nội dung và nghệ thuật(5đ) - Hình ảnh nào sau đây không được nói tới trong bài thơ? (3đ) Bóng trăng Bóng trúc Rừng thông Suối chảy - KT tập soạn ( 2đ) 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1 : Đọc tìm hiểu chú thích Gọi HS đọc văn bản, chú thích*. Nêu sơ lược về Tác giả. - Hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ gì? So sánh với bài “ Sông núi nước Nam”. -> Cùng thể loại nhưng bài tiếng Hán, bài tiếng Việt. Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản. - Em hiểu thế nào về bánh trôi nước? ( Gọi tắt là bánh trôi, được làm bằng bột nếp, nhào nặn và viên tròn, có nhân đường phên cho vào nước đun sôi luộc chín) - Bài thơ mang tính đa nghĩa. Vậy em hãy tìm tính đa nghĩa của bài thơ? -> Nghĩa 1: Thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước. -> Nghĩa 2: Phản ánh phẩm chát và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. - Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào? Từ đó gợi cho em suy nghĩ gì về người phụ nữ xưa? Hãy phân tích từng câu của bài thơ? Câu 1: Hình dáng, thể chất: Hoàn hảo, tinh khiết -> Người phụ nữ đẹp cần được nâng niu, hưởng hạnh phúc. Câu 2: Sự chìm nổi của bánh: Bảy nổi ba chìm -> Thân phận người phụ nữ trôi nổi bấp bênh, xã hội đối xử bất công. ( liên hệ ca dao…) Câu 3: Sự lệ thuộc của bánh: Rắn nát mặc dầu. -> Sự thua thiệt ở đời, không được làm chủ bản thân, không có quyền, bị lệ thuộc, bị vùi dập. Câu 4: Tả bên trong bánh: Tấm lòng son -> vẫn giữ phẩm chất trong sạch vốn có, tin vào bản thân mình. Bài thơ mang tính đa nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao? Nghĩa nào cùa bài thơ cũng chính xác. Nhưng nghĩa 2 mới làm nên giá trị bài thơ. - Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ đạo? Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Trong đó biểu cảm là chính vì tự sự, miêu tả chỉ có chức năng phục vụ cho biẻu cảm. - Hãy nêu nghệ thuật sử dụng trong bài thơ? ( Aån dụ, dùng thành ngữ) *Đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 4 : Luyện tập. ( cho về nhà nếu không có đủ thời gian) @Tồ thảo luận bài tập 1, giới hạn thời gian *Đại diện tổ lên trình bày, nhận xét, góp ý, chữa lỗi. @Chú ý cách diễn đạt của HS. => Đối, dùng từ gợi tả-> cảnh chiều ở thôn quê bắt đầu chìm vào sương khói, cảnh nữ như thật nữa như không, hoạt động của mục đồng, cánh cò. Cảnh một làng quê thanh bình. Qua đó cho thấy vua Trần Nhân Tông là vị vua quan tâm đến dân, gắn bó với cuộc sống làng quê, có tài có đức. HS chọn: C. =>Nghệ thuật : gợi tả, so sánh, điệp từ. Nội dung : cảnh Côn Sơn thật khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ. Tác giả là một thi nhân có cuộc sống thanh cao, yêu thiên nhiên, là thi sĩ. HS chọn câu đúng: A. I/. Đọc, tìm hiểu chú thích : -Hồ Xuân Hương Chữ Nôm, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt II/. Tìm hiểu văn bản : -Câu 1 : Hình ảnh cái bánh : trắng, tròn -> người phụ nữ có hình thể đẹp, hoàn hảo. -Câu 2 : “Bảy nổi ba chìm” -> số phận long dong, vất vả do sự bất công của xã hội cũ. -câu 3 : sự lệ thuộc. -Câu 4 : Khẳng định phẩm chất tốt đẹp người phụ nữ. *Nghệ thuật : -Aån dụ : bánh trôi nước – người phụ nữ. -Dùng từ : Trắng , tròn, lòng son, mặc dầu, mà. -Thành ngữ : bảy nỗi ba chìm -Gợi tả : câu 1, 2,3,4. *Ghi nhớ : SGK III.Luyện tập. BT: phân tích màu xanh. 4.4 Củng cố, luyện tập: Bài thơ thuộc thể thơ nào? A. Lục bát *B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Không phải các thể thơ trên 4.5 Hướng dẫn học ở nhà: Học bài : ghi nhớ, hoàn chỉnh vở bài tập. Tập phân tích nội dung và nghệ thuật văn bản. Chuẩn bị bài : Sau phút chia ly. Chuẩn bị câu trả lời trong vở bài tập. 5. Rút kinh nghiệm: Quan Hệ Từ Truền Tiết: 27 Ngày dạy: 1. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: Giúp học sinh Nắm được thế nào là quan hệ từ. Tích hợp với văn bản Thiên Trường vãn vọng b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng quan hệ từ trong khi viết câu và đoạn. c. Thái độ: Giáo dục ý thức viết đúng tiếng Việt và viết hay. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Thảo luận nhóm. Phát vấn . Gợi tìỡi 4.Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 4.2) Kiểm tra bài cũ: a)? các sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt?(3đ). Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?(3đ). - Lạm dụng từ Hán Việt có tác hại như thế nào?(4đ) Lời văn thiếu trong sáng. Thiếu tự nhiện. Không phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. Cả 3 ý trên. b) Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người tên địa lý? (4đ) ? Nên sử dụng từ Hán Việt như thế nào?(3đ). . -Các từ sau từ nào không phải là từ HV?(3đ) Quốc gia Thiên thanh Giang sơn Sông núi 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Trong tiếng Việt, khi cần nối 2 vế câu , hai cụm từ ta thường dùng một từ nào đó để làm nhiệm vụ này. Loại từ làm nhiệm vụ này ta gọi là quan hệ từ. Vậy thế nào là quan hệ từ? Cách dùng như thế nào? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 1: Thế nào là quan hệ từ @Dùng bảnh phụ ghi ví dụ SGK. ? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, em hãy xác định quan hệ từ có trong câu? . Của, như, bởi, …nên. ? Các từ tìm được liên kết các từ ngữ hay câu nào với nhau? . Đồ chơi của chúng tôi; người đẹp như hoa; bởi tôi ăn uống điều độ và làm viêc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. ? Qua ví dụ, em hiểu thế nào là quan hệ từ? *Nêu ý như ghi nhớ. *Đọc ghi nhớ SGK/97 Hoạt động 2: @Dùng bảng phụ ghi 2 ví dụ SGK. ? Những trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ? .Câu b,d,g,h. ? Em nhận xét, những câu trên, nếu không dùng quan hệ từ thì nghĩa như thế nào? . Nếu không dùng, nghĩa sẽ khác đi hoặc không có nghĩa. ? Từ việc làm bài tập em rút ra điều gì khi dùng quan hệ từ? . Có trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ, nhưng cũng có trường hợp không bắt buộc. @Dùng bảng con ghi các quan hệ từ BT2/SGK. ? Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ? . Nếu – thì; vì- nên; tuy – nhưng; hễ – thì; sở dĩ – vì. ? Đặt câu với mỗi cặp từ? *Cho 3 HS đặt câu. ? Quan hệ từ có phải dùng đơn lẻõ? . Quan hệ từ có khi dùng thành cặp. Hoạt động 3: *HS đọc ghi nhớ SGK/98 Hoạt động4: Chia bài tập cho tổ làm, tổ cử đại diện lên trình bày, nhận xét. Những bài tập khó, GV nên gợi ý cho HS làm Tổ 1 : BT1/98 Tổ 2 : BT2,5/98,99 Tổ 3 : BT3,5/98,99 Tổ 4 : BT4/99 - Tạo sắc thái trang trọng, tao nhã, cổ xưa) HS chọn : D. . sắc thái trang trọng, lịch sự, tôn kính, tao nhã. Không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời văn thiếu tự nhiên, không phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. HS chọn : D. I/ Thế nào là quan hệ từ *Ghi nhớ SGK/97 II/ Sử dụng quan hệ từ * Ghi nhớ SGK/98 III/ Luyện tập: BT 1: Tìm QHT. Của, như, mà, và, nhưng. Bài tập 2: Với, và, với, với, nếu, thì, và. Bài tập 3: B,d,g,I,k,l Bài tập 5 : hai câu có sắc thái khác nhau: Nó gầy nhưng khỏe(tỏ ý khen) Nó khỏe nhưng gầy(tỏ ý chê) 4.4 Củng cố, luyện tập: -Quan hệ từ “ Hơn” trong câu saubiểu thị ý nghĩa gì? Sở hữu. * B. So sánh. C. Nhân quả. D. Điều kiện. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà - Học khái niệm về quan hệ từ và cách dùng. Học ghi nhớ, làm bài tập hoàn chỉnh. Soạn : Luyện tập cách làm văn biểu cảm Lập dàn ý theo đề SGK. Viết đoạn hoàn chỉnh 5. Rút kinh nghiệm: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM Truền Tiết: 28 Ngày dạy: 1. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: Giúp học sinh Luyện tập càc thao tác làm văn biểu cảm : Tìm hiểu đề và tìm ý , lập dàn ý , viết bài. b. Kĩ năng: Có thói quen suy nghĩ, tưởng tượng , cảm xúc trước một vấn đề. c. Thái độ: Giáo dục các em có tình cảm chân thành tốt đẹp. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 4. Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: 1.Nêu cách làm văn biểu cảm?(2đ) -Đề văn biểu cảm thường có mấy phần? Kể ra. (4đ) -Các bước nào dưới đây không đúng trong quá trình tạo lập văn bản?(4đ) Tìm hiểu đề, tìm ý. Lập dàn bài. Làm phần hình thức cho đẹp. Viết bài. 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1: . Tìm hiểu đề, lập dàn bài @ Dùng bảng phụ ghi đề bài, dàn ý tổng quát Bước 1: Xác định yêu cầu của đề bài - Đề yêu cầu viết về điều gì? Tìm hiểu yêu cầu của đề qua các từ ngữ: loài cây, em yêu Em yêu cây gì? Vì sao em yêu cây đó hơn cây khác? HS có thể chọn cây dừa. Bước 2 : lập dàn bài I.Mở bài: Nêu loài cây và lí do em yêu thích loài cây đó. II, Thân bài: Các đặc điểm gợi cảm của cây. Loài cây trong cuộc sống con người Loài cây trong cuộc sống của em. III .Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó. Hoạt động 2: Luyện tập @ Chia bài tập cho nhóm thảo luận , giới hạn thời gian Nhóm 1: Viết phần mở bài Nhóm 2: Viết ý 1,2 phần thân bài Nhóm 3: Viết ý 3 phần thân bài Nhóm 4: viết phần kết bài * Đại diện nhóm lên trình bài, nhận xét , góp ý , sửa lỗi. Tìm hiểu đề , tìm ý Lập dàn ý Viết bài Sửa bài - Có 2 phần: Nêu đối tượng biẻu cảm và định hướng tình cảm. Câu : C. Đề: Cảm nghĩ về loài cây em yêu. Dàn ý chi tiết: I.Mởbài: Giới thiệu cây dừa ở quê em, đây là loại cây quen thuộc. II Thân bài: Thân cây thẳng nghiêng soi bóng nước , tàu lá như cánh tay vươn ra ôm lấy trời xanh, khi có gió reo vui… Trái dừa cho nước trong mát, có vị ngọt. Dừa dùng nấu chè , làm dầu , kẹo……. Có nhiều lợi ích cho con người. Với em hình ảnh cây dừa gợi lên bao kỉ niệm với bạn bè trong xóm, hình ảnh người bà lụm cụm chặt tàu lá dừa……. III. Kết bài: Dù đi bất cứ nơi đâu, khi nhớ về quê nhà là em nhớ đến cây dừa. * Luyện tập: (Sgk/) 4.4 Củng cố, luyện tập: Đọc bài tham khảo SGK/ 100. Nêu các bước làm bài của bài văn biểu cảm. 5. Hướng dẫn tự học ở nhà: - Xem lại bài tập và hoàn chỉnh bài văn trên. - Chuẩn bị viết bài TLV số 2 tại lớp. - Soạn : Qua Dèo Ngang. Đọc , trả lời câu hỏi SGK. 5. Rút kinh nghiệm: Duyệt giáo án Ngày …… tháng …… năm 2007 Tổ trưởng Trần Thị Aùnh Tuyết

File đính kèm:

  • doctuan 7.doc banh troi nuoc.doc