I. Mục tiêu bài học: Giúp hs :
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.
- Sự phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn .
2. Kĩ năng
- Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản .
- Nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa .
3. Thái độ
- Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh
- Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa
4. KNS: Ra quyết định, hợp tác, tư duy.
II. Chuẩn bị
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6269 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa - Trường THCS Trần Quốc Toản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người dạy: Nguyễn Thị Xuân .
Trường THCS Trần Quốc Toản
Ngày soạn : 20.10.2013 Ngày dạy: 21.10.2013
Tiết 35: TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu bài học: Giúp hs :
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.
- Sự phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn .
2. Kĩ năng
- Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản .
- Nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa .
3. Thái độ
- Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh
- Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa
4. KNS: Ra quyết định, hợp tác, tư duy.
II. Chuẩn bị
1 . Phương tiện dạy học
*GV: SGK,SGV N.Văn 7 tập, máy chiếu, giáo án điện tử., bảng phụ, phiếu học tập.
* HS: SGK, vở , vở soạn.
2. Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp ,gợi mở, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn, sơ đồ tư duy.
III. Tiến trình hoạt động
1/ Ổn định lớp : (1phút) Kiểm tra sĩ số, vở soạn.
2/ Bài cũ : ( 3 phút )
- Nêu các lỗi thường mắc khi dung quan hệ từ.
- Xét câu sau mắc lỗi gì? -> Sửa lại cho đúng.
Qua bài thơ cho thấy tình yêu thương của Bác Hồ đố với thiếu nhi.
3. Giới thiệu bài: (1 phút) GV giới thiệu .
4. Bài mới:
HĐ của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ 1(7 phút) Tìm hiểu thế nào là từ đồng nghĩa
- GV chiếu ví dụ.
- GV cho hs nhìn bảng phụ đọc ví dụ
--> trả lời câu hỏi .
?Trong bản dịch thơ " Xa ngắm thác núi Lư" của Tương Như có từ rọi ,trông ,bằng kiến thức đã học, em hãy tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ đó ?
?Ngoài ra, từ trông còn có nghĩa nào khác với nghĩa trên ?
? Tìm các từ đồng nghĩa với từ trông với những nét nghĩa mong, coi sóc giữ gìn?
-HS trả lời -> GV chiếu đáp án.
? Từ trông là từ một nghĩa hay nhiều nghĩa?
? Từ các ví dụ trên em rút ra kết luận gì về từ đồng nghĩa?
- Thế nào là từ đồng nghĩa ?
- GV chiếu kết luận.
- Cho hs lấy thêm ví dụ .
HĐ 2 (8 phút) GV hướng dẫn HS tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa.
- GV chiếu ví dụ lên bảng.
Từ trái và từ quả có thể thay thế cho nhau được không ? Vì sao? lấy vd.
- Từ hi sinh và bỏ mạng có thể thay thế cho nhau được không ? Vì sao ? Ví dụ .
- Như vậy, có mấy loại từ đồng nghĩa ? Đó là những loại nào ?
* HS trả lời, GV cho HS nhận xét -> GV chiếu kết luận lên bảng.
- HS đọc ghi nhớ.
HĐ 3: (5 phút) Tìm hiểu cách sử dụng từ đồng nghĩa .
?Thử thay thế các từ đồng nghĩa trái và quả ; hi sinh và bỏ mạng từ đó em rút ra kết luận gì ?
-GV cho HS lấy thêm ví dụ : phụ nữ- đàn bà ; từ trần- chết.
? Ý nghĩa của các từ phụ nữ, đàn bà hoặc từ trần, chết giống và khác nhau ntn ?
? Như vậy, khi nói và viết từ đồng nghĩa cần chú ý điều gì ?
*GV nhận xét -> Chiếu đáp án.
- HS đọc ghi nhớ ( sgk/115)
HĐ 4: Luyện tập ( 10 phút )
Bài tập 1: GV chiếu bài tập 1 ->
HS nhìn vào bảng phụ đã ghi từ sẳn. làm miệng .
- Lớp nhận xét .
- GV chiếu đáp án.
Bài tâp 5: GV chiếu bài tập cho hs thảo luận nhóm : Kĩ thuật khăn trải bàn .
- GV giao nhiệm vụ HS: Phân biệt nghĩa các từ : Cho, tặng, biếu.
- HS thảo luận.
Các tổ cử đại diện lên trình bày bài làm của tổ mình , các thành viên trong tổ bổ sung.
- Lớp nhận xét.
- GV chốt – chiếu đáp án
*GD HS KNS dùng từ đồng nghĩa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp của bản thân.
I .Thế nào là từ đồng nghĩa ?
1/ Ví dụ: (SGK/113)
- Rọi : Chiếu, soi
- Trông : - Nhìn, ngó , liếc.
- Trông coi, coi sóc, giữ gìn
- Trông mong, hi vọng.
2/ Ghi nhớ : ( sgk/114)
II. Các loại từ đồng nghĩa
1.Ví dụ : (SGK/114)
-Trái , quả -> Đồng nghĩa hoàn toàn.
- Hi sinh, bỏ mạng -> Đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Ghi nhớ : (SGK/114)
III. Sử dụng từ đồng nghĩa
Ghi nhớ (SGK115)
IV. Luyện tập
Bài tập 1:Tìm từ đồng nghĩa…
Mẫu : - Gan dạ : can đảm, can trường
- Mổ xẻ : phẩu thuật ,giải phẫu
- Nhà thơ : thi sĩ.
Bài tâp 5: Phân biệt nghĩa của các từ : Cho, tặng , biếu.
File đính kèm:
- GIAO AN DU THI GVG TRUONG 13-14 TIET 35 LOP 7.doc