Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 37 đến tiết 40

1. Mục tiêu cần đạt:

a. Kiến thức:

 Giúp học sinh

- Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.

- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Hình ảnh gần gũi , ngôn ngữ tự nhiên, tình cảm giao hoà .

b. Kĩ năng:

- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp(2/2) trong một bài thơ tuyệt cú , thủ pháp đối và tác dụng của nó.

c. Thái độ:

 - Giáo dục lòng yêu mến quê hương.

2.Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.

- Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.

3. Phương pháp:

 Đọc sáng tạo, gợi mở, nêu vấn đề.

4. Tiến trình giảng dạy:

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 37 đến tiết 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảm Nghĩ Trong Đêm Thanh Tĩnh Lý Bạch Truền Tiết: 37 Ngày dạy:29/10/2007 1. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: Giúp học sinh Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Hình ảnh gần gũi , ngôn ngữ tự nhiên, tình cảm giao hoà . b. Kĩ năng: Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp(2/2) trong một bài thơ tuyệt cú , thủ pháp đối và tác dụng của nó. c. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu mến quê hương. 2.Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ. Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi mở, nêu vấn đề. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 4.2) Kiểm tra bài cũ: 1.Đọc thuộc lòng bài thơ “ Xa ngắm thác núi Lư” và nêu vẻ đẹp của thác núi Lư ?(6đ) Bài thơ được viết theo thể thơ gì? ( 4đ) Song thất lục bát. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Thất ngôn tứ tuyệt. Thất ngôn bát cú Đường luật. 2.Nêu vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ?(6đ) Nhà thơ Lí Bạch là một : Nhà thơ nổi tiếng đời Tống. Nhà thơ nổi tiếng đời Hán. Nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Nhà thơ nổi tiếng đời Thanh. 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Đọc- Hiểu chú thích. -Nhắc lại những nét cơ bản về tác giả? @ Treo bảng phụ hướng dẫn đọc nguyên tác , diễn nghĩa , dịch thơ, đọc mẫu và yêu cầu HS đọc. - Nhận xét về phiên âm và bản dịch, so sánh thể thơ và cách gieo vần giống văn bản nào mà em đã học? Cả hai đều là ngũ ngôn tứ tuyệt nhưng bản dịch câu đầu lại không gieo vần. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. - Đọc lại hai câu đầu, xác định chủ thể trữ tình? . - Nếu thay “sàng”à “Aùng, trác , đình”, chủ thể có thay đổi không? - Dù không gian thay đổi nhưng chủ thể vẫn là tác giả nhưng “ Sàng minh nguyệt” thì ý thơ như thế nào? @ Câu thơ của Aùn Thù: Minh nguyệt bất am li khổ tận Tà quang đáo hiểu xuyên chu hộ ( Trăng sáng chẳng am hiểu nỗi khổ hận của cảnh biệt li. Vẫn chênh chếch chiếu xuyên mãi vào phòng cho đến sáng). - Sự đồng nhất giữa hai tâm trạng qua so sánh? Không ngủ , cũng có thể ngủ rồi tỉnh giấc và thao thức mãi. - Suy nghĩ về nhan đề bài thơ? Đêm thanh tĩnh là thời khắc cho cảm xúc dềnh lên khắc khoải. Trăng rọi ngay bên đầu giường, lại là “minh nguyệt” đủ thấy nhà thơ yêu trăng, say trăng, thân thiết với trăng biết chừng nào! Có lẽ , trong phút xao xuyến, hồn thơ Lí bạch chơi vơi , tan ra, hoà quyện cùng gió trăng để rồi đặt bút viết ra những dòng thơ thật trữ tình, thể hiện rõ dáng dấp của thi nhân. - Đọc câu 2 , giải thích từ “nghi thị”, nêu nghệ thuật, nhận xét sự liên tưởng kì tài. @Tiêu cương: “Dạ nguyệt tự thu sương”(Trăng đêm giống sương thu) - Đồng thời cũng là liên tưởng nhưng không giống nhau? Vì sao? -> Hình thành phép so sánh để miêu tả. - Phải chăng hai câu đầu thuần túy tả cảnh? @ Ngay trong hai câu đầu, ta đã thấy nhiều mặt của chủ thể trữ tình: Aùnh trăng dù đẹp đẽ,. Giàn giụa, vẫn chỉ là đối tượng nhận xét, cảm nghĩ của chủ thể. Cảnh chỉ là cái cớ để bộc lộ sự suy tư trong đêm. Cả đất trời và hồn người quyện chặt vào nhau. Chính lúc không gian như lắng lại để chìm vào phút giây yên tĩnh, thì cõi riêng của cảm xúc, một mảnh hồn cô đơn lại khao khát mơ tìm về quê hương. - Đọc hai câu sau theo nguyên tác , xác định nghệ thuật? Cái độc đáo là sự giao hòa giữa cảnh và tình, phát hiện từ ngữ miêu tả tình và cảnh. - Từ tả tình? Tư cố hương - Từ tả cảnh? Vọnh minh nguyệt. - Cặp từ đối? -> Cử đầu >< tư cố hương. @ HS nhận xét về số lượng chữ, cấu trúc ngữ pháp, từ loại. Chú ý : chỉ trong thơ cổ mới có hiện tượng đối trùng thanh, trùng chữ. Trong thơ Đường luật lại không cho phép. - Xác định cặp từ đối. Phân tích tác dụng của phép đối? - giải thích tư thế “cử đầu”. @Động tác tất yếu thuộc quy luật tình cảm -> trăng đẹp thì ngắm. Hoặc để kiểm nghiệm: vùng sáng trước giường là sương hay trăng. - Cảm nhận về động tác này? -> Hướng ra trăng, hướng lên trăng, hướng tới không gian bao la của vũ trụ. -> Từ chổ chỉ thấy trăng đầu giường đến chổ thấy cả vầng trăng. @Cảm hồn trăng cũng cô đơn và lặng lẽ như mình thế là ý thơ bật ra như dòng cảm xúc dâng trào. - Giải thích tư thế “Đê đầu”? @Ngẩng đầu đối với đê đầu. Đây không phải là cuộc ngắm trăng nên trăng chỉ là cái cớ. Chính xác là trăng rồi, mọi kỉ niệm về quê hương ùa về. -Cuối xuống : Khoảnh khắc mối tình quê dâng trào. @Cử đầu, hoài niệm về quá khứ; đê đầu, đối diện với hiện tại buồn thương. - Cảm nhận về động tác này? -> Hình ảnh quê hương thường trực. - Suy nghĩ “tư cố hương”? -> Nhớ quê cũ. (Giải thích thêm: trăng năm nào trên núi Nga Mi, quê hương gia đình, tuổi trẻ, một thời tình tự …) Đọc lại hai câu thơ, phải chăng hai câu cuối thuần túy tả tình? @Có lẽ trong chặn đường lữ thứ, chống kiếm viễn du, đây là lúc Lí Bạch để tâm hồn mình lắng lại, sống trọn vẹn với hoài niệm. Thế mới biết, quê hương là những gì thiêng liêng nhất, nó nâng cánh cảm hứng trong ông, trong ta. Nói như Chế Lan Viên: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bổng hóa tâm hồn Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ thuật. - Em có nhận xét gì về cấu trúc câu 3,4? -> Đối số lượng từ, cấu trúc ngữ pháp. Tác dụng phép đối ấy? Hoạt động 4: Chia nhóm thảo luận, trình bày. Hãy chứng minh bài thơ có bố cục chặt chẽ? ( nhóm 1) Hãy chỉ ra cụ thể những động từ trong bài? ( nhóm 2) Bài thơ có sử dụng loại câu nào? ( nhóm 3) Tác dụng câu rút gọn? ( nhóm 4) - Nêu nội dung nghệ tuật bài thơ? *HS đọc ghi nhớ Hoạt động5: Luyện tập Chia nhóm thảo luận làm thơ. - Thác nước như dãy lụa treo cao rủ xuống, một bức tranh tráng lệ. Thái độ trân trọng, ca ngợi. Tình yêu thiên nhiên đầm thấm, tính cách hào phóng mạnh mẽ. HS chọn đúng: C. ( 4đ) I/ Đọc – Hiểu chú thích. Cả 2 bài đều là ngũ ngôn tứ tuyệt. II/ Đọc -Tìm hiểu văn bản 1). Hai câu đầu: - Trăng sáng nơi quê người, trằn trọc. - Trăng sáng -> ngỡ sương - Khoảnh khắc suy tư, vũ trụ lớn đầy trăng, ï tâm can cũng đầy nỗi nhớ. => Chứa đựng biết bao tình cảm của thi nhân. 2). Hai câu cuối - “ cử đầu” - Ngắm trăng đẹp là quy luật. - Ngoại cảnh: hướng tới không gian bao la của vũ trụ. -“Đê đầu” - Hướng nội, đối diện với hiện tại. - Trĩu nặng tâm tư. - Ngẩng đầu trông trăng, cúi đầu nhớ quê. -Hình ảnh quê hương thường trực. =>Ngoại cảnh và nội tâm giao hòa cùng thổn thức. 2. Nghệ thuật. - Phép đối. - Thể hiện mối tình quê hương trĩu nặng. - nghi, cư,û đê, tư. - Câu rút gọn. - Tạo sự thống nhất, liền mạch cảm xúc. *Ghi nhớ III. Luyện tập. Cho HS tập dịch thành thơ lục bát. 4.4) Củng cố, luyện tập: Bài “ Tĩnh dạ tứ” là bài thơ: Thuần tuý tả cảnh. Thuần tuý tả tình. Xúc cảnh sinh tình. Cả 3 đều sai. (D) 4.5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học thuộc lòng bài thơ(nguyên tác, dịch thơ) Học thuộc bài phân tích + ghi nhớ. Soạn: Hồi hương ngẫu thư. + Đọc bài thơ, nắm thể thơ, tác giả. + Tình cảm quê hương qua nhan đề bài thơ? + Nghệ thuật và tác dụng? + Xem và trả lời phần luyện tập 5. Rút kinh nghiệm: Ngẫu Nhiên Viết Nhân Buổi Mới Về Quê (HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ) – Hạ Trí Chương Truền Tiết: 38 Ngày dạy:31/10/07 1. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: Giúp học sinh: Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm cảm quê hương sâu nặng của tác giả. Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc- phân tích , nhận biết thể thơ. c. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ. Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, Nêu vấn đề, gợi mở. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 4.2) Kiểm tra bài cũ: 1.Đọc bài thơ “ Tĩnh dạ tứ” ( phiên âm và dịch thơ) ( 5đ). - Thể thơ của bài cùng thể thơ với bài nào dưới đây?( 5đ) Qua Đèo Ngang. Bài ca Côn Sơn. Sông núi nước Nam. Phò giá về kinh. 2. Nêu nội dung, nghệ thuật bài thơ “ Tĩnh dạ tứ”.( 5đ). Trong bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”, thi sĩ Lí Bạch đã sử dụng bút pháp lãng mạn trong câu thơ: Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cuối đầu nhớ cố hương. 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Đọc- tìm hiểu chú thích Gọi HS đọc bài thơ theo nguyên tác và nhận xét? - Nêu những nét chính về tiểu sử tác giả? =>Đỗ tiến sĩ , vua Đường Huyền Tông vị nể. Bạn vong niên với Lí Bạch. Là 1 trong 20 bài thơ nổi tiếng. - Hoàn cảnh sáng tác? Hoạt động 2: Đọc-Tìm hiểu văn bản. - Qua tiêu đề của bài thơ, có thể thấysự biểu hiện tình yêu quê hương ở bài thơ có gì độc đáo? - Tác giả đang làm gì ? Ở đâu? =>Bản thân tác giả từ giả triều đình , từ giả kinh đô. - Giải thích việc từ giã của ông vì sao đáng trân trọng ? =>Vị đại thần trở về quê hương là điều đáng trọng. Nhưng khi về đến quê hương thì bị coi là “ khách” là một cú sốc thật sự với tác giả. - Suy nghĩ của em về từ “ Ngẫu thư”? => Không có chủ định mà chỉ một sự tình cờ , ngẫu nhiên. - Không chủ định mà tại sao lại viết ? => Bị gọi là khách. - Tâm trạng khi bị gọi là khách? => Rất buồn , nhưng nhờ đó mà nảy sinh duyên cớ mà duyên cớ bao giờ cũng ngẫu nhiên. - Ngẫu nhiên mà viết thì ít có khả năng cảm xúc . Ngược lại bài thơ là tất cả cảm xúc của nhà thơ, điều này làm cho em nghĩ gì? => Đằng sau sự ngẫu nhiên là tình cảm quê hương sâu nặng , thường trực lúc nào cũng có thể bộc lộ.Tình cảm ấy như cây đàn, chỉ cần khẽ chạm là ngân lên ngân mãi. - Tóm lại “ Ngẫu thư” có ý nghĩa gì trong bài thơ? => Không giảm ý nghĩa mà ngược lại còn tăng ý nghĩa lên gấp bội. - So Sánh với tình huống thể hiện tình yêu quê hương trong bài thơ “ Tĩnh dạ tứ”: + Nhìn trăng ngắm trăng, chạnh lòng nhớ quê hương. + Ngay tại quê nhà bộc lộ nỗi niềm. ð cả hai đều chân thật, thiết tha nhưng hoàn cảnh không gian khác nhau mà cùng một góc nhìn, cùng một tâm trạng. -Thảo luận nhóm: Nêu tác dụng của phép đối trong hai câu đầu? Cho HS chứng minh ở hai câu đầu đối cả ý lẫn lời. “Thiếu tiểu li gia lão đại hồi Hương âm vô cải mấn mao tồi” Gọi nhóm trưởng lên trình bày, nhận xét . Hình ảnh đối: + Mái tóc: Thay đổi. + Giọng quê : Không thay đổi. Dùng yếu tố thay đổi làm nổi bật yếu tố klhông thay đổi. Nhận xét nét nghệ thuật độc đáo của hai câu thơ? Trẻ: Vui cười –vô tư. Già: Lặng im-ưu tư. ð Màu sắc đặc thù của hai câu thơ: bi hài ẩn hiện sau lời kể khách quan hóm hĩnh. Tác giả hồi hương lúc bao nhiêu tuổi, ai ra đón? Người lớn : Không ai còn nếu còn cũng không nhận ra, ð Về quê ð không ai đónð gọi là khách. - Sự thay đổi quá nhiều không ai nhận ra. - Còn là nỗi xót xa, ngậm ngùi, trước những thay đổi của quê hương. => Vui buồn đan xen Hóm hĩnh cùng xót xa , tê tái. Hoạt động 3: @Học sinh trao đổi nhóm -- > Đại diện nhóm trình bày Câu hỏi thảo luận: Chia 2 nhóm cho HS xác định phương thức biểu đạt của câu 1, 2. HS thảo luận, trình bày. Câu 1: HS có thể nêu 3 đáp án: Tự sự. Biểu cảm. Biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Nêu 3 đáp án: Miêu tả. Biểu cảm. Biểu cảm qua miêu tả. Đáp án: 1.A 2.A Nếu HS nhấn mạnh đến hình thức bên ngoài của ngôn từ. 1.b, 2.b HS đến điểm xuất phát tình cảm mục đích biểu hiện của lời thơ. -> Có thể xét từng câu ( Câu 1 là câu kể, câu 2 tả) không xét phương thức biểu đạt từng câu mà xét toàn bài. Phương thức biểu đạt là biểu cảm. Song là biểu cảm gián tiếp. Vì trong bài có nhiều yếu tố tự sự và miêu tả. @Giáo viên chốt lại hình thành ghi nhớ. Hoạt động4: Hướng dẫn luyện tập @ Học sinh đọc phần luyện tập, Giáo viên hướng dẫn học sinh làm ở nhà. HS chọn đúng: D. 2. Với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện, bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. HS chọn đúng: B. (5đ) I/ Đọc – tìm hiểu chú thích. - Tác giả: Hạ Tri Chương ( 659 –744). II/ Đọc- Tìm hiểu văn bản 1) Tình quê biểu hiện sâu nặng -Hồi hương là tình cảm phổ biến đáng trân trọng. - Quê hương là cội nguồn. -Tình yêu quê hương thường trực trong lòng có dịp là ngân rung . ð Tình yêu quê hương chân thật , thiết tha. 2. Tác dụng của phép đối: Hình ảnh đối: + Mái tóc: Thay đổi. + Giọng quê : Không thay đổi. - Đối vế: bốn / ba - Đối cả ý lẫn lời. - Chức vụ cú pháp giống nhau. * Tác` dụng: - Làm nổi bật sự thay đổi về vóc dáng đồng thời hé lộ tình cảm quê hương. 3. Nét độc đáo về nghệ thuật: - Dùng hình ảnh vui tươi âm thanh vui tươi để thể hiện tình cảm ngậm ngùi. * Giọng điệu: - Bình thản , khách quan nhưng phảng phất nỗi buồn. - Phương thức biểu cảm gián tiếp. @Ghi nhớ: (Sgk/128) III/ Luyện tập: - Hướng dẫn làm ở nhà. 4.4) Củng cố, luyện tập: Tâm trạng của tác giả trong bài thơ làgì? Vui mừng háo hức khi trở về quê. Buồn thương trước cảnh quê nhiều thay đổi. * C. Ngậm ngùi, hụt hẩn vì bị xem là khách lạ. 4.5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: . - Học thuộc bài học, ghi nhớ . Làm bài tập phần luyện tập vào tập bài soạn. Soạn bài: Từ trái nghĩa. + Thế nào là từ trái nghĩa? + Sử dụng từ trái nghĩa như thế nào cho hợp lí? + Xem trước phần bài tập SGK/ 129. 5.Rút kinh nghiệm: TỪ TRÁI NGHĨA Truền Tiết: 39 Ngày dạy:1/11/2007 1. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: Giúp học sinh Hiểu được thế nào là từ trái nghĩa. Củng cố và nâng cao kiến thức từ trái nghĩa. Thấy được tác dụng từ trái nghĩa. b. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa. c. Thái độ: - HS có thái độ yêu thích Tiếng Việt. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụï. Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Thảo luận nhóm, gợi mở, nêu vấn đề. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 4.2) Kiểm tra bài cũ: 1.Thế nào là từ đồng nghĩa ? cho ví dụ?(6đ) - Nối cột A hợp nghĩa với cột B. (4đ) a. Lạnh 1. rét, giá buốt b. Lành lạnh 2. rất lạnh c. rét 3. hơi lạnh d. giá 4. trái nghĩa với nóng 2.Cách sử dụng từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?(5đ) - Đặt câu với mỗi từ: “ kết quả, hậu quả”.( 5đ) 4. 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là từ trái nghĩa. Giáo viên treo bảng phụ, gọi HS đọc bảng dịch thơ. - Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các ví dụ? - Giải thích nghĩa của các cặp từ? -Ngẩng- cúi: Trái nghĩa về hoạt động “đầu” Trẻ –già: trái nghĩa về tuổi tác Đi –trở lại : trái nghĩa về di chuyển - Từ trái nghĩa là gì? GVtreo bảng phụ. - Tìm từ trái nghĩa với từ “ già” trong trường hợp: Rau già, cau già. rau non , cau non Trẻ >< già Cao >< thấp Trên >< dưới - Qua đó ta rút ra kết luận gì? Giáo viên nhận xét Rút ra kết luận từ nhiều nghĩa. Hoạt động 2: sử dụng từ trái nghĩa GV treo bảng phụ có ghi những từ trái nghĩa - Trong hai bài thơ trên việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? - Tìm các thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa? Chân cứng đá mền. Chân ướt chân ráo. Bên trọng bên khinh. Buổi đực buổi cái. Mắt nhắm mắt mở. * Hướng dẫn phần ghi nhớ. Hoạt động 3: Luyện tập @Học sinh thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm 1: BT1 Nhóm 2: BT2 Nhóm 3: BT3 Nhóm 4, 5, 6: BT 4:Viết đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Vd: Trái = quả. HS chọn: A -> 4 B -> 3 C -> 2 D -> 1 Khi nói, viết cần cân nhắc chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. I .Thế nào là từ trái nghĩa: Là từ có nghĩa trái ngược nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể có nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. @Ghi nhớ: (SGK/128) II. Sử dụng từ trái nghĩa: -Tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh. @ Ghi nhớ: ( SGK/ 128) III.Luyện tập: BT1: Tìm từ trái nghĩa: Lành >< rách Giàu >< nghèo Ngắn >< dài Đêm >< ngày Sáng >< tối BT2: Tìm từ trái nghĩa: Tươi >< ươn ( cá) Tươi >< héo ( rau) Yếu >< mạnh >< học lực giỏi, khá. Xấu >< đẹp Chân cứng đá mềm Có đi có về Gần nhà xa ngõ Chạy sấp chạy ngửa. >< tốt BT3: Điền từ trái nghĩa: BT4: Viết đoạn văn. 4.4 ) Củng cố, luyện tập: Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp điền vào chỗ trống: “ Non cao tuổi vẫn chưa già Non sao … nước, nước mà … non” Xa – gần Đi – về Nhớ – quên © Cao – thấp. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà: Học thuộc bài học, ghi nhớ. + Làm bài tập phần luyện tập vào tập bài soạn. + viết đoạn có sử dụng từ trái nghĩa. + Soạn bài: Luyện nói văn biểu cảm. Đọc kĩ 4 đề cho sẵn SGK/ 129 Chọn 1 đề: Lập dàn ý và chuẩn bị nói trước lớp. 5. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Luyện Nói Văn Biểu Cảm Về Sự Vật, Con Người Truền Tiết: 40 Ngày dạy:3/11/2007 1. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: Giúp học sinh HS biết cảm nghĩ về sự vật, con người chung quanh. b. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nói theo chủ đề biểu cảm Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý. Lần lược được nói trước lớp và biết cách sửa ý tứ lời văn và cả giọng nói, tư thế trước lớp. c. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc biểu hiện tình cảm chân thành sâu sắc với những người, vật thân thiết. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ. Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: HS diễn thuyết , GV gợi mở. 4.Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 4.2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng : dạng nói và dạng viết. Nói chính là trình bày một vấn đề trước tập thể, ngôn ngữ nói phải ngắn gọn, logic … Hoạt động 1: GV treo bảng phụ ghi 4 đề. Gọi HS đại diện tổ đọc đề. GV chia 4 nhóm 4 đề. HS thảo luận nhóm ở bài tập của mình. Nhóm 1 : Đề 1 Nhóm 2 : Đề 2 Nhóm 3 : Đề 3 Nhóm 4 : Đề 4 Hoạt động 2: HS lần lượt trình bày theo dàn bài đã làm. Treo dàn ý lên bảng. GV lưu ý HS cách nói, lời nói, tư thế … Gọi HS lên nói trước lớp. Cả lớp tham gia nhận xét, thảo luận vấn đề. giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt vấn đề. *Lần lượt đến tổ khác. I. Chuẩn bị. II. Luyện nói trước lớp. *Đề 1 : Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những người “lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai. *Đề 2 : Cảm nghĩ về tình bạn. *Đề 3 : Cảm nghĩ về sách, vở mình đọc và học hằng ngày. *Đề 4 :Cảm nghĩ về một món quà mà em đã được nhận ở thời thơ ấu. Dàn ý đề 2: MB: Giới thiệu về tình bạn. TB: Tình bạn thời thơ ấu. Tình bạn hiện tại. + Giúp nhau trong học tập. + Giúp nhau vượt qua khó khăn. Tình bạn sau này. KB: Hứa hẹn tình bạn mãi mãi lâu bền. 4.4) Củng cố, luyện tập: HS đọc bài tham khảo GV liên hệ so sánh với bài HS. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà: Xem lại toàn bộ kiến thức về văn biểu cảm. Tập nói trước mọi người. Hoàn chỉnh vở bài tập. Soạn bài: “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. + Đọc bài thơ. Hiểu tác giả, thể thơ. + Bố cục bài thơ? + Nỗi khổ của nhà thơ được giới thiệu như thế nào? + Nhà thơ có ước mơ gì? + Xem trước phận luyện tập. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctuan 10.doc