Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 3 - Tiết 93: Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ

1 / MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Giúp HS nắm được: Phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong lời nói; Nhận ra và hiểu nghệ thuật lập luận của tác giả.

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm nghị luận

c) Thái độ: Giáo dục HS học tập lối sống giản dị của Bác Hồ.

2/ CHUẨN BỊ

GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, Sách “ Phân tích tác phẩm văn học 7”, tranh, .

HS: Đọc kĩ văn bản, phần chú thích, soạn bài, .

3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, thảo luận nhóm, .

4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

4.1) Ổn định lớp: kiểm diện

4.2) KTBC

?:Trong bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp những chứng cứ ấy như thế nào?

- Nhận định giải thích ( 3 đ)

- Dẫn chứng người nước ngoài (3 đ)

- Dẫn chứng kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học ( 4 đ)

?: Để chứng minh cho cái hay của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp chứng cứ ấy như thế nào?

- Nhận định, giải thích (4 đ)

- Dẫn chứng kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học

+ Từ vựng ( 3 đ)

+ Ngữ pháp (3 đ)

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4096 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 3 - Tiết 93: Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :93 Ngày dạy: Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ ( Phạm Văn Đồng) 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS nắm được: Phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong lời nói; Nhận ra và hiểu nghệ thuật lập luận của tác giả. b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm nghị luận c) Thái độ: Giáo dục HS học tập lối sống giản dị của Bác Hồ. 2/ CHUẨN BỊ GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, Sách “ Phân tích tác phẩm văn học 7”, tranh, ... HS: Đọc kĩ văn bản, phần chú thích, soạn bài, ... 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, thảo luận nhóm, ... 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC ?:Trong bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp những chứng cứ ấy như thế nào? - Nhận định giải thích ( 3 đ) - Dẫn chứng người nước ngoài (3 đ) - Dẫn chứng kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học ( 4 đ) ?: Để chứng minh cho cái hay của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp chứng cứ ấy như thế nào? Nhận định, giải thích (4 đ) Dẫn chứng kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học + Từ vựng ( 3 đ) + Ngữ pháp (3 đ) 4.3) Bài mới a- Giới thiệu: Ở bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, chúng ta đã rất xúc động trước hình ảnh giản dị của Người cha mái tóc bạc, suốt đêm không ngủ, Đốt lửa cho anh nằm, rồi nhón chân đi dém chăn, Từng người từng người một. Còn hôm nay, chúng ta lại thêm một lần nhận rõ phẩm chất cao đẹp này của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua một đoạn văn xuôi nghị luận đặc sắc của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng – người học trò suất xắc- người cộng sự gần gũi nhiều năm với Bác Hồ. b- Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy HĐ1: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích - Hướng dẫn: Yêu cầu đọc vừa mạch lạc, rõ ràng vừa sôi nổi cảm xúc, lưu ý những câu cảm. - GV đọc, HS đọc, GV nhận xét - HS đọc phần chú thích ?: Cho biết đôi nét về tác giả và xuất xứ bài văn? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - Kiểm tra các từ khó: nhất quán, ẩn dật, chân lí, thâm nhập. ?: Em hãy giải nghĩa từ “ nhất quán”? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Nếu phải chia đoạn, theo em văn bản chia làm mấy đoạn, nội dung của mỗi đoạn là gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ra bảng động: - Đoạn 1: Từ đầu đến “ ... tuyệt đẹp”: Cuộc sống vô cùng khiêm tốn và giản dị của Bác (MB). - Đoạn 2: Phần còn lại: Những lí lẽ, dẫn chứng chứng minh về cuộc đời vô cùng khiêm tốn và giản dị của Bác (TB) HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản ?: Em hãy chú ý vào hai câu đầu và tựa văn bản, hãy cho biết luận điểm của bài văn ? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Tác giả đã nhấn mạnh và giải thích thêm luận điểm như thế nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Để chứng minh cho luận điểm, tác giả phải sử dụng những luận cứ, qua câu mở đầu ở phần Thân bài em hãy cho biết tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác qua các mặt nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Tìm những chi tiết nói về bữa ăn và cách ăn của Bác - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Cái nhà sản của Bác được tác giả tả lại như thế nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Trong quan hệ với mọi người và trong công việc của mình, Bác Hồ là người như thế nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - HS xem tranh “ Một số sinh hoạt đời thường của Bác” giải thích, GV liên hệ thực tế. - HS đọc đoạn văn: Nhưng chớ hiểu lầm ... thế giới ngày nay ?: Trong đoạn văn này, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu hơn về đức tính giản dị của Bác. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - Hs đọc đoạn cuối. ?: Tác giả nhận định về lời nói và bài viết của Bác như thế nào? Để chứng minh điều đó tác giả đã lấy dẫn chứng nào? Em hãy kể thêm một số dẫn chứng em biết. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Theo em, đặc sắc nghệ thuật bài này là gì? ( Em hãy đánh giá về luận điểm, dẫn chứng và đặc biệt là những giải thích bình luận xen vào giữa những dẫn chứng) - HS thảo luận 5 phút, theo 6 nhóm, kết quả ghi ra bảng con, treo bảng con, trình bày - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - Hs đọc ghi nhớ I/ ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 1) Đọc 2) Chú thích : - Tác giả: ... - Xuất xứ của văn bản: ... - Từ khó: nhất quán: thống nhất, không khác biệt từ trước đến sau. 3) Bố cục: II/ ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN 1) Phần Mở bài - Nhấn mạnh phẩm chất giản dị thống nhất với phẩm chất vĩ đại trong con người Bác. - Giải thích: Phẩm chất ấy được giữ nguyên vẹn trong 60 năm hoạt động cách mạnh. 2) Phần Thân bài - Đức tính giản dị của Bác thể hiện qua cách ăn ở, lối sống : + Bữa ăn đạm bạc, tiết kiệm, giản dị. + Cái nhà sàn chỉ có vài ba phòng hoà cùng thiên nhiên. + Lối sống: Từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần đến người phục vụ. - Xen kẽ giải thích với bình luận: So sánh lối sống của Bác với những nhà tu hành, hiền triết ẩn dật để rút ra kết luận: đó là lối sống văn minh, là tấm gương sáng cho thế giới ngày nay. - Lời nói, bài viết vừa giản dị lại vừa sâu sắc. 3) Nghệ thuật. - Luận điểm rõ ràng, rành mạch. - Dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực. - Xen giữa dẫn chứng là đôi ba ý giải thích bình luận nhẹ nhàng sâu sắc. * Ghi nhớ SGK, tr.55 4.4. Củng cố và luyện tập a) Củng cố ?: Để chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã nêu luận cứ như thế nào? ?: Đặc sắc nghệ thuật của bài này là gì? b) Luyện tập BT1: Tìm những câu văn, đoạn thơ mà Bác viết với lối viêt giản dị. Tôi nói đồng bào nghe rõ không ( Tuyên ngôn độc lập) - Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên. Bài thơ Hòn đá to, hòn đá nặng. Bài thơ Con cáo và tổ ong. 4.5.Hướng dẫn HS học bài ở nhà - Bài cũ: Đọc lại văn bản, nghiên cứu bố cục, cách lập luận, những nội dung và nghệ thuật của bài; Học thuộc ghi nhớ; Hoàn thành BT1, đọc phần đọc thêm - Bài mới: Tiết 94: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động + Thế nào là câu chủ động? + Thế nào là câu bị động? + Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì ? + Giải BT phần luyện tập. 5/ Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct93.doc
Giáo án liên quan