I. Đọc và chú thích.
1. §äc.
Cảnh khuya
Tiếng suối trong /như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ/ người chưa ngủ,
Chưa ngủ/ vì lo nỗi nước nhà.
1947
Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu)
Phiên âm
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch thơ 1948
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3856 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 45 Văn bản: Cảnh khuya Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn: Tiết 45: Văn bản: Cảnh khuyaRằm tháng giêng (Nguyên tiêu)Hồ Chí MinhI. Đọc và chú thích.1. §äc.Cảnh khuyaTiếng suối trong /như tiếng hát xa,Trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ/ người chưa ngủ,Chưa ngủ/ vì lo nỗi nước nhà.1947Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu)Phiên âmKim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền.Dịch thơ 1948Rằm xuân lồng lộng trăng soi,Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;Giữa dòng bàn bạc việc quân,Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.(Xuân Thuỷ dịch)- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) Quê: Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, nhà cách mạng, nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc.là nhà thơ lớn - Danh nhân văn hoá thế giới.- Hai bài thơ được viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp 1947-1948. Đây là giai đoạn cuộc kháng chiến còn gặp rất nhiều khó khăn gian khổ.2. Chú thích. a. Tác giả, tác phẩm.Em hãy nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ?b. Từ khó:Biểu cảm kết hợp với miêu tảEm hãy giải nghĩa yếu tố Hán - Việt "thiên" và "nguyệt" trong bài thơ?3. Thể thơ:Hai bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? So sánh phần phiên âm và bản dịch ở bài "Nguyên tiêu"?Thơ thất ngôn tứ tuyệt4. Phương thức biểu đạt:Hai bài thơ tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?(SGK)II. T×m hiÓu chi tiÕt.Văn bản 1: Cảnh khuyaHãy nêu khái quát nội dung bài thơ?1. Hai câu đầu.Bức tranh cảnh khuya được miêu tả qua những lời thơ nào?Tiếng suối trong như tiếng hát xa,Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.Có gì độc đáo trong cách tả cảnh khuya ở câu thơ thứ nhất? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?So sánh-> So sánh -> làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung, mang lại âm thanh trong trẻo, tràn trề sức sống,là một bức tranh đẹp, nên thơ.Điệp ngữở câu thơ thứ hai, tác giả tiếp tục miêu tả cảnh bằng biện pháp nghệ thuật nào?Nghệ thuật đó mang lại nét đẹp gì cho cảnh?Điệp ngữ-> Với gam màu đen- trắng, sáng- tối đã tạo nên bức tranh độc đáo nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, hình khối, cảnh vật thiên nhiên hoà quyện, đan xen nhau.Em có nhận xét gì về cảnh đêm trăng ở hai câu thơ này?=> Cảnh đêm trăng lung linh, huyền ảo, sống động .Hai câu thơ trên giúp em hiểu được tình cảm của Bác như thế nào đối với thiên nhiên?-> Bác Hồ là người giàu tình yêu thiên nhiên, đắm say với vẻ đẹp của thiên nhiên..Hai câu thơ trên giúp em hiểu được tình cảm của Bác như thế nào đối với thiên nhiên?-> Bác Hồ là người giàu tình yêu thiên nhiên, đắm say với vẻ đẹp của thiên nhiên..2. Hai câu cuối.Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ ở hai câu thơ này? Điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ?So sánhĐiệp ngữ-> Nghệ thuật so sánh, điệp ngữ cho thấy sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc và tâm trạng thao thức vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước.Có ý kiến cho rằng, qua hai câu thơ ấy cho thấy Bác Hồ vừa là một thi sĩ, vừa là một chiến sĩ, vậy em hiểu chất thi sĩ và chiến sĩ ở đây là gì? Qua bài thơ giúp em cảm nhận được gì về nét đẹp tâm hồn của Bác?=> Bác Hồ là người yêu thiên nhiên, yêu nước.-> Say đắm với cảnh đẹp thiên nhiên và lo lắng cho đất nước.Văn bản 2. Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu)1. Hai câu đầu.Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;Em hiểu như thế nào về hình ảnh "nguyệt chính viên" Từ ngữ ấy gợi tả điều gì?- ánh trăng vào lúc tròn nhất, toả sáng xuống khắp nơi, gợi không gian cao rộng, trong trẻo.Câu thơ thứ hai tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Giá trị của biện pháp tu từ đó?Từ ngữ gợi tảĐiệp ngữ-> Điệp ngữ "xuân" gợi tả không gian xa, rộng, tràn ngập ánh trăng và sức sống mùa xuân.Qua hai câu thơ trên em thấy cảnh đêm rằm tháng giêng (đêm nguyên tiêu) hiện lên như thế nào? -> Đêm nguyên tiêu tươi đẹp, đầy sức xuân, xuân tràn ngập đất trời.2. Hai câu cuối.Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền." yên ba thâm xứ", " đàm quân sự", "nguyệt mãn thuyền" có nghĩa là gì?-> Bàn bạc việc quân nơi mịt mù khói sóng, khi về trăng tràn ngập khoang thuyền.Trong điều kiện chiến tranh, còn phải lo việc quân, việc nước, thế nhưng Bác vẫn say sưa giao cảm với thiên nhiên điều ấy giúp em cảm nhận được gì về phong thái của Bác?-> Không gian mờ ảo, con người lo việc quân, việc nước, ung dung, tin tưởng.Qua hai bài thơ em cảm nhận được nét đẹp nào trong tâm hồn của Bác?Bác HồYêu thiên nhiên say đắm.Giàu lòng yêu nước.Phong thái ung dung, lạc quan.Hình ảnh gợi tảVới những hình ảnh ấy giúp em hiểu gì về nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ cuối?III. Tổng kết.Bài tập: ý nào sau đây nói đúng nhất giá trị nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ?A. Hai bài thơ tứ tuyệt sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại.B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh.C. Tình yêu thiên nhiên say đắm, tâm hồn nhảy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung của Bác.D. Cả ba ý trên.A. Hai bài thơ tứ tuyệt sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại.B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh.C. Tình yêu thiên nhiên say đắm, tâm hồn nhảy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung của Bác.D. Cả ba ý trên.IV. Luyện tập.Hãy so sánh đặc điểm chung và riêng của hai bài thơ?Điểm chung:Tả cảnh đêm trăng ở rừng Việt Bắc.Không gian tràn ngập ánh trăngTâm hồn thi sĩ- chiến sĩ hoà hợp trong một vị lãnh tụ.Cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.- Trong thơ có nhạc, có hoạ, lời thơ tự nhiên.Điểm riêng:Bài "Cảnh khuya" tả cảnh trăng rừng lồng vào vòm cây, hoa lá tạo bức tranh nhiều tầng, nhièu đường nét.- Bài "Rằm tháng giêng" tả cảnh trăng rằm trên sông nước, có không gian bát ngát đầy sức xuân.V. Hướng dẫn học ở nhà.- Học thuộc lòng diễn cảm hai bài thơ.- Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.
File đính kèm:
- Tiet 45 Van ban Canh khuya.doc