Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 73 đến tiết 76

A-Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

1. Kiến thức: Khái niệm tục ngữ. Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Kĩ năng: Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Vận dụng ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trong đời sống.

3. Thái độ: Trân trọng những bài học quí giá của nhân dân ta.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 73 đến tiết 76, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5 - 1 – 2014 TIẾT 73: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT A-Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1. Kiến thức: Khái niệm tục ngữ. Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học. 2. Kĩ năng: Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Vận dụng ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trong đời sống. 3. Thái độ: Trân trọng những bài học quí giá của nhân dân ta. B.Chuẩn bị : GV: Sgk, giáo án HS: Sgk, vở soạn , vở ghi C.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra: ( kiểm tra vở soạn bài ) 3.Bài mới: Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ chiếm một vị trí quan trọng và có số lượng khá lớn. Nó được ví là kho báu kinh nghiệm và trí tuệ dân gian. Tục ngữ Việt Nam có rất nhiều chủ đề. Trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Bài hôm nay chúng ta sẽ học về chủ đề này. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức -Tục ngữ là gì ?-Hs đọc chú thích* sgk. +Hd đọc: giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu. +Giải thích từ khó. -Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm n câu nào ? Gọi tên từng nhóm đó ?(Tục ngữ về thiên nhiên, tục ngữ về lao động sản xuất ) +Hs đọc câu tục ngữ đầu. -Câu tục ngữ có mấy vế câu, mỗi vế nói gì, và cả câu nói gì ? (Đêm tháng năm ngắn và ngày tháng mười cũng ngắn). -Câu tục ngữ có sử dụng các bp NT nào, tác dụng của nó? - Ở nước ta, tháng năm thuộc mùa nào, tháng mười thuộc mùa nào và từ đó suy ra câu tục ngữ này có ý nghĩa gì ? -Bài học được rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì ? -Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế ?(lịch làm việc mùa hè khác mùa đông). I-Tục ngữ là gì? (Sgk/Trang 3) II-Đọc – tìm hiểu chung III-Phân tích: 1-Tục ngữ về thiên nhiên: a-Câu 1: -Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối -> Cách nói thậm xưng ,sử dụng phép đối =>Mùa hè đêm ngắn, ngày dài; mùa đông đêm dài, ngày ngắn. -> Sử dụng thời gian trong cuộc sống sao cho hợp lí.. +Hs đọc câu 2. -Câu tục ngữ có mấy vế, nghĩa của mỗi vế là gì và nghĩa của cả câu là gì ? (Đêm có nhiều sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao thì ngày hôm sau sẽ mưa). -Em có nhận xét gì về c.tạo của 2 vế câu ? Tác dụng của cách cấu tạo đó là gì ? -Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì ? -Trong thực tế đời sống kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào ? (Biết thời tiết để chủ động bố trí công việc ngày hôm sau). +Hs đọc câu 3. -Câu 3 có mấy vế, em hãy giải nghĩa từng vế và nghĩa cả câu ? (Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà thì phải chống đỡ nhà cửa cẩn thận). -Kinh nghiệm được đúc kết từ h.tượng này là gì ? -Dân gian không chỉ trông ráng đoán bão, mà còn xem chuồn chuồn để báo bão. Câu tục ngữ nào đúc kết kinh nghiệm này ? (Tháng 7 heo may, chuồn chuồn bay thì bão). -Hiện nay kh.học đã cho phép con ng dự báo bão khá c.xác. Vậy KN “trông ráng đoán bão” của dân gian còn có tác dụng không ? (ở vùng sâu, vùng xa, ph.tiện thông tin hạn chế thì KN đoán bão của dân gian vẫn còn có tác dụng). +Hs đọc câu 4. -Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? (Kiến bò ra vào tháng 7, thì tháng 8 sẽ còn lụt) -KN nào được rút ra từ h.tượng này ? -Bài học thực tiễn từ KN dân gian này là gì ? (Phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch). +Hs đọc câu 5->câu 8. Bốn câu tục ngữ này có điểm chung là gì ? -Câu 5 có mấy vế, giải nghĩa từng vế và giải nghĩa cả câu ? (Một mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn). -Em có nhận xét gì về hình thức c.tạo của câu tục ngữ này ? Tác dụng của cách c.tạo đó là gì ? -Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này ? +Hs đọc câu 6. -ở đây thứ tự nhất, nhị, tam, xác định tầm q.trọng hay lợi ích của việc nuôi cá, làm vườn, trồng lúa ? (chỉ thứ tự lợi ích của các nghề đó). -KN s.xuất được rút ra từ đây là kinh nghiệm gì ? (Nuôi cá có lãi nhất, rồi mới đến làm vườn và trồng lúa). -Bài học từ kinh nghiệm đó là gì ? -Trong thực tế, bài học này được áp dụng như thế nào ? (Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuộn lớn). +Hs đọc câu 7. -Nghĩa của câu tục ngữ là gì ? (Thứ nhất là nc, thứ 2 là phân, thứ 3 là chuyên cần, thứ tư là giống). -Câu tục ngữ nói đến những v.đề gì ? (Nói đến các yếu tố của nghề trồng lúa). -Câu tục ngữ có sd b.p NT gì, tác dụng của b.p NT đó ? -KN trồng trọt được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì ? -Bài học từ kinh nghiệm này là gì ? (Nghề làm ruộng phải đảm bảo đủ 4 yếu tố trên có như vậy thì lúa mới tốt). +Hs đọc câu 8. -ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? (Thứ nhất là thời vụ, thứ 2 là đất canh tác). -Hình thức diễn đạt của câu tục ngữ này có gì đặc biệt, tác dụng của hình thức đó -Câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm gì ? -KN này đi vào thực tế nông nghiệp ở nc ta như thế nào (Lịch gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất sau mỗi thời vụ) -Em rút ra được bài học gì qua tiết học này? -Hs đọc ghi nhớ. b-Câu 2: - Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. -> Hai vế đối xứng – Làm cho câu tục ngữ cân đối nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ. => Trông sao đoán thời tiết mưa, nắng. c-Câu 3: - Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. => Trông ráng đoán bão. d-Câu 4: -Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. => Trông kiến đoán lụt. 2-Tục ngữ về lao động sản xuất: -Câu 5: -Tấc đất, tấc vàng. -> Sd câu rút gọn, 2 vế đối xứng – Thông tin nhanh, gọn; nêu bật được g.trị của đất, làm cho câu tục ngữ cân đối, nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ. => Đất quý như vàng. Câu 6: - Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền => Muốn làm giàu thì phải phát triển thuỷ sản. Câu 7: - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. -> Sd phép liệt kê - Vừa nêu rõ thứ tự, vừa nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa. => Nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống trong đó q.trọng hàng đầu là nước. Câu 8: - Nhất thì, nhì thục. -> Sd câu rút gọn và phép đối xứng – Nhấn mạnh 2 yếu tố thì, thục, vừa thông tin nhanh, gọn lại vừa dễ thuộc, dễ nhớ. => Trong trồng trọt cần đảm bảo 2 yếu tố thời vụ và đất đai, trong đó yếu tố thời vụ là q.trọng hàng đầu. IV-Tổng kết : (Ghi nhớ: sgk ) V-Luyện tập: *HS hoạt động nhóm: -GV chia lớp thành 4 tổ chơi trò chơi nhỏ: Tổ nào tìm được nhiều ca dao, tục ngữ hơn thì thắng -GV nhận xét, đánh giá 4. Củng cố : - Đọc lại 8 câu tục ngữ và cho biết chủ đề? -8 câu tục ngữ trên biểu hiện những kinh nghiệm gì của nhân dân? 5. Dặn dò -Học thuộc lòng văn bản, nắm được ND, NT của từng câu, học thuộc ghi nhớ. -Soạn bài: + Xem bài luyện tập về chương trình địa phương + Tục ngữ về con người và xã hội. ____________________________________________________________ Ngày soạn : 6- 1- 2014 TIẾT 74 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGHỆ AN ( Phần : Luyện tập Tiếng Việt ) A.Mục tiêu cần đạt : -HS nắm được hệ thống cơ bản các từ địa phương Nghệ An và giá trị biểu đạt của nó trong giao tiếp ; nghĩa tương đương của hệ thống từ phổ thông tương ứng. -Biết cách sử dụng từ địa phương trong những hoàn cảnh phù hợp. B.ChuÈn bÞ. GV : Sách Ngữ Văn Nghệ An , giáo án HS: Sách Ngữ Văn Nghệ An C.Tiến trình lên lớp . 1:Ôn định. 2:Bài cũ. Đọc thuộc các câu ca dao nói về cuộc sống trong XH nông nghiệp 3:Bài mới: 1.Tìm hiểu vốn từ địa phương Nghệ An. Học sinh liệt kê các từ địa phương Nghệ An và từ toàn dân tương ứng bằng cách hoàn thành bảng sau (theo mẫu) : Thứ tự Từ địa phương Từ toàn dân tương ứng Ghi chú 1 2 3 4 ... mô chi răng đâu gì sao 2.Tìm hiểu giá trị biểu đạt của tiếng địa phương Nghệ An khi giao tiếp. Nhấn mạnh cho hs những ý cơ bản sau: -Tiếng địa phương thể hiện một phần nào đó bản sắc văn hoá của từng địa phương cũng như bản chất tâm hồn của người dân vùng miền đó.Tiếng Nghệ An thể hiện bản chất ngườinghệ cần cù,mộc mạc,giản dị nhưng hết sức chân thành... -Tiếng địa phương sử dụng rộng rãi trong giao tiếp ở địa phương.Tiếng địa phương sẽ phát huy tác dụng biểu đạt trong các tác phẩm viết về đất nước,con người địa phương. -Không nên có thái độ phủ nhận , coi thường tiếng địa phương mình.Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng tiếng địa phương khi giao tiếp với người địa phương khác sẽ làm cho người nghe khó hiểu ,vì thế mà mục đích giao tiếp kém đi hiệu quả. -Cần phân biệt tiếng địa phương với việc nói sai dấu ở một số huyện (ví dụ như một số xã ở Nghi Lộc). 3.Bài tập 1.Tìm những từ địa phương Nghệ An có trong chùm bài Ca dao dân ca nói về cuộc sống trong xã hội nông nghiệp.Tác dụng biêr đạt của nó? Gợi ý: -Các từ địa phương: vô , rú , bứt , khi mô , truông , răng được , một chắc... -Tác dụng : + Thể hiện nét đặc trưng của ca dao Nghệ An. + Biểu hiện của tâm hồn người Nghệ mộc mạc , giản dị , đằm thắm , chân thành thông qua ngôn ngữ . 2.Về nhà sưu tầm thêm một số văn bản có sử dung từ địa phương và nêu tác dụng biểu đạt của nó. Ví dụ : - “ Đất chi đất lạ đất lùng Đứng cùng chẳng chịu nằm cùng lai cho” - “Đứng bên ni đồng ..........” - “Thứ nhất vợ dại trong nhà Thứ hai nhà dột , thứ ba rưạ cùn”... 4.Cñng cè,dÆn dß -Nh¾c hs vÒ nhµ lµm bµi tËp vµ chuÈn bÞ tiÕt 4,5 :V¨n biÓu c¶m - Xem bài mới về : Tìm hiểu chung về văn nghị luận __________________________________________________________ Ngày soạn: 7 - 1 – 2014 TIẾT 75 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN A-Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Khái niệm văn bản nghị luận. - Nhu cầu nghị luận trong đời sống. - Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng : Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. * Kĩ năng sống: - Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận. - Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng…khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc. B. Chuẩn bị - GV : Một số văn bản nghị luận, SGK, SGV, bài soạn. - HS : N/c bài trước. C. Tiến trình giờ dạy 1- Ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là văn bản biểu cảm? 3- Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức a?Trong cuộc sống em có thường gặp các vấn đề như kiểu câu hỏi: - Vì sao em đi học? - Vì sao con người cần có bạn bè? - Vì sao em thích đọc sách? - Thế nào là sống đẹp? Nếp sống văn minh là gì? b.? Khi gặp những câu hỏi đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như miêu tả, biểu cảm hay không? Vì sao? c? Để trả lời những câu hỏi như thế , hằng ngày trên báo chí , qua đài phát thanh truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên 1 vài văn bản mà em biết ? I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận. 1. Nhu cầu nghị luận = > Trong cuộc sống thường gặp nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống khiến ta phải bận tâm nên sử dụng văn nghị luận để giải quyết. - Không.Vì:+Kể: mang tính chất cụ thể...hình ảnh + Miêu tả: Dựng chân dung nhân vật + Biểu cảm: Bộc lộ cảm xúc, tình cảm... - Văn bản thường gặp : Bình luận thể thao, hỏi đáp về sức khỏe , hỏi đáp về pháp luật , hội thảo khoa học ... - Văn bản: CM, GT, BL, PT... GV yêu cầu HS theo dõi văn bản “Chống nạn thất học” ? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? ? Để thể hiện mục đích ấy bài viết nêu ra ý kiến gì? ? Những ý kiến đó được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn thể hiện? ? Vì sao các câu văn đó được gọi là luận điểm ? Câu có luận điểm có đặc điểm gì ? ? Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê? ? Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Tại sao? ? Những tư tưởng quan điểm mà bài văn có giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống không? ? Vậy tác giả thực hiện mục đích của mình bằng văn gì? ? Thế nào là văn nghị luận ? 2.Thế nào là văn bản nghị luận a. Văn bản nghị luận: Chống nạn thất học b. Nhận xét : Mục đích: Bác nói với dân về “1 trong những công việc cần phải làm ngay trong lúc này là nâng cao dân trí...” - Ýkiến: +Thực dân Pháp dùng chính sách ngu dân để cai trị nược ta. + Hầu hết người Việt nam đều mù chữ . +Những cách thức để thực hiện chống thất học . -Luận điểm: + Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí . +Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của mình.Có kiến thức mới có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà. -> Các câu đó gọi là luận điểm vì nó mang quan điểm của tác giả -> Đó những câu khẳng định một ý kiến , 1 tư tưởng -Lí lẽ: +Tình trạng thất học, lạc hậu trước CM/8 do đế quốc gây nên. +Điều kiện trước hết cần phải có là nhân dân phải biết đọc, biết viết mới thanh toán được nạn dốt nát, lạc hậu. +Việc “chống nạn thất học” có thể thực hiện được vì nhân dân ta rất yêu nước và hiếu học. => Không. Vì những kiểu văn bản trên không thể kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách đầy đủ chặt chẽ, rõ ràng... - Có -> văn bản mới có ý nghĩa => Tác giả thực hiện mục đích của mình bằng văn nghị luận ( đưa ra 1 ý kiến , trình bày những tư tưởng quan điểm của mình ) * Ghi nhớ ( Sgk) - Gọi 2 HS đọc văn bản ? Đây có phải là văn bản nghị luận không? Tại sao? ? Trong văn bản tác giả đã đề xuất ý kiến gì? Câu văn nào thể hiện? Tìm lí lẽ và dẫn chứng ?Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào ? ?Em có nhận xét gì về những lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa ra ở đây ? ?Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không ? Em hãy tìm hiểu bố cục của bài văn trên ? - Yêu cầu HS xác định bố cục II. Luyện tập Bài 1: Cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội a) Đây là văn bản nghị luận vì: + Đây là vấn đề xã hội thuộc lối sống đạo đức + Tác giả sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để trình bày và bảo vệ quan điểm của mình b-Tác giả đề xuất ý kiến: Tạo nên thói quen tốt như dậy sớm, luôn đúng hẹn, luôn đọc sách,... bỏ thói quen xấu như hay cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi,... -Lí lẽ: Thói quen xấu dễ nhiễm, tạo thói quen tốt rất khó. Nhưng mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem xét lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. -Dẫn chứng: thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, thói quen vứt rác bừa bãi... => Lí lẽ đưa ra rất thuyết phục, dẫn chứng rõ ràng, cụ thể. c-Bài nghị luận giải quyết vấn đề rất thực tế, cho nên mọi người rất tán thành. Bài 2-Bố cục: 3 phần. -MB: Tác giả nêu thói quen tốt và xấu, nói qua vài nét về thói quen tốt. -TB: Tác giả kể ra thói quen xấu cần loại bỏ. -KB: Nghị luận về tạo thói quen tốt rất khó, nhiiễm thói quen xấu thì dễ, cần làm gì để tạo nếp sống văn minh. 4. Củng cố: ? Văn nghị luận có vai trò như thế nào trong cuộc sống? ? Thế nào là văn bản nghị luận? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, sưu tầm thêm các văn bản nghị luận để học - Soạn: Tục ngữ về con người và xã hội __________________________________________________________ Ngày soạn: 8- 1 – 2014 TIẾT 76: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI A-Mục tiêu bài học: -Hiểu nội dung ý nghĩa và 1 số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng) của n câu tục ngữ trong bài. -Rèn kĩ năng phân tích nội dung ý nghĩa tục ngữ để rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào đời sống. B-Chuẩn bị: -GV: Một số câu tục ngữ cùng chủ đề, giáo án -HS: Bài soạn C-Tiến trình lên lớp: 1-Ổn định lớp: 2-Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất và cho biết bài tục ngữ đã cho ta n kinh nghiệm gì ? 3-Bài mới: Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh trí tuệ dân gian qua bao đời nay. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nhữngxkinh nghiệm xã hội mà cha ông ta để lại qua tục ngữ. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức +Hd đọc:Giọng đọc rõ, chậm, ngắt nghỉ đúng dấu câu, chú ý vần, đối +Giải thích từ khó. -Ta có thể chia 9 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm ? (3 nhóm: Tục ngữ về p.chất con người (câu1->3), Tục ngữ về h.tập tu dưỡng (câu4->6), Tục ngữ về q.hệ ứng xử (câu 7->9). +Hs đọc câu 1 -Câu tục ngữ có sd những b.p tu từ gì ? Tác dụng của các b.p tu từ đó ? +Gv: Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể. của là của cải v.chất, mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. -Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? -Câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm gì ? -Câu tục ngữ này có thể ứng dụng trong những trường hợp nào ? (Phê phán những trường hợp coi của hơn người hay an ủi động viên những trường hợp “của đi thay người”). +Hs đọc câu 2. -Em hãy giải thích “góc con người” là như thế nào? T.sao “cái răng cái tóc là góc con người” ? (Góc tức là 1 phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ là những chi tiết rất nhỏ, nhưng chính những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người). -Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? +Hs đọc câu 3 -Các từ: Đói-sạch, rách-thơm được dùng với nghĩa như thế nào ? (Đói-rách là cách nói k.quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn; sạch-thơm là chỉ phẩm giá trong sáng tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn). -Hình thức của câu tục ngữ có gì đ.biệt ? tác dụng của hình thức này là gì ? -Câu tục ngữ có nghĩa như thế nào? (Gv giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng) -Câu tục ngữ cho ta bài học gì ? -Trong dân gian còn có những câu tục ngữ nào đồng nghĩa với câu tục ngữ này ? (Chết trong còn hơn sống đục, Giấy rách phải giữ lấy lề). +Hs đọc câu 4,5,6. Ba câu này có chung nội dung gì ? -Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong câu 4? Tác dụng của cách dùng từ đó ? -Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? (Nói về sự tỉ mỉ công phu trong việc học hành). -Bài học rút ra từ câu tục ngữ này là gì? +Hs đọc câu 5. -Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? -Nói như vậy để nhằm mục đích gì ? +Hs đọc câu 6 -Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? -Mục đíchcủa cách nói đó là gì ? -Câu 5,6 mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau ? Vì sao ? ( 1 câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, 1 câu nói về tầm q.trọng của việc học bạn =>2câu không mâu thuẫn nhau mà chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh q.niệm đúng đắn của người xưa: trong h.tập vai trò của thầy và bạn đều hết sức q.trọng). +Hs đọc câu 7,8,9. -Giải nghĩa từ : Thương người, thương thân ? (Thương người: tình thương dành cho người khác; thương thân: tình thương dành cho bản thân). -Nghĩa của câu tục ngữ là gì ? (thương mình thế nào thì thương người thế ấy). -Hai tiếng “thương người” đặt trước “thương thân”, đặt như vậy để nhằm mục đích gì ? -Câu tục ngữ cho ta bài học gì ? +Hs đọc câu 8. -Giải nghĩa từ : quả, cây, kẻ trồng cây ? (Quả là hoa quả; cây là cây trồng sinh ra hoa quả; kẻ trồng cây là người trồng trọt, chăm sóc cây để cây ra hoa kết trái). -Nghĩa của câu tục ngữ là gì ?(Nghĩa đen, nghĩa bóng ). -Câu tục ngữ được sử dụng trong những h.cảnh nào ? (Thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ ;của học trò đối với thầy cô giáo. Lòng biết ơn của nhân dân đối với các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hi sinh dể bảo vệ đất nước). +Hs đọc câu 9 -Nghiã của câu 9 là gì ? (1 cây đơn lẻ không làm thành rừng núi; nhiều cây gộp lại thành rừng rậm, núi cao). -Câu tục ngữ cho ta bài học kinh nghiệm gì ? -Về hình thức những câu tục ngữ này có gì đ.biệt ? Chín câu tục ngữ trong bài đã cho ta hiểu gì về quan điểm của người xưa ? -Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với 9 câu tục ngữ trên ? (Gv cho Hs tham khảo 1 số câu tục ngữ) I-Đọc và chú thích: II-Phân tích: 1-Tục ngữ về phẩm chất con người : Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của. -> Nhân hoá - Tạo điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu. So sánh, đối lập – K.định sự quí giá của người so với của. -> Người quí hơn của. =>Khẳng định tư tưởng coi trọng gía trị của con người . Câu 2: Cái răng cái tóc là góc con người => Khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho gọn gàng, sạch sẽ, vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm. ->Có vần, có đối – làm cho câu tục ngữ cân đối, dễ thuộc, dễ nhớ. => Cần giữ gìn phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức. 2-Tục ngữ về học tập, tu dưỡng Câu 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở. -> Điệp từ – Vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học, vừa nhấn mạnh tầm q.trọng của việc học. => Phải học hỏi từ cái nhỏ cho đến cái lớn. Câu 5: Không thầy đố mày làm nên. -> Không có thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công. => Khẳng định vai trò và công ơn của thầy. Câu 6: Học thầy không tày học bạn. -> Phải tích cực chủ động học hỏi ở bạn bè. => Đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học bạn. 3-Tục ngữ về q.hệ ứng xử Câu 7: Thương người như thể thương thân. ->Nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. => Hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. => Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đến công ơn của người đã gây dựng nên thành quả đó. Câu 9: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. => Chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì mạnh; 1 người không thể làm nên việc lớn, nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được những khó khăn trở ngại dù là to . III- Tổng kết: (Ghi nhớ: sgk/ Tr13). IV- Luyện tập: -Đồng nghĩa, gần nghĩa: +Người sống đống vàng. +Người là hoa đất. -Trái nghĩa: +Hợm của, khinh người. +Tham vàng phụ ngãi (nghĩa). 4. Củng cố - Đọc lại những câu tục ngữ ?Nêu nội chính của những câu tục ngữ 5. Dặn dò : -Học thuộc lòng bài tục ngữ, học thuộc ghi nhớ. -Soạn bài: Rút gọn câu. Những câu hỏi phần I, II

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van7.doc