Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

I/ MỤC TIÊU :

1- Kiến thức :

-Nắm các hình thức và yêu cầu nội dung của đề văn nghị luận .

2- Kỉ năng :

 -Biết tìm hiểu đề , lập dàn ý và cách lập luận cho bài văn nghị luận.

3- Thái độ :

- Ăn nói mạch lạc , lễ phép .

II/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

v Tham khảo các tài liệu:

o Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.

Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/01/08 Tiết : 80 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I/ MỤC TIÊU : 1- Kiến thức : -Nắm các hình thức và yêu cầu nội dung của đề văn nghị luận . 2- Kỉ năng : -Biết tìm hiểu đề , lập dàn ý và cách lập luận cho bài văn nghị luận. 3- Thái độ : - Ăn nói mạch lạc , lễ phép . II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Tham khảo các tài liệu: Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7. Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II. 2. Học sinh: Học tốt bài cũ. Đọc bài “Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.”– soạn bài theo câu hỏi SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) H1: Luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận là gì? Lấy ví dụ? * Luận điểm là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn chân thực, đáp ứng yêu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục cao. * Luận cứ là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyêt phục. VD: Minh họa. Văn bản “Chống nạn thất học” + Luận điểm chính: Chống nạn thất học bằng cách nâng cao dân trí. + Luận cứ: Người cbiết chữ dạy người chưa biết chữ. Nay độc lập tòan dân phải được đi học……. 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: (1 phút) Với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, … trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kĩ càng đề bài và yêu cầu đề. Với văn nghị luận cũng vậy. Những đề nghị luận, yều cầu của bài văn nghị luận vẫn có những đặc điểm riêng. TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 10’ 14’ 10’ 4’ 1’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung và tính chất của đề văn nghị luận. * GV gọi HS đọc 11 đề trong SGK/21. H1: Các vấn đề trong cả 11 đề trên đều xuất phát từ đâu? H2: Người ta đặt ra 11 đề đó nhằm mục đích gì? H3: Những vấn đề ấy gọi là gì? H4 : Luận điểm cụ thể của từng đề? H5: Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận? * GV: Chỉ có phân tích, chứng minh, lí giải, bàn luận, đánh giá, . . . thì giải quyết các vấn đề trên. Vì khi nêu ra một vấn đề thì có nhiều ý kiến: đồng tình, ủng hộ, hoặc phản bác. H7: Tính chất của đề văn nghị luận có ý nghĩa như thế nào đối với việc làm bài làm văn? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề văn nghị luận. H8: Đề nêu lên vấn đề gì? H9: Đối tượng, phạm vi nghị luận ở đây là gì? H10: Khuynh hướng tư tưởng của đề văn là khẳng định hay phủ định? H11: Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì? H12: Từ việc tìm hiểu đề bài trên, em hãy cho biết trước một đề văn muốn làm tốt cần phải hiểu điều gì? Hoạt động 3: Hướng dẫn HS lập ý cho văn bản nghị luận. H13: Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với luận điểm của đề bài? * GV: Cho HS thảo luận nhóm – cử đại diện nhóm trả lời. H14: Tự phụ là gì? Tại sao khuyên chớ nên tự phụ? Tự phụ có hại như thế nào? Tự phụ có hại cho ai? Hãy liệt kê những điều tự phụ và chọn lí lẽ, dẫn chứng quan trọng để thuyết phục mọi người? Giải quyết xong các vấn đề, hướng dẫn HS kết lại phần ghi nhớ. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm – mỗi nhóm thảo luận theo yêu cầu bài tập. H15: Đề văn đã nêu ra vấn đề gì? H16: Đối tượng và phạm vi nghi luận? H17: Nêu khuynh hướng của đề? H18: Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì? H19: Lập ý, thì việc đầu tiên em phải làm gì? H20: Luận điểm bài văn trên là gì? H21: Em hãy nêu luận cứ cho bài văn trên? H22: Sách đem lại cho con người những lợi ích gì? H23: Sách thỏa mãn cho con người những nhu cầu nào được coi là người bạn lớn? * GV: Hướng dẫn cho HS tìm luận cứ. Hoạt động củng cố : Yêu cầu của đề văn nghị luận là gì? Lập ý cho bài văn nghị luận? HS đọc. TL: 11 đề nêu ra những vấn đề khác nhau nhưng đều bắt nguồn từ cuộc sống xã hội con người. TL: Mục đích là để cho người viết bàn bạc, làm sáng rõ. TL: Đó là luận điểm của văn bản nghị luận. TL: Đề 1: Lối sống giản dị của Bác. Đề 2: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Đề 3: Tác dụng của thuốc đắng. Đề 4: Tác dụng cả thất bại. Đề 5: Tầm quan trọng của tình bạn. Đề 6: Qúy, tiết kiệm thời gian. Đề 7: Cần phải khiêm tốn. Đềâ 8: Đề cao vai trò của người thầy và việc học bạn. Đề 9: Vai trò, ảnh hưởng khách quan của môi trường, yếu tố bên ngoài. Đề 10: Hưởng thụ và làm việc, cái gì nên chọn trước, chọn sau. Đề 11: Không nên that thà, đúng, sai, khôn, dại. TL: Căn cứ vào mỗi đề nêu ra một khái niệm, một vấn đề lí luận. VD: Lối sống giản dị. Tiếng Việt giàu và đẹp. TL: Tính chất của đề văn như : lời khuyên, tranh luận, giải thích … có tính định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho HS một thái độ, giọng điệu. TL: Đề nêu lên nét xấu trong tính cách của con người và khuyên con người từ bỏ. TL: Đối tượng, phạm vi: bàn tính tự phụ. TL: Khuynh huớng tư tưởng của đề văn : phủ định tính tự phụ. TL: Đề này đòi hỏi người viết phải giải thích rõ tính tự phụ, nêu rõ những biểu hiện. TL: Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là: Xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận dể làm bài khỏi sai lệch. Cụ thể hóa luận điểm chính bằng các luận điểm phụ. * HS thảo luận nhóm – cử đại diện nhóm trả lời. TL: Luận điểm: Tự phụ là tính cách không tốt, ta không nên tự phụ. Luận cứ: Tự phụ là tự cao, tự đại, cho mình là hơn hẳn mọi người, không nhìn thấy sai trái của mình. Tự phụ luôn cho mình đúng, không học hỏi ở người khác dù điều đó hay, đúng. Khó thành công, dễ bị thất bại trong công việc. Bị mọi người khinh bỉ. HS thảo luận nhóm – cử đại diện nhóm trả lời. TL: Việc đọc sách trong cuộc sống con người. Xác định giá trị của sách – một món ăn tinh thần của con người. TL: Khẳng định việc đọc sách là hết sức cần thiết. TL: Vận dụng lí lẽ để bàn bạc về giá trị của sách dẫn chứng thực tế minh họa cho việc đọc sách đem lại. TL: Xác định luận điểm: Thể hiện tư tưởng, thái độ của việc đọc sách. TL: Luận cứ: + Sách là tinh hoa trí tuệ của nhân loại: SGK, sách khoa học, sách chính trị, truyện trinh thám,….. + Sách là kho tàng trí tuệ phong phú vô tận không bao giờ hết. + Làm cho cuôïc sống con người tốt đẹp hơn. + Nó giúp cho con người học điều hay lã phải, hiểu biết về quá khứ hào hùng . . + Sách đem lại nhiều lợi ích . . . Hs trả lời như ghi nhớ ( SGK ) I/ Tìm hiểu đề văn nghị luận: 1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận: Đề văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó. Tính chất của đề văn như: lời khuyên, tranh luận, giải thích … có tính định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho HS một thái độ, giọng điệu. 2. Tìm hiểu đề văn nghị luận: Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là: Xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận dể làm bài khỏi sai lệch. II. Lập ý cho bài văn nghị luận: Đề: Chớ nên tự phụ. * Luận điểm: * Luận cứ: * Ghi nhớ. III. Luyện tập: Tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn nhất của con người. 4- Hướng dẫn về nhà : ( 1’ ) + Nắm vững các khái niệm : luận điểm , luận cứ . . . + Chuẩn bị bài Bố cục và phương pháp lập luận . BỔ SUNG , RÚT KINH NGHIỆM -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docV7-T80.doc