Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 21: Bài ca Côn Sơn

A. Mức độ cần đạt

 Cảm nhận được sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua một đoạn trích được dịch theo thể thơ lục bát.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi.

- Sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát.

- Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản.

 2. Kỹ năng

- Nhận biết thể loại thơ lục bát.

- Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát.

 3. Thái độ

 Cảm nhận được sự chan hòa giữa thiên nhiên với tâm hồn thi sĩ Nguyễn Trãi.

C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 21: Bài ca Côn Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06 Ngày soạn: 20/09/2013 Tiết: 21 Ngày dạy : 23/09/2013 HDĐT: BÀI CA CÔN SƠN (Trích Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi) A. Mức độ cần đạt Cảm nhận được sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua một đoạn trích được dịch theo thể thơ lục bát. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi. - Sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát. - Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản. 2. Kỹ năng - Nhận biết thể loại thơ lục bát. - Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát. 3. Thái độ Cảm nhận được sự chan hòa giữa thiên nhiên với tâm hồn thi sĩ Nguyễn Trãi. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: (2 Hs lên bảng trả lời) Đọc thuộc lòng hai bài thơ (phần phiên âm và dịch thơ) “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”? Nêu nội dung tư tưởng của mỗi bài? 3. Bài mới: Phong cảnh non sông đất nước ta đời Trần – Lê cách chúng ta ngày nay dăm bảy thế kỷ đã hiện ra trong cảm nhận của một ông quan anh hùng, danh nhân lịch sử dân tộc thời ấy như thế nào? Trong các em đã ai có cơ hội về thăm Côn Sơn chưa? Chắc phong cảnh những nơi ấy giờ đây khác xưa nhiều lắm! Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung CEm hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Trãi? Gv nói qua về vụ án oan Lệ Chi Viên mà Nguyễn Trãi phải chịu dưới triều đại mà chính ông đã dùng hết tài, hết sức và tâm huyết để xây dựng nên. CNêu xuất xứ tác phẩm? Hs căn cứ phần Chú thích *, trả lời. CĐoạn thơ trích mình học được dịch theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm thể thơ đó. Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản Gv yêu cầu giọng đọc: êm ái, ung dung, chậm rãi. Giải thích từ khó theo chú thích Sgk. CNêu những phương thức biểu đạt tác giả sử dụng? -> Miêu tả và biểu cảm là chủ yếu. CCảnh trí Côn Sơn hiện lên trong hồn thơ Nguyễn Trãi như thế nào? Ở đây những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? CEm hãy so sánh vẻ đẹp ở Côn Sơn so với cảnh làng quê ở phủ Thiên Trường? -> So với cảnh làng quê ở phủ Thiên Trường, ở đây một bên cảnh trí như chốn thần tiên, một bên cảnh trí đậm màu sắc hạ giới. CGiọng điệu chung của đoạn thơ là gì? Trong đoạn thơ những từ nào được điệp lại? Ý nghĩa của nó? CQua đó, em thấy cảnh trí thiên nhiên ở Côn Sơn như thế nào? * Gv bình thêm về cảnh trí ở Côn Sơn. CĐại từ ta trong đoạn thơ chỉ ai? Ta làm gì và nghĩ gì ở Côn Sơn? -> Đại từ ta chỉ Nguyễn Trãi đang sống ẩn dật, nhàn tản ở Côn Sơn. Gv: Thời gian này Nguyễn Trãi rất rỗi rãi – rỗi rãi một cách bất đắc dĩ. Bởi trong thẳm sâu tâm hồn Ức Trai, không lúc nào không mang nặng tâm sự lo lắng cho dân, cho nước, mang nặng tấm lòng ưu ái vẫn “cuồn cuộn như nước triều đông”. * Tổng kết: CEm hãy khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Côn Sơn ca? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc. CEm hãy cho biết ý nghĩa của văn bản? * Luyện tập Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 1 trong Sgk/81. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu cho Hs tự học ở nhà. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Nguyễn Trãi (1380 - 1442) (Sgk/79) 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: (Sgk/79) - Thể thơ: Lục bát II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu nghĩatừ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm. 2.2. Phân tích a. Cảnh trí Côn Sơn - So sánh: + Suối chảy – đàn cầm. + Ngồi trên đá rêu phơi – chiếu êm. - Liên tưởng: + Thông mọc như nêm – ta nằm. + Trúc bóng râm – ngâm thơ nhàn. - Điệp từ: “Ta”, “Côn Sơn”, “trong”… - Từ láy: “Rì rầm”; Tính từ: “êm”, “nêm”… - Giọng điệu: Thảnh thơi, êm tai. => Cảnh trí thiên nhiên ở Côn Sơn khoáng đạt, thanh tĩnh như chốn thần tiên. Là khung cảnh thi vị cho thi nhân ngâm thơ nhàn. b. Tâm hồn Nguyễn Trãi - Ung dung, tự tại, phóng khoáng, nhàn tản, hòa nhập cùng thiên nhiên. - Tâm hồn người rất mực thi sỹ. 3. Tổng kết a) NT: - Sử dụng từ xưng hô “ta” - Đan xen các chi tiết tả cảnh và tả người - Sử dụng biện pháp so sánh, điệp ngữ - Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái. b) ND: * Ý nghĩa văn bản: Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi. 4. Luyện tập - Giống: Là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ hòa nhập cùng thiên nhiên, cùng so sánh tiếng suối trong rừng với tiếng đàn, tiếng hát – những âm thanh do con người tạo ra. - Khác nhau: Tiếng hát vang lên từ miệng con người, tiếng đàn được gẩy lên bằng ngón tay. III. Hướng dẫn tự học - Học thuộc bài thơ, nắm nội dung bài học. - Soạn bài mới: Từ Hán Việt (TT). E. Rút kinh nghiệm Tuần: 06 Ngày soạn: 20/09/2013 Tiết: 22 Ngày dạy : 23/09/2013 HDĐT: BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA (Thiên Trường vãn vọng – TRẦN NHÂN TÔNG) A. Mức độ cần đạt Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông qua bài thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Bức tranh làng quê thôn dã trong một sáng tác của Trần Nhân Tông – người sau này trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. - Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức. - Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật qua sáng tác của Trần Nhân Tông. 2. Kỹ năng - Vận dụng kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã học vào đọc – hiểu văn bản cụ thể. - Nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. - Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đậm đà quê hương. 3. Thái độ Cảm nhận được tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương của một ông vua – vị thiền sư. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 5 học sinh. 3. Bài mới: Trong lịch sử dân tộc ta ở thời Trần, có một vị vua yêu nước, có công lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, đồng thời cũng là nhà văn hóa, nhà thơ tiêu biểu đó là vua Trần Nhân Tông. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một bài thơ của ông để phần nào thấy được hồn thơ thắm thiết tình quê của vị vua anh minh này.. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung C Em hãy nêu vài nét về tác giả Trần Nhân Tông? Hs dựa vào chú thích *, trả lời. CNêu hoàn cảnh ra đời bài thơ? CCho biết thể thơ của bài thơ này giống với thể thơ bài thơ nào các em đã học. Nêu đặc điểm thể thơ? Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản Gv yêu cầu giọng đọc: đọc chậm rãi, diễn cảm. Gv đọc mẫu. Gọi 2 Hs đọc lại văn bản. Giải thích từ khó theo Chú thích Sgk/76 CNêu phương thức biểu đạt của bài thơ? CCảnh phủ Thiên Trường hiện lên trong hai câu đầu bài thơ như thế nào? (Về thời gian, địa điểm, ánh sáng, âm thanh, màu sắc, cảnh vật …) Gv: Bài thơ miêu tả cảnh quen thuộc ở làng quê Việt Nam khi chiều xuống. Tiếng sáo của trẻ chăn trâu còn văng vẳng đâu đây. Cánh đồng vắng lặng. Từng đàn cò trắng chao liệng, đậu xuống ruộng kiếm ăn. Chỉ vài nét chấm phá, tác giả đã vẽ lên bức tranh thanh bình, yên ấm nơi đồng quê, làng mạc. CTrong khung cảnh đó, tâm hồn tác giả hiện lên như thế nào? Gv: Trần Nhân Tông vốn là một ông vua trang nghiêm, tôn kính, sống ở cung điện xa hoa, lầu son gác tía vậy mà trong suy nghĩ, tình cảm vẫn có sự gắn bó mật thiết với làng quê. Đó là một điều hiếm hoi, ít thấy. Qua đó càng khẳng định được phẩm chất của Trần Nhân Tông. Bài thơ là sự hài hòa, gắn bó giữa cảnh vật và con người, sự đạm bạc, mộc mạc của cảnh vật, thể hiện tâm hồn cao khiết của vị vua – thi sĩ Trần Nhân Tông. * Tổng kết: CQua bài thơ em cảm nhận thế nào về cảnh vật Thiên Trường và tâm hồn nhà thơ? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc. Gv gọi Hs đọc phần Đọc thêm. CEm hãy cho biết ý nghĩa của văn bản? Gv hướng dẫn phần Luyện tập, Hs về nhà làm. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu cho Hs tự học ở nhà. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Trần Nhân Tông (Sgk/76) 2. Tác phẩm: * Hoàn cảnh ra đời: (Sgk/76) * Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Phương thức biểu đạt: Miêu tả + biểu cảm. 2.2. Phân tích a. Quang cảnh phủ Thiên Trường - Thời gian: Lúc về chiều, trời sắp tối. - Không gian: thôn xóm. - Ánh sáng: Sương khói hòa quyện, bao phủ. - Âm thanh: Tiếng sáo. - Hoạt động: Trẻ dẫn trâu về nhà, cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng. -> Cảnh quê thanh bình, ấm no và nên thơ. b. Tâm hồn tác giả - Gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã. - Tình cảm đối với quê hương ấm áp, chân thành. -> Tâm hồn cao quý, thanh khiết. 3. Tổng kết a) NT: - Kết hợp giữa điệp ngữ và tiểu đối, tạo nhịp điệu thơ êm ái, hài hòa. - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa, làm hiện lên hình ảnh thơ đầy thú vị. - Dụng cái hư làm nổi bật cái thực và ngược lại, qua đó khắc họa hình ảnh nên thơ, bình dị. b) ND: * Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện hồn thơ thắm thiết tình quê của vị vua anh minh, tài đức Trần Nhân Tông. 4. Luyện tập III. Hướng dẫn tự học - Học thuộc bài thơ, nắm nội dung bài học. - Soạn bài mới: Từ Hán Việ (tt). E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 06 Tiet 21 22.doc
Giáo án liên quan