Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 1 năm 2011

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 1. Kiến thức:

- Thấy được tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

 2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

- Trao đổi, giải quyết vấn đề, trình bày.

 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng cách viết của văn bản khi viết một bài văn biểu cảm.

*HSKT: Nắm được nội dung và nghệ thuật cơ bản của văn bản.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:: Soạn bài, nghiên cứu bài giảng, bảng phụ.

2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi gợi ý ở SGK.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 1 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10.08. 2011 Ngày giảng: 15.08.2011 Tiết 01 Văn học CỔNG TRƯỜNG MỞ RA Lý Lan A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Thấy được tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng. - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ. - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con. - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. - Trao đổi, giải quyết vấn đề, trình bày... 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng cách viết của văn bản khi viết một bài văn biểu cảm. *HSKT: Nắm được nội dung và nghệ thuật cơ bản của văn bản. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:: Soạn bài, nghiên cứu bài giảng, bảng phụ. 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi gợi ý ở SGK. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: (1’) II. Kiểm tra bài cũ:(3’) KT sự chuẩn bị của học sinh. III. Bài mới: Hoạt động của thầy HĐ của trò Ghi bảng *Hoạt động 1: Khởi động. (2’) ? Ngày đầu tiên đi học ai đã đưa em đến trường?Lúc ấy cảm xúc của em như thế nào? - Thật vậy, trong chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm đẹp của ngày đầu tiên đến trường. Đó là sự háo hức, rụt rè và bỡ ngỡ. Tâm trạng của các em là vậy, thế còn tâm trạng của các bậc làm cha mẹ thì như thế nào đối với ngày đầu tiên đi học của con? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tâm trạng đó trong văn bản “Cổng trường mở ra ” của Lý Lan. *Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm. (4’) ? Hãy giới thiệu vài nét về tác giả Lí Lan? - Giới thiệu sơ lượt về tác giả. ? Cho biết hiểu biết của em về tác phẩm. *Hoạt động 3: HD đọc, t/hiểu chung. (8’) - Hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ ràng và thể hiện tâm trạng lo lắng, hồi hộp, xúc động của người mẹ. - Đọc mẫu một đoạn và gọi HS đọc tiếp. - Dẫn dắt HS giải thích một số từ khó. *KT ? Hãy xác định bố cục của văn bản. (Văn bản chia làm 2 đoạn: + Đ1: (Từ đầu…“ngày đầu năm học”) Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con. + Đ2: (Phần còn lại) Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ.) ? “Cổng trưởng mở ra” thuộc kiểu văn bản nào? Ngôi kể thứ mấy? Nhắc lại ưu và nhược điểm của ngôi kể thứ nhất.(+ Thể loại: Truyện – tự sự. + Ngôi kể: Thứ nhất.) ? Từ văn bản đã đọc, hãy nêu đại ý của bài. *Hoạt động 4: HDẫn HS phân tích. (18’) ? Văn bản “Cổng trường mở ra” nói đến sự việc gì? (Tình cảm và tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.) *KT ? Hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của mẹ dành cho con. - Dẫn dắt. ? Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được? (Mẹ không ngủ được một phần do cũng háo hức, băn khoăn lo lắng cho ngày mai là ngày khai trường của con, một phần là do nhớ lại những kỷ niệm thuở mới cắp sách đến trường của mình.) ? Đó là những kỷ niệm gì? ( Kỷ niệm ngày đầu tiên đi học được bà ngoại dẫn đến trường. Cảm xúc mẹ rất nôn nao hồi hộp khi cùng bà ngọai đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.) * Bình: Nhớ đến ngày khai trường của mình mẹ không ngủ được vì ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trọng tâm hồn người mẹ, đến nỗi người mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu … dài và hẹp” ? Những chi tiết trên cho em thấy đây là một người mẹ như thế nào? * Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ là vậy, còn tâm trạng của người con là như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tâm trạng của người con. ? Chi tiết nào trong bài biểu hiện tâm trạng của người con? + “Đêm nay con cũng háo hức như trước mỗi lần đi chơi xa” + “Giấc ngủ đến với con … đang mút kẹo” à Rõ ràng tâm trạng của đứa con không giống tâm trạng của người mẹ, đứa con rất vô tư, hồn nhiên thanh thản đi vào giấc ngủ.(Liên hệ thực tế) *KT ? Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? ? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? (Người mẹ nói một mình) *Giảng: Giọng độc thoại là giọng chủ đạo của văn bản. Nhân vật là nhân vật tâm trạng, nhân vật trữ tình. Người mẹ không trực tiếp nói với người con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thật ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình. ? Theo em cách viết này có tác dụng gì? (Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp.) ? Nhà trường đã mang lại cho các em những gì? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? (Vì vậy “ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả thế hệ mai sau, và sai lầm trên là có thể đưa thế hệ ấy đi lệch cả hàng dặm sau này.”) ? Người mẹ nói:…“ bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra” đã gần 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ em mới hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì? à Thế giới kì diệu của hiểu biết phong phú là tri thức, tư tưởng, đạo đức và những t/c mới, con người mới, quan hệ mới, sẽ đến với con như tình thầy trò, bè bạn,… mà nhà trường đem lại cho em. * Gọi HS hát bài: Đất Nước Mến Thương. àTừ lời bài hát GV liên hệ thực tế. *Hoạt động 5: HDẫn HS tổng kết.(5’) ? Hãy nêu những nghệ thuật đặc sắc của văn bản. ? Qua văn bản này, em cảm nhận được gì về hình ảnh người mẹ? - Gọi hs đọc ghi nhớ sgk. *KT - Nhấn mạnh lại ý chính. *Hoạt động 6: HDẫn HS luyện tập. (2’) ?Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường để vào lớp Một. Lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? - Nhớ lại và trả lời. - Theo dõi và ghi đề. - Giới thiệu và t/dõi. - T/bày h/b. - T/dõi và nắm cách đọc. - T/d và đọc - Giải thích. - Xác định bố cục. - Xác định và trả lời. - Nêu đại ý. - Xác định và trả lời. - Tìm các chi tiết. - Theo dõi. - Giải thích. - Trình bày kỷ niệm. - T/dõi và cảm nhận. - Suy nghĩ và trả lời. - Theo dõi. - Nêu các chi tiết. - Theo dõi. - Xác định và trả lời. - Theo dõi. - Nêu tác dụng. - Xác định và trả lời. - 4 HS trình bày. - Theo dõi. - Hát và theo dõi. - Nêu NT đặc sắc. - T/b nội dung. - Đọc g/nhớ - Theo dõi. - Suy nghĩ và trả lời. I. Tác giả, tác phẩm: (SGK) II. Đọc, tìm hiểu chung: 1. Đọc và tìm hiểu từ khó: 2. Bố cục: 3. Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường của con. III. Phân tích: 1.Hình ảnh người mẹ: a) Tình cảm của mẹ dành cho con: - Trìu mến quan sát những việc làm của con. - Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. b)Tâm trạng của người mẹ: - Thao thức, không ngủ, suy nghĩ triền miên. - Mẹ thương yêu con, lo lắng, hồi hộp, xúc động. - Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình. à Một người mẹ rất yêu thương con. 2. Tâm trạng của con: Háo hức, nhẹ nhàng, thanh thản đi vào giấc ngủ. à Trẻ con, hồn nhiên, vô tư. 3. Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ: Nhà trường đã đem lại: - Tri thức. - Bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất, tình cảm, năng lực và lý tưởng cho học sinh. à Nhà trường có vị trí quan trọng đ/v sự phát triển của thế hệ trẻ và đất nước. IV. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Lựa chọn hình thức tự bạch. - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. 2. Nội dung:(SGK) V. Luyện tập: IV. Củng cố: (1’) ? Người mẹ có tâm trạng gì trong đêm trước ngày khai trường của con? V. Dặn dò: (1’) - Đọc lại văn bản và nắm kĩ nội dung và nghệ thuật. - Viết một đoạn văn ngắn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên. - Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường. *Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………... ...................................................................................................................................................... THAM KHẢO: * Thông tin về tác giả Lý Lan: Lý Lan chào đời ngày 16 tháng 7 năm 1957 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở xứ vườn trái cây Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư đến nay. Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và học hết tiểu học ở trường Chợ Quán, trung học ở trường Gia Long, đại học ở trường Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở đại học Wake Forest (Mỹ). Từ năm 1980, Lý Lan bắt đầu dạy ở trường trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường trung học Hùng Vương (thành phố Hồ Chí Minh), năm 1991 chuyển qua trừơng trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy hẳn. Truyện ngắn đầu tay của Lý Lan là Chàng Nghệ Sĩ in trên báo Tuổi Trẻ và được giải thưởng (năm 1978). Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ. Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hà Nôi). Tập truyện thiếu nhi Ngôi nhà trong cỏ (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của hội Nhà Văn Việt Nam. Tập thơ Là mình (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2005) được giải thưởng thơ hội Nhà Văn TP HCM. Ngoài ra, Lý Lan là dịch giả của bộ truyện Harry Potter (bản tiếng Việt do NXB Trẻ phát hành ở Việt Nam từ năm 2001.) * Văn bản về ngày khai trường: ĐƯA CON VÀO LỚP MỘT Ngày mai con sẽ vào lớp một Sách giấy chờ kia trắng đến bồn chồn Cô giáo trẻ và bạn bè ríu rít Thu xanh sáng trên đầu, cha biết nói gì hơn? Bài học của con bao nhiêu người đã học Đời thực hơn hay trang sách thực hơn? Cha sống giữa việc đời từng đổi khác Bài vỡ lòng còn nguyên vẹn cho con! Mai con ơi, tất cả hãy ghi lòng Mỗi ánh mắt sót quên, hồn sẽ nghèo biết mấy Chữ nghĩa nhỡ quên có khi còn đọc lại Nhưng bạn bè thì không dễ tìm đâu! Tấm bảng đen thăm thẳm những chiều sâu Con sẽ học, sẽ thành người đối chứng Những định lí viết xong sẽ tan thành bụi phấn Tan lớp về, xin chớ trắng lòng con. Mai đến trường, cha biết nói gì hơn Mai con bước vào thời tươi đẹp nhất Nhưng con ạ, tháng ngày như chớp mắt Chớ trể tráng từ buổi học đầu tiên Cha bây giờ tóc lốm đốm hoa hiên Nhưng nỗi nhớ học trò như lửa Cha đã sống phí hoài bao nhiêu điều có thể Gửi theo con vào lớp sớm mai này. Và bấy giờ, nếu ao ước con ơi Cha sẽ ước cuộc đời là trang sách Ở thời con sẽ không còn khoảng cách Để con sống như lòng, như sách, sống yêu nhau. NGUYỄN SĨ ĐẠI - Trái tim người lính, NXB Thanh niên – 1998 Ngày soạn: 12.08. 2011 Ngày giảng: 15.08.2011 Tiết 02 Văn học MẸ TÔI Ét-môn-đô-đơ-A-mi-xi A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. 1. Kiến thức: - Sơ giản về Ét-môn-đô đơ- A-mi-xi. - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản được viết dưới hình thức một bức thư. - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha(tác giả bức thư) và nhắc đến trong bức thư - Trao đổi, giải quyết vấn đề, trình bày... 3. Thái độ: Có ý thức yêu thương và kính trong cha mẹ. *HSKT: Nắm được nội dung và nghệ thuật cơ bản của văn bản. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:: Soạn bài, nghiên cứu bài giảng, bảng phụ. 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi gợi ý ở SGK. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: (1’) II. Kiểm tra bài cũ:(3’) KT sự chuẩn bị của học sinh. III. Bài mới: Hoạt động của thầy HĐ của trò Ghi bảng *Hoạt động 1: Khởi động. (2’) Từ văn bản “cổng trường mở ra” chúng ta thấy trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ giữ một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế. *Hoạt động 2: HD tìm hiểu t/g, tác phẩm. (4’) ? Hãy cho biết vài nét về tác giả. - Giới thiệu sơ lượt về tác giả. ? Cho biết hiểu biết của em về tác phẩm. *Hoạt động 3: HD đọc, t/hiểu chung. (8’) - Hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ ràng; giọng chậm rãi, t/c, tha thiết và nghiêm. - Đọc mẫu một đoạn và gọi HS đọc tiếp. - Nhận xét cách đọc của HS. - Dẫn dắt HS giải thích một số từ: Khổ hình (hình phạt nặng nề, tàn nhẫn, làm đau đớn kéo dài); Vong ân bội nghĩa (quên ơn, phản lại đạo nghĩa); Bội bạc (phản lại người tốt, người từng có ơn, từng giúp đỡ mình). ? Theo em, văn bản này được viết theo thể loại nào? (Nhưng xét trên văn bản cụ thể, ta thấy kiểu viết thư - nghị luận đóng vai trò chủ yếu.) ? Vậy bài văn chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần. ? Em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản. *Tóm tắt: En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô…Trước cách ứng xử khéo léo và tế nhị nhưng kiên quyết, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận. ? Tại sao văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ Tôi”?(-Thứ 1, nhan đề ấy là của chính tác giả A-Mi-Xi đặt cho đoạn trích. Mỗi truyện nhỏ trong “Những tấm lòng cao cả” đều có một nhan đề do tác giả đặt. - Thứ 2, khi đọc kỹ chúng ta sẽ thấy tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.) *Hoạt động 4: HDẫn HS phân tích. (18’) ? Nhân vật chính trong văn bản này là ai? Vì sao có thể xác định như thế? *KT ? Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện lên qua các chi tiết nào trong văn bản? ? Từ những chi tiết đó, em cảm nhận phẩm chất cao quí nào của người mẹ? (Qua bức thư người bố gửi cho con chúng ta lại thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả và lớn lao. Không để cho người mẹ xuất hiện trực tiếp, tác giả cũng như bộc lộ trên t/c và thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ, mới có thể nói được một cách tế nhị và sâu sắc những gian khổ hi sinh mà nguời mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con của mình.) ? Phẩm chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em? - Yêu cầu HS đọc 2 câu: " Sự hỗn láo của con..... bố vậy"và"trong đời... con mất mẹ”. ? Đoạn văn trên nói lên tâm trạng của ai? (Nói lên tâm trạng của người bố trước lỗi lầm của con.) ? Tâm trạng của người cha trước lỗi lầm của người con như thế nào? (Buồn bã tức giận.) ? Theo em, vì sao người cha cảm thấy "sự hỗn láo... bố vậy”? (Vì cha vô cùng yêu quí mẹ và con; cha thất vọng vô cùng vì con hư, phản lại tình yêu thương của cha mẹ. Sự thiếu lễ độ của con đ/v mẹ như nhát dao đâm vào trái tim mẹ.) ? Nhát dao ấy có làm đau trái tim người mẹ không? (Có, vì trái tim mẹ chỉ có chỗ cho tình thương yêu con.) *KT ? Tìm những câu ca dao, câu thơ nói về đề tài cha mẹ. *Bình: Thời thơ ấu lúc ốm đau, người mẹ có thể hi sinh tất cả, có thể chịu đựng để nuôi con, cứu con. Khi con khôn lớn và trưởng thành, mẹ vẫn là người che chở, là chỗ dựa tinh thần, nguồn an ủi của con vì vậy mà không phải tự dưng Chế Lan Viên viết: Dẫu khôn lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con. *KT ? Nếu là bạn của En-ri-cô em sẽ nói gì với bạn về việc này? ? Cho biết đâu là lời khuyên của cha đối với con? "Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó” ? Vì sao h/ả"dịu dàng và hiền hậu...khổ hình” mà không phải là ấm áp hạnh phúc? (Vì những đứa con hư không thể xứng đáng với hình ảnh dịu dàng hiền hậu của mẹ. Cha muốn cảnh tỉnh những người con bội bạc.) ? Lời nhắn nhủ của cha: "Con hãy nhớ... hơn cả” có ý nghĩa gì? (- Hết lòng yêu thương vợ con. - Nghiêm khắc, công bằng, độ lượng và tế nhị trong việc giáo dục con) ? Tại sao bố không nói trực tiếp với En-Ri-Cô mà lại viết thư? (Bởi vì đó là trên t/c, trên điều tế nhị nhiều khi không thể nói trực tiếp được cũng có thể qua thư, người con sẽ đỡ bị tự ái, xấu hổ trước mặt cha mình. Mặt khác, người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại để suy ngẫm những điều trong thư. Nhưng cũng có thể là cha con ít gặp nhau nhiều.) - Yêu cầu HS đọc đoạn cuối. ? Tìm những từ ngữ nói lên thái độ của người cha? Đó là thái độ như thế nào ? “Phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, thành khẩn, con hãy cầu xin mẹ hôn con” (Cách biểu hiện tình cảm công khai và nồng nhiệt của người Châu Âu, người Châu Á tế nhị và kính đáo hơn) ? Em hiểu chi tiết chiếc hôn của mẹ sẽ xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con như thế nào ? *Giảng: Chi tiết này mang ý nghĩa tượng trưng. Bởi đó là cái hôn tha thứ, cái hôn của lòng bao dung, cái hôn xóa đi nỗi ân hận trong lòng con và làm dịu đi nỗi đau của người mẹ, cái hôn trong nước mắt của hai mẹ con. ? Em hiểu như thế nào về lời khuyên của cha: “Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố mà do sự thành khẩn trong lòng” ? (Người cha muốn con thành thật xin lỗi mẹ vì sự hối hận trong lòng, vì thương mẹ chứ không phải vì nỗi khiếp sợ.) ? Qua đó, em thấy tình cảm của cha đối với con ra sao? ? Em có đồng tình với một người cha như thế không? Vì sao. ? Trước thái độ và tình cảm của bố, En-ri-cô có thái độ như thế nào ? ? Theo em, vì sao En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố ? (Là một cậu bé ngoan, luôn yêu quý và kính trọng bố mẹ, hiểu sự hi sinh lớn lao thầm lặng của mẹ.) *Hoạt động 5: HDẫn HS tổng kết.(5’) ? Hãy nêu những nghệ thuật đặc sắc của văn bản. ? Qua bài học này chúng ta cần ghi nhớ những gì? - Gọi HS đọc ghi nhớ sgk. *KT ? Từ văn bản "Mẹ tôi" em cảm nhận những điều sâu sắc nào của tình cảm con người? Được thể hiện ở câu nào? *Nhấn mạnh: Từ văn bản “Cổng trường mở ra” chúng ta thấy trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ giữ một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế. ? Em hãy chọn đặt nhan đề khác cho văn bản. (Bài học đầu tiên nhớ đời của tôi.) *Hoạt động 6: HDẫn HS luyện tập. (2’) - Kể lại sự việc em lỡ gây ra khiến bố, mẹ buồn phiền. - Theo dõi và ghi đề. - Nêu vài nét về t/g. - Theo dõi. - T/bày h/b. - T/dõi và nắm c/đọc. - T/d và đọc - Nhận xét. - Giải thích. - Xác định và trả lời. - Xác định bố cục. - Tóm tắt nội dung chính. - Giải thích. - X/đ, t/lời và g/thích. - Nêu các chi tiết. - Suy nghĩ và trả lời. - Tự bộc bạch. - Đọc theo yêu cầu và trả lời. - Xác định và trả lời. - Giải thích. - Suy nghĩ và trả lời. - Đọc các câu ca dao... - Theo dõi và cảm nhận. - Suy nghĩ và trả lời. - Xác định và trả lời. - Giải thích. - Trình bày ý nghĩa. - Giải thích. - Đọc đ/cuối - Tìm các từ ngữ. - Suy nghĩ và trả lời. - Theo dõi. - Trình bày hiểu biết. - Suy nghĩ và trả lời. - Nêu ý kiến và g/thích. - Xác định và trả lời. - Giải thích. - Nêu NT đặc sắc. - T/b nội dung. - Đọc g/nhớ - Suy nghĩ và trả lời. - Theo dõi. - Đặt nhan đề. - Kể. I. Tác giả - tác phẩm: (SGK) II. Đọc và t/hiểu chung: 1. Đọc, tìm hiểu từ khó: 2. Thể loại: Thư từ - b/cảm. 3. Bố cục: 3 phần - Mở đoạn: Nêu h/cảnh người bố v/thư cho con. - Thân đoạn: Tâm trạng của người bố trước lỗi lầm của người con. - Kết đoạn: Bố muốn con xin lỗi mẹ; thể hiện tình yêu của mình với con. III. Phân tích: 1. Hình ảnh người mẹ: - Thức suốt đêm; - Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để cứu sống con. à Hết lòng thương yêu, hi sinh vì con. 2. Thái độ của bố: - Buồn bã, tức giận. - Vừa dứt khoát như ra lệnh vừa mềm mại khuyên nhủ. - Hết lòng yêu thương con và sẵn sàng tha thứ khi con thật sự ăn năn. 3. Thái độ của người con: - Xúc động chân thành khi đọc thư bố. - Ân hận và quyết tâm sữa lỗi. VI. Tổng kết: (SGK) V. Luyện tập: IV. Củng cố: (1’) ? Tình yêu thương của mẹ đối với En-ri-cô như thế nào? ? Bố có thái độ gì khi En-ri-cô có lỗi với mẹ? V. Dặn dò: (1’) - Đọc lại văn bản và nắm kĩ nội dung và nghệ thuật. - Sưu tầm những bài ca dao, thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ. - Soạn: + Từ ghép; + Liên kết trong văn bản. (Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi) *Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………... Tiết 03 Soạn: 20.08. 2012 Giảng: 23.08.2012 TỪ GHÉP MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: Nhận diện được hai loại từ ghép: Đẳng lập và chính phụ. - Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập. - Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng vốn từ ghép 1 cách hợp lí. - Trao đổi, thảo luận, giải quyết vấn đề, trình bày... *HSKT: Nắm được cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:: Soạn bài, nghiên cứu bài giảng, bảng phụ. 2. Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Tình yêu thương của mẹ đối với En-ri-cô như thế nào? ? Bố có thái độ gì khi En-ri-cô có lỗi với mẹ? III. Bài mới: Hoạt động của thầy HĐ của trò Bài học HĐ1: Khởi động. (2’) ? Dựa vào kiến thứ đã học, em hãy xác định các từ sau thuộc loại từ gì? Sách vở, quyển vở, hoa hồng, võ thuật… - Nhận xét và dẫn vào bài mới. HĐ2: HD tìm hiểu các loại từ ghép. (5’) - Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc ví dụ. ? Trong các từ ghép “Bà ngoại”, “Thơm phức” ở ví dụ trên tiếng nào là tiếng chính? ? Tiếng nào là tiếng phụ b/sung tiếng chính? -Giảng và KL ? Nhận xét về trật tự của các tiếng trong từ ấy? Kl: Đó là từ ghép CP ? Thế nào là từ giép chính phụ? - Đọc điểm ghi nhớ 1. ? Các tiếng trong hai từ ghép “quần áo”, “trầm bổng” có tiếng chính, tiếng phụ ko? ? Theo em, tại sao ở hai từ ấy ta không phân biệt được tiếng chính, tiếng phụ? *KL: Đó là từ ghép đẳng lập. ? Thế nào là từ ghép đẳng lập? - Đọc điểm ghi nhớ 2. ? So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 nhóm từ: bà ngoại, thơm phức với quần áo, trầm bổng. ? Tìm thêm những từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập? ? Vậy từ ghép có mấy loại? - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK tr 14. *HĐ3: HD t/hiểu nghĩa của các từ ghép. (10’) - Chia lớp thành 8 nhóm, phát phiếu học tập ghi nội dung câu hỏi theo hệ thống câu hỏi tìm hiểu ở SGK và yêu cầu HS thảo luận. Thời gian: 4’. - Dẫn dắt HS trình bày kq thảo luận, n/xét, bổ sung. ? Em có nhận xét gì về nghĩa của từng loại từ ghép? *Kết luận: - Nghĩa từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà nghĩa từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm. à Tính chất phân nghĩa - Nghĩa từ quần áo, trầm bổng khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. à Tính chất hợp nghĩa. - Gọi HS đọc ghi nhớ sgk tr 14. HĐ4: HDẫn HS luyện tập. (20’) Bài tập 1: - Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1. - Tổ chức trò chơi “Ai nhanh tay”. ? Sắp xếp các từ ghép đó thành hai loại. - Dẫn dắt HS nhận xét, đánh giá. - Nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc. Bài tập 2,3:Hai đội thi tìm từ ở bảng (mỗi đội 1 bt) -Nh/xét kq, bổ sung - Xác định và nêu. - Theo dõi và ghi đề. - Đọc ví dụ. - Xác định - Theo dõi. -Nhận xét - Trả lời. - Đọc g/nhớ - Xác định và trả lời. - Giải thích. - Theo dõi. - Trả lời. - Đọc g/nhớ - So sánh. - Tìm thêmvd - Nêu - Đọc g/nhớ - Thảo luận nhóm.4’ - Trình bày, n/xét,bổ sung. - Nhận xét. - Theo dõi. - Đọc g/nhớ - Đọc BT1. - Thực hiện trò chơi. - Nhận xét. - Theo dõi. -Th/hiện theo hướng dẫn . I. Bài học: 1. Các loại từ ghép: Từ ghép chính phụ Từ ghép: Từ ghép đẳng lập 2. Nghĩa của từ ghép: -Từ ghép CP : phân nghĩa -Từ ghép ĐL : hợp nghĩa * Ghi nhớ: (SGK/14) II. Luyện tập: B 1: Phân loại từ ghép. + Từ ghép CP: lâu đời, xanh ngắt, nhà ăn, cười nụ, nhà máy + Từ ghép ĐL: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi B 2: Điền thêm tiếng àt/ghép CP - Bút: bút bi, bút mực, bút chì. - Thước: thước kẻ, thước gỗ. - Mưa: mưa rào, mưa phùn. - Làm: làm rẫy, làm ruộng. B3: Điền thêm tiếng àt/ghép ĐL -Núi non, núi sông -Ham muốn, ham mê -Xinh đẹp, xinh tươi IV. Dặn dò:(2’) - Nắm kiến thức đã học và làm các bài tập còn lại (GV h/dẫn thêm) - Nhận diện từ ghép trong một văn bản đã học. *Rút kinh nghi

File đính kèm:

  • docngu van 7 tuan 1.doc