Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 10 đến tuần 14

I. Mục tiêu cần đạt:

- Thấy được tình cảm yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ cùng một số đặc điểm nghệ thuật của bài: hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình và cảnh giao hoà.

- Biết đầu nhận biết bố cục thường gặp 2/2 trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối – tác dụn.g

II. Các hoạt động dạy và học

1. ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (cả bản phiên âm + dịch thơ).

- Trình bầy những hiểu biết của em về nhà thơ.

- Phân tích giá trị nội dung của bài thơ.

 

doc28 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 10 đến tuần 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 Tuần 10 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh I. Mục tiêu cần đạt: Thấy được tình cảm yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ cùng một số đặc điểm nghệ thuật của bài: hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình và cảnh giao hoà. Biết đầu nhận biết bố cục thường gặp 2/2 trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối – tác dụn.g II. Các hoạt động dạy và học ổn định Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (cả bản phiên âm + dịch thơ). - Trình bầy những hiểu biết của em về nhà thơ. - Phân tích giá trị nội dung của bài thơ. Bài mới: Hoạt động 1: giới thiệu bài: “Vọng nguyệt hoài hương” là một đề tài phổ biến trong thơ ca cổ phương Đông. Đỗ Phủ đẫ viết: Sương từ đêm nay trắng xoá / Trăng là ánh sáng của quê nhà; Còn Bạch Cư Dị thì viết: “Xem trăng có lẽ cùng rơi lệ / Một mảnh tình quê, 5 anh em ở 5 nơi đều giống nhau”. Nhưng “Bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản, tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, song bài có ma lực lớn nhất, được truyền tụng rộng rãi nhất cũng là bài Tĩnh dạ tứ ấy.” (Trương Minh Phi) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung VB: Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt - Giới thiệu vài nét về tác giả? - Hướng dẫn học sinh đọc: Giọng đọc chậm, buồn, tình cảm theo nhịp 2/3. - Nhận diện thể thơ này? - Giải nghĩa những yếu tố Hán Việt. Lưu ý: tứ nghĩa là ý tứ, cảm nghĩ. * Học sinh đọc phần chú thích trong SGK. HS trả lời * Tập giải nghĩa những yếu tố Hán Việt I. Tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả: - Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, được mệnh danh là tiên thơ. - Ông sớm rời xa quê hương nên chủ đề nhớ quê hương thường gặp trong thơ ông. Thể loại Bài thơ được viết theo thể Ngũ ngôn tứ tuyệt (cổ thể). Thể hiện tình cảm yêu quê hương tha thiết của một người phải sống xa quê trong một đêm trăng thanh tĩnh. 3. Giải nghĩa từ: Hoạt động II: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản - Hai câu đầu có phải chỉ tả cảnh không? Làm sao em biết điều đó? Không chỉ có cảnh thuần tuý mà vừa có cảnh, vừa có tình, có suy tư cảm xúc của con người. - Chữ “sàng” đem đến cho em thông tin gì? Chữ “nghi thị” nói lên suy nghĩ gì của tác giả? Học sinh đọc bản phiên âm - Suy nghĩ độc lập, trả lời câu hỏi. II. Đọc hiểu VB Hai câu đầu - Trong đêm trăng tha hương, có người trằn trọc mãi mà không ngủ được. - Trong tình trạng mơ màng đó, ngắm ánh trăng rọi tới đầu giường, ngỡ là (nghi) sương phủ trên mặt đất đ Câu thơ có cảnh có tình hoà quyện mà con người vẫn là chủ thể của hoạt động. - Hai câu thơ cuối có liên quan với 2 câu đầu về ý như thế nào? * So sánh với câu thơ dân gian: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt? Khán: xem Vọng: trông từ xa, ngắm nhìn đ Biểu cảm hơn. * Tại sao “cử đầu” rồi lại phải “đê đầu”? * Tìm mạch ý trong bài thơ này - Suy nghĩ độc lập, trả lời câu hỏi Thảo luận nhóm, trả lời - Suy nghĩ độc lập, trả lời câu hỏi Thảo luận nhóm, trả lời Hai câu cuối - Hành động “ngẩng đầu” như để kiểm nghiệm điều “nghi” mà câu thơ thứ hai đặt ra (sương - trăng ) đ ánh mắt nhà thơ chuyển hướng nhìn từ trong ra ngoài, từ mặt đất hướng lên bầu trờ.i - Từ chỗ chỉ thấy ánh trăng “minh nguyệt quang” đến chỗ thấy cả vầng trăng “minh nguyệt” - Và khi thấy trăng cũng đơn côi như mình, lập tức lại “cúi đầu”, nhưng không phải để ngắm lại “sương trên mặt đất” mà để suy ngẫm, nhớ thương, hoài niệm về cố hương. đ Chỉ trong khoảnh khắc “ngẩng đầu” “cúi đầu” đã động mối tình quê, đủ thấy bình thường tình cảm đó sâu nặng, thường trực. * Tìm hiểu nghệ thuật đối ở câu 3 và câu 4? * Tìm các động từ có trong bài, tìm chủ ngữ - chủ thể của các hoạt động đó. * Các động từ này tạo ra sự liên kết ý thơ như thế nào? Thảo luận nhóm, trả lời - Suy nghĩ độc lập, trả lời câu hỏi Thảo luận nhóm, trả lời. Nghệ thuật: a. Tìm hiểu nghệ thuật đối trong bài Câu 3 và câu 4 đối nhau về số chữ, cấu trúc ngữ pháp, từ loại b. Vai trò liên kết ý thơ của các động từ nghi (ánh trăng hay sương) đ cử (ngẩng đầu lên) đ vọng (ngắm, nhìn ra xa) đ đê (cúi đầu xuống) đ tư (nhớ quê hương). - Đọc bài thơ này, em cảm nhận được tình cảm gì của nhà thơ? * Yêu cầu h/s so sánh hai bản dịch Rút ra phần ghi nhớ III. Tổng kết: SGK IV. Luyện tập 4. Củng cố – dặn dò: - Học thuộc lòng phiên âm, bản dịch thơ. - Soạn bài tiếp theo. Tiết: 38 - Tuần: 10 ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê I. Mục tiêu cần đạt: Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. Biết đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó. II. Các hoạt động dạy và học ổn định Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (cả bản phiên âm + dịch thơ). Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Trình bầy những hiểu biết của em về thể thơ đó. Phân tích giá trị nội dung của bài thơ. Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung VB. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt + Nêu tìm hiểu của em về tác giả Học sinh đọc phần chú thích trong SGK I. Tiếp xúc văn bản Tác giả: - Hạ Tri Trương (659-744) đỗ tiến sĩ năm 695, làm quan trên 50 năm ở Trường An dưới thời Đường Huyền Tông. - Năm 85 tuổi mới từ quan về quê. * Tác giả làm bài thơ này nhân dịp nào? Khi đã bao nhiêu tuổi, xa quê đã bao lâu? Khi tác giả hồi hương sau hơn 50 năm xa cách, lúc đó ông đã 85 tuổi. Dựa vào bài soạn trả lời Tác phẩm - Viết năm 744 khi tác giả về quê, là một trong hai bài hồi hương ngẫu thư. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Hoạt động II: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản - Đọc bản phiêm âm: giọng chậm, buồn, riêng câu 3: hơi ngạc nhiên * Hướng dẫn h/s tìm hiểu bài thơ. - Tình huống để tác giả thể hiện tình cảm với quê hương có gì khác so với bài Tĩnh Dạ Tứ của Lý Bạch (Bản thân hành động từ giã triều đình, từ giã kinh đô của một vị đại thần để trở về quê hương đã là đáng trân trọng. - Tình cảm với quê hương được thể hiện trong dịp trở về quê cũ chứ không phải ở nơi xa nhớ về quê cũ như Lý Bạch.) - Em hiểu thế nào về từ “ngẫu thư“? Ngẫu nhiên viết chứ không phải là tình cảm, cảm xúc bộc lộ một cách ngẫu nhiên. Tại sao lại “ngẫu nhiên viết”? (Ngẫu nhiên viết vì vốn không chủ định làm thơ ngay khi mới đặt chân đến quê nhà. Tình cảm với quê hương như một dây đàn căng hết mức, chỉ cần khẽ chạm là ngân lên, ngân lên mãi. - Chính tình huống xảy ra đột ngột thể hiện ở câu cuối đã thúc đẩy nhà thơ phải viết, không thể không viết.). Chữ “ngẫu” nâng ý nghĩa tác phẩm lên gấp bội. - Phân tích nghệ thuật đối trong 2 câu thơ đầu. Đối vế câu, đối từ loại, đối cú pháp * ý nghĩa phép đối trong câu thứ nhất ? Phép đối này có tác dụng sau: Làm rõ sự việc đi, về của tác giả Nêu bật ý nghĩa trở về của tác giả Tạo nhạc điệu cân đối cho lời thơ. * Em hiểu theo tác dụng nào ? * ở câu thứ 2: “giọng quê” có nghĩa gì? “giọng quê không đổi” có nghĩa gì? + Có chút buồn nào không trong khi tác giả tự nhận thấy “tóc đà khác bao” * Yêu cầu h/s làm câu hỏi 3 SGK * Hai câu thơ cuối tác giả kể về sự việc gì? * Em nhận thấy giọng điệu câu thơ này như thế nào? Có gì khác 2 câu thơ trên? * Tiếng cười, câu hỏi hồn nhiên của các em bé có làm tác giả vui lên không? - Giọng nói vẫn mang bản sắc quê, chất quê, hồn quê không thay đổi. - Đọc bài thơ này, em cảm nhận được tình cảm gì của nhà thơ? - Có, đó là nỗi buồn sâu xa về tuổi già - ngậm ngùi. * Yêu cầu h/s so sánh hai bản dịch (Câu 1 (bản 1) làm rõ phép đối song câu 2 còn thô. Còn câu 1(bản 2) chưa làm rõ đối nhưng câu 2 lại có hồn hơn.) - Câu 1: biểu cảm qua tự sự - Câu 2: biểu cảm qua miêu tả. - Các em nhỏ đón chào, nhưng chẳng nhận ra ông là ai, chúng còn hỏi ông là khách từ nơi nào đến. - Giọng tường thuật, khách quan nhưng ẩn chứa nỗi buồn. - T/g thấy ngậm ngùi, buồn bởi chẳng còn ai nhận ra ông, ông bị xem là khách ngay trên quê hương mình. - Tình yêu quê hương sâu sắc - Nỗi ngậm ngùi xót xa trước sự thay đổi, trước dòng chảy của thời gian. HS đọc bản phiên âm - Tập giải nghĩa những yếu tố Hán Việt (cố gắng không phải xem chú thích) HS trả lời HS thảo luận, trả lời Tiểu đối (đối trong câu) “Lúc trẻ xa nhà”- “Lúc già trở về” “Giọng quê không đổi”- “tóc mai đã rụng” - Thời gian đã trôi qua, đi thì còn trẻ, trở về đã già, tóc đã bạc nhưng giọng nói quê vẫn không thay đổi. đ Cả 3 tác dụng II. Đọc – hiểu văn bản Đọc Tìm hiểu a. Tìm hiểu nhan đề bài thơ *. Hồi hương: trở về quê cũ. đ lần về đầu tiên và cũng là lần về cuối cùng (về ở hẳn). * Ngẫu thư: ngẫu nhiên mà viết (không chủ định trước) đ Tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực, bất cứ lúc nào cũng có thể bộc lộ. 2. Phân tích hai câu đầu + Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi / Hương âm vô cải, mấn mao tồi Phép đối: + Thiếu – lão; tiểu - đại; li – hồi đ khái quát quãng đời xa quê làm quan, làm nổi bật sự xa cách về thời gian, sự thay đổi về vóc người, về tuổi tác. đ Cảm xúc buồn, bồi hồi trước sự trôi chảy của thời gian, tuổi tác. + mấn mao – hương âm; cải – tồi đ mái tóc đã bạc đi theo năm tháng giọng quê vẫn giữ nguyên không đổi đ nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương. Phân tích hai câu cuối. Nhi đồng tương kiến, bất tương thức Tiếu vấn: khách tòng hà xừ lai + người đón chào: nhi đồng đ người cùng tuổi với nhà thơ nay chẳng còn ai. + Thái độ tiếp đón: vui cười, hiếu khách. Trớ trêu: gọi tác giả là “khách” lại “ở nơi nào” đến. đ Trở về quê mà bị coi như người lạ đ cảnh quê đã đổi thay, người quen cũ không còn. đ Câu thơ thấm đượm nỗi bi hài, xót xa sau những lời tường thuật khách quan, hóm hỉnh. III. Tổng kết SGK IV. Luyện tập 4. Củng cố – dặn dò: - Học thuộc lòng phiên âm, bản dịch thơ - Soạn bài tiếp theo. Tuần: 11 Tiết: 41 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá I. Mục tiêu bài học Giúp học sinh cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ. Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình cùng đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự. II. Các hoạt động dạy – học ổn định Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ bài Hồi hương ngẫu thư. Cho biết tình cảm của nhà thơ bộc lộ trong bài ? Em còn nhớ gì về nhà thơ Lý Bạch? bút pháp của thơ Lý Bạch ? Đọc một bài của ông. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt *. Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả - tác phẩm - Nếu bút pháp thơ Lý Bạch là lãng mạn, bay bổng thì bút pháp thơ Đỗ Phủ lại hiện thực, chân thành. Cuộc đời ông long đong, khốn khổ, chết vì nghèo, bệnh nhưng sự nghiệp thơ ca vĩ đại. - Nguyễn Du đã từng viết về ông: Văn chương nghìn đời, bậc thầy của nghìn đời. Bình sinh khâm phục không lúc nào quên. Giới thiệu thơ cổ thể: Thể thơ ra đời trước thời Đường, vần nhịp, câu, chữ khá tự do, phóng khoáng. * Đọc phần * chú thích - Tìm hiểu về tác giả - Tìm hiểu về tác phẩm + Hoàn cảnh sáng tác + Bố cục (trả lời câu hỏi trong SGK) I. Tiếp xúc văn bản Tác giả Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường “thi sử thi thánh” Để lại gần 1.500 bài thơ phản ánh sâu rộng hiện thực Trung Quốc, thấm nhuần tinh thần nhân đạo cao cả. Tác phẩm - Viết vào khoảng cuối năm 760, khi căn nhà tranh của tác giả mới được bạn bè, người thân dựng cho vài tháng đã bị gió phá nát. Bố cục: 4 phần Tả cảnh gió thu phá nát mái nhà. Kể việc trẻ con trong thôn cướp mất tranh. Tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm trời mưa. Ước mơ cao cả của nhà thơ. Thể thơ: cổ thể Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc bài thơ - 3 khổ đầu: giọng vừa kể, vừa tả lại, vừa bộc lộ cảm xúc buồn bã, bất lực, cay đắng. - Khổ cuối: giọng tươi sáng, phấn chấn hơn. H/s đọc bài thơ Chú ý: - 2 đoạn đầu: mỗi đoạn có 5 câu đ hiện tượng hiếm thấy. - Đoạn cuối: kiểu câu dài đ nhà thơ không bị công thức khuôn khổ gò bó. II. Đọc – hiểu văn bản Đọc Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ - Phương thức biểu đạt của khổ 1 là gì? - Qua phương thức đó em hiểu hoàn cảnh của nhà thơ khi đó ra sao? H/s đọc khổ 1. - Miêu tả kết hợp với tự sự - Trận gió thổi rất mạnh. Cuốn bay tung 3 lớp mái tranh. Tranh bay tung toé mảnh cao, mảnh thấp, mảnh gần, mảnh xa, rải trên bờ, treo ngọn rừng quay lộn vào mương. Tìm hiểu Khổ 1: 5 câu đầu Ngôi nhà mới dựng đã bị gió thu lớn thổi tốc mái. Tranh bay tung khắp chốn, khắp nơi đ tâm trạng tác giả: lo, tiếc của, bất lực - Đã khổ vì nhà tốc mái, nhà thơ còn khổ thêm vì lý do gì ? (- Lũ trẻ xóm nam cướp mất những tấm tranh. - Môi khô, miệng đắng, gào chẳng được, chống gậy quay về, lòng ấm ức.) - Tình cảm nhà thơ khi đó - Những nỗi ấm ức trong lòng ông lão có thể là gì ? (+ Nỗi cơ cực tuổi già, sức yếu + Nỗi cay đắng cho thân phận nghèo khổ của mình. + Nỗi xót xa cho những cảnh đời nghèo khó trong thiên hạ. Ta có nên trách nhiều hay chăng bọn trẻ con xóm nam nghèo, nghịch khi cảnh đói nghèo, trẻ em thất học xã hội loạn) H/s đọc khổ 2 - H/s tự chọn phương án đúng (2-3). Đỗ Phủ từng lên án: - Ngoài biển máu chảy thành biển đỏ. Mở cõi nhà vua ý chưa bỏ Ngoài đường, xương chết buốt Khổ 2: 5 câu tiếp theo Trẻ con trong làng xô nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trước mắt. Chủ nhân: già, yếu đáng thương đ Cảnh đói nghèo, cơ cực thất học đang diễn ra trầm trọng. - Trong khổ thơ này đã kết hợp những kiểu văn bản nào? - Qua lời kể, em hình dùng ra một không gian ntn? - Trong không gian đó, nhà thơ còn gặp những nỗi khổ nào? (cả những nỗi khổ về vật chất lẫn tinh thần). - Giả sử bài thơ đến đây là hết thì em cảm nghĩ gì giá trị biểu cảm của bài thơ. (Nói lên được một cách chân thực xúc động nỗi khổ của một người nghèo trước cảnh nhà bị phá nát bởi gió, mưa, thân già đành bất lực.) H/s đọc khổ 3 Tả và kể. + Đêm đen đặc, mền vải lạnh nhà dột, mưa dày hạt, chẳng dứt. + ít ngủ nghê, đêm dài ướt át Khổ 3: Tám câu tiếp theo Không gian lãnh lẽo, bóng tối dày đặc bao phủ, gió nổi lên, đêm mưa đổ xuống kéo dài suốt đêm. Bao nhiêu nỗi khổ hành hạ nhà thơ: + Trời lạnh, nhà dột khắp nơi + Con nằm hỗn, đạp chân rách cả chăn mền cũ nát + Lo lắng không ngủ được vì cảnh loạn lạc. đ Nỗi khổ về vật chất và tinh thần của Đỗ Phủ cũng là cái khổ chung của người dân lao động, các nhà nho, trí thức Trung Quốc lúc bấy giờ vì chiến tranh loạn lạc, liên miên. - Qua đoạn thơ này, tác giả nói lên ước mong gì ? (+ Ước có căn nhà muôn nghìn gian bất chấp mưa nắng cho tất cả người nghèo được che chở. + Nhà rộng – che khắp thiên hạ) - Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được thể hiện trong hai câu thơ cuối. (Riêng lều ta nát, rét cũng được đ sẵn sàng hy sinh vì hạnh phúc chung. + Đỗ Phủ không chỉ xót xa lo lắng cho cảnh ngộ khốn cùng của bản thân mà còn thể hiện tình cảm lo nước, thương dân nồng cháy.) - HS đọc khổ 4 + Khổ 4: 5 câu thơ cuối - Ước mơ cao cả chan chứa lòng vị tha và tinh thần nhân đạo. Lòng vị tha đã đến độ “xả thân”: từ nỗi khổ của bản thân, tác giả đã liên hệ tới nỗi khổ của những người nghèo hơn mình. đ đặt nỗi khổ của họ lên trên nỗi khổ của mình. Yêu cầu H/s làm BT2 phần luyện tập III. Tổng kết SGK IV. Luyện tập Củng cố – Dặn dò: ôn tập để kiểm tra 1 tiết. Tuần: 11 - Tiết: 43 Từ đồng âm I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hiểu được thế nào là từ đồng âm, biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm. Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm. II. Các hoạt động dạy – học ổn định Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ trái nghĩa ? cho VD. Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? Chữa bài tập Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là từ đồng âm. - Thử tìm những từ thay thế được cho từ lồng ở VD1 lồng ở VD2. So sánh hai từ “lồng” này về : + ngữ âm + ngữ nghĩa. H/s làm BT nhanh: giải nghĩa các cặp từ. Những đôi mắt sáng thức đến sáng. Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về từ đồng âm được sử dụng ntn? - Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng. Hỏi câu 2 (II) Hỏi câu 3 (II) rút ra ghi nhớ BT nhanh: giải thích ý nghĩa từ “chả” trong ngữ cảnh sau: Trời mưa đất thịt trơn như mỡ Dò đến hàng nem chả đến ăn. * Hoạt động 3: Lưu ý những trường hợp dễ nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Đá 1: chất liệu (hòn đá, tảng đá) Đá 2: động tác (đá chân, đá bóng) đ Từ đồng âm. Trả lời câu hỏi mục 1. - Lồng à nhảy, tế, vọt, phóc - Lồng à chuồng, bu, rọ + Phát âm giống nhau + ý nghĩa khác nhau. Sáng 1: Tính chất của mắt – khoẻ mạnh tinh tường. Sáng 2: Chỉ thời gian phân biệt với chiều, tối. Trong 1: chỉ vị trí, phân biệt với ngoài, giữa. Trong 2: tính chất của mắt, phân biệt với đục, mờ, tối. Trả lời câu hỏi mục 2 (II) - Nhờ từ “lồng” được đưa vào những câu cụ thể. Chả - phủ định từ: “không, chưa, chẳng, chả ...” I. Thế nào là từ đồng âm VD: + Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. Lồng (động từ): nhảy dựng lên, chạy vọt đi. + Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay nó vào lồng. Lồng (danh từ): vật dụng đan bằng tre, hoặc làm bằng dây thép để chứa, đựng. Ghi nhớ: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì với nhau. II. Sử dụng từ đồng âm VD: - Mẹ tôi kho cá. - Đem cỏ về kho. Kho 1: một cách chế biến, đun chín cá Kho 2: nơi để chứa, đựng vật. Ghi nhớ: SGK Chú ý: + Từ nhiều nghĩa: bản thân là 1 từ, nhưng mang nhiều nghĩa khác nhau (vẫn có cơ sở nghĩa chung nào đó). + Từ đồng âm: bản thân là những từ mang nghĩa khác nhau, chỉ giống nhau về phát âm. VD: Chạy đ Chuyển động nhanh (nó chạy đi rồi) đ bán hàng nhanh (hàng bán rất chạy) đ Tìm cách kiếm tiền nhanh (chạy tiền, chạy thuốc). III. Luyện tập 4. Củng cố, dặn dò: - Học bài, làm nốt bài tập còn lại Tuần: 11-Tiết: 44 Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm I. Mục tiêu bài học Giúp học sinh thấy được vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm Tự đánh giá được sự cần thiết của các yếu tố, luyện tập vận dụng hai yếu tố đó. II. Các hoạt động dạy – học ổn định Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài thơ ở VD 1 Bài thơ là một chỉnh thể, việc phân chia ranh giới giữa các phương thức biểu đạt chỉ có tính chất tương đối. * Suy nghĩ – trả lời câu hỏi + Đoạn 1: Tự sự + miêu tả có vai trò tạo bối cảnh chung + Đoạn 2: tự sự có ý nghĩa kể chuyện và giải thích cho tâm trạng bất lực “lòng ấm ức” + Đoạn 3: miêu tả để đặc tả một tâm trạng điển hình “ít ngủ”. - Không thể. Tự sự và miêu tả trong hồi tưởng đ góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc. I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. VD1: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá + Đoạn 1 đ tự sự (2 câu đầu) đ miêu tả (3 câu sau) + Đoạn 2: tự sự kết hợp với biểu cảm + Đoạn 3: tự sự + miêu tả + biểu cảm + Đoạn 4: biểu cảm trực tiếp. đ Các yếu tố miêu tả, tự sự có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc, khát vọng lớn lao cao quý. *. Hoạt động 2: Hướng dẫn H/s trả lời câu hỏi tìm hiểu VD2. - Tìm ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả. - Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có bộc lộ được hay không ? * Suy nghĩ – trả lời câu hỏi VD2: Đoạn văn của Duy Khán - Yếu tố miêu tả: tả bàn chân bố - Yếu tố tự sự: + Kể chuyện bố ngâm chân nước muối + Kể chuyện bố đi sớm về khuya đ Cảm nghĩ của tác giả: xúc động, xót thương bố phải vất vả sớm khuya. đ Tình cảm yêu thương, kính trọng, xót xa đã chi phối, gắn bó các yếu tố miêu tả thành một mạch văn nhất quán có tính liên kết. Ghi nhớ: SGK Hoạt động 3. Hướng dẫn H/s luyện tập + Có thể gợi kể theo trình tự sau: Tả cảnh gió mùa thu ra sao ? Gió đã gây ra tai hoạ gì ? Kể lại chuyện ngôi nhà của Đỗ Phủ tốc mái ntn? Kể lại hành động của những đứa trẻ và tâm trạng ấm ức của tác giả. Tả cảnh mưa dột, cảnh sống cực khổ lạnh lẽo của nhà thơ. Kể lại mơ ước của Đỗ Phủ trong đêm ấy. Nhận xét. Làm BT1 (H/s kể theo các ý đã hướng dẫn cần chú ý, nhà thơ không kể, tả thật đầy đủ các tình tiết, sự việc, chỉ chọn nét nào biểu cảm nhất). (BT2 làm tương tự như BT1) II. Luyện tập BT1: Kể lại nội dung bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” = văn xuôi biểu cảm. Củng cố – dặn dò: - ôn tập văn biểu cảm - Chuẩn bị làm bài viết 1 tiết. Tuần 12 - Tiết: 45 Cảnh khuya - rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh) I. Mục tiêu bài học. Giúp H. cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung cảu Hồ Chí Minh biểu hiện trong 2 bài thơ. Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc trong nghệ thuật của 2 bài thơ. II. Các hoạt động dạy - học. Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng và diễn cảm bản dịch thơ Bài ca nhà tranh bị gió phu phà. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nội dung chính của bài thơ là gì? Giới thiêu bài mới Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là con người có tâm hồn nghệ sĩ. Mặc dù Người đã viết: “Ngâm thơ ta vốn không ham” và người lại bận trăm công nghìn việc, nhưng có đôi phút nghỉ trong đêm khuya vắng nơi rừng sâu núi thẳm, hay tình cờ bắt gặp một cảnh đẹp, ngắm ánh trăng xa, Người lại làm thơ. Hai bài thơ (một viết bằng chữ Việt, một viết bằng chữ Hán) chính là hai trường hợp hiếm hoi như thế. Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Hướng dẫn H. tìm hiểu đôi nét về tác giả, tác phẩm. Hướng dẫn H. đọc văn bản. - Chú ý ngắt nhịp đúng ở bài Cảnh khuya: câu 1 và câu 4 nhịp 3/4. - Hai bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? nhận diện? * Kiểm tra nhanh phần nhớ chú thích của h/s. * Đọc phần * trong chú thích nêu những hiểu biết về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. * H. đọc hai văn bản. * Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, 7 chữ một câu, ba vần (xa, hoa, nhà) và (viên, thiên, thuyền). I. Tiếp xúc văn bản 1. Tác giả. - Hồ Chí Minh (1890 – 1969) Lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta. - Người còn là một danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn. 2. Tác phẩm. a. Xuất xứ: Được viết trong thời kỳ Bác ở chiến khu Việt Bắc (1947 – 1948). b. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (bản dịch bài Nguyên tiêu theo thể lục bát) c. Chú thích * Hoạt động 2: Hướng dẫn H. phân tích hai câu đầu bài Cảnh khuya. - Đối tượng miêu tả hai câu thơ này là gì? miêu tả như thế nào? - Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó? (có 2 câu thơ khác tả tiếng suối: Côn Sơn có suối nước trong Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm (Côn Sơn ca) Tiếng suối trong như nước ngọc tuyền (Tiếng sáo Thiên Thai của Thế Lữ) - Con đã từng gặp kiểu điệp từ này trong câu thơ cổ nào? * Đọc 2 câu đầu – trả lời câu hỏi - Tả tiếng suối trong rừng khuya nghe róc rách, văng vẳng đâu đây như giọng hát trong trẻo, ngọt ngào. - NT: So sánh. - Tả cảnh trăng trong rừng. - Sử dụng NT: điệp từ Cỏ cây chen đá, lá chen hoa (Bà Huyện Thanh Quan) II. Tìm hiểu văn bản Bài 1: Cảnh khuya a. Hai câu đầu: * Tả tiếng suối: “trong” – “như tiếng hát xa” - Cách so sánh làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống, trẻ trung. - Thiên nhiên trong rừng đêm không còn vẻ hoang vắng, lạnh lẽo. * Tả cảnh trăng trong rừng. - Một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối: trăng – cổ thụ – bóng cây – hoa - Điệp từ “lồng” Gợi lên vẻ đẹp lung linh, chập chờn lại ấm áp, hoà quyện. * Hoạt động 3: Tìm hiểu 2 câu thơ cuối. - Tìm hiểu tâm trạng của tác giả thể hiện trong 2 câu cuối: * Tác dụng của điệp từ “chưa ngủ” như cái “bản lề” được mở ra 2 thế giới: ảo và thực, ngoại cảnh và nội tâm, nghệ sĩ và chiến sĩ, cổ điển và thời đại. * Sử dụng điệp từ “chưa ngủ”. - Chưa ngủ vì mải mê ngắm cảnh đẹp của đêm trăng trong rừng. - Chưa ngủ vì lo việc nước. đ Là “bản lề” mở ra 2 hướng của tâm trạng trong cùng một con người. b. Hai câu cuối Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ đ Sự rung động, niềm say mê trước khung cảnh đẹp như tranh của thiên nhiên. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. đ Chưa ngủ vì lo nghĩ đến vận mệnh đất nước. đ Niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước là 2 nét tâm trạng thống nhất trong con người Bác, thể hiện sự hoà hợp, thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sỹ cách mạng trong Bác. * Hoạt động 4: Tìm hiểu bài Rằm tháng giêng. - Đọc 2 câu đầu em hình dung ra một không gian như thế nào? - Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. * H. đọc lại bài Rằm tháng giêng - ánh trăng sáng vằng vặc, dòng nước chảy lênh láng ánh trăng, tất cả ngời lên sức xuân. - Điệp từ “xuân” Bài 2: Rằm tháng giêng a. Hai câu đầu - Không gian cao, rộng mênh mông tràn đầy ánh sáng và sức sống trong đêm Nguyên tiêu. - Con sông, mặt nước như tiếp liền với bầu trời, sức sống mùa xuân tràn ngập đất trời: Sông xuân Nước xuân ô tiếp -nối tiếp nhau Trời xuân chan hoà với nhau - NT: điệp từ “xuân” nhấn mạnh về

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 7 tuan 10 14.doc