A, Mục tiêu bài học
1- Kiến thức
Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức cơ bản của HS về phần văn học Việt Nam đã học từ đầu năm đến nay. Kiểm tra đánh giá việc phân tích, cảm thụ văn học của HS
2 -Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra, kỹ năng trình bày, nhận xét, liên hệ.
3 - Thái độ
Giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực khi làm bài kiểm tra.
B, Chuẩn bị
- GV: Xây dựng ma trận, ra đề, đáp án, biểu điểm.
- HS : Ôn tập chuẩn bị nội dung kiểm tra
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 11 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21 / 10 / 2012
Ngày dạy: 7A: 26/ 10 / 2012
7B: 27 / 10 / 2012
Tiết 42
KIỂM TRA VĂN
A, Mục tiêu bài học
1- Kiến thức
Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức cơ bản của HS về phần văn học Việt Nam đã học từ đầu năm đến nay. Kiểm tra đánh giá việc phân tích, cảm thụ văn học của HS
2 -Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra, kỹ năng trình bày, nhận xét, liên hệ.
3 - Thái độ
Giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực khi làm bài kiểm tra.
B, Chuẩn bị
- GV: Xây dựng ma trận, ra đề, đáp án, biểu điểm.
- HS : Ôn tập chuẩn bị nội dung kiểm tra
MA TRẬN
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
cộng
Thấp
Cao
Văn bản
Cuộc chia tay
của những con búp bê, Cổng trường mở ra
Hiểu được bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm cho người đọc, hiểu được ý nghĩa một câu nói của người mẹ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Văn bản Bánh trôi nước, chùm ca dao than thân
Nhớ được bài thơ
Viết được đoạn văn biểu cảm trình bày suy nghĩ của bản thân
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Sốđiểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 2
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Văn bản Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà
Biết so sánh đối chiếu nhận xét điểm giống nhau, khác nhau
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 4
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
C, Tiến trình tổ chức dạy - học.
1.Ổn định tổ chức
- Sỹ số: Lớp 7A:............ Lớp 7B: ............
2.Tiến hành kiểm tra
- Gv phát đề, Hs làm trực tiếp vào tờ đề
Phần I - Đề bài
Đề 1 lớp 7A
Câu 1(2đ)
- Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả Khánh Hoài muốn gửi tới người đọc lời nhắn gì?
Câu 2 (2đ)
Chép thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Câu 3 (3đ)
Trình bày suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước và chùm ca dao than thân (viết một đoạn văn biểu cảm khoảng 10 - 15câu)
Câu 4 (3đ)
Có ý kiến cho rằng : Cụm từ “ Ta với ta ” trong 2 bài thơ : Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến hoàn toàn giống nhau. Em có đồng ý không ? Vì sao ?
Đề 2 lớp 7B
Câu 1(2đ)
- Em hiểu như thế nào về câu nói của người mẹ “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” trong truyện “Cổng trường mở ra.
Câu 2 (2đ)
Chép thuộc lòng 4 câu thơ bắt đầu bằng cụm từ « thân em » trong chùm ca dao than thân mà em thích nhất.
Câu 3 (3đ)
Trình bày suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước và chùm ca dao than thân (viết một đoạn văn biểu cảm khoảng 10 - 15câu)
Câu 4 (3đ)
Có ý kiến cho rằng : Cụm từ “ Ta với ta ” trong 2 bài thơ : Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến hoàn toàn giống nhau. Em có tán thành không ? Vì sao ?
Phần 2- Đáp án
Đề 1
Câu 1: 2đ
Mong muốn mà tác giả gửi đến cho người đọc là: Anh em trong một nhà phải yên thương, quý trọng, nhường nhịn lẫn nhau. Cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái và cho chúng một môi trường sống vui vẻ, hạnh phúc, đầm ấm.
Câu 2: 2đ
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Câu 3: 3đ
- Người phụ nữ trong xã hội xưa luôn phải chịu nhiều thiệt thòi thậm chí cả bất công. Cuộc đời của biết bao cô gái luôn bị phụ thuộc, phải tuân thủ nhiều lễ giáo khắt khe. Có cô gái lấy chồng xa lúc nhớ quê, nhớ mẹ chỉ dám ra ngõ sau để giãi bày nỗi nhớ, có cô lại âm thầm chịu đựng mọi bất công. Nhưng dù ở vào hoàn cảnh nào thì những các cô gái vẫn luôn cố gắng vươn lên giữ gìn phẩm chất trong trắng đẹp đẽ vốn có của mình.
Câu 4: 3đ
- “ Ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang”: tác giả đối diện với chính mình đó là sự cô đơn, nỗi buồn….
“ Ta với ta” trong bài “ Bạn đến chơi nhà”: ta và bạn vui vẻ, đầm ấm hạnh phúc…
Đề 2
Câu 1: 2đ
Câu nói của mẹ là lời động viên khích lệ con hãy can đảm bước qua cánh cổng trường vào bên trong con sẽ học được nhiều điều mới mẻ, nhiều kiến thức của nhân loại và đó chính là thế giới kì diệu sẽ giúp con vững bước trên đường đời.
Câu 2: 2đ
Thân em như cánh bèo trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Thân em như hạt mưa xa
Hạt vào đài các, hạt ra luống cày..
Câu 3.4 đáp án như đề 1
4, Củng cố: Gv thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
5, Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị bài Từ đồng âm
-
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 22 / 10 / 2012
Ngày dạy: 7A: 26 / 10 / 2012
7B: 27 / 10 / 2012
Tiết 43
TỪ ĐỒNG ÂM
A, Mục tiêu bài học
Giúp HS hiểu được:
1-Kiến thức
- Hiểu thế nào là từ đồng âm.Việc sử dụng từ đồng âm.
2-Kĩ năng
- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Đặt câu phân biệt từ đồng âm.Nhận diện hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
3-Thái độ
Có thái độ cẩn trọng: tránh gây nhằm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
B,Chuẩn bị
- Gv: Bài soạn, ngữ liệu phù hợp với bài dạy
- HS: Đọc trước nội dung bài học.
C, GD- KNS: Tự nhận thức, vận dụng, liên hệ...
D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….…7B: …………………….…
2, Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là từ trái nghĩa? Đặt câu có từ trái nghĩa?
3, Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: Truyết trình
- Thời gian: 1p
Giờ trước các em đã học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về từ đồng âm. Vậy từ đồng âm là từ như thế nào? Sử dụng từ đồng âm trong những trường hợp nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm từ đồng âm
- Mục tiêu: Hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Phương pháp: Giải thích, minh họa, nêu ví dụ
-Thời gian: 10p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Hs đọc ví dụ - Gv ghi bảng phụ.
- Em có thể tìm được từ nào thay thế cho từ lồng không?
Ví dụ: phi, chạy, nhảy, vọt
- Vậy lồng có nghĩa là gì?
- Những từ ngữ nào có thể thay thế từ lồng?
Ví dụ: chuồng, rọ
- Giải thích nghĩa của từ lồng2?
- Hai từ lồng này giống nhau và khác nhau ở chỗ nào? (Giống về âm thanh và khác về nghĩa).
- Gv: Từ lồng ở 2 ví dụ trên là từ đồng âm.
- Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ca dao
- Em ạ Cu Ba ngọn lịm đường
Mía xanh đồng bài biếc đồi nương
Tố Hữu
Tìm từ đồng âm trong ví dụ trên, giải thích nghĩa của các từ đó?
từ đồng âm: đường
- Em hiểu thế nào là từ đồng âm ?
- Hs đọc ghi nhớ 1-sgk-135
I- Thế nào là từ đồng âm?
* Ví dụ: sgk (135 )
- Lồng 1: Chỉ hđ chạy cất cao vó lên với sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ.
- Lồng 2: Chỉ đồ vật thường đan thưa bằng tre nứa để nhốt chim, gà.
* Ghi nhớ 1/135
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm từ đồng âm
- Mục tiêu: Biết cách sử dụng từ đồng âm.
- Phương pháp: so sánh,giải thích, minh họa, nêu ví dụ
-Thời gian: 10p
- Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm trong 2 ví dụ trên?
(Dựa vào mối quan hệ giữa từ với các từ khác ở trong câu - Tức là dựa vào ngữ cảnh)
- Câu: “Đem cá về kho.” Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?
- Em hãy thêm một vài từ vào trong câu để trở thành câu đơn nghĩa?
Đem cá về kho của xí nghiệp. Đem cá cất vào kho
Đem cá về kho tương
- Để tránh những hiện tượng hiểu lầm do từ đồng âm gây ra, khi sử dụng từ đồng âm chúng ta cần chú ý gì?
Bài tập vận dụng
Trời mưa đất thịt trơn như mỡ,
Dò đến hàng nem chả muốn ăn
Giải thích nghĩa của từ chả?
chả1: một món ăn
chả 2: được dùng như một từ phủ định; không. chưa, chẳng
Gv kết luận: Đôi khi mượn hiện tượng đồng âm để chơi chữ, câu trên là một ví dụ
II- Sử dụng từ đồng âm
- Kho 1: Nơi tập trung cất giữ tài sản
- Kho 2: Hành động nấu kĩ thức ăn mặn. (cá kho tương, kho giềng rất ngon.)
* Ghi nhớ 2/136
* Hoạt động 3. Luyện tập.
- Mục tiêu: HS xác định được và đặt câu với từ đồng âm
- Phương pháp: Thực hành
- Thời gian: 15p
Gv hướng dẫn và tổ chức cho hs làm bài tập
- Đọc đoạn dịch thơ Bài ca nhà tranh...
Gv chia nhóm theo bàn mỗi nhóm tìm một từ
-Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: Thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.
- Tìm nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó?
- Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó?
- Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả 2 từ đồng âm)?
Gọi hs khá
III- Luyện tập
Bài 1 (136 )
- Thu: mưa thu, gió thu (chỉ thời tiết-nghĩa trong bài thơ )
+ Thu: thu hoạch, thu hỏi (gặt hỏi, thu nhận)
+ Thu: thu ngân, thu quỹ (Thu tiền )
+ Thu: thu nhận (tiếp thu và dung nạp)
- Cao: thu cao (gió thu mạnh - nghĩa trong bài thơ)
+ Cao: cao cấp (bậc trên)
+ Cao: cao hứng (hứng thú mạnh hơn lúc thường)
+ Cao: cao nguyên (nơi đất cao hơn đồng bằng)
Ba : ba người (số)
Ba mẹ
Tranh : tranh giành
Bức tranh.
Sang: sang giàu
Sang sông
Nam: nam nhi
Miền Nam
Sức : sức khỏe
Sức thuốc
Nhè: khóc nhè
Nhè chỗ yếu mà đánh
Tuốt: tuốt lúa
Ăn tuốt hết cả
Môi: môi son
Môi giới
Bài 2 (136 )
a)- Cái cổ: phần giữa đầu và thân.
- Cổ tay: Phần nối bàn tay với cánh tay.
- Cổ chai: Phần giữa miệng thân chai.
-> cổ là từ nhiều nghĩa vì có cùng một nét nghĩa chung là phần ở giữa
b)- Cổ kính: xưa cũ
- Cổ động: cổ vũ, động viên
- Cổ lỗ: cũ kĩ quá
Bài 3 (136 )
- Chúng tôi bàn với nhau chuyển cái bàn đi chỗ khác.
- Những con sâu làm cho vỏ cây bị nứt sâu hơn.
- Có một năm anh Ba về quê năm lần.
4, Củng cố: Gv khái quát bài học
- Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ?
- Khi sử dụng từ đồng âm cần chú ý gì?
5, Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài 4 (136 ).
- Chuản bị bài: các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 25/ 10 / 2012
Ngày dạy:7A: 29/10/12
7B: 30 /10/12
Tiết 43
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ
TRONG VĂN BIỂU CẢM
A, Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
1- Kiến thức
Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc-hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm.
2-Kĩ năng
Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn bảm biểu cảm. Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm.
3-Thái độ
Giáo dục học sinh tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.
B, Chuẩn bị
- Gv: Bài soạn, ngữ liệu phù hợp
- HS: Đọc tham khảo SGK
C, GD- KNS: Kỹ năng nhận thức, giao tiếp, thực hành
D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….……7B: ……………………
2, Kiểm tra bài cũ: không
3, Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: thuyết trình.
- Thời gian: 1p
Yếu tố tự sự có tác dụng gợi cảm rất lớn, còn yếu tố miêu tả có tác dụng khêu gợi sức cảm thụ và tưởng tượng. Trong văn biểu cảm yếu tố tự sự và biểu cảm giữ vai trò quan trọng.
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
- Mục tiêu: Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc-hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích.
- Thời gian: 15p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV gọi HS đọc lại bài thơ và trả lời câu hỏ itrong SGK /137
- Em hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự trong bài thơ?
Kể lại sự việc ngôi nhà bị gió thu tốc mái và miểu tả cảnh tượng khốn khổ của nhà trơ trước cảnh nhà bị phá, tranh mái nhà bị trẻ con cướp mất-> nêu bật tình cảnh đáng thương
- Gv: Bài ca nhà tranh...là 1 bài thơ biểu cảm nhưng có nhiều yếu tố tự sự và miêu tả như cảnh gió phá mái nhà, cảnh trẻ con cướp tranh, cảnh nhà mưa ướt lạnh trong đêm tối mịt. Những cảnh này đó trở thành cái nền hiện thực để từ đó nêu lên ước mơ cao thượng của nhà thơ.
- Giải thích: Thúng câu (thuyền câu hình tròn, đan bằng tre), sắn thuyền (thứ cây có nhựa và sơ, dùng để sát vào thuyền nan để cho nước không thấm vào)
- Em hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm của tác giả trong đoạn văn?
- Nếu không có yếu tố miêu tả và tự sự thì yếu tố biểu cảm có bộc lộ được hay không?
- Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong hiện tại hay niềm hồi tưởng?
Hãy cho biết tự sự và miêu tả có tác dụng gì trong đoạn văn??
- Gv: Đoạn văn đã dùng nhiều yếu tố tự sự và miêu tả. Để nói lên được sự thương cảm sâu sắc và tình thương yêu đối với người cha. Duy Khán đã tập trung tả và kể ngón chân, bàn chân và cả cuộc đời của người cha đi làm ăn vất vả bằng đôi chân ấy. Nhà văn đã miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng về cuộc đời vất vả, lam lũ của người cha.
- Theo em muốn biểu cảm thì ta phải làm gì?
- Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong bài văn biểu cảm?
- Hs đọc ghi nhớ.
I- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
Ví dụ 1 Tìm hiểu yếu tố tự sự, miêu tả trong Vb Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- Đoạn 1 : tự sự (2 câu đầu)miêu tả (3 câu sau) có vai trò tạo bối cảnh chung.
- Đoạn 2: tự sự kết hợp biểu cảm: Bày tỏ nỗi uất ức và sự già yếu
- Đoạn 3: tự sự miêu tả và biểu cảm
(2 câu cuối ) cam phận
- Đoạn 4: thuần túy biểu cảm tình cảm cao thượng vị tha.
Ví dụ 2- Đoạn văn / 137
- Miêu tả: Bàn chân bố
- Tự sự: Bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về khuya.
- Biểu cảm: Thương cuộc đời vất vả, lam lũ của bố
-> Miêu tả trong hồi tưởng thông qua tự sự và miêu tả góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc.
* Ghi nhớ: sgk (138 )
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập
- Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết làm bài tập, chỉ ra được các yếu tố, tự sự, miêu tả trong đoạn văn biểu cảm, nêu được tác dụng của việc sử dụng các yếu tố đó.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thực hành
- Thời gian: 20p
Gv hướng dẫn hs làm bài tập
- Kể lại nội dung bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm?
sau khi hs hoàn thành bài tập cho các em so sánh với bài thơ và rút ra nhận xét
Gv hướng dẫn cho học sinh về nhà hoàn chỉnh
II- Luyện tập
Bài tập 1/138
Trời mưa, một cơn gió thu thổi mạnh cuộn mất ba lớp tranh trên mái nhà của Đỗ Phủ.
Những mảnh tranh bay tung tóe khắp nơi, mảnh thì treo trên ngọn cây xa, mảnh thì bay lộn vào mương xa. Thấy vậy, trẻ con xô đến cướp giật lấy tranh mang vào sau luỹ tre. Mặc cho nhà thơ kêu gào rát cổ, ông đành quay về, trong lòng đầy ấm ức, nhưng cũng lại thông cảm với bọn trẻ, chúng quá nghèo nàn mới như thế.
Trận gió lặng yên thì đêm buông xuống tối như mực, một đêm đen dày đặc nỗi buồn. Nhà thơ nằm xuống đắp cái mền vải cũ nát nên lạnh như sắt. Đã thế lũ con còn đạp rách tan. Đầu giường thì dột, mưa nặng hạt đều đều không dứt. Nhà thơ không sao ngủ được vì mưa lạnh và lâu nay lại cũng mất ngủ vì suy nghĩ sau cơn loạn li.
Đến đây nhà thơ ước muốn có mái nhà rộng muôn ngàn gian để cho kẻ sĩ khắp thiên hạ có chỗ nương thân, chẳng sợ gì gió mưa nữa.
Bài tập 2- đọc thêm Vb Kẹo mầm
4, Củng cố: Gv khái quát bài học
Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh thì người viết phải làm gì? Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
5, Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2 (138).
- Soạn bài Cảnh Khuya
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
*********************
File đính kèm:
- Tuan 11.doc