A, Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
1. Kiến thức
Nắm được yêu cẩu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Các dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
- Cảm thụ tác phẩm văn học đã học
- Viết được đoạn văn, bài văn về tác phẩm văn học.
3. Thái độ
Học sinh được bồi dưỡng tình cảm với thế giới xung quanh.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 13 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4 / 11 / 2012
Ngày dạy : 7A: 9 / 11 / 2012
7B: 10 / 11 / 2012
Tiết 49 CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A, Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
1. Kiến thức
Nắm được yêu cẩu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Các dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
- Cảm thụ tác phẩm văn học đã học
- Viết được đoạn văn, bài văn về tác phẩm văn học.
3. Thái độ
Học sinh được bồi dưỡng tình cảm với thế giới xung quanh.
B, Chuẩn bị
- Giáo viên : Nghiên cứu bài, trích dẫn một số đoạn văn biểu cảm mẫu.
- Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
C, GD- KNS: Tự nhận thức, giao tiếp, đảm nhận trách nhiệm...
D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….…7B: …………………….……
2, Kiểm tra bài cũ: không
3, Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
-Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
-Phương pháp: Nêu vấn đề
-Thời gian: 1p
Em hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩa về một tác phẩm văn học? Gọi 1 hs trình bày gv dẫn dắt vào bài mới.
- Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học( bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng suy nghĩ của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ,phân tích,nêu và giải quyết vấn đề
-Thời gian: 25p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Học sinh theo dõi SGK-146
- Giáo viên đọc 1 lượt toàn bài văn.
- Gọi 2 học sinh lần lượt đọc lại bài văn.
- Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó?
- Yêu cầu học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm bài ca dao “ Đêm qua ra đứng bờ ao”
- Trong bài văn có yếu tố tưởng tượng nào?
-Hs xem xét ở từng đoạn
- Đoạn 1: Giả định, đặt mình trong cảnh của bài ca để thể nghiệm cảm xúc.
- Từ những câu ca dao trong bài tác giả tưởng tượng ra điều gì?
- Học sinh đọc thầm lại đoạn văn 3.
- Đoạn văn 3 trình bày suy nghĩ của người viết về những đối tượng nào trong bài ca dao? Từ đối tượng ấy người viết có liên tưởng gì?
- Học sinh đọc thầm đoạn văn 4.
- Từ hai câu cuối của bài ca dao tác giả của bài viết này có suy nghĩ gì?
Học sinh quan sát lại toàn bộ bài văn, đọc thầm lướt nhanh.
- Em hãy nêu lại các yếu tố tưởng tượng, suy ngẫm trong bài văn?
-…Có bóng một người đội khăn ,mặc áo dài…Một người quen…Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió…Lại chính là con sông có một người khồn có tên nhưng tôi thấy lại quen quen và thân thương…Vì nhớ mà buồn.
- Các yếu tố tưởng tượng suy ngẫm đó bắt nguồn từ những từ ngữ, hình ảnh nào của bài ca dao “ đêm qua ra đứng bờ ao”?
- Học sinh thảo luận cặp đôi, trả lời. Giáo viên nhận xét bổ sung.
- Qua đó em thấy muốn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học cần phải căn cứ vào những yếu tố nào?
- Cảnh, người trong tác phẩm.
- Tâm hồn, số phận nhân vật trong tác phẩm.
- Vẻ đẹp ngôn từ.
- Tư tưởng tác phẩm.
- Trình bày cảm nghĩ bằng cách nào?
- Đọc kĩ tác phẩm, ghi lại những rung động, suy ngẫm , tưởng tượng của mình khi đọc tiếp xúc với những từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm.
=> Giáo viên khái quát. Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ -SGK(147)
I, Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Bài văn: SGK-146,147
“ Cảm nghĩ về một bài ca dao”
- Nhận xét:
+ Tưởng tượng
Đoạn 1
- Có một bóng người đội khăn mặc áo dài.
- Đoạn 2
- Một người quen nhớ quê, tâm trạng buồn rầu trông ngóng.
- Đoạn 3: Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ.
- Đoạn 4: Cảm nghĩ về lòng thủy chung qua hình ảnh so sánh trong hai câu cuối, về sông Tào Khê.
*Ghi nhớ: SGK(147)
* Hoạt động 3HDHS luyện tập
- Mục tiêu: Tập phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm đã được học
- Phương pháp: Gợi mở, thực hành
- Thời gian: 15p
- Học sinh đọc lại bài thơ “ cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
- Đọc bài thơ em thấy có những từ ngữ, hình ảnh nào mới lạ?
- Em có suy nghĩ gì về tình cảm của Bác đối với thiên nhiên, đối với đất nước?
=>Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào những gợi ý trên để trình bày bài nói của mình.
- Gọi 2 học sinh trình bày. Các học sinh khác nghe và nhận xét bài nói của bạn. Giáo viên nhận xét bổ sung.
Gv hướng dẫn ý chính hs về nhà hoàn thiện
- Học sinh đọc bài thơ “ ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
- Bài thơ có những từ ngữ hình ảnh nào gợi cho em nhiều cảm xúc?
- Em hình dung ra tác giả trong ngày trở về quê như thế nào? Tác giả gặp những ai ở quê? Tâm trạng của tác giả như thế nào khi gặp lại những con người quê hương?Vì sao có tâm trạng đó?
- Bài thơ thể hiện tình cảm gì của Hạ Tri Chương với quê hương? Đó có phải là tình cảm chỉ riêng Hạ Tri Chương có không? Em hãy chứng minh điều em vừa khẳng định? (học sinh liên hệ với những bài thơ cùng viết về đề tài “quê hương” để thấy được tình yêu quê hương là tình cảm tha thiết sâu nặng của mỗi người.)
- Giáo viên nêu yêu cầu: Dựa vào những gợi ý trên em hãy lập dàn ý của bài văn biểu cảm về bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
-Liên hệ với những bài thơ của các tác giả khác cùng viết về nỗi nhớ quê hương.
VD: Thơ Lý Bạch.
Thơ của Tế Hanh…
II, Luyện tập
Bài tập 1
PBCN về bài thơ “Cảnh khuya”
-Câu 1: Hình ảnh so sánh mới mẻ, hấp dẫn
“ tiếng suối - Tiếng hát xa”.
-Câu 2: Hình ảnh quấn quýt, sinh động thông qua điệp từ “lồng.
-Câu 3: Sự giao hòa giữa cảnh và người.
-Câu 4: Tâm hồn cao cả của Bác Hồ.
Bài tập 2
Lập dàn ý về bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
1, Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm.
VD: Trong chương trình văn học lớp 7, một bài thơ hay từng để lại ấn tượng trong lòng người đọc, chính là bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”. Bài thơ với từ ngữ giản dị đã thể hiện chân thành tình cảm xúc động ngẹn ngào của tác giả khi trở về quê cũ.
2, Thân bài
Trình bày những cảm xúc suy nghĩ của mình qua những yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ.
3, Kết bài
Khẳng định tình yêu quê là tình cảm sâu nặng luôn thường trực trong tâm hồn của mỗi con người.
4, Củng cố: Gv hệ thống bài học
- Thế nào là PBCN về một tác phẩm văn học?
- Một bài văn PBCN về một tác phẩm văn học gồm mấy phần? Em hãy nêu nội dung từng phần?
5,Hướng dẫn về nhà:\
- Học thuộc ghi nhớ; hoàn thiện bài tập 2, chuẩn bị tốt cho bài TLV số 3 viết tại lớp.
- Soan văn bản “ Tiếng gà trưa”
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn:5/11/2012 Tiết 50 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
Ngày dạy: 7A :9/11/2012 BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
7B: 10/ 11 / 2012
A, Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
1, Kiến thức
Qua việc chữa bài học sinh nắm được ưu nhược điểm chính của bài viết về nội dung và kiến thức. Củng cố các kiến thức đã học trong phần chữa bài. Biết khắc phục và sửa chữa những lỗi đã mắc phải.
2, Kĩ năng
- Rèn kĩ phát hiện và chữa lỗi.
3, Thái độ
Học sinh có ý thức vươn lên trong học tập.
B, Chuẩn bị
- Giáo viên : Tập bài kiểm tra đã chấm điểm và phân loại. Ghi lại một số lỗi cơ bản của học sinh ra bảng phụ.
- Chuẩn bị phòng máy
C, GD- KNS: kỹ năng giao tiếp, tìm kiếm và xử lí thông tin...
D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….…7B: …………………….…….
2, Kiểm tra bài cũ: không
3, Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: thuyết trình.
- Thời gian: 1p
Gv nêu mục đích và ý nghĩa giờ trả bài
Hoạt động 2: Nhận xét ưu, nhược điểm
-Mục tiêu: Gv nêu những ưu và nhược điểm trong hai bài là của hs
-Phương pháp: Trình bày
-Thời gian: 10p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv nhận xét khái quát các ưu, nhược điểm trong bài viết của học sinh
Đa số nắm được kiến thức trọng tâm, hiểu và vận dụng tốt phần giải thích, đặt câu.
- Diễn đạt trong còn yếu
- Chưa viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội xưa
Một số xác định sai yêu cầu đề bài (viết về một người thân) trong khi đề yêu cầu viết đoạn văn biểu cảm về số phận người phụ nữ
- Giáo viên chiếu lại đề, hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài, xây dựng đáp án
- Giáo viên chép trước những câu văn mắc lỗi vào bảng phụ. Giáo viên chiếu bảng phụ, gọi học sinh đọc và sửa lỗi.
Một số lỗi minh họa
Lỗi chính tả: ca giao, đời trồng, không giám nhận, bảy nổi ba trìm, chách móc, ngày sưa, dữ tấm lòng son, gió rập sóng rồi, lá lành đùm lá dách, chong sã hội, mảnh tình diêng, sui ngĩ, vừa chắng lại vừa chòn, chụi cay đắng, bánh chôi, chắc chở...
Gv gọi Tr Nam, Trường, Mạnh Tú, Thành, Tiến -7B
Bùi Đức, Giang, Hữu , Anh Đức- 7A chữa các lỗi trên bảng
Lỗi diễn đạt: Trong đoạn văn biểu cảm về số phận người phụ nữ khi xưa
Gv chiếu các lỗi, gọi hs chữa lại
Người phụ nữ bị mất chồng và một mình sống trong tình cảnh ba đời chồng khó khăn cực nhọc và không dám nhận mình là người xinh đẹp.
Người phụ nữ mất chồng giỏi thơ văn.
Thân hình của người phụ nữ vất vả
Số phận của người phụ nữ hình thể trắng đẹp, phẩm chất không bị cảnh ngộ chi phối
Ngày xưa người phụ nữ như một bánh trôi nước
Người phụ nữ trong bài thơ bánh trôi nước là người có tình cảm hiền và lại là người rất khổ không anh nào khổ bằng người phụ nữ.
Người phụ nữ không dám nhận là một thứ gì đó to hơn
Người phụ nữ phải chịu nhiều tủi nhục chỉ vì một câu: trọng nam khinh nữ
- Giáo viên thông báo kết quả làm bài của cả lớp.
Bài kiểm tra văn
lớp/ sĩ số
Điểm giỏi, khá
Điểm TB
Điểm yếu
lớp 7A: 34
12
15
7
Lớp 7B
11
12
11
Bài kiểm tra tiếng Việt
lớp 7A: 34
11
14
9
lớp 7B: 34 vắng 1
14
13
6
- Giáo viên trả bài cho học sinh và ghi điểm vào sổ.
A. Nhận xét chung
1. Ưu điểm
2, Nhược điểm
B. Trả bài- gọi điểm
4, Củng cố:
- Giáo viên hệ thống lại bài.
5,Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại các kiến thức đã học ở phần văn bản và phần tiếng Việt theo nội dung đã kiểm tra.
- Chuẩn bị tốt cho bài viết tập làm văn số 3 tại lớp.
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn : 9 / 11 / 2012
Ngày dạy: 7A: 16 / 11 / 2012
7B: 17 / 11 / 2012
Tiết 51+52 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
VĂN BIỂU CẢM
A, Mục tiêu bài học
1, Kiến thức: HS viết được bài văn biểu cảm thể hiện được tình cảm chân thật đối với con người và năng lực tự sự, miêu tả cùng cách viết văn biểu cảm
2, Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh.
3, Thái độ
Giáo dục học sinh ý thức làm bài nghiêm túc, tình cảm trình bày trong sáng, chân thành.
B, Chuẩn bị: -Giáo viên : Đề bài tập làm văn số 3.
-Học sinh: Ôn tập văn biểu cảm có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự.
C, GD- KNS: Trình bày, tư duy lo gic
MA TRẬN ĐỀ
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
1. Cách lập ý của bài văn biểu cảm
Nhớ được các cách lập ý của bài văn biểu cảm
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm:1.5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15%
2. Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
Hiểu được vai trò của miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm:1.5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15%
3. Viết bài văn biểu cảm
Viết được bài văn biểu cảm về con người
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu 1
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70%
Số câu 1
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….7B: ……………………
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh( giấy viết bài)
3, Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: Nêu vấn đề
- Thời gian: 1p
Ở những tiết học trước, các em đã được học về văn biểu cảm về người, vật. Để kiểm tra năng lực của các em về việc vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm chúng ta cùng thực hành vào bài viết hôm nay.
* Hoạt động 2: Viết bài
-Mục tiêu: Nhận thức đúng yêu cầu của đề bài
-Phương pháp: Thực hành
-Thời gian: 85p
ĐỀ BÀI
Câu 1(1đ)
- Em hãy trình bày các cách lập ý cho bài văn biểu cảm.
Câu 2(1đ)
- Các yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò như thế nào trong văn biểu cảm
Câu 3(7đ)
Cảm nghĩ về một người thân
ĐÁP ÁN
Câu 1
Có 4 cách lập ý trong bài văn biểu cảm:
+ Liên hệ hiện tại với tương lai
+ Hồi tưởng quá khauws và suy nghĩ về hện tịa
+ Tưởng tượng tình huống, hưa hẹn, mong ước
+ Quan sát và suy ngẫm
Câu 2
Các yếu tố tự sự miêu tả có vài trò rất quan trọng trong văn biểu cảm, tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Câu 3
* Dàn ý, biểu điểm
a. Mở bài (1đ)
- Giới thiệu người thân (người ấy là ai ?) và nêu tình cảm ấn tượng của em đối với người ấy
- Lý do em yêu quý người thân đó.
b. Thân bài(5đ)
- Dựng lại chân dung và những nét dễ nhớ về nhân vật
- Miêu tả những chi tiết ngoại hình tiêu biểu, gợi cảm xúc cho bản thân.
- Kể chuyện có thể về quá khứ, hiện tại hoặc những tình huống tương lai về người thân mà để lại trong em những tình cảm xúc động nhất
- Những điểm cần học tập: tính cách, lời dạy, việc tốt…..
- Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em về mối quan hệ giữa em và người thân.
c. Kết bài: (1đ )
- Ấn tượng và cảm xúc của em về người thân
4, Củng cố:
- Giáo viên thu bài, nhận xét giờ làm bài.
5,Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị bài Điệp ngữ
Tự rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- Tuan 13.doc