I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nắm được khái niệm câu đặc biệt
- Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt
- Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể.
2.Kĩ năng: Biết nhận diện câu đặc biệt và đặt được câu đặc biệt.
3.Thái độ: Chăm chú theo dõi để biết cách sử dụng câu đặc biệt đúng mục đích.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Đọc Sgk, soạn giáo án, bảng phụ.
- Tích hợp : Phần văn qua vb “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, với Tiếng Việt qua bài “Câu rút gọn”, phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luận nhóm.
2.Học sinh : Sgk, đọc bài trước , soạn bài.
III.Tiến trình :
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 21 - Tiết 82 đến tiết 88 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:21 Ngày soạn: 12/01/2010
Tiết: 82 Ngày dạy:14/01/2010
Văn bản: CÂU ĐẶC BIỆT
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nắm được khái niệm câu đặc biệt
- Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt
- Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể.
2.Kĩ năng: Biết nhận diện câu đặc biệt và đặt được câu đặc biệt.
3.Thái độ: Chăm chú theo dõi để biết cách sử dụng câu đặc biệt đúng mục đích.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Đọc Sgk, soạn giáo án, bảng phụ.
- Tích hợp : Phần văn qua vb “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, với Tiếng Việt qua bài “Câu rút gọn”, phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luận nhóm.
2.Học sinh : Sgk, đọc bài trước , soạn bài.
III.Tiến trình :
1.Ổn định lớp:kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là Rút gọn câu ? Rút gọn như vậy có tác dụng gì ? cho ví dụ minh hoạ?
- Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì ?
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:Câu rút gọn là câu được lược bỏ chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc cả chủ vị để câu văn ngẵn gọn, cung cấp thông tin nhanh lại tránh lặp lại từ và ngụ ý chủ ngữ là mọi người. Cũng có một loại câu rất ngắn gọn, không có chủ ngữ và vị ngữ. Nó là câu gì thì cô và các em sẽ đi vào bài mới.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ1:Tìm hiểu khái niệm
- HS đọc vd trên bảng phụ
Trong câu in đậm có cấu tạo như thế nào?
a, Đó là 1 câu bình thường ,có đủ CN và VN
b,Đó là câu rút gọn , lược bỏ CN lẫn VN
c, Đó là câu không thể có CN và VN
- Hs: thảo luận chọn câu trả lời đúng:không thể có CN và VN
- Gv: câu không thể có CN và VN là câu đặc biêt vậy câu đặc biệt là gì ?
- Hs: trả lời ghi nhớ sgk
* HĐ2:Tác dụng của câu đặc biệt
- Gv phát phiếu học tập theo mâu trong Sgk.
- Hs:Thảo luận nhóm xác định các câu đặc biệt trong 4 ví dụ và nêu tác dụng của từng câu đặc biệt
VD1 : một đêm mùa xuân ; tác dụng xác định thời gian, nơi trốn
VD2 : Tiếng reo . Tiếng vỗ tay. ; Tác dụng liệt kê , thông báo vầ sự tồn tại của sự vật hiện tượng
VD3: Trời ơi ! Tác dụng bộc lộ cảm xúc
VD 4 : tác dụng gọi đáp .
- Gv:Câu đặc biệt thường dùng để làm gì ?
- Hs: trả lời ghi nhớ sgk
* HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
BT 1,2:
Gv:Em hãy nêu yêu cầu của bài tập 1,2 ?
HSTLN
BT3:Nêu yêu cầu của bài tập 3?
- Gv: Hường dẫn học sinh viết.
- Hs: Luyện viết.
I. Thế nào là câu đặc biệt:
1.Ví dụ Sgk/27
- Ôi ! Em Thủy !
-> Câu không có chủ ngữ và vị ngữ.
=> Câu đặc biệt:là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ
2. Ghi nhớ Sgk/28
II.Tác dụng của câu đặc biệt
1. Ví dụ:
- Một đêm mùa xuân:Nêu lên thời gian nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
- Tiếng reo. Tiếng vỗ tay:Liệt kê thông báo về sự tốn tại của sự vật hiện tượng
- Trời ơi! :Bộc lộ cảm xúc
- Sơn ơi! Chị An ơi!:Gọi đáp
2. Ghi nhớ/gk/29
III. Luyện tập
Bài tập 1,2: Câu đặc biệt và câu rút gọn
a, - có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê , rõ ràng dễ thấy
- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong Gương , trong hòm
- Nghĩa là phải ra sức ….kháng chiến
->Câu rút gọn:làm câu gọn hơn, tránh lặp từ
b, ba giây …Bốn giấy …Năm giây …Lâu quá!
->Câu đặc biệt :thông báo thời gian
c, Một hồi còi
-> câu đặc biệt:thông bào tường thuật
d, Lá ơi
-> câu đặc biệt:gọi đáp
- Hãy kể chuyện đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm , chẳng có gí đáng kể đâu
–> câu rút gọn:làm câu gọn hơn , tránh lặp từ
Bài tập 3:
Đêm! Làng xóm em thật hoàn toàn yên tĩnh. Mọi gia đình thường tập trung tại căn nhà của mình, dưới ánh đèn rực sáng và trong bầu không khí thân mật, ấm cúng. Ngoài đường rất ít người đi lại. Thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe hai bánh rồ máy chạy. Gâu! Gâu! đầu làng vang lên vài tiếng chó sủa. Mới chín giờ tối mà tưởng đã khuya rối.Gío.Những bụi cây trong vườn như đang rì rầm điều gì bí mật.
4.Củng cố: Gv tổ chức cho học sinh thi đặt câu đặc biệt theo bàn. Xem nhóm nào nhanh hơn.
5. Dặn dò:
- Bài cũ:Thế nào là câu đặc biệt ? Nêu tác dụng của câu đặc biệt ? Học thuộc ghi nhớ.
Làm bài tập 3.
- Bài mới:Soạn bài “ Thêm trạng ngữ cho câu”. Đọc Sgk, xác định thành phần trạng ngữ.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần:21 Ngày soạn:13/01/2010
Tiết:83 Tập làm văn: Ngày dạy : 15/01/2010
BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài nghị luận
Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng:Lập dàn ý và cách lập luân trong văn nghị luận
3. Thái độ: Viết văn đúng bố cục, lập luận rõ ràng.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Đọc Sgk, soạn giáo án.
-Tích hợp: Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, phát vấn, phân tích, diễn giảng.
2. Học sinh : học bài , soạn bài.
III.Tiến trình:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu nội dung, tính chất của đề văn nghị luận ?
Yêu cầu của việc tìm hiểu 1 đề văn nghị luận là gì ?
Lập ý cho bài nghị luận chúng ta phải làm như thê nào?
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài:
Tiết trước cô cùng các em đã đi tìm hiểu về nội dung , tính chất, tìm hiểu đề , tìm ý cho bài văn nghị luận . Vậy bài văn nghị luận có bố cụcï và lập luận như thế nào ? Tiết học này, chúng ta đi tìm hiểu tiếp.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ1: Mối quan hệ giữa lập luận và bố cụ
- HS đọc lại bài Tinh thần yêu nước của nhân
dân ta.
- Gv:Bài văn nêu ra những luận điểm nào? Các luận điểm đó dẫn đến mục đích nào?
- Chưng minh được “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” thể hiện ở mọi thời đại. Trong bất cứ hoàn cảnh nào và đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Gv:Bài văn đã dẫn dắt người đọc đi theo con đường nào để tới được kết luận.
- HS trả lời, GV nhận xét, sửa chữa.
- Gv: Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” chia làm mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần?
- HSTLN: trả lời.
- Gv:Bố cục của bài văn NL gồm mấy phần? Nêu nội dung cụ thể từng phần?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
- Gv:Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/31.
*HĐ 2: Luyện tập.
- Gv gọi HS đọc bài tập - HS thảo luận nhóm.
Nhóm 1, 2: câu a.
Nhóm 3, 4: câu b.
Đại diện nhóm trình bày.
I. Mối quan hệ giữa lập luận và bố cục:
1.Văn bản:“ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
- Luận điểm:
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Lòng yêu nước từ quá khứ lịch sử dân tộc đến thời đại ngày nay.
- Lập luận:+ Lí lẽ 1: Lịch sử dân tộc có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại.
+ Dẫn chứng: thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo..
+ Lí lẽ 2: Lòng yêu nước ở thời đại ngày nay.
+ Dẫn chứng: Từ cụ giàà nhi đồng, từ kiều bàồ đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nông dân miền ngượcà miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trậnà công chức ở hậu phương,…
2.Bố cục: 3 phần.
- Mở bài: Từ đầu… lũ cướp nước: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Thân bài: Lịch sử… nồng nàn yêu nước: Những dẫn chứng chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta từ trong lịch sử xa xưa cho đến thời đại hiện nay.
- Kết bài:Còn lại:Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là làm cho tính thần yêu nước được phát huy mạnh mẽ.
* Ghi nhớ: SGK/31
II. Luyện tập:
* Văn bản: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
+Bài nêu lên tư tưởng : Mỗi người phải biết học tập những điều cơ bản nhật thì mới có thể trở thành người tài gỏi , thành đạt lớn
+ Luận điểm :
- học cơ bản mới trở thành tài
- ở đời có nhiều người đi học , như ít ai biết học cho thành tài
- Nếu không cố công luyện tập thì sẽ vẽ không đúng được
- Chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được thầy giỏi
+ Bố cục : ï 3 phần
- Mở bài : Ở đời có nhiều người đi học , nhưng ít ai biết học thành tài
- Thân bài : Từ danh hoạ….mọi thứ
- Kết bài : đoạn còn lại
4. Củng cố
* Bố cục của bài văn nghị luận có mấy phần? Kể ra?
- Hs: 3 phần
Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội.
Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài.
Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
* GV sử dụng bảng phụ: lập luận diễn ra ở phần nào của bài văn nghị luận?
A. Mở bài. (B). Thân bài.
C. Kết bài. D. Cả 3 ý trên.
5.Dặn dò:
- Bài cũ: Nắm vững bố cục, học thuộc ghi nhớ.
- Bài mới:Soạn bài “Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận”: Trả lời câu hỏi SGK.
IV.Rút kinh nghiệm:
Tuần:21 Ngày soạn:14/01/2010
Tiết:84 Tập làm văn: Ngày dạy:16/01/2010
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN.
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Qua luyện tập để hiểu sâu thêm về khái niệm lập luận.
2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng lập luận cho HS.
3.Thái độ:Giáo dục tính sáng tạo khi lập luận văn nghị luận cho HS.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc bài trước, trả lời các câu hỏi trong bài.
III.Tiến trình:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Bố cục bài văn nghị luận gồm có mấy phần? Nêu rõ từng phần?
- Hs:Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội.
Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài.
Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
GV sử dụng bảng phụ.
* Lập luận diễn ra ở phần nào của bài văn nghị luận?
A. Mở bài. (B). Thân bài.
C. Kết bài. D. Cả 3 phần trên.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài:Văn nghị luận rất khô khan và trừu tượng về lí thuyết. Để hiểu bản chất của văn nghị luận các em phải tự mình luyện tập nhiều. Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập cách lập qua một số đề.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1: Lập luận trong đời sống.
- Gv:Thế nào là lập luận?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
- Hs đọc ví dụ
-Gv:Trong các câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thế hiện tư tưởng của người nói?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
- Gv:Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận là như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
- Gv:ị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?
- HS trả lời, GV nhận xét.
- GV treo bảng phụ, ghi các kết luận SGK.
- HS: lên bảng bổ sung luận cứ cho các kết luận.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- GV treo bảng phụ, ghi các luận cứ SGk.
- HS lên bảng viết các kết luận cho các luận cứ đó.
- GV nhận xét, sửa chữa.
*HĐ2: Lập luận trong văn nghị luận
- Gv:Thế nào là luận điểm trong văn nghị luận?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
- GV :Hãy so sánh với 1 số luận điểm ở mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn Nnghị luận.
- Hs: trả lời.
- GV treo bảng phụ, ghi yêu cầu của BT
- HS thảo luận nhóm
Nhóm 1, 2: Vì sao mà nêu ra luận điểm này? Luận điểm đó có những ND gì? Nhóm 3, 4: Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì? Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý.
- Gv: Từ truyện Thầy bói xem vọi và Ếch ngồi đáy giếng ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm ấy? - HS: trả lời.
- GV nhận xét, sửa chữa.
I. Lập luận trong đời sống:
* Lập luận:là cách sắp xếp luận cứ dẫn dắt người đọc đến một quan điểm, tư tưởng.
1.Các ví dụ 1:
- Luận cứ:
a. Hôm nay trời mưa.
b. Vì qua sách em học được nhiều điều.
c. Trời nóng quá
- Kết luận:
a. Chúng ta không đi chơi.
b. Em rất thích đọc sách.
c. Đi ăn kem đi.
à Quan hệ nhân quả.
à Luận cứ và kết luận có thể thay đổi vị trí cho nhau.2. Các luận cứ:
a. Vì từ đây em đã trưởng thành nhiều.
b. Vì nó làm mất niềm tin ở mọi người.
c. Chúng mình lao động đã mệt.
d. Vì còn non dạy.
e. Để được mở mang trí tuệ.
3. Các kết luận:
a. Phải tới nhà bạn chơi văn hóa thôi.
b. Hôm nay phải thức khuya để học.
c. Thật là thiếu.
d. Phải cư xử cho tốt chứ.
e. Sau này có thể trở thành 1 cầu thủ giỏi.
II. Lập luận trong văn nghị luận:
* Luận điểm:
- Luận điểm có tính khái quát, có ý nghĩa xã hội, phổ biến, rộng lớn.
- Mỗi luận cứ chỉ cho phép rút ra một kết luận.
1.Lập luận cho luận điểm:
- Sách là người bạn lớn của con người.
- Sách cần cho đời sống tinh thần: giúp mở mang trí tuệ, thư giãn khi mõi mệt, dạy bao điều hay…
à phải biết quý trọng sách.
2.Xác lập luận điểm cho truyện Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng:
- Luận điểm: Muốn hiểu biết đầy đủ sự vật, sự việc phải xem xét toàn diện sự vật, sự việc ấy.
Ếch ngồi đáy giếng:
- Luận điểm: Không được kiêu căng, ngạo mạn, chủ quan
à Thất bại thảm hại.
4.Củng cố:
* Thế nào là luận điểm trong văn NL?
- Luận điểm trong văng NL là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
* Trong lập luận của bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ phải có mối quan hệ như thế nào ?
A. Phải phù hợp với nhau.
B. Phải phù hợp với luận điểm.
(C). Phải phù hợp với nhau và với luận điểm.
D. Phải tương đương với nhau.
5. Dặn dò:
- Bài cũ:Xem lại bài học, lập luận cho luận điểm “ Sách là người bạn lớn của người”
- Bài mới:Soạn bài “Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh”: Trả lời câu hỏi SGK.
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tuan 21 ngu van 7.doc