Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần: 24 - Tiết: 88 Đọc văn: Từ ấy, tác giả Tố Hữu

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ

- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong việc làm nổi bật tâm trạng của “cái tôi” nhà thơ .

- Rút ra những bài học về lẽ sống của thanh niên

* Trọng tâm bài học:

- Cần tập trung làm sáng tỏ tâm nguyện của người thanh niên yêu nước Tố Hữu: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm khi được giác ngộ lý tưởng cộng sản.

- Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ gợi cảm và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần: 24 - Tiết: 88 Đọc văn: Từ ấy, tác giả Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 - Tiết: 88 Đọc văn: TỪ ẤY - Tố Hữu - A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: - Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ - Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu…trong việc làm nổi bật tâm trạng của “cái tôi” nhà thơ . - Rút ra những bài học về lẽ sống của thanh niên * Trọng tâm bài học: - Cần tập trung làm sáng tỏ tâm nguyện của người thanh niên yêu nước Tố Hữu: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm…khi được giác ngộ lý tưởng cộng sản. - Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ gợi cảm và ngôn ngữ giàu nhạc điệu. B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định kiểm tra - Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở và việc soạn bài của học HS - Đọc thuộc lòng và nhận xét khái quát về nội dung tư tưởng và nghệï thuật bài thơ “Chiều tối” của HCM Bước 2. Bài học Giới thiệu bài: Trong nền VHVN, Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ ca CM. Từ một anh thanh niên trí thức tiểu tư sản, được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã trở thành 1 chiến sĩ cộng sản. Tập thơ Từ ấy là tập thơ đầu tay đánh dấu thời điểm bừng sáng của tâm hồn nhà thơ và lý tưởng CM. Bài thơ Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu và cũng có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ CM, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của 1 nhà thơ. Tố Hữu đã sống và sáng tác theo đúng định hướng ấy của nhà thơ Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt -GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết về Tố Hữu và tập thơ Từ ấy để nêu những nét cơ bản về tác gia và tập thơ - HS đọc tiểu dẫn(SGK), tóm lược những ý cơ bản. Các học sinh khác có thể bổ sung bằng những hiểu biết của mình - GV nhận xét đồng thời nhấn mạnh những ý chính GV hướng dẫn HS đọc VB - Bài thơ giàu nhạc điệu - Thể thơ thất ngôn –trang trọng - Cách ngắt nhịp liên tục thay đổi qua các câu thơ - Hệ thống vần cuối câu thơ phong phú, có sức ngân vang (âm mở) + GV yêu cầu 1 HS đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ và cho biết: - Ấn tượng ban đầu của em sau khi đọc bài thơ? - - Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện như thế nào qua 3 khổ thơ? - Nhận xét khái quát về hình thức nghệ thuật bài thơ? - GV dựa vào câu hỏi 1 (SGK) để hướng dẫn HS đọc- hiểu ? Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng - HS đọc lại khổ thơ, suy nghĩ, thảo luận và phát biểu ý kiến Hình ảnh so sánh - Đó là thế giới tràn nay sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim hót GV dựa vào câu hỏi 2 (SGK) để hướng dẫn HS đọc- hiểu ? Khi được ánh sáng lí tưởng CM của Đảng soi rọi, nhà thơ đã có nhứng nhận thức mới về lẽ sống như thế nào - HS đọc lại khổ thơ, suy nghĩ, thảo luận và phát biểu ý kiến GV dựa vào câu hỏi 3 (SGK) để hướng dẫn HS đọc- hiểu ? Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao - HS đọc lại khổ thơ, suy nghĩ, thảo luận và phát biểu ý kiến GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ và hướng dẫn HS tự tổng kết bằng trả lời câu hỏi: ? Nhận xét khái quát về giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ I. Đọc- hiểu Tiểu dẫn 1.Tố Hữu (1920 - 2002) – Nguyễn Kim Thành + Cha là 1 nhà Nho ham thơ, thích sưu tầm ca dao, tục ngữ. + Mẹ là một nhà Nho, thuộc nhiều tục ngữ, ca dao, dân ca Huế +TH từ nhỏ đã được sống trong bầu không khí dân gian, được cha dạy làm thơ theo lối cổ; lớn lên trong cảnh mất nước, phong trào mặt trận dân chủ sôi động. Ông nhanh chóng bắt gặp lý tưởng CM, vào Đảng 1938 + Các tập thơ của TH gắn với cuộc sống CM và chính trị, thời sự đất nước: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa… + Thơ TH tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình – chính trị, đậm tính dân tộc 2. Tập thơ Từ ấy: -“Từ ấy” (1937 – 1946) là chặng đường đầu thơ TH. Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa- Xiềng xích – Giải phóng. - Bài thơ nằm trong phần Máu lửa, ghi lại những kỉ niệm đáng nhớ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng bằng những cảm xúc suy tư, sâu sắc. II. Đọc- hiểu văn bản 1. Đọc – hiểu khái quát chung - Bài thơ là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm… - Tâm trạng nhà thơ có sự vận động qua 3 khổ thơ: niềm vui sướng, say mê khi gặp lý tưởng (khổ 1); những nhận thức mới về lẽ sống (khổ 2); sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm (khổ 3) - Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ gợi cảm và ngôn ngữ giàu nhạc điệu 2. Đọc – hiểu chi tiết văn bản a. Khổ 1 Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng Đg * 2 câu đầu: bút pháp tự sự, kể về 1 k.niệm khó quên - “Từ ấy” + Mốc thời gian có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời CM và đời thơ TH - Hình ảnh ẩn dụ: Khẳng định lí tưởng CM như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ + “nắng hạ”-> ánh sáng rực rỡ + “mặt trời- chân lí” – Thiên nhiên (ánh sáng, hơi ấm, sự sống); Đảng ( nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải + “ qua tim” - Động từ “bừng” (ánh sáng phát ra đột ngột); “chói” (ánh sáng có sức xuyên mạnh) --> nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ moat chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm * 2 câu sau: Bút pháp trữ tình LM + h/ảnh so sánh --> diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản è TH sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón nhận ánh mặt trời. Lí tưởng CS đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời (CM đã khơi day 1 sức sống mới, đem lại 1 cảm hứng mới cho nhà thơ) b. Khổ 2 Những nhận thức mới về lẽ sống *2 câu đầu - “Cái tôi”-> cá nhân chủ nghĩa của g/c tiểu TS và TS - Khi được giác ngộ: cái tôi gắn bó hài hòa với cái ta chung - > sức mạnh được nhân lên - ĐTừ “buộc” --> ý thức tự nguyện, sự q.tâm cao độ vượt qua cái tôi để sống chan hòa với mọi người - “trang trải” -> gợi liên tưởng tâm hồn TH trải rộng, đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh từng người * 2 câu sau - Khẳng định tình yêu g/cấp (cụ thể- quần chúng lao khổ) - “Khối đời” (ẩn dụ)-> Khối người cùng cảnh ngộ, cùng đoàn kết hướng đến mục tiêu chung è TH dã tìm thấy niềm vui và sức mạnh không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm chan hòa. Qua đó cũng khẳng định mối quan hệ sâu sắc giữa Vhọc với cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của nhân dân c. Khổ 3 Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm - Điệp từ “là” + các từ “con”, “em”, “anh” và số từ ước lệ “vạn”--> nhấn mạnh, khẳng định 1 tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết – nhà thơ cảm nhận mình là 1 thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ, đồng cảm và xót thương với những người bất hạnh, vất vả, những em bé mồ côi… è Bài thơ là tuyên ngôn cho tập thơ Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung. Đó cũng là quan điểm của giai cấp vô sản (mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao) III. Tổng kết Từ ấy là lời tâm nguyện của thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng CM. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu. Từ ấy đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cuộc đời TH và trong sự nghiệp sáng tác của ông. Bước 3. Luyện tập (GV hướng dẫn HS thảo luận trên cơ sở các bài luyện tập trong SGK –HS thảo luận, khắc sâu và mở rộng kiến thức) Bài tập 1. Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ của em về khổ thơ mà mình cho là hay nhất trong bài thơ Từ ấy Gợi ý: - Có thể chọn một trong 3 khổ thơ, điều quan trọng là phát biểu được lí do chọn và cảm nghĩ sâu sắc về khổ thơ (khổ 1 vẫn thường được xem là khổ thơ hay nhất) - Đảm bảo hình thức 1 đoạn văn. Nội dung (dựa vào bài học) Bài tập 2. Giải thích vì sao nhà thơ CLV viết: “Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vain nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại” (Lời tưạ tập Trăm bài thơ của TH, NXB Văn học, Hà nội, 1987) Gợi ý: - Giải thích nhận định của CLV - Căn cứ vào nội dung bài học để làm sáng tỏ nhận định Bước 4. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc long bài thơ - Hoàn thành các bài luyện tập - Đọc thêm các sách tham khảo và luyện viết những bài (đoạn) văn ngắn về thơ TH và bài thơ Từ ấy - Đọc thêm các bài: Lai Tân (NKTT- HCM), Nhớ đồng (Tố Hữu), Tương tư (Nguyễn Bính), Chiều xuân (Anh Thơ). Chú ý trả lời các câu hỏi phần Hướng dẫn đọc thêm - Đọc Từ điển văn học và các phần Tiểu dẫn ở các bài đọc văn đểbước đầu biết cách tóm tắt tiểu sử. Chuẩn bị một bài tiểu sử tóm tắt ngắn về một nhân vật nào đó cho tiết học sau.

File đính kèm:

  • docTIET 88 TU AY.doc