Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
Hoài thanh
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử của nhân loại.
- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ – phân nhóm.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài: Dùng cụm chủ – vị làm thành phần câu, với phần Tập làm văn ở bài Luyện tập về văn nghị luận chứng minh.
C. Các bước lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ?
- Chuyển câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Văn chương có ý nghĩa gí trong cuộc sống của loài người? Văn bản “Ý nghĩa của văn chương” của tác giả Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều cần hiểu biết đó.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3282 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn:5 - 3 -2006
Tiết 97 Ngày dạy: 6 - 3 - 2006
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
Hoài thanh
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử của nhân loại.
- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ – phân nhóm.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài: Dùng cụm chủ – vị làm thành phần câu, với phần Tập làm văn ở bài Luyện tập về văn nghị luận chứng minh.
C. Các bước lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ?
- Chuyển câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Văn chương có ý nghĩa gí trong cuộc sống của loài người? Văn bản “Ý nghĩa của văn chương” của tác giả Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều cần hiểu biết đó.
Hoạt động 1:
- Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
- Hãy cho biết xuất xứ của văn bản “Ý nghĩa văn chương”?
- Có thể chia bố cục văn bản này như thế nào? Nội dung chính của từng đoạn là gì?
- Phương thức biểu đạt trong văn bản này là gì?
- Bài có mấy luận điểm?
- Văn bản thuộc nghị luận văn học hay nghị luận chính trị xã hội? Vì sao?
Hoạt động 2:
- GV đọc mẫu – gọi HS đọc tiếp. Cho HS đọc chú thích các từ khó SGK tr 61.
- Gọi học sinh đọc đoạn 1
- Hoài Thanh là nhà phê bình nghệ thuật xuất sắc. Ông đã nói như thế nào về nguồn gốc văn chương?
- Em hiểu thư thế nào về từ “cốt yếu” ?
- Có người cho nguồn gốc của văn chương là lao động của con người. Ý kiến này có mâu thuẫn với ý của Hoài Thanh không ?
- Nhận xét về cách trình bày của tác giả?
- Hãy nhận xét về quan niệm của Hoài Than?
Hoạt động 3:
- Gọi học sinh đọc đoạn 2
- Theo Hoài Thanh văn chương có nhiệm vụ gì? Em hiểu như thế nào về ý kiến của ông?
- Hãy lấy dẫn chứng minh hoạ cho những vấn đề nêu trên?
Hoạt động 3:
- Gọi học sinh đọc đoạn 3
- Theo tác giả bài văn này, văn chương có công dụng gì đối với con người?
Thảo luận:
- Em hiểu gì về câu “ Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có”? Tìm dẫn chứng minh hoạ cho ý kiến?
(+ Bồi đắp cho ta tình cảm giai cấp, đất nước. VD: Ca dao, nhân vật Lượm …
® Xúc động trước cái đẹp cao cả
+ Tình cảm gia đình, người thân, quê hương đất nước).
- Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh mở ra cho em hiểu biết gì về văn chương?
- Nhận xét về cách lập luận của tác giả?
- SGK
- Văn bản trích trong bài phê bình văn học “Bình luận văn chương” NXB Giáo dục - Hà Nội – 1998.
- 3 phần
+ Phần 1: từ đầu ® muôn loài: nguồn gốc văn chương.
+ Phần 2: văn chương ® sự sống: nhiệm vụ của văn chương.
+ Phần 3: còn lại: công dụng của văn chương.
- Chủ yếu là nghị luận
- 3 luận điểm
- Văn bản thuộc nghị luận văn chương vì bàn bạc làm sáng tỏ một vấn đề về văn chương.
- Là lòng thương người suy rộng ra là thương muôn vật muôn loài.
- “Cốt yếu” là cái chính, cái cơ bản chứ chưa phải là tất ca.
- 2 ý kiến bổ sung nhau.
- Trình bày luận điểm khéo léo, tự nhiên; từ việc kể một câu chuyện đời xưa dẫn đến kết luận.
- Quan niệm cơ bản, đúng đắn.
- Hình dung cuộc sống và sáng tạo sự sống. Hình dung ta hiểu là danh từ chứ không hiểu là động từ “hình dung” ta hiểu là “hình ảnh” - văn chương phản áh cuộc sống qua cái nhìn của nhà văn qua cảm nhận đánh giá riêng của người nghệ sĩ qua hư cấu, sáng tạo của nhà văn, qua lí tưởng thẩm mĩ của người viết.
- Văn chương sáng tạo sự sống: nhà văn sáng tạo ra những thế giới khác, những người khác, sự vật khác chưa có trong thực tế. Nhà văn xây dựng trong tác phẩm của mình những cuộc sống lí tưởng để mọi người cần vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Vì nguồn gốc từ tình cảm và lòng vị tha nên văn chương cũng giúp cho tình cảm và lòng vị tha - gây cho ta có những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có
- Là con người ai cũng có tình cảm nhưng sự tinh tế nhạy cảm thì không phải ai cũng có ® văn chương giúp ta có được sự tinh tế, nhạy cảm (luyện tình cảm đã có).
- Tình cảm vui buồn, lo âu, hoan hỉ, hy vọng ai cũng có lo nước thương nhà như Bác Hồ (Cảnh khuya), như Bà Huyện Thanh Quan (Qua Đèo Ngang) thương cảm và khát vọng như Đỗ Phủ, tình bạn sâu sắc như Nguyễn Khuyến ít ai có được .
=> Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.
- Nhờ văn chương chúng ta yêu những người dân lao động, yêu cảnh đẹp Cô Tô, cảnh Động Phong Nha.
- Nguồn gốc văn chương là tình cảm
- Nguồn gốc văn chương là phản ánh cuộc sống, sáng tạo sự sống.
- Công dụng của văn chương: gợi cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta tình cảm ta sẵn có
- Lập luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả -Tác phẩm:
SGK tr 62
2.Vấn đề nghị luận:
Ý nghĩa của văn chương.
II. Đọc-Hiểu văn bản
Đọc tìm hiểu chú thích
Bố cục:
3. Phân tích
a). Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
- Là lòng thương người suy rộng ra là thương muôn vật muôn loài.
® Quan niệm cơ bản, đúng đắn.
b). Nhiệm vụ của văn chương:
Văn chương sẽ là hình dung sự sống muôn hình vạn trạng.
® Văn chương phản ánh cuộc sống.
Văn chương sáng tạo ra sự sống.
® Xây dựng những bức tranh cuộc sống lí tưởng.
c) Công dụng của văn chương
- Gây cho ta những tình cảm ta không có
- Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
® Văn chương giúp ta nhận ra cái đẹp cái hay, xúc động trước cái cao cả, phẫn nộ trước cái ác, cái xấu.
III.Tổng kết SGK
4. Hướng dẫn về nhà:
- Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh cho em hiểu biết gì về văn chương?
- Nhận xét cách lập luận của tác giả.
- Học ghi nhớ – Đọc bài đọc thêm.
- Chuẩn bị bài: Kiểm tra văn.
Tuần 25 Ngày soạn: 28 - 2 -2005
Tiết 98 Ngày dạy: 2 - 3 - 2005
KIỂM TRA VĂN
A. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra các văn bản đã học từ đầu học kì II.
- Kĩ năng: kết hợp làm bài trắc nghiệm và tự luận , trả lời câu hỏi và viết đoạn văn ngắn.
B. Chuẩn bị: - HS học kỹ bài.
- GV ra đề nộp nhà trường.
- Tích hợp với Tập làm văn ở bài: Nghị luận chứng minh.
C. Các bước lên lớp
1. Ổn định
2. Bài kiểm tra
Họ và tên ............................... KIỂM TRA VĂN (Ngày ....tháng ....năm 2008)
Lớp............ Thời gian :45phút
Đề 1:
I. Trắc nghiệm (3 điểm):
Câu 1: Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
C. Là một thể loại văn học dân gian.
D. Cả A, B, C.
Câu 2: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?
A. Khoai đất lạ mạ đất quen. C. Một nắng hai sương.
B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
Câu 3: Ghép đôi cho phù hợp tên tác giả, tác phẩm ?
1. “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” A. Phạm Văn Đồng
2. “Ý nghĩa văn chương” B. Đặng Thai Mai
3. “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” C. Hồ Chí Minh
4. “Đức tính giản dị của Bác Hồ” D. Hoài Thanh
Câu 4: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì ?
A. Sử dụng biện pháp so sánh.
B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ.
C. Sử dụng biện pháp nhân hoá.
D. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ … đến …”
Câu 5: Để chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt, trong bài văn “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, tác giả đã sử dụng kiểu lập luận kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận vấn đề.
A. Đúng B. Sai
Câu 6: Các bài tục ngữ đã học thường gieo vần gì?
A. Vần chân. B. Vần lưng.
Câu 7: Câu tục ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với câu:”Giấy rách phải giử lấy lề”
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Đói cho sạch, rách cho thơm..
Thương người như thể thương thân.
Câu 8: Bài văn “tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Tự sự B. Nghị luận C . Biểu cảm D. Miêu tả
.II. Tự luận: ( 6 điểm)
Câu 1: Chép thuộc lòng 4 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Nêu cảm nhận của em về 1 trong 4 câu tục ngữ đó? (2 đ)
Câu 2: Tìm 1 dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm? (1 đ)
Câu 3: Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy cho biết thế nào là đức tính giản dị? Chép một đoạn thơ hoặc viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về tính giản dị của Bác Hồ? (3 đ)
Câu 9:Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài “ Sự giàu có của tiếng việt” có những đặc điểm gì nổi bật?
Bố cục chặt chẽ. C. Lập luận sắc bén
Dẫn chứng cụ thể phong phú D. Tất cả đều đúng
Câu 10: Câu tục ngữ” tấc đất tấc vàng”đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
So sánh. B.Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ
Câu 11:Câu tục ngữ nào có nội dung nói về thiên nhiên?
Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống.
Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa.
Tấc đất tấc vàng.
Câu 12: Câu tục ngữ nào nói về lao động sản xuất?
Ráng mỡ gà, có nhà phải giữ.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Nhất thì, nhì thục.
II. Tự luận: ( 6 điểm)
Câu 1: Chép thuộc lòng 4 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Nêu cảm nhận của em về 1 trong 4 câu tục ngữ đó? (2 đ)
Câu 2: Tìm 1 dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm? (1 đ)
Câu 3: Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy cho biết thế nào là đức tính giản dị? Chép một đoạn thơ nói về tính giản dị của Bác Hồ? (3 đ)
Đáp án:
Đề 1
I. Trắc nghiệm: (3đ) - Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm
1. D 4. D 7. B 10. B
2. C 5. Đúng (A) 8. B 11. B
3. 1c, 2d, 3b, 4a 6. B 9. D 12. C
II. Tự luận: (7đ)
Câu1: Viết đúng 4 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.(1đ)
Nêu được cảm nhận 1câu tục ngữ đó. (1đ)
Câu 2: Tìm đúng 4 dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt. (2đ)
Câu 3: Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”,
Đức tính giản dị: một phẩm chất trong lối sống: đơn giàn mà tự nhiên, không cầu kỳ, xa hoa, nói năng giao tiếp trong sáng, dễ hiểu. (1đ)
Nêu được ý nghĩa. (1đ)
Chép được một đoạn thơ nói về tính giản dị của Bác Hồ (1 đ)
4. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài
- Chuẩn bị bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Tuần 25 Ngày soạn:5 - 3-2006 Tiết 99 Ngày dạy:7, 8,9 - 3 - 2006
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu bài học:
- Nắm được cách chuyển đổi các cặp câu tương ứng chủ động thành bị động và ngược lại.
- Có kĩ năng nhận diện và phân biệt câu bình thường co chứa từ bị, được và các cặp câu chủ động, bị động tương ứng.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ – phân nhóm.
- Tích hợp với phần Văn qua văn bản “Ý nghĩa văn chương”, với Tập làm văn ở bài “Luyện tập phương pháp lập luận chứng minh”
C. Các bước lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
Sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
- Đọc ví dụ SGK
- Từ 2 ví dụ SGK suy ra câu chủ động?
- So sánh hai câu bị động ở ví dụ a và b
Thảo luận:
- Từ VD trên hảy cho biết làm thế nào để chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
Hoạt động 2:
- Đọc ví dụ 3
- Những câu trong ví dụ có phải là câu bị động không? Vì sao?
- Chuyển đổi câu : “bà đã dọn cơm” thành 2 câu bị động tương ứng.
- Nêu cách biến đổi câu chủ động thành câu bị động ?
- Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải từ hôm “hoá vàng”
- Giống nhau:
+ Cùng chủ đề (cánh màn điều)
+ Cùng nội dung miêu tả
- Khác nha:
+ Câu a có dùng từ “được”
+ Câu b không dùng từ “được”
- Cách 1: chuyển từ cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu; thêm các từ bị, được vào sau chủ đề của câu.
- Cách 2: chuyển từ cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu; lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
- Không phải câu bị động vì chúng không có những câu chủ động tương ứng
- Cơm đã được bà dọn
- Cơm đã dọn
- Nội dung ghi nhớ: SGK tr 64
I.Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
1.Ví dụ: SGK tr 64
- Cả hai câu a và b đều là câu bị động.
- Câu a có dùng từ “được”
- Câu b không dùng từ “được” và thiếu chủ thể hoạt động
* Chú ý:
- Câu chủ động chỉ có khi có câu bị động tương ứng
- Yêu cầu của câu bị động: chủ ngữ chỉ đối thể của hành động ngoại động nêu ở vị ngữ.
2.Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 3:
II. Luyện tập:
Bài 1: Chuyển đổi câu
a1: Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỷ 13.
a2: Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỷ 13.
b1: Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
b2: Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c1: Con ngựa bạch được chàng kỵ sĩ buộc bên gốc đào.
c2: Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
Bài 2: Dùng bị , được và giải thích ý nghĩa?
a) Thầy giáo phê bình em.
a1: Em được thầy giáo phê bình ® Sắc thái ý nghĩa tích cực: tiếp nhận sự phê bình của thầy một cách chủ động.
a2: Em bị thầy giáo phê bình ® Sắc thái tiêu cực
b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi
b1: Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi ® Sắc thái tích cực
b2: Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi ® Sắc thái tiêu cực
4.Hướng dẫn về nhà: - Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Nêu điều kiện để có câu bị động
- Làm bài tập còn lại,
- Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
Tuần 25 Ngày soạn:5 - 3 -2006
Tiết 100 Ngày dạy: 9 - 3 - 2006
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
A. Mục tiêu bài học:
- Củng cố thêm một bước nhận thức của học sinh về lập luận chứng minh (luận điểm, luận cứ về cách làm bài văn lập luận chứng minh: Tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập bố cục, viết từng đoạn … qua việc luyện tập giải quyết trọn vẹn một đề bài lập luận chứng minh một vấn đề văn học đơn giản trên lớp.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ - phân nhóm.
- Tích hợp với phần Văn ở bài “Ý nghĩa văn chương”, phần tiếng Việt ở bài “Chuyển đổi câu chủ đông thành câu bị động”.
C. Các bước lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
- Nêu điều kiện để có câu bị động?
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
- Cho biết quy trình các bước tạo lập văn bản? Nêu nội dung từng phần?
- Theo em xác định nhiệm vụ nghị luận như thế nào?
- Hãy cho biết bố cục bài văn nghị luận?
- Nêu nhiệm vụ của phần viết bài?
- Các bước tạo lập văn bản:
+ Tìm hiểu đề:
. Xác định luận đề
. Xác định kiểu bài nghị luận
. Xây dựng hệ thống luận điểm
. Tính chất của đề
+ Nhiệm vụ nghị luận
. Viết về vấn đề gì?
. Để thuyết phục ai
. Nhằm đạt tới mục đích nào?
- Bố cục:
+ Mở bài: nếu vấn đề mà bài văn hướng tới.
+ Thân bài: làm sáng tỏ vấn đề bằng lí lẽ và dẫn chứng.
+ Kết luận vấn đề nhằm xác lập tư tưởng.
I. Các bước tạo lập văn bản:
1. Tìm hiểu đề:
* Lưu ý cách sắp xếp các luận điểm
2. Bố cục:
+ Mở bài: nếu vấn đề mà bài văn hướng tới
+ Thân bài: làm sáng tỏ vấn đề bằng lí lẽ và dẫn chứng
+ Kết luận vấn đề nhằm xác lập tư tưởng
3. Viết bài
4. Đọc và sửa chữa
5. Cách viết đoạn văn
Hoạt động 2:
II. Luyện tập:
Đề bài: Hãy chứng minh “ Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có”.
Chia nhóm viết đoạn văn ( nhóm 1, 2, 3 viết luận điểm 1- nhóm 4, 5, 6 viết luận điểm 2) HS trình bày ® GV và HS nhận xét.
VD: Ngoài tình cảm đối với gia đình, người thân, bạn bè, thầy cô thì trong lòng mỗi người có một tình yêu đối với quê hương đất nước cho dù tiềm ẩn hay bộc lộ ra ngoài. Văn chương đã khơi gợi cho ta những tính chất cao quý ấy.
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con … thành người”
(Đỗ Trung Quân)
“Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi”
Qua những lời ca, tiếng hát ngọt ngào, những câu thơ câu văn thiết tha tình cảm trong lòng mỗi người dường như đều có suy nghĩ trăn trở về những người thân , làng xóm quê hương và có thể họ sẽ điều chỉnh những hành vi chưa đúng hoặc phát huy những tình cảm trong sáng, cao đẹp, thiêng liêng.
* Sắp xếp dẫn chứng: Luận điểm 2 ( luyện những tình cảm sẵn có)
+ Tình yêu đối với người thân
Tục ngữ, ca dao: - Công cha, ơn cha
- Ngó lên nuộc lạt …
- Mẹ già …
- Chồng em …
+ Tình cảm đối với thầy cô giáo
- Không thầy đố mày làm nên
- Bụi phấn
+ Tình cảm đối với quê hương đất nước
4. Hướng dẫn về nhà:
- Trình bày cách đưa và phân tích dẫn chứng
- Nêu cách viết một số đoạn văn
- Luyện viết đoạn văn
- Soạn bài: Ôn tập văn nghị luận
File đính kèm:
- giaoantham khao.doc