Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27 năm 2013

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử của nhân loại.

- Nghệ thuật nghị luận đặc sắc, độc đáo của Hoài Thanh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, một số sách tham khảo liên quan.

- Bảng phụ, , nam châm,

- Chuẩn bị kĩ nội dung bài dạy.

2. Học sinh:

- Học kĩ bài cũ.

- Tìm hiểu kĩ 12 chú thích ở SGK

 - Soạn các câu hỏi theo định hướng SGK.

 III. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 Ngày soạn 28 /02/2013 TIẾT 97: Ngày dạy 11 / 03/2013 Văn bản : Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG Hoài Thanh I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử của nhân loại. - Nghệ thuật nghị luận đặc sắc, độc đáo của Hoài Thanh. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, một số sách tham khảo liên quan. - Bảng phụ, , nam châm,… - Chuẩn bị kĩ nội dung bài dạy. 2. Học sinh: - Học kĩ bài cũ. - Tìm hiểu kĩ 12 chú thích ở SGK - Soạn các câu hỏi theo định hướng SGK. III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI B ẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm H. Dựa vào chú thích dấu sao, em hãy cho biết đôi nét về tác giả và tác phẩm? GV: Em hãy xác định bố cục của văn bản? HS: Phần 1: “Người ta...muôn loài.” à Nguồn gốc của văn chương. Phần 2: "Văn chương...sự sống.” à Nhiệm vụ của văn chương. Phần 3: Còn lại. à Công dụng của văn chương. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản GV: Hs đọc lại phần 1 H. Các em hãy quan sát câu chuyện Hoài Thanh kể trong phần đầu văn bản và cho cô biết tại sao thi sĩ Ấn Độ lại khóc? GV giảng H. Vậy, Hoài Thanh kể ra câu chuyện này nhằm mục đích gì ? HS trả lời H. Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì? HS trả lời H. Em hiểu cốt yếu là gì ? HS trả lời Gv đưa ví dụ:- Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công.” - “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” H. Bài ca dao trên xuất phát từ nhu cầu gì? HS trả lời H. Truyền thuyết “Thánh Gióng” phản ánh điều gì? HS trả lời H. Qua đó các em thấy nguồn gốc của văn chương có phải chỉ bắt nguồn từ lòng yêu thương hay văn chương còn bắt nguồn từ đâu? GV chốt GV: học sinh đọc phần 2 GV: Hoài Thanh quan niệm như thế nào về nhiệm vụ của văn chương? HS trả lời GV: Em hiểu từ “hình dung” trong nhiệm vụ thứ nhất như thế nào? HS: Dựa vào chú thích SGK để giải thích. H. Nhiệm vụ thứ 2 là sáng tạo. Điều đó có nghĩa là gì? HS trả lời H. Hãy lấy dẫn chứng để chứng minh cho 2 nhiệm vụ đó? HS trả lời GVchốt GV: Mời học sinh đọc phần còn lại. H. Hoài Thanh đã bàn về công dụng của văn chương đối với con người bằng những câu văn như thế nào? HS trả lời H. Vậy công dụng của văn chương là gì? HS trả lời H. Em hiểu thế nào về 3 công dụng này? Tìm dẫn chứng để chứng minh 3 công dụng đó? GV: Văn chương có công dụng rất lớn. Nó là hành trình cùng ta trong suốt cuộc đời, giống như nhà thơ Nga đã viết: “Khi tôi nhỏ thơ giống như người mẹ Tôi lớn lên, thơ lại giống người yêu Chăm chút tuổi già, thơ là con gái Lúc từ giã cuộc đời, kỉ niệm hoá thơ lưu.” Hãy bồi bổ cho tâm hồn ta bằng văn chương, nếu không, tâm hồn ta sẽ nghèo nàn, cằn cỗi biết chừng nào! Hoạt động 3: Ghi nhớ H. Qua văn bản, Hoài Thanh đã khẳng định những điều gì? Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương H. Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài văn nghị luận này là gì? GV: HS đọc phần ghi nhớ sgk trang 63 GV kết kuận: I. Đọc –Tìm hiểu chú thích. SGK trang 61 II. Đọc - hiểu văn bản. Nguồn gốc của văn chương. - Lòng thương người, muôn vật, muôn loài. 2. Nhiệm vụ của văn chương. - Văn chương là hình dung của sự sống - Văn chương sáng tạo ra sự sống 3. Công dụng của văn chương. - Lay động tâm hồn của con người. - Bồi đấp tâm hồn con người. - Tô điểm cho cuộc sống con người. III. GHI NHỚ SGK trang 63 4. Củng cố: - Tóm tắt hệ thống luận điểm và luận chứng của Hoài Thanh trong văn bản này ? 5. Dặn dò: - Học bài - Chuẩn bị “Ôn tập văn nghị luận ” RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… BAN GIÁM HIỆU DUYỆT Tổ trưởng Giáo viên Nguyễn Thị Ngọc Dung Nguyễn Thị Lệ Thanh

File đính kèm:

  • docgiao an.doc