Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27 năm 2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả.

- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.

- Những thành công nghệ thuật của truyện – một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.

 2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại đầu XX.

- Kể tóm tắt truyện.

- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập tương phản và tăng cấp.

 3. Thái độ: - Thương cảm, xót xa trước tình cảnh khốn cùng của nhân dân.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27 Ngày soạn: 16/03/2013 Tiết PPCT: 105 -106 Ngày dạy: 18/03/2013 Văn bản: SỐNG CHẾT MẶC BAY Phạm Duy Tốn A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả. - Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ. - Những thành công nghệ thuật của truyện – một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại đầu XX. - Kể tóm tắt truyện. - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập tương phản và tăng cấp. 3. Thái độ: - Thương cảm, xót xa trước tình cảnh khốn cùng của nhân dân. C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh kết hợp sử dụng CNTT, thảo luận nhóm, … D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………..; KP:………………..) 7A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………..; KP:………………..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài cũ của HS 3. Bài mới: Câu tục ngữ “Sống chết mặc bay” thể hiện thói vô trách nhiệm một cách trắng trợn của viên quan phụ mẫu chi dân trong một lần hộ đê vô tiền khoáng hậu ! Câu chuyện đặc sắc đã được ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Phạm Duy Tốn kể lại một màn kịch bi hài hấp dẫn qua văn bản “Sống chết mặc bay” HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG Gọi hs đọc phần chú thích sgk GV: Em hãy nêu vài nét về tác giả – xuất xứ, thể loại tác phẩm? GV giới thiệu truyện ngắn hiện đại: HS trả lời, GV chốt ý và ghi bảng ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Gv đọc hướng dẫn hs đọc (phân biệt giọng đọc, kể, tả, tác giả, giọng quan phụ mẫu: hách dịch) và giải thích từ khó GV: Bố cục của văn bản ? GV: Phương thức biểu đạt nào ? GV: Chuyện được kể, tả theo cách nhìn của ai? Ở ngôi thứ mấy? GV: Câu chuyện là bức tranh hiện thực hiện lên với hình ảnh của những đối tượng nào? HS suy nghĩ và trả lời GV: Tình cảnh nhân dân trước khi đê vỡ hiện lên qua những chi tiết : địa điểm, không khí, hành động, dụng cụ, âm thanh gì? Gv gợi dẫn cho HS tìm chi tiết GV: Em có nhận xét gì về tình cảnh ấy? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý kết hợp bình giảng, phân tích và ghi bảng TIẾT 106 GV khái quát nội dung kiến thức tiết 1: Tình cảnh của nhân dân trước khi đê vỡ hiện lên như thế nào? Hs trả lời, GV chốt ý chuyển sang Hình ảnh của bọn quan lại Gv vấn đáp, gợi dẫn HS phân tích tìm hiểu hình ảnh quan phụ mẫu thông qua địa điểm, không khí, đồ dùng, việc làm. GV: Từ những chi tiết đã phân tích, em có nhận xét gì về cuộc sống, hình ảnh của quan phụ mẫu? HS: Suy nghĩ và trả lời độc lập Từ việc phân tích tình cảnh nhân dân và hình ảnh quan lại, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? GV bình, chốt ý và chuyển sang Bức tranh hiện thực khi đê vỡ GV: Quang cảnh đê vỡ được miêu tả như thế nào qua đoạn cuối bài? Gợi lên cảnh tượng như thế nào? HS suy nghĩ và trả lời độc lập Đối lập với khung cảnh thiên nhiên, vậy khi hay tin đê vỡ thì thái độ của quan lại và thầy đề thể hiện như thế nào? GV: Quan phụ mẫu có thái độ ra sao trước tin đê vỡ? GV: Tìm những chi tiết miêu tả hành động của quan phụ mẫu trong cuộc tổ tôm khi ù ván bài to? Những hành động đó thể hiện tâm trạng gì của quan phụ mẫu? GV vấn đáp, gợi ý dẫn dắt HS trả lời GV: Miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh quan lại, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng ? HS trả lời, GV chốt ý, bình và chuyển sang phần c2 THẢO LUẬN NHÓM: 3 PHÚT Trước thảm cảnh của nhân dân và sự vô trách nhiệm của quan lại. Tác giả có thái độ như thế nào? HS các nhóm thảo luận, GV nhận xét, chốt ý HS lựa chọn thông tin để làm rõ giá trị của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” trên các phương diện: hiện thực, nhân đạo, nghệ thuật Gv liên hệ, giáo dục HS HS: Khái quát nghệ thuật chính, nội dung của bài thơ và từ đó rút ra ý nghĩa của bài thơ? GV khái quát nội dung kiến thức bằng sơ đồ tư duy HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý một số câu thành ngữ, tục ngữ gần nghĩa với câu thành ngữ Sống chết mặc bay - Đèn nhà ai nấy rạng - Cha chung không ai khóc I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tác giả: Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), quê ở Hà Tây – nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam - “Sống chết mặc bay” được coi là tác phẩm thành công nhất của Phạm Duy Tốn. 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: trích trong truyện ngắn Nam Phong. b. Thể loại: truyện ngắn II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – Tìm hiểu từ khó: 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 3 phần - Từ đầu ... không khéo thì vỡ mất (Cảnh sắp vỡ đê) - Tiếp theo ... điếu, mày (Cảnh trên đê và trong đình trước khi vỡ đê) - Còn lại (Cảnh vỡ đê) b. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm c. Phân tích: c1. Bức tranh hiện thực: * Trước khi đê vỡ: Tình cảnh nhân dân Hình ảnh quan lại -Địa điểm: Ngoài trời mưa tầm tã, nước dâng cao - Không khí: Nhốn nháo... - Hành động: Đội mưa, ướt, đói rét, kiệt sức - Dụng cụ: Thuổng, cuốc, vác tre, đội đất,... - Âm thanh: Trống đánh, ốc thổi, xao xác gọi nhau... -> Tình cảnh thảm hại, đáng thương. - Địa điểm: Trong đình -Không khí:Nghiêm trang, tĩnh mịch -Quan phụ mẫu:Ung dung, chễm chện ngồi... -Đồ dùng:Bát yến, tráp đồi mồi, cau đậu, rễ tía... -> Xa hoa, vương giả - Việc làm: Đánh tổ tôm -> Thích hưởng lạc, tàn nhẫn, thờ ơ. => Tương phản, miêu tả, biểu cảm, từ láy: Sự đối lập giữa thảm cảnh của nhân dân và sự vô trách nhiệm của quan lại. * Khi đê vỡ: Khung cảnh thiên nhiên Hình ảnh quan lại - Nước tràn -> xoáy-> nhà trôi, lúa ngập -> không chỗ ở ...! -> Thê thảm, thương tâm - Nha lại, thầy đề: run sợ -Quan phụ mẫu: điềm nhiên, lạnh lùng, thờ ơ - Hành động: vỗ tay, xòe bài, cười...nói... -> Sung sướng, thắng lớn => Tăng cấp, tương phản: Khắc họa chân dung nhân vật sinh động. c2. Thái độ của tác giả: - Với nhân dân: Sự đồng cảm, xót thương - Với quan lại: Lên án, tố cáo thái độ tàn nhẫn vô trách nhiệm. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Xây dựng tình huống tương phản- tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động - Lựa chọn ngôi kể khách quan. - Ngôn ngữ kể, tả, khắc hoạ chân dung nhân vật sinh động. b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Lên án, tố cáo thói bàng quan, vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu – đại diện nhà cầm quyền thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Nắm nội dung bài học, các giá trị của truyện ngắn. Kể sáng tạo bằng cách chuyển đổi sang ngôi kể thứ nhất là quan phụ mẫu. Nhận xét về ngôn ngữ và tính cách của nhân vật quan phụ mẫu - Tìm một số thành ngữ, tục ngữ gần nghĩa với thành ngữ Sống chết mặc bay * Bài mới: Chuẩn bị bài đọc thêm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”. E. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................... Tuần : 27 Ngày soạn: 16/03/2013 Tiết PPCT: 107-108 Ngày dạy: 19/03/2013 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 - TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN A. Mức độ cần đạt: - Qua tiết trả bài GV cho HS tự đánh giá về lực học của mình qua phân môn Văn, về khả năng làm văn tự sự qua bài viết số 5 - Rèn kỹ năng tiếp thụ, rút kinh nghiệm, sửa chữa - Ý thức tự rèn luyện, tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học B. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Chấm , trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác. 2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. Đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân C. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………..; KP:………………..) 7A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………..; KP:………………..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Các em có muốn biết kết qủa bài viết số 5 và bài kiểm tra văn không? Tiết học này, cô sẽ giúp các em thấy được những ưu khuyết trong bài làm văn số 5 và bài kiểm tra Văn nhằm mục đích để các em phát huy, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài sau đạt kết quả cao hơn và không bị vướng những lỗi đã gặp. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 GV ghi đề bài lên bảng và cho HS lập dàn ý GV nhận xét chung về bài viết của HS GV: Nêu những ưu điểm của HS trong bài GV: Chỉ ra những nhược điểm: hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu với đề bài nghị luận chứng minh GV thống kê những lỗi của HS. Phân tích nguyên nhân mắc lỗi -> cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗi HS chữa lỗi riêng và ghi vào vở, đổi chéo bài cho nhau để đọc và tự rút kinh nghiệm GV: Lựa bài khá nhất của bạn Uri, Dôi đọc trước lớp để các em khác rút kinh nghiệm - GV trả bài, HS đọc lại bài và rút kinh nghiệm. Ghi điểm TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN GV ghi đề bài lên bảng và cho HS lập dàn ý GV nhận xét chung về kiến thức GV: Nêu những ưu điểm, nhược điểm, hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu tự luận nhỏ GV thống kê những lỗi của HS. Phân tích nguyên nhân mắc lỗi HS chữa lỗi riêng và ghi vào vở GV: Lựa bài khá nhất đọc trước lớp (Tuấn Anh) - GV trả bài, HS đọc lại bài và rút kinh nghiệm. Ghi điểm I. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 1. Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam luôn luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Dàn ý chi tiết: (Xem ở bài viết số 5 tiết 95, 96) Thang điểm: a.Mở bài: (0.75 điểm) - Giới thiệu câu tục ngữ. - Nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ. b.Thân bài: (3.5 điểm) - Giải thích ngắn gọn nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ. + Nghĩa đen  Phải nhớ ơn người trồng cây cho ta ăn quả. + Nghĩa bóng : Khi hưởng thụ một thành quả gì thì chúng ta phải biết nhớ ơn, đền đáp công ơn của họ. - Chứng minh: * Ngày xưa: Lấy dẫn chứng một số việc làm, phong tục, tập quán ngày xưa để chứng minh. * Ngày nay: Lấy dẫn chứng một số việc làm, phong tục, tập quán ngày nay để chứng minh. * Liên hệ mở rộng với câu tục ngữ  «Uống nước nhớ nguồn » c. Kết bài: (0.75 điểm) - Ca ngợi, khẳng định thêm một lần nữa đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Xác lập tư tưởng, thái độ, hành động (liên hệ bản thân) 2. Nhận xét chung a.Ưu điểm: - Xác định đúng nội dung yêu cầu của đề, đảm bảo bố cục ba phần - Giải thích và liên hệ kĩ về câu tục ngữ b.Nhược điểm: - Nhiều em lạc vấn đề, nghiêng về giải thích nhiều hơn chứng minh. - Hầu hết chưa biết cách dùng dẫn chứng để chứng minh. - Diễn đạt tối nghĩa, dài dòng, khô khan, trùng lặp. 3. Chữa lỗi cụ thể: Lỗi diễn đạt: Lan man dài dòng, không có nghĩa - Có rất nhiều bài học trong Việt Nam -> Có rất nhiều bài học được đúc kết trong kho tàng tục ngữ Việt Nam. - Những con người sống không có tình nghĩa là những con người sống không có tình nghĩa. - Em sẽ nhớ ơn về đạo lí của em -> Em sẽ phát huy đạo lí ấy của dân tộc. - Để lại nhiều cái ăn quả b. Lỗi dùng từ: không chính xác - Mọi nhân dân Việt Nam-> Nhân dân Việt Nam - Những cha ông -> Cha ông ta - Trong dân gian văn học -> Trong văn học dân gian c. Lỗi viết câu: Vị ngữ câu này là chủ ngữ câu kia, câu thiếu thành phần, lủng củng. - Ngày xưa gia đình của ông nhân dân ta sống biết nhiều về đạo lí, thấy người ăn cháo đá bát. - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, những câu này có những câu đặc sắc, ông bà nói như thế. d. Lỗi chính tả - Giữa gìn-> giữ gìn, ngài-> ngày , sưa-> xưa 4. Đọc bài : 5.Trả bài- ghi điểm: II. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN 1. Đề bài và đáp án (Xem bài kiểm tra Văn tiết 101) 2. Nhận xét chung a.Ưu điểm: - Nắm kiến thức rộng, kĩ năng làm trắc nghiệm tốt. - Hầu như các em đều đáp ứng yêu cầu đề bài, không bị lạc đề. b.Nhược điểm: - Trắc nghiệm nhiều Hs đọc không kĩ đề nên nhầm lẫn - Lười diễn đạt, trình bày đoạn văn. - Chưa biết dùng dẫn chứng để chứng minh. - Ít học sinh nắm được nội dung ý nghĩa câu tục ngữ. 3.Chữa lỗi cụ thể: a. Lỗi kiến thức: Một số hiểu sai nội dung câu tục ngữ: - Đề cao vai trò của việc học thầy là không có thầy dạy học (Siêng) - Câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên nghĩa chính là học thầy không tày học bạn. b. Lỗi diễn đạt: Câu thừa từ, lủng củng. - Ăn xong bao giờ cái bát lúc nào cũng ngăn nắp. - Khi Bác Hồ ra đi để đánh giặc vì Bác có một lòng tha thiết để hi sinh. c. Lỗi viết câu: Không rõ nội dung, thiếu thành phần chính - Tính giản dị của Bác với những mọi khó khăn và giúp mọi người - Bác Hồ là Bác có lòng về nhân dân-> Bác Hồ rất giàu tình yêu đối với nhân dân. d. Lỗi chính tả - Biết độc-> biết đọc, xắp xếp-> sắp xếp,... 4. Trả bài- ghi điểm BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM Bài kiểm tra Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm >TB Điểm 3-4 Điểm 1-2 Điểm < TB Bài viết số 5 7a1 35 7a2 37 Kiểm tra văn 7a1 35 7a2 37 D. Hướng dẫn tự học: -Bài cũ: Về nhà viết lại bài văn vào vở bài tập. -Bài mới:Soạn bài “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. Đọc văn bản, tìm hiểu tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu. E. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docNgu van 7 tuan 27.doc