A. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích
- Biết được những điều cần lưu ý và lỗi cần tránh trong lúc làm bài
B. Phương tiện
- GV: Soạn bài, bảng phụ, tài liệu tham khảo
- HS: Chuẩn bị các bài tập
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, thảo luận
D. Tiến trình giờ dạy
1- Ổn định tổ chức (1)
2- Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là lập luận chứng minh? Cho biết các phương pháp giải thích và những điều cần lưu ý?
3- Bài mới
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 Tuần 27 Tiết 107 Tập làm văn Cách làm bài văn lập luận giải thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : Tuần 27, Tiết 107
Tập làm văn
cách làm bài văn lập luận giải thích
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích
- Biết được những điều cần lưu ý và lỗi cần tránh trong lúc làm bài
B. Phương tiện
- GV: Soạn bài, bảng phụ, tài liệu tham khảo
- HS: Chuẩn bị các bài tập
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, thảo luận
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là lập luận chứng minh? Cho biết các phương pháp giải thích và những điều cần lưu ý?
3- Bài mới
Hoạt động 1(20')
HS đọc đề
? Đề bài đặt ra yêu cầu gì?
- Giải thích câu tục ngữ
? Ta có cần giải thích tại sao "đi một ngày đàng học một sàng khôn" không? Vì sao?
- Cần giải thích từng ý -> cả câu (tra từ điển)
- Giới thiệu nghĩa đen, nghĩa bóng
?Làm thế nào để tìm được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ?
- Hỏi người hiểu biết hơn, đọc sách báo, tra từ điển, liên hệ mở rộng
?) Tìm hiểu đề, tìm ý cho bài giải thích ta phải làm gì?
?) Bài văn lập luận giải thích có nên gồm 3 phần chính giống bài chứng minh không? Vì sao?
?) Mở bài của bài giải thích phải đạt yêu cầu gì?
- Mang định hướng giới thiệu, gợi nhu cầu được hiểu
?) Phần thân bài trong bài giải thích phải làm nhiệm vụ gì?
- Giải thích nghĩa đen
- Giải thích nghĩa bóng -> nghĩa sâu, nghĩa khái quát
?) Kết bài có nhiệm vụ gì?
* HS đọc các đoạn mở bài
?) Làm thế nào để đoạn đầu của thân bài liên kết với mở bài? Các đoạn trong thân bài liên kết với nhau?
- Bằng các từ ngữ chuyển đoạn
?) Nên viết phần nghĩa đen như thế nào?
- Giải thích nghĩa từng từ, từng vế -> cả câu
* HS đọc kết bài
?) Kết bài cho thấy vấn đề đã giải quyết xong chưa?
?) Bước cuối cùng khi viết xong bài là gì?
- Đọc lại và sửa chữa
A. Lý thuyết
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích
1. Ví dụ
2. Nhận xét
a) Tìm hiểu đề, tìm ý
- Thể loại: lập luận giải thích
- Nội dung: đi đây đó thì mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, từng trải
- Phạm vi:
* Tìm ý:
- Giải thích từ, câu
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
- Mở rộng, liên hệ vấn đề liên quan
b) Lập dàn bài
* Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ: đúc kết kinh nghiệm, thể hiện khát vọng đi nhiều nơi mở rộng hiểu biết
* Thân bài: - Giải thích nghĩa đen: đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn là gì?
- Giải thích nghĩa bóng -> đúc kết một kinh nghiệm nhận thức, thể hiện một khát vọng...
- Tại sao "đi 1 ngày đàng" có thể "học một sàng khôn"? Sàng khôn đó giúp gì cho cuộc sống của con người?
- Chuyển từ chỉ đối tượng lên đầu câu , thêm từ "được, bị"
* Kết bài: khẳng định ý nghĩa, giá trị của câu tục ngữ
c) Viết bài
* MB: 3 cách
* TB: 3 đoạn
- Sử dụng từ ngữ liên kết các đoạn văn
* KB
d) Đọc lại và sửa chữa
Hoạt động 2 (5')
- HS đọc ghi nhớ 1, 2
?) Để người đọc, nghe hiểu được vấn đề giải thích thì lời lẽ phải như thế nào?
- Trong sáng, dễ hiểu, liên kết chặt chẽ
* HS đọc ghi nhớ 3
3. Ghi nhớ: SGK (86)
Hoạt động 3 (10')
- HS viết rồi đọc
- GV cho HS tham khảo
B. Luyện tập
Viết kết bài cho đề trên
* Mẫu: "Đi ..." là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa con người cần đi học để biết. Ngày nay, xã hội phát triển rất mạnh mẽ nên con người càng cần phải đi nhiều "ngày đàng" để học nhiều "sàng khôn" hơn góp phần đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh....
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, làm dàn bài đề (87)
- Tập viết một đoạn văn từ 1 ý trong dàn bài trên
E. Rút kinh nghiệm
...............…………………………………………………………………………………
...............…………………………………………………………………………………
Soạn : Tuần 27, Tiết 108
luyện tập lập luận giải thích
A. Mục tiêu
- Qua giờ củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích cho học sinh
- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho 1 nhận định, 1 ý kiến về một vấn đề quen thuộc với đời sống của các em
B.Chuẩn bị
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo
- HS: Chuẩn bị đề (87)
C. Cách thức tiến hành
- HS chuẩn bị theo dàn ý
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ ? Nêu cách làm bài văn lập luận giải thích?
3- Bài mới
Hoạt động 1
GV chép đề lên bảng, HS phân tích đề
Hoạt động 2
? Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?
?) Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó?
- Căn cứ vào mệnh lệnh của đề, từ ngữ trong đề
?) Để đạt được yêu cầu giải thích trên, bài làm cần có những ý gì?
* GV nêu câu hỏi trong SGK
I. Đề bài: Một nhà văn có nói: " Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người".Hãy giải thích câu nói đó
II. Tìm hiểu đề, tìm ý
- Vấn đề giải thích: Trực tiếp giải thích 1 câu nói trực tiếp giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ
III. Dàn bài
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề (mục đích, xuất xứ vấn đề)ư
- Nêu vấn đề giải thích: - Trích dẫn câu nói
2. Thân bài: Trình bày các nội dung giải thích
* Giới thiệu
- Sách: chứa đựng trí tuệ của con người - trí tuệ là tinh tuý, tinh hoa của hiểu biết
- Sách là ngọn đèn sáng: ngọn đèn sáng rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm của sự không hiểu biết
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt: ngọn đèn sáng không bao giờ tắt
- Cả câu: Sách là nguồn sáng bất diệt, được thắp lên từ trí tuệ của con người
* Giới thiệu cơ sở chân lí của câu nói
- Không phải mọi cuốn sách đều là "ngọn đèn..." chỉ có những quyển sách nào có gía trị mới đáng như thế vì:
+ Sách ghi lại những hiểu biết quý giá nhất trong sản xuất, trong quan hệ xã hội -> là ngọn đèn sáng của trí tuệ
+ Những hiểu biết được sách ghi lại có ích cho mọi thời đại, truyền lại cho các đời sau
-> là "ngọn đèn sáng bất diệt"
+ là điều được nhiều người thừa nhận
* Giải thích sự vận dụng chân lí
- Cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều, sống tốt
- Cần phải chọn sách tôt, sách hay để đọc -> tránh đọc sách dở, sách có hại
- Cần tiếp nhận ánh sáng trí tuệ trong sách và vận dụng trong cuộc sống
3. Kết bài
- Khẳng định tác dụng của câu nói -> bài học
IV. Viết bài
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập lại cách làm bài giải thích: Làm bài số 6
Hãy giải thích lời khuyên của LêNin "Học, học nữa, học mãi".
- Chuẩn bị: Những trò lố hay .....
E. Rút kinh nghiệm
...............…………………………………………………………………………………
...............…………………………………………………………………………………
Soạn : Tuần 28, Tiết 109 + 110
Văn bản
những trò lố hay là
va-ren và phan bội châu
A. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét 2 nhân vật Varen và Phan Bội Châu với 2 tính cách, đại diện cho 2 lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa: thực dân Pháp và Việt Nam; hoàn cảnh đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài + Tài liệu tham khảo
- HS: Chuẩn bị bài, tìm hiểu về Phan Bội Châu
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ(5’)
? Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm "Sống chết mặc bay"?
3- Bài mới
Hoạt động 1(15)
?) Nêu vài nét về tác giả? Văn bản?
- Đây là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nguyễn ái Quốc vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX
- Nguyễn ái Quốc thời hoạt động ở Pháp có một số truyện và kí viết bằng tiếng Pháp "Vi hành", "Lời than vãn của bà Trưng Trắc", "Những trò lố..."
- Tác phẩm đăng trên báo "Người cùng khổ" số 36, 37 vào T 9, 10 - 1925
* GV giải thích vài nét về Phan Bội Châu và Varen
* GV hướng dẫn đọc -> đọc mẫu 1 đoạn
-> 2 HS đọc tiếp -> HS nhận xét - GV sửa
- 3 HS kể tóm tắt 3 đoạn
?) Hãy giới thiệu: toàn quyền, tôn sùng, khai hoá....
I. Giới thiệu tác giả - văn bản
1. Tác giả
- Nguyễn ái Quốc là tên của Chủ tịch HCM (từ 1919 -> 1945)
2. Văn bản
- Đăng trên báo "Người cùng khổ" vào tháng 9, 10 - 1925
- Văn bản: in trong "Truyện kí Nguyễn ái Quốc"
3. Đọc - kể
4. Tìm hiểu chú thích
Hoạt động 2
?) Văn bản chia thành mấy phần?- 3 phần
+ Từ đầu -> vẫn bị giam trong tù: Tin Varen sang VN
+ Tiếp -> thì tôi làm toàn quyền: trò lố của Varen đối với Phan Bội Châu
+ Còn lại: Thái độ của Phan Bội Châu
?) Theo em đây là câu chuyện có thực hay hư cấu?
- hình thức như một bài kí sự nhưng thực tế là một câu chuyện hư cấu (tưởng tượng về cái có thật)
?) Chuyện gì là có thật? Chuyện gì là tưởng tưởng?
- Chuyện có thật: Varen, PBC, phong trào đấu tranh đòi thả PBC
- Chuyện tưởng tượng: cuộc tiếp kiến của Varen - PBC
?) Em hiểu như thế nào về "những trò lố"?
- là những trò lố lăng, bịp bợm, đáng cười
?) Phần đầu truyện nhắc đến Varen - PBC. Em biết gì về 2 nhân vật này?
- Varen: Toàn quyền Pháp tại Đông Dương từ 1925
- PBC: lãnh tụ phong trào yêu nước VN đầu TK XX
-> Địa vị đối lập
?) Varen hứa sang VN "chăm sóc PBC" vì lí do gì?
- Công luận Pháp đòi hỏi
- Varen mới nhận chức, muốn lấy lòng dư luận
?) Tác giả đã bình luận việc này như thế nào? Thái độ của tác giả?
- "Ông hứa...làm sao"
- Ngờ vực: "Nửa chính thức hứa" -> không tin thiện chí của Varen => lời hứa thực chất là trò lố
?) Đoạn mở đầu có ý nghĩa gì?
- Thông báo về việc Varen sang VN cùng lời hứa của y -> gieo thái độ nghi ngỡ về lời hứa đó
*GV: Thực tế Varen vẫn là Varen, 1 tên đứng đầu trong việc cai trị Đông Dương. Còn PBC vẫn là người cách mạng bị cầm tù. 2 bên đối lập nhâu tuyệt đối
?) Trong 3 phần của văn bản thì phần nào làm thanh nội dung chính của truyện? - Phần 2
*GV: Trong rất nhiều trò lố của Varen ở VN thì trò lố của y đối với PBC là trò lố bịch nhất. Ta hãy theo dõi chuyến đi
* Chuyến đi của Varen tại VN được chia làm mấy chặng. Chứng tỏ điều gì? Ta biết chuyến đi của Varen được chia 3 chặng: Sài Gòn, Huế, Hà Nội
=> phản lại lời hứa của Varen -> hắn chỉ quan tâm đến của ngon vật lạ + lời tâng bốc của tay sai
* Những trò lố của Varen đối với PBC xuất hiện dưới 2 hình thức ngôn ngữ: ngôn ngữ bình luận của tác giả và ngôn ngữ độc thoại của Varen
?) Đâu là ngôn ngữ bình luận của tác giả? Nhận xét về nghệ thuật bình luận? Thái độ của người bình luận? Mục đích bình luận?
- "Ôi thật là tấn kịch...xảy ra chuyện gì đây?"
- Nghệ thuật tương phản đối lập
PBC
Bậc anh hùng, vị thiên sứ, tính cách cao thượng
=> mục đích: ca ngợi người yêu nước + khẳng định chính nghĩa
Varen
Kẻ phản bội nhục nhã, tính cách đê tiện -> khinh rẻ kẻ phản bội + vạch ra sự lố bịch
?) Lời văn nào là ngôn ngữ độc thoại của Varen?
- "Tôi đem tự do....toàn quyền"
?) Varen đã tuyên bố và khuyên PBC những gì?
- Tuyên bố thả PBC "Tôi đem tự do đến cho ông đây"
?) Sau lời tuyên bố là những điều kiện gì kèm theo?
- Trung thành với nước Pháp + cộng tác, hợp lực với nước Pháp
- Chớ tìm cách xúi giục đồng bào, hãy bảo họ cộng tác với người Pháp
?) Varen khuyên PBC điều gì?
- Từ bỏ lí tưởng chung: "để mặc đấy những ý nghĩ phục thù"
- Bắt tay với Varen: "Ông và tôi, tay nắm chặt tay"
- Chỉ nên vì quyền lợi cá nhân giống Varen: "đốt cháy những cái mình cần tôn thờ và tôn thờ những cái mà mình từng đốt cháy"
?) Qua lời lẽ của Varen ta thấy nhân cách của hắn như thế nào? Em thấy thực chất lời hứa của hắn ra sao?
- Là người chính khách thực dân xảo quyệt, 1 kẻ phản bội nhục nhã, đê tiện, sẵn sàng làm mọi thứ vì quyền lợi
- Thực chất là ép buộc PBC từ bỏ lí tưởng và dân tộc mình, vì quyền lợi của nước Pháp, vì danh lợi của Varen
- Ngôn ngữ độc diễn trước PBC, Varen đã diễn trò lố cuối cùng của mình như thế nào?
- Kẻ phản bội lí tưởng đê tiện nhất lại đi khuyên bảo người trung thành với lí tưởng cao cả nhất
- Lời hứa của Varen là lời hứa suông, trò bịp bợm đáng cười
*GV: Varen được mô tả như một nhân vật hài kịch, tác giả dựng chân dung của Varen đặc sắc bằng chính ngôn ngữ của hắn: lời lẽ ra vẻ chân thật nhưng nội dung thì xảo quyệt. Tác giả dùng bút pháp lạnh lùng, hóm hỉnh, thông minh, sắc sảo, hiện đại kết hợp chất châu âu sôi nổi với âm điệu á đông thâm trầm để vạch trần bản chất xấu xa của Varen
*HS đọc phần cuối
?) Cuộc chạm trán với Varen, PBC có những biểu hiện nào?
- Nhìn Varen...im lặng dửng dưng
- ngọn râu mép...hạ ngay xuống
- mỉm cười 1 cách kín đáo...
-...vào mặt Varen
?) Các biểu hiện đó thể hiện thái độ của PBC đối với Varen như thế nào? Điều đó nói lên đặc điểm gì trong nhân cách PBC?
- Thái độ: ngạc nhiên, khinh bỉ
- Tính cách: cứng cỏi, hiên ngang, kiêu hãnh, không chịu khuất phục trước mưu mô nham hiểm của kẻ thù
?) Cuộc chạm trán giữa Varen và PBC ta thấy cả hai đều kiêu hãnh. Sự khác nhau của 2 niềm kiêu hãnh đó là gì?
- Thảo luận nhóm
- Varen: kiêu hãnh vì danh vọng của kẻ đê tiện -> đáng để cười
- PBC: kiêu hãnh vì kiên định lí tưởng yêu nước -> đáng khâm phục
II. Phân tích văn bản
A. Bố cục: 3 phần
B. Phân tích
1) Tin Varen sang Việt Nam
- Varen hứa "chăm sóc" vụ PBC là lời hứa dối trá để trấn an người dân Việt Nam
- Cuộc tiếp kiến giữa Varen và Phan Bội Châu đã vạch trần bản chất gian trá, đê tiện, xấu xa và lố bịch của Varen
3) Thái độ của Phan Bội Châu
- Phan Bội Châu ngạc nhiên, khinh bỉ và hiên ngang, kiêu hãnh không chịu khuất phục trước âm mưu của kẻ thù
Hoạt động 3
?) Truyện đạt những giá trị gì về nội dung và nghệ thuật?
- đả kích Varen với các hành động lố bịch của y, ca ngợi nhân cách cao quý của PBC
- Nghệ thuật hư cấu, tưởng tượng trên cơ sở sự thật
+ tương phản, đối lập: khắc hoạ nhân vật, làm rõ chủ đề
+kết hợp ngôn ngữ nhân vật với ngôn ngữ kể
?) Mục đích chính trị của truyện là gì?
- Cổ động cho phong trào của nhân dân đòi thả tự do cho PBC
- Vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn thực dân Pháp
?) Nhận xét về tài văn chương của Nguỹên ái Quốc?
- Mang tính nghệ thuật cao, tính TT và tính chiến đấu sắc bén
-> xứng đáng là một nhà văn với nghĩa đẹp của từ này
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK(95)
Hoạt động 4
IV. Luyện t ập
1. Đọc thêm
2. BT : Nêu những nét nổi bật về nghệ thuật của truyện:
- Trần thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn
- Cách khắc hoạ nhân vật đặc sắc
-> nghệ thuật đối lập đầy sáng tạo
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, tóm tắt truyện
- Soạn: Ca Huế trên sông Hương
- Chuẩn bị: + Dùng cụm - V để mở rộng câu - Bài tập
V. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Soạn : Tuần 28, Tiết 111
Tiếng việt
dùng cụm chủ vị để mở rộng câu (tiếp)
A. Mục tiêu
- Khắc sâu, củng cố cho học sinh những hiểu biết về cách dùng cụm C- V để mở rộng câu
- Vận dụng linh hoạt các cách mở rộng câu và tập viết đoạn văn
B. Phương tiện
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo
- HS: Chuẩn bị vở bài tập
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, thảo luận
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là dùng cụm C - V để mở rộng câu? Các trường hợp mở rộng? Ví dụ?
3- Bài mới
Hoạt động 1(35')
HS đọc bài tập
-> 3 HS lên bảng làm
- HS làm trên bảng
- HS làm miệng
- HS viết vào phiếu học tập
-> GV thu chấm 1 số bài
1. Bài 1 (96)
a) Khí hậu nước ta ấm áp -> chủ ngữ
Cho phép ta// quanh năm trồng trọt -> PN cụm ĐT
b) Khi các thi sĩ//ca tụng...
- Khi có người//lấy tiếng chim kêu...ngâm vịnh
-> PN cụm DT và cụm DT (2 cụm BN cho "nơi")
c) Thấy: những tục lệ tốt đẹp ấy//mất dần
Những thức quý của đất mình//thay dần...ngoài
=> PN cụm ĐT (từ "thấy")
2. Bài 2 (97)
a) Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ...lòng
b) Nhà văn...khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích
c) Tiếng việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói...
d) CM T8....đã khiến cho tiếng việt có 1 bước...mới
3. Bài 3 (97)
a) Anh em hoà thuận khiến 2 thân vui vầy
b) Đây là cảnh 1 rừng thông ngày ngày biết bao
c) Hàng loạt...ra đời đã sưởi ấm cho
4. Bài 4: Viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) có cụm CV để mở rộng câu
VD: Xuân về. Những hạt mưa xuân//lất phất trên cỏ cây, hoa lá/gợi trong ta//bao nỗi niềm bâng khuân. Khắp đất trời và lòng người tràn 1 sức sống mới...
-> mở rộng CN, TN cụm ĐT
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, dùng cụm C - V để mở rộng câu
- Chuẩn bị: đề d (98) để luyện nói
E. Rút kinh nghiệm
...............…………………………………………………………………………………
...............…………………………………………………………………………………
Soạn : Tuần 28, Tiết 112
Tập làm văn
luyện nói bài văn giải thích một vấn đề
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm bài văn
- Củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan đến bài tập luyện tập
- Biết trình bày miệng một vấn đề xã hội -> luyện nói một cách mạnh dạn tự nhiên
B. Phương tiện
- HS lập dàn ý đề d (98) -> tập nói
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, thảo luận
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ; Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Trình bày một vấn đề mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người là mong ước của tất cả mọi người. Nhưng muốn điều đó biến thành sự thật thì phải rèn kĩ năng nói trước tập thể một cách mạnh dạn, tự tin. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau rèn kĩ năng này để học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau...
Hoạt động 1
Hoạt động 2
I. Đề bài: Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy?
II. Dàn bài
A. Mở bài
- Dẫn dắt: có nhà văn nói "Sách là ...con người"
- Loại sách em thích đọc nhất...
B. Thân bài
- ích lợi của việc đọc sách
- Những loại sách em thích đọc
- Tại sao em thích đọc sách đó?
+ Vì đúng tâm tư, lứa tuổi
+ Vì cung cấp những kiến thức bổ ích, mở rộng hiểu biết về nhiều lĩnh vực: học tập, lao động, quan hệ xã hội...
+ Vì sách trình bày đẹp, hấp dẫn...
- Những loại sách em không thích đọc: nội dung xấu
C. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của thói quen đọc sách
Hoạt động 3
- Trình bày trong tổ, nhóm -> chọn trình bày trước lớp -> HS nhận xét -> GV uốn nắn
III. Thực hành
- 2 HS trình bày mở bài
- 2 HS trình bày thân bài
- 2 HS trình bày kết bài
III. Nhận xét
- Tư thế, tác phong
- Nội dung
- Ngôn ngữ diễn đạt
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại cách làm bài giải thích
- Chuẩn bị: Ca Huế trên sông Hương
? Câu hỏi theo SGK
? Sưu tầm một số tài liệu dân ca của nước ta
E. Rút kinh nghiệm
...............…………………………………………………………………………………
...............…………………………………………………………………………………
Soạn : Tuần 29, Tiết 113
Văn bản
ca huế trên sông hương
( Hà ánh Minh )
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một làng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.
- Tự hào với một nét đẹp của dân tộc.
B. Phương tiện
- GV: Soạn bài, tranh ảnh minh hoạ, tài liệu tham khảo.
- HS: Chuẩn bị bài, sưu tầm dân ca Huế.
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, thảo luận
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5')
? Nêu những cảm nhận của em về Varen và Phan Bội Châu qua "Những trò lố ..."?
3- Bài mới
* Giới thiệu bài (1'): Qua những tác phẩm văn chương ta đã được thưởng thức bao nét đẹp của nhiều vùng đất nước. Đây là Hà Nội với cốm vòng thơm dẻo và mùa xuân dịu dàng. Kia là Sài Gòn với cảnh đẹp ngọc ngà và con người sôi nổi, nhân hậu. Còn khúc ruột Miền Trung thì sao? Ta hãy tham quan sứ Huế - người đất mộng và thơ với những làn dân ca...
Hoạt động 1(7')
? Nêu vài nét về tác giả tác phẩm
giáo viên hướng dẫn học sinh đọc -> gọi 2 học sinh đọc.
? Giải nghĩa các từ : ca Huế, hoài vọng, lữ khách giang hồ, nhạc cung đình, nhà nhạc...
I. Giới thiệu tác giả-văn bản
1. Tác giả
- Hà ánh Minh là nhà báo
2. Văn bản
- Là một bài bút ký
3. Đọc
4. Tìm hiểu chú thích
Hoạt động 2 (18')
? Tác phẩm là một văn bản nhật dụng. Vậy đâu là nội dung nhật dụng của tác phẩm?
- Phản ánh nét đẹp văn hoá của cố đô Huế -> ca ngợi và tuyên truyền cho nét đẹp văn hoá này.
? Có thể chia tác phẩm thành mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
- 2 phần: từ đầu -> lí hoài nam: giới thiệu Huế, cái nôi của dân ca.
Đoạn còn lại: Những đặc sắc của ca Huế.
? Tác phẩm kết hợp nhiều phương thức như nghị luận, miêu tả, biểu cảm.
Hãy xây dựng phương thức biểu đạt chính của mỗi phần?
- P1: Nghị luận chứng minh.
- P2: Kết hợp miêu tả + biểu cảm.
*HS theo dõi phần 1
? Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ nhưng ở đây tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của xứ Huế? Tại sao tác giả chú ý đến nét tiêu biểu đó?
- Dân ca Huế vì: xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò dân ca mang đậm bản sắc và tâm hồn tài hoa ở mỗi người đất Huế là một trong những caí nôi dân ca của nước ta.
? Dân ca Huế mang những đặc điểm hình thức và nội dung nào?
- Những điệu hò trong lao động sản xuất.
- Những điệu lý.
-> Thể hiện lòng khát khao tâm hồn Huế.
? Nhận xét về ngôn ngữ của phần 1?
- Dùng biện pháp liệt kê + giới thiệu bình luận.
? Qua phần 1 tác giả chứng minh những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế?
- Phong phú về làn điệu.
- Sâu sắc,thấm thía về (làn điệu) nội dung, tình cảm.
- Mang nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế.
? Ngoài Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?
- Dân ca quan họ Bắc Ninh.
- Dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
- Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
* GV chuyển ý:
? Với tình yêu và sự hiểu biết khá thấu đáo, tác giả cho biết nguồn gốc của dân ca Huế như thế nào?
- Hình thành từ 2 dòng:
+ Ca nhạc dân gian : bắt nguồn từ lao động và cuộc sống hàng ngày -> sôi nổi, trầm buồn, bình dị.
+ Ca nhạc cung đình, nhà nhạc: phục vụ những lễ nghi trong cung đình -> trang trọng uy nghi.
? Qua nguồn gốc ta thấy tính chất nổi bật nào của dân ca Huế?
- Vừa sôi nổi, tươi vui vừa uy nghi, trang trọng
*GV: Ca Huế là một sinh hoạt độc đáo không chỉ của xứ Huế mà còn của cả dân tộc. Trong ca Huế vừa có nét thâm trầm uy nghi, sang trọng, vừa có nét lãng man, nhã nhặn, thanh tao.
? Cách thức biểu diễn ca Huế có gì đặc sắc?
- Dàn nhạc: nhiều loại đàn, nam nữ ca công...
- Nhạc công: dùng các ngón đàn chau chuốt. ->Xao động tận đáy hồn người.
*GV:Tất cả âm thanh lời hát, ánh trăng, sóng nước, tâm hồn người nghệ sĩ và người thưởng thức hoà quyện với nhau khi sôi nổi tươi vui, lúc bâng khuâng tiếc thương, ai oán, khi thong thả trang trọng, lúc dồn dập thiết tha gợi lên tình người, tình đất nước...
? Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn văn này? Nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh?
- Dùng phép liệt kê dẫn chứng -> Làm rõ sự phong phú của ca Huế, ca Huế thanh lịch tinh tế, có tinh dân tộc cao trong biểu diễn.
? Có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế?
- Không gian: trăng lên, gió mát, dòng sông trăng, con thuyền...
- Thời gian : đêm.
- Con người: Tâm trạng chờ đợi rộn lòng.
-> Cách thưởng thức: dân dã, sang trọng-> ca Huế đẹp hoàn thiện hơn.
? Phần cuối cùng của tác phẩm, tác giả muốn người đọc cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trếnông Hương?
- Khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ còn tình người.
- Làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế.
- Mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó
II. Phân tích văn bản
A. Bố cục: 2 phần
B. Phân tích
1) Huế - cái nôi của dân ca
- Dân ca Huế phong phú và đa dạng về làn điệu (và dụng cụ âm nhạc, so sánh, thấm thía về nội dung, tình cảm
2) Những đặc sắc của dân ca Huế
- Ca Huế là sự kết hợp ca nhạc dân gian và nhạc cung đình vừa sôi nổi, trẻ trung vừa uy nghi, trang trọng, thể hiện sự làm giàu đẹp tâm hồn con người
Hoạt động 3 (5')
?) Trước khi đọc tác phẩm này, em đã biết gì về xứ Huế? Và bây giờ em hiểu thêm gì những vẻ đẹp nào của Huế?
- HS trình bày -> nêu: Huế nổi tiếng về âm nhạc, con người Huế hanh lịch, người đến Huế hiểu biết văn hoá Huế và thanh lịch hơn
?) Tác phẩm gợi tình cảm gì trong em?
- Yêu quý Huế, tự hào về vẻ đẹp của đất nướckhi được đến Huế
?) Đánh giá về nghệ thuật của tác phẩm?
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: nghị luận, miêu tả, biểu cảm
III. Tổng kết
* Ghi nhớ
Hoạt động 4 (5')
IV. Luyện tập
1) Tại sao có thể nói: Ca Huế là 1 thú tao nhã?
- Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung, hình thức, biểu diễn - thưởng thức, ca công - nhạc công
2) Kể những làn điệu dân ca ở quê em - nghe băng về dân ca Huế
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, sưu tầm 1 số bài dân ca Huế
- Chuẩn bị: Quan âm Thị Kính
- Chuẩn bị: Liệt kê
E. Rút kinh nghiệm
...............…………………………………………………………………………………
...............…………………………………………………………………………………
Soạn : Tuần 29, Tiết 114
Tiếng việt
liệt kê
A. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê
- Phân biệt được các kiểu liệt kê: liệt kê theo từng cặp, liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến/ liệt kê không tăng tiến
- Biết vận dụng phép liệt kê trong nói, viết
B. Phương tiện
- GV: Soạn bài, bảng phụ, phấn màu
- HS: Trả lời các câu hỏi
C. Cách thức tiến hành
- Phát vấn câu hỏi, thảo luận
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ
? Nêu tên các biện pháp tu từ đã học ở lớp 6? Lấy một
File đính kèm:
- van7.doc