Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29 (Chuẩn kién thức kỹ năng)

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn

- Thấy được hiện thực về tình cảnh khốn khó của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.

2. Về kỹ năng:

- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX .

3. Về thái độ:

- Bồi dưỡng HS tinh thần yêu thích văn học hiện đại, sự cảm thông với cuộc sống của cha ông trước.

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29 (Chuẩn kién thức kỹ năng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 29 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 26. phần văn học Tiết 105: sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn - A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Hiểu được sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn - Thấy được hiện thực về tình cảnh khốn khó của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ... 2. Về kỹ năng: - Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX ... 3. Về thái độ: - Bồi dưỡng HS tinh thần yêu thích văn học hiện đại, sự cảm thông với cuộc sống của cha ông trước. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút) Tục ngữ có câu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi", câu tục ngữ nói về thái độ vô trách nhiệm 1 cách trắng trợn của 1 viên quan phụ mẫu, trong một lần hộ đê. Câu chuyện đặc sắc đã đợc ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Phạm Duy Tốn kể lại nh một màn kịch bi- hài rất hấp dẫn. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (35 phút ) - Gọi HS đọc phần chú thích (*) trong sgk. H: Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn ? - Ông là 1 cây bút tiên phong và xuất sắc của khuynh hớng hiện thực ở những năm đầu TK XX. - Truyện ngắn của ông chuyên về phản ánh hiện thực XH. H: Cho biết vài nét về tác phẩm... ? - GV đọc mẫu hướng dẫn HS đọc tác phẩm. - Hướng dẫn đọc: Chú ý phân biệt giọng kể, tả của tác giả với giọng quan phụ mẫu hống hách, nạt nộ; giọng thầy đề và dân phu khúm núm, sợ sệt. - Cho HS đọc các chú thích khó. H: Tác phẩm thuộc thể loại nào ? H: Em hiểu thế nào là truyện ngắn hiện đại ? - Gv: Truyện ngắn hiện đại được viết bằng tiếng Việt hiện đại, là sản phẩm của 1 kiểu t duy NT mới, xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học (đầu TK XX). So với truyện trung đại, cốt truyện phức tạp hơn, đã thiên về tính chất h cấu đã hớng vào việc khắc họa hình tợng, phát hiện bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con ngời. Truyện trung đại đợc viết bằng tiếng Hán, cốt truyện đơn giản còn thiên về mục đích giáo huấn. H: Em hãy tóm tắt lại tác phẩm ? - Gọi HS tóm tắt, GV nhận xét tóm tắt lại. - Bố cục của truyện có thể chia thành mấy phần ? Phần ND nào là chính ? Vì sao em xác định nh thế ? - Cảnh đê sắp vỡ (Đ1). - Cảnh hộ đê (tiếp-> ấy là hạnh phúc). - Cảnh đê vỡ (phần còn lại). - Phần kể chuyện cảnh hộ đê là chính. Vì dung lượng dài nhất và tập trung làm nổi bật nhân vật chính là quan phụ mẫu. H: Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết nào về không gian, thời gian, địa điểm ? H: Các chi tiết đó gợi một cảnh tợng thế nào ? - Đêm tối, mưa to không ngớt, nước sông dâng nhanh có nguy cơ làm vỡ đê. H: Tên sông được nói cụ thể, nhưng tên làng, tên phủ chỉ được ghi bằng kí hiệu. Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả ? - Tác giả muốn người đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở 1 nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi. H: Trong truyện này, phần mở đầu có vai trò thắt nút. Vậy ý nghĩa thắt nút ở đây là gì ? - HS đọc Đ2,3. Hai đoạn em vừa đọc tả cảnh gì, ở đâu ? H: Cảnh được tả bằng những chi tiết hình ảnh và âm thanh điển hình nào ? - Hình ảnh: Kẻ thì thuổng, ngwời thì cuốc,... bì bõm dưới bùn lầy... người nào người nấy ướt lớt thớt như chuột lột. - Âm thanh: Trống đánh liên thanh. ốc thổi vô hồi, tiếng ngời xao xác gọi nhau.. H: Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc ? - Sử dụng nhiều từ láy tượng hình kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than ôi, lo thay, nguy thay). H: Cách miêu tả đó, gợi lên một cảnh tượng như thế nào ? I - Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: - Phạm Duy Tốn (1883-1924), quê Thường Tín - Hà Tây. 2. Tác phẩm: - Sáng tác 7.1918. II - Tìm hiểu tác phẩm. 1. Thể loại: - Truyện ngắn hiện đại. * Tóm tắt: * Bố cục: 3 phần 1. Cảnh đê sắp vỡ: - Thời gian: Gần 1 giờ đêm. - Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to. - Địa điểm: Khúc sông làng X, thuộc phủ X, hai ba đoạn đã thẩm lậu. =>Tạo tình huống có vấn đề (đê sắp vỡ) để từ đó các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra. 2. Cảnh hộ đê: a. Cảnh trên đê: => Gợi cảnh tợng nhốn nháo, hối hả, chen chúc, căng thẳng, cơ cực và hiểm nguy. *4 Hoạt động 4: (6 phút ) 4. Củng cố. H: Em hãy tóm tắt lại tác phẩm ? 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị tiết 2 của bài D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 26. phần văn học Tiết 105: sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn - (Tiếp) A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Thấy được hiện thực về tình cảnh khốn khó của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ... 2. Về kỹ năng: - Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX ... 3. Về thái độ: - Bồi dưỡng HS tinh thần yêu thích văn học hiện đại, sự cảm thông với cuộc sống của cha ông trước. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy tóm tắt lại tác phẩm “Sống chết mặc bay” ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút) Với bút pháp miêu tả hiện thực nhà văn Phạm Duy Tốn đa cho chúng ta thấy một cảnh tượng nhân dân nhốn nháo lo sợ trước cảnh tượng một khúc đê sắp vỡ. Đó là cảnh tượng của người dân còn các vị quan - những người có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của người dân thì sao ? Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (28 phút ) - Gọi HS đọc lại đoạn văn. H: Theo dõi đoạn kể chuyện trong đình, hãy cho biết chuyện gì đang xảy ra ở đây ? - Chuyện quan phủ được hầu hạ, chuyện quan phủ chơi tổ tôm, chuyện quan phủ nghe tin đê vỡ. H: Trong đoạn văn kể chuyện quan phủ đợc hầu hạ, tác giả đã dùng những chi tiết nào để tả về đồ vật và chân dung quan phủ ? - Đồ vật: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng,... nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng... - Chân dung quan phụ mẫu: Uy nghi chễm chệ ngồi, tay trái tựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. H: Qua các chi tiết miêu tả trên, ta thấy hiện lên hình ảnh một viên quan nh thế nào ? H: Hình ảnh quan phụ mẫu nhàn nhã hưởng lạc trong đình trái ngược với hình ảnh nào ngoài đê? - Ma gió ầm ầm ngoài đê, dân phu rối rít... trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm ma, nh đàn sâu lũ kiến ở trên đê... H: Trong NT viết văn đặt 2 cảnh trái ngược nhau như thế gọi là sử dụng biện pháp tương phản. Theo em phép tương phản trên có tác dụng gì ? H: Theo dõi tiếp cảnh quan phủ đánh tổ tôm. Hình ảnh quan phủ nổi lên qua những chi tiết điển hình nào về cử chỉ và lời nói ? - Cử chỉ: Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc,... - Lời nói: Tiếng thầy đề hỏi: Bẩm bốc, tiếng quan lớn truyền: ừ. Có người khẽ nói: Bẩm dễ có khi đê vỡ ! Ngài cau mặt, gắt rằng: Mặc kệ ! H: ở đoạn truyện này có những hình ảnh tơng phản nào xuất hiện ? - Tương phản giữa lời nói khẽ của người hầu: Bẩm có khi đê vỡ với lời gắt của quan: Mặc kệ !; tương phản giữa tiếng kêu vang trời dậy đất ngoài đê, với thái độ điềm nhiên hưởng lạc ăn chơi của quan. H: Trong khi miêu tả và kể chuyện, tác giả đã xen những lời bình luận và biểu cảm, đó là những lời nào ? - (Ngài mà còn dở ván bài, hoặc cha hết hội thì dầu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ. Ôi ! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì...không bằng nước bài cao thấp. Than ôi !...) H: Kết hợp miêu tả, kể chuyện bằng NT tơng phản với những lời bình luận biểu cảm đã mang lại hiệu quả gì cho đoạn truyện này ? H: Theo dõi đoạn văn kể chuyện quan phủ, khi nghe tin đê vỡ. ở đoạn này hình thức ngôn ngữ nổi bật là gì ? - Ngôn ngữ đối thoại. H: Hình ảnh và những câu đối thoại nào của quan phụ mẫu đáng giá nhất ? - Quan lớn mặt đỏ tía tai quay ra quát rằng: Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ? H: Hình ảnh của quan phụ mẫu tơng phản với hình ảnh nào ? - Một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: Bẩm...quan lớn ... đê vỡ mất rồi ! H: Cách dùng ngôn ngữ đối thoại và hình ảnh tương phản ở đây có tác dụng gì ? H: Tác giả đã miêu tả cảnh đê vỡ như thế nào ? - Khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết. - Kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết ! H: ở đây ngoài miêu tả tác giả còn sử dụng biện pháp NT nào ? Tác dụng của nó ? H: Đoạn truyện này nói lên tình cảm nào của tác giả đối với người nông dân ? *3 Hoạt động 3: Tổng kết (6 phút) H: Tác phẩm “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực và nhân đạo gì ? H: Văn bản có giá trị gì về NT ? II - Tìm hiểu tác phẩm. 2. Cảnh hộ đê: b. Cảnh trong đình: =>Hiện lên hình ảnh 1 viên quan béo tốt, nhàn nhã, thích hởng lạc và rất hách dịch. -> Sử dụng hình ảnh tương phản Làm nổi rõ tính cách hưởng lạc của quan phủ và thảm cảnh của người dân. Góp phần thể hiện ý nghĩa phê phán của truyện. c. Chuyện quan phủ đánh tổ tôm: -> Kết hợp miêu tả, kể chuyện bằng NT tơng phản với những lời bình luận biểu cảm- Làm nổi rõ tính cách bất nhân của nhân vật quan phủ, gián tiếp phản ánh tình cảnh thê thảm của dân và bộc lộ thái độ mỉa mai phê phán của tác giả. d. Chuyện quan phủ nghe tin đê vỡ: -> Sd ngôn ngữ đối thoại và hình ảnh tương phản Khắc họa tính cách tàn nhẫn, vô lương tâm của quan phụ mẫu và tố cáo quan lại thờ ơ vô trách nhiệm đối với tính mạng của người dân. 3. Cảnh đê vỡ: -> Miêu tả kết hợp với biểu cảm Vừa gợi cảnh tượng lụt lội do đê vỡ, vừa tỏ lòng thương cảm xót xa cho tình cảnh khốn cùng của người dân. * ý nghĩa: Thể hiện tình cảm nhân đạo của tác giả. III - Tổng kết. - Nội dung: + Giá trị hiện thực: Phản ánh cuộc sống ăn chơi hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sống thê thảm của người dân trong XH cũ. + Giá trị nhân đạo: Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng người dân. - Nghệ thuật: Dùng biện pháp tơng phản để khắc họa nhân vật làm nổi bật t tởng của tác phẩm. * Ghi nhớ. Sgk. T 83 *4 Hoạt động 4: (6 phút ) 4. Củng cố. H: Qua truyện, em hiểu thêm điều gì về nhà văn Phạm Duy Tốn ? 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau. D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 26. phần tập làm văn Tiết 107: cách làm bài văn lập luận giải thích A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Nắm được các bước làm bài văn lập luận giải thích. 2. Về kỹ năng: - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. 3. Về thái độ: - Có ý thức tìm hiểu thể văn nghị luận giải thích. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phép lập luận giải thích ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ) Qui trình làm một bài văn nghị luận giải thích, về cơ bản cũng tương tự như qui trình làm 1 bài văn nghị luận chứng minh mà chúng ta đã học. Tuy nhiên ở kiểu bài này vẫn có những đặc thù riêng, thể hiện ngay trong từng bước, từng khâu. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - Hình thành khái niệm (22 phút) - HS đọc đề bài. H: Em hãy nêu các bớc làm một bài văn nghị luận ? H: Đề trên thuộc kiểu bài nào ? H: Vấn đề cần được giải thích là gì ? - HS đọc dàn bài sgk (84-85). H: Phần MB cần nêu những gì ? - Hs đọc 3 đoạn văn giải thích. H: Phần TB của bài văn giải thích cần phải làm gì ? - HS đọc phần KB. H: Phần KB của bài văn giải thích cần nêu những gì ? H: Bước cuối cùng của bài văn giải thích là bước nào ? H: Muốn làm một bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện những bớc nào ? H: Em hãy nêu dàn ý chung của bài văn lập luận giải thích? H: Khi viết văn giải thích cần chú ý gì ? *3 Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh luyện tập: (10 phút) H: Hãy tự viết thêm những cách KB khác cho đề bài trên ? - HS tập viết các cách kết bài khác - Gọi 2 - 4 em trình bày bài làm - Cho các em khác nhận xét - GV nhận xét, góp ý I - Các bước làm một bài văn lập luận giải thích. * Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Hãy giải thích ND câu tục ngữ đó. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: - Kiểu bài: Giải thích. - ND: Đi ra ngoài, đi đây, đi đó sẽ học đợc nhiều điều hay, mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan từng trải. 2. Lập dàn ý: - sgk (84-85). 3. Viết bài: a. Cách viết phần MB: - Dẫn dắt vào đề: Đưa người đọc vào bài văn. - Chép câu trích: Giới thiệu vấn đề cần giải thích. b. Cách viết phần TB: - Giải thích nghĩa đen. - Giải thích nghĩa bóng. - Giải thích nghĩa sâu. - Nêu dẫn chứng minh họa. c- Cách viết phần KB: - Tổng kết ý nghĩa điều đã giải thích. - Rút ra bài học cho bản thân. - Nêu suy nghĩ, ý nghĩa của vấn đề đã được giải thích. 4. Đọc và sửa lại bài: * Ghi nhớ. Sgk. T86 II - luyện tập. *4 Hoạt động 4: (4 phút ) 4. Củng cố. - Gọi 1 HS đọc lại phần ghi nhớ - GV nhận xét giờ học, ý thức của HS,... 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau. D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 26. phần tập làm văn Tiết 108: luyện tập lập luận giải thích A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Nắm sâu hơn cách làm bài văn lập luận giải thích 2. Về kỹ năng: - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. 3. Về thái độ: - Bồi dưỡng HS tinh thần yêu thích học tập thể văn lập luận giải thích; Có ý thức áp dụng vào cuộc sống hàng ngày B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo 2. Học sinh - Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Muốn làm bài văn lập luận giải thích cần trải qua những bước nào ? Nêu dàn bài của bài văn lập luận giải thích ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút) ở giờ trước chúng ta đã được tìm hiểu về quy trình làm một bài văn lập luận giải thích. Để bổ sung các kỹ năng đó chúng ta sẽ cùng nhau đi vào giờ luyện tập hôm nay. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập: (38 phút) H: Em hiểu giải thích là gì ? H: Thế nào là giải thích trong văn nghị luận ? H: Trình bày dàn bài của một bài văn lập luận giải thích. - HS đọc đề bài. H: Đề trên thuộc kiểu bài nào ? H: Đề bài yêu cầu giải thích vấn đề gì ? H: Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó ? - Căn cứ vào mệnh đề và căn cứ vào các từ ngữ trong đề. H: MB cần nêu những gì ? H: Ta có thể sắp xếp các ý của phần TB nh thế nào ? H: Giải thích sách là gì ? H: Giải thích tại sao sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ ? H: Thái độ của em đối với việc đọc sách nh thế nào ? H: Kết bài cần phải nêu điều gì ? - GV yêu cầu HS tập viết các đoạn trong phần mở bài, thân bài và kết bài. - Gọi một số HS trình bày đoạn văn - Cho các em khác nhận xét - GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa, cho điểm các bài đạt I - Lý thuyết. - Giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. - Giải thích trong văn nghị luận là làm rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, quan hệ,...cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. II - Thực hành 1. Tìm hiểu đề: *Đề bài: Một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con ngời". Hãy giải thích nội dung câu nói đó. - Kiểu bài: Giải thích. - ND: giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con người. 2. Lập dàn bài: a. Mở bài. - Nhận xét khái quát về vai trò của câu dẫn trong đời sống con người. - Trích dẫn câu nói. b. Thân bài. * G.thích ý nghĩa câu nói: - Sách là gì: là kho tàng tri thức, là sản phẩm tinh thần, là người bạn tâm tình gần gũi. -Tại sao sách là ngọn đèn bất diệt của con người: Sách giúp ta hiểu về mọi lĩnh vực, sách giúp ta vượt mọi khoảng cách về thời gian, không gian. * Thái độ đối với việc đọc sách: - Tạo thói quen đọc sách. - Cần chọn sách để đọc. - Phê phán và lên án những sách có ND xấu. c. Kết bài: - Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách. - Nêu phương hớng hành động của cá nhân. 3. Tập viết các đoạn văn. *3 Hoạt động 3: (2 phút ) 4. Củng cố. - GV nhận xét giờ học, ý thức của HS,... 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.................................................................................................................. .................................................................................................................................... * Tồn tại:..................................................................................................................... .................................................................................................................................... ====================== Hết tuần 29 =======================

File đính kèm:

  • docNgu van 7Tuan 29CKTKN.doc