A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm vững cách làm bài văn lập luận giải thích
2. Về kỹ năng:
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng HS tinh thần yêu thích học tập thể văn lập luận giải thích; Có ý thức áp dụng vào cuộc sống hàng ngày
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài - Ra đề - Đáp án - Biểu điểm
2. Học sinh
- Viết bài văn ở nhà theo yêu cầu của tiết luyện tập trước
C -Tiến trình.
1. Ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 30 năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 26. phần tập làm văn
Tiết 109: luyện tập lập luận giải thích (Tiếp)
viết bài tập làm văn số 6 ( ở Nhà)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm vững cách làm bài văn lập luận giải thích
2. Về kỹ năng:
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng HS tinh thần yêu thích học tập thể văn lập luận giải thích; Có ý thức áp dụng vào cuộc sống hàng ngày
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài - Ra đề - Đáp án - Biểu điểm
2. Học sinh
- Viết bài văn ở nhà theo yêu cầu của tiết luyện tập trước
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút)
ở giờ học trước chúng ta đã tiến hành luyện tập viết các đoạn văn cho đề văn lập luận giải thích, trên cơ sở đã chuẩn bị bài viết hoàn chỉnh ở nhà giờ này chúng ta sẽ trình bày bài làm của mình trước lớp.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập: (28 phút)
- Gọi 1 HS nêu lại đề văn đã tìm hiểu ở giờ trước.
H: Em hãy nêu khái quát lại dàn bài cho đề văn trên ?
a. Mở bài.
- Nhận xét khái quát về vai trò của câu dẫn trong đời sống con người.
- Trích dẫn câu nói.
b. Thân bài.
* G.thích ý nghĩa câu nói:
- Sách là gì: là kho tàng tri thức, là sản phẩm tinh thần, là người bạn tâm tình gần gũi.
-Tại sao sách là ngọn đèn bất diệt của con người: Sách giúp ta hiểu về mọi lĩnh vực, sách giúp ta vượt mọi khoảng cách về thời gian, không gian.
* Thái độ đối với việc đọc sách:
- Tạo thói quen đọc sách.
- Cần chọn sách để đọc.
- Phê phán và lên án những sách có ND xấu.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách.
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân.
H: Em có viết bài văn theo dàn bài trên không ?
H: Em hãy xung phong lên bảng trình bày bài viết của mình trước lớp ?
- Gọi HS lên bảng trình bày
- Cho các em khác lần lượt nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm các bài làm đạt
*3 Hoạt động 3: Viết bài Tập làm văn số 6 (ở nhà) (12 phút)
- GV đọc và chép đề lên bảng.
H: Với đề văn này em sẽ định hướng viết những gì ?
H: Em trình bày thế nào ở phần mở bài ?
H: Phần thân bài cần trình bày những ý gì ?
H: Phần kết bài cần viết ntn ?
I - Lý thuyết.
*Đề bài: Một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
II - Học sinh trình bày trước lớp.
III - Viết bài Tập làm văn số 6. (ở nhà)
* Đề văn Tự luận.
- Kiểu bài: Lập luận giải thích
“Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin: Học, học nữa, học mãi”
1 - Mở bài: 1,5 điểm.
- Thời đại mới, XH mới đòi hỏi mọi ngời phải học tập mới tồn tại đợc.
- Trích câu nói của Lênin.
2 - Thân bài: 6 điểm
- Yêu cầu của XH hiện đại, đòi hỏi mọi ngời phải học tập.
- Học tập những gì : Học mọi điều cần cho cuộc sống của mình.
- Học tập ở đâu: Học ở thầy, ở bạn, ở sách, ở đời.
- Học tập nh thế nào: Học tập không ngừng để vơn lên đến đỉnh cao của tri thức, phải tự học là chính.
- Lấy dẫn chứng về những tấm gơng tự học thành công.
3 - Kết bài: 1,5 điểm.
- Câu nói của Lênin giáo dục tinh thần phấn đấu trong học tập khi ở nhà trờng và khi bớc vào đời.
- Liên hệ bản thân đã thực hiện lời khuyên đó như thế nào ?
*4 Hoạt động 4: (3 phút )
4. Củng cố.
- GV nhận xét giờ học, ý thức của HS,...
5. Dặn: HS về nhà viết bài văn để nộp vào giờ sau
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 26. phần văn học
Tiết 110: những trò lố hay là va-ren và phan bội châu
- Nguyễn ái Quốc -
(Hướng dẫn đọc thêm)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được Nguyễn ái Quốc là tên gọi của Bác trong thời gian Người hoạt động ở Pháp và Châu Âu.
- Thấy được bản chất xấu xa, đê hèn của Va-Ren; phẩm chất, khí phách của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu...
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng kể chuyện và phân tích nhân vật trong quá trình so sánh đối lập.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng HS tinh thần yêu quý, kính phục vị anh hùng Phan Bội Châu và có thái độ căm thù, khinh miệt va-ren kẻ xảo trá cướp nước.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tóm tắt những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút)
Nguyễn ái Quốc là tên Chủ tịch HCM (1919-1945). Trên đất nước Pháp từ 1922-1925, bút danh Nguyễn ái Quốc đã gắn với tờ báo Người cùng khổ và nhiều tác phẩm xuất sắc khác trong đó có “Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu - viết 1925”.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (30 phút )
- Gọi 1 HS đọc phần chú thích (*) sgk
H: Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn ái Quốc ?
- GV giới thiệu để HS được các tên gọi khác nhau của Bác gắn liền với từng thời kỳ hoạt động cách mạng.
H: Giới thiệu vài nét về tác phẩm “Những trò lố ...”
H: Kể tên các tác phẩm khác của tác giả Nguyễn ái Quốc mà em biết ?
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc tác phẩm
- Hướng dẫn đọc: Đọc với giọng kể chuyện vừa bình thản, vừa dí dỏm hài hước.
- Cho HS đọc một số chú thích từ khó
H: Đây là truyện ngắn được sáng tạo bằng hư cấu: nghĩa là tưởng tượng từ cái có thật. Vậy theo em chuyện gì có thật ? Chuyện gì là do tưởng ưtợng mà có ?
- Chuyện có thật: nhân vật Va ren- toàn quyền Pháp tại Đông Dơng, Phan Bội Châu - nhà yêu nước đang bị bắt giam tại Hà Nội, phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
- Chuyện tưởng tượng: Cuộc tiếp kiến của Va ren và Phan Bội Châu.
H: Em hiểu những trò lố trong truyện này là những trò như thế nào ? Ai là tác giả của những trò lố đó ?
- Trò lố: là trò nhố nhăng, bịp bợm, đáng cười của Va ren- người hứa sang Việt Nam chăm sóc Phan Bội Châu.
H: Truyện được kể theo trình tự nào ?
- Kể theo trình tự thời gian: từ khi Va ren xuống tàu đến khi tới xà lim giam cụ Phan Bội Châu tại HN.
H: Truyện có những nhân vật chính nào ?
H: Ta có thể chia VB thành mấy phần ?
- Từ đầu-> bị giam trong tù: Lời hứa của Va ren với Phan Bội Châu.
- Tiếp-> không hiểu Phan Bội Châu: Cuộc gặp gỡ giữa Va ren và Phan Bội Châu.
- Còn lại: Thái độ của Phan Bội Châu qua lời các nhân chứng.
- GV: Truyện hoàn chỉnh gồm có 4 đoạn. Đ2, 3 kể chuyện Va ren đến Sài Gòn sau đó ra Hà Nội và dừng lại ở Huế. Đoạn trích trong sgk chỉ giữ lại đoạn 1, 4.
- GV: Mở đầu truyện, tác giả đã giới thiệu với chúng ta nhân vật Va ren và việc y sang Đông Dương nhận chức toàn quyền. Đây là phần mở đầu giới thiệu nhân vật và tình huống truyện.
H: Nhân vật Va ren được giới thiệu bằng một lời hứa, đó là lời hứa gì ?
- Ông Va ren đã nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
Tại sao lại là nửa chính thức hứa ? mà không phải là chính thức hứa ?
- Hứa không chính thức để dễ thay đổi ý.
H: Em có nhận xét gì về lời hứa của Va -ren ?
H: Hắn hứa nh vậy để nhằm mđ gì ?
- Gây uy tín.
H: Vì sao hắn phải hứa nh vậy ?
- Là do sức ép của công luận ở Pháp và ĐD.
H: Va ren hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu đến khi nào ?
H: Em hiểu thế nào là yên vị ?
- Ngồi yên vào chỗ.
H: Qua việc hứa này ta hiểu gì về Va ren?
- GV: Qua đoạn mở đầu, Va ren hiện lên nh 1 nhân vật trào phúng. Khi người kể chuyện tự đặt câu hỏi: Giả thử cứ cho rằng 1 vị toàn quyền ĐD mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi: “Liệu quan toàn quyền Va ren sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao”
H: Đây là lời kể hay lời bình, của ai ?
- Lời bình của tác giả,
H: Cách dùng từ của tác giả ở lời bình này có gì đáng chú ý ?
- Sử dụng 1 loạt từ nghi vấn
H: Qua lời bình, ta thấy được thái độ và tình cảm gì của tác giả đối với Va ren ?
- GV: Một lời hứa không đáng tin. Đó là 1 khía cạnh của trò lố bịch trước khi gặp Phan Bội Châu Bây giờ chúng ta sẽ theo dõi tiếp, theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, những trò lố chính thức của Va ren.
H: Hai nhân vật Va ren và Phan Bội Châu được giới thiệu qua những chi tiết nào ?
- Va ren: con người phản bội giai cấp vô sản Pháp, con người bị đuổi ra khỏi tập đoàn, con người ruồng bỏ quá khứ, lòng tin giai cấp, kẻ phản bội nhục nhã. Phan Bội Châu: con người đã hi sinh cả gia đình và của cải, con người bị kết án tử hình vắng mặt, con người đang bị đầy đọa trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng máy chém đe dọa vì tội yêu nước, vị anh hùng xả thân vì độc lập.
H: Khi giới thiệu lai lịch của 2 nhân vật, tác giả đã sử dụng biện pháp NT gì ?
- Giới thiệu về 2 nhân vật có sự tương phản đối kháng nhau:
+ Va ren là 1 tên toàn quyền, 1 kẻ bất lương, là kẻ thống trị.
+ Phan Bội Châu chỉ là 1 người tù, 1 người Cách mạng vĩ đại nhưng bị thất bại và bị đàn áp.
H: Từ đó ta thấy được thái độ gì của tác giả đối với nhân vật ?
H: Va ren đã tuyên bố và khuyên Phan Bội Châu những gì ?
H: Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa nhân vật Va ren nhiều hay ít ? Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả ?
- Số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật độc thoại. Có tác dụng khắc họa tính cách nhân vật.
H: Bằng chính lời lẽ của mình, Va ren đã bộc lộ nhân cách nào của y ?
H: Cũng bằng lời lẽ đó, Va ren đã bộc lộ thực chất lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu như thế nào ?
- Không phải vì giúp đỡ Phan Bội Châu mà là ép buộc cụ từ bỏ lí tưởng và DT mình. Không phải vì tự do của Phan Bội Châu mà vì quyền lợi của nước Pháp, trực tiếp là danh dự của Va ren. Lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu không chỉ là lời hứa suông mà còn là trò bịp bợm, đáng cười.
H: Trước những lời lẽ của Va ren thì Phan Bội Châu như thế nào ?
H: Em có nhận xét gì về thái độ im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu ?
H: Khi kể và tả về thái độ của 2 nhân vật này, tác giả đã sử dụng phương thức nào ?
- Sử dụng phương thức đối lập.
- GV: Đây là 1 bút pháp, 1 cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động, lí thú.
H: Qua lời miêu tả ta thấy Phan Bội Châu hiện lên là người như thế nào ?
H: Thái độ của Phan Bội Châu thể hiện qua chi tiết nào ?
H: Em có suy nghĩ gì về cái nhếch mép chỉ diễn ra 1 lần của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả cho đó là cái mỉm cười kín đáo, vô hình ?
- Sự đối đáp không bằng lời mà bằng cử chỉ.
H: Đoạn cuối có chi tiết: “Phan Bội Châu nhổ vào mặt Va-ren” Sự việc này có thật hay do tác giả tưởng tượng ? Chi tiết tưởng tượng này có ý nghĩa gì ?
- Đoạn cuối là hư cấu tưởng tượng mang tính NT cao.
H: Tại sao lại tách ra thêm 1 phần như vậy ?
- Tách như vậy là để tạo ra cách dẫn truyện hóm hỉnh, thú vị làm tăng thêm ý nghĩa của vấn đề
H: Các biểu hiện đó cho thấy Phan Bội Châu đã có thái độ như thế nào đối với Va ren ?
H: Thái độ ấy toát lên đặc điểm nào trong nhân cách của Phan Bội Châu ?
*3 Hoạt động 3: Tổng kết (6 phút)
H: Em có nhận xét gì về đặc điểm văn chương của Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh?
H: Hãy nêu tóm tắt những giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ?
I - Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Nguyễn ái Quốc (1890-1969), quê Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ an.
- Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là nhà văn, nhà thơ, là danh nhân văn hóa thế giới.
2. Tác phẩm:
- Đăng trên báo Người cùng khổ số 36-37, năm 1925.
II - Tìm hiểu tác phẩm.
* Yếu tố thực và hư cấu trong truyện.
*Bố cục: 3 phần.
1 - Lời hứa của Va ren với Phan Bội Châu:
=> Lời hứa mập mờ, chứa đựng sự hài hước, lố bịch.
- Ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã.
=> Coi lời hứa không quan trọng bằng việc ổn định công việc của mình.
=> Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm, giễu cợt và khinh bỉ.
2 - Cuộc gặp gỡ giữa Va ren và Phan Bội Châu :
*Va ren:
- Tôi đem tự do đến cho ông đây, hãy cộng tác, hãy hợp lực, ...
- Để mặc đấy những ý nghĩ phục thù, ông và tôi nắm chặt tay...
=>Là kẻ thực dụng đê tiện, xảo quyệt, dối trá, bẩn thỉu, sẵn sàng làm mọi thứ chỉ vì quyền lợi cá nhân.
* Phan Bội Châu:
- Im lặng dửng dưng.
=> Đó là thái độ coi thường, khinh bỉ.
=> Là người yêu nước vĩ đại, hiên ngang, bất khuất.
3 - Thái độ của Phan Bội Châu qua lời các nhân chứng:
- Đôi ngọn râu mép của người tù nhếch lên 1 chút rồi lại hạ xuống ngay và cái đó chỉ diễn ra 1 lần thôi.
- Mỉm cười 1 cách kín đáo và vô hình.
-> Phan Bội Châu coi thường và khinh bỉ Va ren.
=> Nhân cách cứng cỏi, kiêu hãnh, không chịu khuất phục kẻ thù của người anh hùng cứu nước.
III - Tổng kết.
* Ghi nhớ.
Sgk. T95
*4 Hoạt động 4: (4 phút )
4. Củng cố.
H: Qua truyện, em hiểu thêm điều gì cụ Phan Bội Châu ?
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 26. phần văn học
Tiết 111: dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: luyện tập (tiếp...)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm vững cách dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu; tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu; Bước đầu biết cách mở rộng câu có cụm chủ - vị
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng Mở rộng câu bằng cụm C-V...
3. Về thái độ:
- yêu thích sử dụng, phát huy vốn tiếng của dân tộc
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo; Chuẩn bị đồ dùng bảng phụ
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu ? nêu các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút)
ở giờ học trước chúng ta đã biết: khi nói hoặc viết ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị, làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu. Giờ hôm nay chúng ta sẽ đi làm các bài tập để vận dụng cách dùng câu như thế.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập (35 phút)
H: Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ?
H: Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu ?
H: Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì ?
- GV chia lớp làm 2 nhóm thảo luận làm bài tập
- Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng làm
- Cho hai nhóm nhận xét bài làm của nhau
- GV nhận xét sửa chữa
H: Mỗi câu trong từng cặp câu dưới đây trình bày một ý riêng. Hãy gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúng ?
- HS thảo luận làm bài tập theo 2 nhóm
- Mỗi nhóm cử đại diện lên bảng làm
- GV và HS nhận xét bổ sung
H: Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu (in đậm) dưới đây thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. (khi gộp có thể thêm hoặc bớt những từ cần thiết nhưng không làm thay đổi nghĩa chính của các câu và vế câu ấy).
- GV tổ chức cho HS thảo luận 2 bàn một nhóm
- Gọi 3 nhóm trình bày
- Cho các nhóm khác sửa chữa
- GV sửa chữa
I - Lý thuyết.
II - Luyện tập (tiếp)
1. Bài tập 1. T 96
Đáp án:
a- Khí hậu nước ta ấm áp / cho phép ta
c v c
quanh năm trồng trọt, thu hoạch 4 mùa.
v
b - Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng
cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa
cỏ / trông mới đẹp; từ khi có người
lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm
đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối /
nghe mới hay.
c - Thật đáng tiếc khi chúng ta / thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quí của đất mình thay dần bằng những thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài.
2. Bài tập 2. T 97
Đáp án:
a - Chúng em học giỏi / làm cho cha mẹ và thầy cô vui lòng.
b - Nhà văn Hoài thanh / khẳng định rằng cái đẹp / là cái có ích.
c - TV giàu thanh điệu / khiến lời nói của người VN ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.
d - Cách mạng tháng Tám thành công / đã khiến cho TV có một bước phát triển mới, một số phận mới.
3. Bài tập 3. T 97
Đáp án:
a - Anh em hòa thuận / khiến hai thân vui vầy.
b - Đây / là cảnh rừng thông ngày ngày biết bao người qua lại.
c - Hàng loạt vở kịch như "Tay người đàn bà", "Giác ngộ", "Bên kia sông Đuống" ra đời / đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.
*3 Hoạt động 3: (5 phút )
4. Củng cố.
- GV hệ thống lại nội dung bài, nhận xét giờ học
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 26. phần văn học
Tiết 112: luyện nói: bài văn giải thích một vấn đề.
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm vững Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề...
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề, biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể...
3. Về thái độ:
- yêu thích kiểu bài giải thích, có ý thức vận dụng cách giải thích vào đời sống hàng ngày
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo; Chuẩn bị đồ dùng bảng phụ
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút)
Muốn làm tốt bài văn lập luận giải thích chúng ta cần phải am hiểu các kiến thức về đời sống và xã hội, ngoài cách trình bày trong các bài văn viết. Trong cuộc sống hàng ngày đôi khi chúng ta cần phải lập luận giải thích một vấn đề trước mọi người...
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện nói (38 phút)
H: Trong cuộc sống vì sao ta phải giải thích ?
H: Thế nào là giải thích trong văn nghị luận ?
H: Bài văn giải thích cần phải có những yêu cầu nào ?
H: Muốn làm bài văn lập luận giải thích cần phải tiến hành qua các bước nào ?
H: Nhắc lại dàn bài chung của bài văn lập luận giải thích ?
- GV hướng dẫn HS chọn một đề trong sgk.
H: Muốn làm được bài văn theo yêu cầu trên trước hết chúng ta phải làm gì ?
H: Tìm hiểu đề là tìm hiểu những gì ?
H: Nêu dàn ý chung của bài văn ?
H: Phần mở bài cần nêu những ý gì ?
H: Phần thân bài cần triển khai những gì ?
b. TB: Triển khai việc giải thích.
- Giải thích nghĩa đen.
- Giải thích nghĩa bóng.
- Giải thích nghĩa sâu.
H: Phần kết bài nêu lên điều gì ?
- Nêu ý nghĩa vấn đề giải thích đối với mọi người
- HS đối chiếu xem lại phần gợi ý của GV với phần chuẩn bị ở nhà
- Gv chia lớp làm 3 nhóm thảo luận cho các em phát biểu trước tổ
- Các nhóm cử những bạn có bài trình bày tốt nhất trình bày trước lớp
- GV và HS nhận xét, bổ sung cho các bài trình bày
I - Lý thuyết
II - Thực hành.
*Đề bài: Vì sao những tấn trò mà Va- ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn ái Quốc gọi là những trò lố ?
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Kiểu bài: Giải thích.
- ND: Những trò lố của Va ren.
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài:
- Đi thẳng vào vấn đề cần giới thiệu.
- Những trò lố được Nguyễn ái Quốc chỉ ra qua hành vi, lời nói của Va ren có ý nghĩa nh thế nào ? Vì sao Nguyễn ái Quốc kết luận như thế ? Chúng ta hãy tập trung tư tưởng để tìm hiểu.
b. Thân bài:
- Thật thế những trò lố của Va ren chính là bản chất lừa bịp, gian manh, xảo quyệt, lố bịch... của một tên thực dân sắp nhận chức toàn quyền ở Đông Dương.
- Cái trò lố lăng đó thể hiện qua hành động và lời nói của Va ren :
+ Những trò lố bịch đó hoàn toàn tương phản với việc làm cụ thể của viên toàn quyền.
+ Làm cho cụ Phan dửng dưng, lạnh nhạt, chẳng quan tâm.
- Hai nhân vật thể hiện hai tính cách đối lập nhau:
+ Va ren đại diện cho phe phản động, gian trá, lố bịch.
+ Phan Bội Châu là chiến sĩ CM kiên cường, bất khuất, là bậc anh hùng xả thân vì nước.
- Những trò lố bịch đó thật trơ trẽn vì nó đã tố cáo bản chất xảo quyệt của lũ cướp nước.
c. Kết bài: Nói chung khi xác định những trò lố bịch của Va ren, Nguyễn ái Quốc muốn đa ra trước công luận bản chất gian trá của bọn thực dân.
3. Học sinh thảo luận xem lại dàn bài theo nhóm.
*3 Hoạt động 3: (5 phút )
4. Củng cố.
- GV nhận xét giờ học, ý thức của học sinh,... 5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
File đính kèm:
- Giao an Ngu Van 7 Tuan 30CKTKN.doc