Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 34

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS hệ thống kiến thức về văn biểu cảm và văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- HS có kĩ năng khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học.

- Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.

3. Thái độ

- HS có ý thức tự giác học tập và yêu thích môn văn.

II. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ.

- HS: Lập bảng phụ câu hỏi 7, 8 SGK/1139.

III. Phương pháp

- Phân tích, vấn đáp, đàm thoại.

IV. Cỏc bước lên lớp

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 135 Ôn tập Tập làm văn I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS hệ thống kiến thức về văn biểu cảm và văn nghị luận. 2. Kĩ năng - HS có kĩ năng khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học. - Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận. 3. Thái độ - HS có ý thức tự giác học tập và yêu thích môn văn. II. Đồ dùng - GV: Bảng phụ. - HS: Lập bảng phụ câu hỏi 7, 8 SGK/1139. III. Phương pháp - Phân tích, vấn đáp, đàm thoại. IV. Cỏc bước lờn lớp 1. ổn định tổ chức 2. kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung chính *Hoạt động 1: khởi động. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tiếp thu kiến thức. Cách tiến hành: GV nêu ngắn gọn mục đích tiết học. *Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập. Mục tiêu: HS hệ thống hóa và củng cố lại những khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và văn nghị luận. Đồ dùng: bảng phụ. ? Hãy kể tên các bài văn nghị luận đã học trong Ngữ văn 7 tập hai. ? Trong đời sống, trên báo chí và trong SGK, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dạng những bài gì? Nêu một số ví dụ ? Trong bài văn nghị luận phải có những yếu tố cơ bản nào? * Bài văn nghị luận có sức thuyết phục, có đanh thép sâu sắc, thấm thía, chặt chẽ hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ và hiệu quả nghệ thuật lập luận của người viết. ? Luận điểm là gì? ? Hãy cho biết những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao? Câu a và d là luận điểm * Câu trúc ngữ pháp của luận điểm thường là: C (không, chẳng) là (có, không) V. Kết cấu trần thuật, thông báo và khẳng định (phủ định). *GV nêu yêu cầu HS thảo luận nhóm (5p). Đại diện báo cáo kết quả. - GVKL. => Đưa dẫn chứng bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen, chưa đủ để chứng minh tiếng Việt giàu đẹp, mà người viết còn phải đưa thêm daqãn chứng khác và phân tích cụ thể bài ca dao trên để thấy rõ trong đó tiếng Việt đã thể hiện sự giàu đẹp như thế nào. - HS thảo luận nhóm (5p): Hãy cho biết cách làm hai đề văn có gì giống và khacá nhau. Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào? - Đại diện báo cáo kết quả. - GVKL. II. Văn nghị luận Câu 1: Các bài văn nghị luận đã học + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta + Sự giàu đẹp của tiếng Việt + Đức tính giản dị của Bác Hồ + ý nghĩa văn chương Câu 2: * Nghị luận nói: - ý kiến trao đổi, tranh luận, phát biểu trong các cuộc họp, hội thảo sơ kết, tổng kết.... - ý kiến trao đổi trong các cuộc giao lưu, phỏng vấn... - ý kiến trong các buổi bảo vệ luận văn , luận án ... - Chương trình bình luận thời sự, thể thao, văn nghệ trên đài phát thanh hay vô tuyến truyền hình. - Lời giảng của GV trên lớp. * Nghị luận viết: - Các bài xã luận, bình luận, đọc sách, phê bình văn học, ngôn ngữ...trên các báo chí, tạp chí... - Các luận văn, luận án, chuyên luận khoa học; - Các tuyên ngôn, tuyên bố quan trọng; - Các văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn... Câu 3: Những yếu tố cơ bản trong bài văn nghị luận - Luận điểm, luận cứ, luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng lập luận - Trong đó lập luận là yếu tố chủ yếu. Câu 4: * Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn - Câu a và d là luận điểm - Câu b: câu cảm thán - Câu c: chưa đầy đủ, chưa rõ ý ( chủ nghĩa anh hùng nào, của ai?) Câu 5: *Trong bài văn chứng minh rất cần dẫn chứng, nhưng còn cần lí lẽ, còn phải biết cách lập luận. + Dẫn chứng phải tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm; đồng thời cần dược làm sáng tỏ, được phân tích bằng lí lẽ lập luận chứ không đơn thuần chỉ nêu, đưa, thống kê dẫn chứng hàng loạt. + Lí lẽ, lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn là sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng, và đó mới là chủ yếu. * Yêu cầu của lí lẽ và lập luận: Phải phù hợp với dẫn chứng, góp phần làm rõ bản chất của dẫn chứng hướng tới luận điểm; phải chặt chẽ, mạch lạc, lô gích Câu 6: *Giống nhau: - Cùng một luận điểm. - Cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận. *Khác nhau: Giải thích Chứng minh Vấn đề (giả thiết là) chưa rõ. Vấn đề (giả thiết là) đã rõ. Lí lẽ là chủ yếu. Dẫn chứng là chủ yếu. Làm rõ bản chất vấn đề là như thế nào. Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề là như thế nào. 4. Củng cố: 2p - GV khái quát nội dung ôn tập. 5. Hướng dẫn học bài:2p - Ôn tập theo nội dung đã hướng dẫn; tham hảo các đề văn trong SGK/140,141. - Ôn tập tổng hợp chuẩn bị kiểm tra học kì.

File đính kèm:

  • doctuan 34.doc