Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 7 năm 2010

A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh

 - Cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Kiều

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ở văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” .

 - Biết phân tích tâm trạng nhân vật

 - Cảm nhận được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 7 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn : 02/10/10 Tiết 31 Ngày dạy : KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh - Cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Kiều - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ở văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” . - Biết phân tích tâm trạng nhân vật - Cảm nhận được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du B . Chuẩn bị - Học sinh : - Giáo viên : C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định II. Kiểm tra bài cũ : Đọc đoạn thơ “Cảnh mùa xuân” và nêu lên cái đẹp của cảnh thiên nhiên mùa xuân trong 6 câu thơ đầu ? Cảnh cuối văn bản có gì khác so với cảnh trên ? Cảm nhận của em về tâm trạng con người trong đoạn thơ ? III. Bài mới 1 Khởi động - Ở văn bản “Chị em Thuý Kiều”, tác giả đã sử dụng bút pháp gì để miêu tả nhân vật ? (ước lệ tượng trưng) Còn ở văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, ta lại được thấy nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đấy là những thành tựu đặc sắc của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều. 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Tiếp cận văn bản Bước 1 ?) Dựa vào chú thích SGk / 94, cho biết vị trí của đoạn trích này ? Nằm ở phần Gia biến và lưu lạc - nhấn mạnh theo phần chú thích đầu trang 94 Bước 2 - Tổ chức đọc, hướng vào tâm trạng của nhân vật, hướng vào cách thể hiện nội tâm - Hướng dẫn tổ chức tìm hiểu kết cấu đoạn thơ và nội dung từng phần Phần 1 ( sáu câu đầu) : hoàn cảnh cô đơn của Kiều Phần 2 ( tám câu tiếp theo ) : nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của nàng Phần 3 ( tám câu cuối ) : tâm trạng lo buồn của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung Bước 1 ?) Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích được miêu tả như thế nào? Dãy núi xa và mảnh trăng như cùng một vòm trời, phái xa là cồn cát vàng và nẻo đường bốc bụi mờ ?) Từ đấy em thấy cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích như thế nào? Vắng lặng, mênh mông, heo hút -Bổ sung : Cảnh đẹp nhưng buồn vì quá vắng lặng, mênh mông, heo hút. Nó được xem là bức tranh của tâm trạng được khái quát qua từ “ bát ngát “ ?) Từ đó, em cảm nhận được gì về con người mà ở đây là Thuý Kiều khi đứng trước cảnh vật như thế ? ( Nhỏ bé, đơn độc, bơ vơ ) -Bổ sung : bức tranh kia có đủ màu sắc nhưng đó là những gam màu tối, gam màu lạnh lẽo, ở đó Kiều cũng đang đối diện với ánh trăng nhưng trăng của sự cô đơn không phải là ánh trăng thề, trăng hạnh phúc: “Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song” ?) Trong hoàn cảnh đó, cảnh sống của Kiều diễn ra qua hai câu thơ : “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya - Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Em hiểu hai câu thơ này ntn ? Bẽ bàng (tự điển) : Đáng phải lấy làm hổ thẹn vì cảm thấy mình bị người ta cười chê. - Kiều cảm thấy bẽ bàng vì thấy cuộc sống của mình nhục nhã, buòn đau, chết không xong mà sống cũng không nổi. - Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều “thui thủi quê người một thân”. Nàng chỉ còn biết làm bạn với “mây sớm đèn khuya”, nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối. Bước 2 ?) Không chỉ nghĩ đến phận mình, Thuý Kiều đã nghĩ dến ai nữa ? (Kim Trọng và cha, mẹ) ?) Nhớ đến chàng Kim, sao không nhớ đến cảnh khác mà nhớ đến “dưới nguyệt chén đồng” ? Thấy trăng, nàng nhớ trăng thề rồi nhớ đến Kim Trọng - đây là hành động tự nhiên ?) Kiều lo cho Kim Trọng thế nào ? Ngày đêm chờ đợi, mong ngóng người yêu ?) Có nngười cho rằng Kiều nhớ Kim Trọng trước khi nhớ đến cha, mẹ là bất hiếu, là không phải. Em nghĩ sao ? Đặt tình trước hiếu tức là đảo lộn đạo lí phong kiến. Nhưng ở đây ta thấy Kiều nhớ lời thề ước vì nhìn thấy trăng nên nhớ đến Kim Trọng.Song nguyên nhân sâu xa để nàng nghĩ về Kim Trọng trước là vì Kiều còn day dứt với Kim Trọng hơn, Kiều phụ Kim Trọng, lỗi hẹn bạc tình; còn với cha mẹ thì dù sao nàng cũng đã đền được ơn nghĩa. Chốt : Nguyễn Du đã thể hiện khách quan tâm cảnh, ông đã rất hiểu nhân vật của mình qua sự việc này. ?) Em hiểu thế nào là “tấm son gọt rửa bao giờ cho phai ” là nổi lo như thế nào ? Câu thơ có hai cách hiểu : + Tấm lòng son là tấm lòng thương nhớ Kim Trọng không bao giờ nguôi quên. + Tấm lòng son sắt của Kiều bị vùi dập hoen ố, biết bao giờ gọt rửa được. ?) Nổi nhớ cha mẹ được thể hiện như thế nào? Hình dung cha mẹ sớm hôm tựa cửa chờ con lo lắng vì không thể phụng dưỡng cha mẹ. ?) Tại sao ND không dùng thương hay nhớ mà là“xót” ? Thể hiện được cái tình cảm sâu sắc, nặng gia đình . ?) Với Kim Trọng , Kiều “tưởng”, còn với cha mẹ Kiều “xót”, hai từ này khái quát được nỗi nhớ khác nhau của Kiều như thế nào ? Tưởng : hồi nhớ kí ức, hình dung ( vì Kiều có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ với Kim Trọng) Xót : thương, trăn trở, dày vò à Từ đó, ta thấy cái tài chọn lọc ngôn ngữ để thể hiện tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du ?) Qua các sự thể hiện trên, em hãy nhận xét về tấm lòng Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng? Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng. Bước 3 ?) Tám câu thơ cuối, bốn bức tranh thiên nhiên hiện ra, đó là những bức tranh nào ? ?) Nhìn chung, em thấy bốn bức tranh đó ra sao ? Đẹp nhưng buồn ?) Ngôn từ trong các câu thơ có gì đặc biệt khiến ta cảm thấy được cảnh vật quá buồn ? a. Điệp ngữ “buồn trông” b. Các từ láy :“xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm” c. Âm điệu thơ trầm buồn, sử dụng vần bằng d. Cả a, b và c Chốt : Bốn bức tranh có gam màu nhạt, mờ, rồi đậm dần, có hoa nhưng hoa trôi, có mây nhưng xa mù, có cỏ nhưng cỏ rũ, có gió nhưng gió to, có sóng nhưng sóng dữ. Người ta nhận xét “Thiên nhiên trong Truyện Kiều đa nghĩa”, qua 4 bức tranh, ta còn nhìn thấy dược tâm trạng của Kiều. Đó là bức tranh thiên nhiên nhưng cũng là bức tranh tâm trạng.”Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Gv treo bảng phụ Bức tranh thiên nhiên Bức tranh tâm trạng -Cánh buồm thấp thoáng trên cửa bể chiều hôm -Cánh hoa trôi man mác giữa dòng nước mới sa -Nội cỏ rũ tàn giữa chân mây mặt đất, kéo dài một màu xanh mù xa tít -Gió cuốn mặt duềnh, tiếng sóng ầm ầm -Nỗi buồn da diết về quê nhà xa cách -Nỗi buồn về thân phận hoa trôi bèo dạt,vô định -Nỗi vô vọng bi thương kéo dài không biết đến bao giờ -Nỗi sợ hãi trước những tai họa luôn rình rập à Ta thấy nỗi buồn và sự cô đơn tăng dần lên thành nỗi sợ hãi ?) Điệp ngữ liên hoàn “buồn trông” có tác dụng gì ? Tô đậm nỗi buồn,làm cho nỗi buồn chồng chất lớp lớp ?) Câu thơ cuối có gì hay ? Chuyển “Ầm ầm” ra trước để nhấn mạnh âm thanh ghê rợn, khắc họa sâu sắc nỗi sợ hãi của Kiều * Chi tiết “tiếng sóng” vừa là hình ảnh thực nhưng nó cũng là hình ảnh ẩn dụ. Đó chính là cảm xúc lo lắng, trào dâng, bất ổn khi con người bát hạnh đối diện với bản thân mình. Hoạt động 2 : Tổng kết, rút ra ghi nhớ ?) Đoạn trích đem lại cho em cảm nhận gì về tấm lòng và thân phận của Thuý Kiều ? ?) Có thể nhắc lại cái tài tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong đoạn trích này và ta nhận thấy điều gì từ tấm lòng nhà thơ ? Chốt : Đoạn trích đã thể hiện tấm lòng nhân hậu của Nguyễn Du và tài năng tả cảnh ngụ tình tuyệt vời của ông. Qua tâm trạng Kiều, người học bị thôi thúc biêt yêu thương mà cũng biêt căm giận. Rút ra ghi nhớ Xem chú thích 1 Trả lời độc lập Đọc văn bản Tìm hiểu kết cấu đoạn thơ, cá nhân trình bày nội dung từng phần Theo dõi 6 câu đầu Xem xét chú thích 1, 2, 3, 4 Trả lời độc lập các câu hỏi Xem 8 câu thơ tiếp Xem chú thích 5, 6, 7, 8 Trả lời độc lập các câu hỏi Thảo luận, trình bày - Xem xét chú thích 7. - Trình bày cách hiểu câu thơ. Xem xét các chú thích 8, 9, 10, 11. Trình bày suy nghĩ Đưa ra kết luận Xem xét 8 câu cuối Xem chú thích 12 Trả lời độc lập Quan sát bảng phụ, chọn câu (d) Quan sát, đi đến kết luận Phát hiện, trả lời Tự bộc lộ Thực hiện các yêu cầu Đọc và khắc sâu ghi nhớ I .Đọc- Tìm hiểu chung 1 . Vị trí đoạn trích Phần II : Gia biến và lưu lạc ( từ câu 1033 đến câu 1054 ) 2 . Bố cục đoạn thơ 3 phần II . Tìm hiểu văn bản 1 .Hoàn cảnh của Thuý Kiều Nhỏ bé, đơn độc, bơ vơ trước cảnh thiên nhiên biồn, mênh mông, vắng lặng. 2 . Tâm trạng của Thuý Kiều Mang tấm lòng vị tha đáng trọng, là người tình thuỷ chung, là người con hiếu thảo 3 .Nỗi lo buồn của Kiều Thiên nhiên được nhìn qua tâm trạng cô đơn, nỗi buồn tha hương, sự bàng hoàng lo sợ của Kiều. III . Tổng kết Ghi nhớ : SGK / 96 IV. Củng cố : Nhắc lại nội dung và biện pháp nghệ thuật nổi bật của các đoạn trích V. Dặ dò : - Nghiên cứu, chuẩn bị bài viết số 2 - Học thuộc các đoạn trích - Nắm kĩ nội dung đoạn trích - Chuẩn bị bài Miêu tả trong văn tự sự Tuần 7 Ngày soạn : 02/10/10 Tiết 32 Ngày dạy : MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh - Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. - Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc hiểu văn bản. Kết hợp kể chuyện với miêu tả. B . Chuẩn bị - Học sinh : Soạn bài, làm bài tập - Giáo viên : Chuẩn bị nội dung bài dạy C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định II. Kiểm tra bài cũ : III. Bài mới 1.Khởi động Tiếp nối chương trình Ngữ văn 8, phân môn tập làm văn ở chương trình Ngữ văn 9 tiếp tục đề cập đến yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. Tuy nhiên, ở chương trình Ngữ văn 9 đòi hỏi chúng ta kết hợp yếu tố miêu tả trong văn bản ở mức độ nâng cao, giống như các yếu tố miêu tả trong các văn bản Hoàng Lê nhất thống chí, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Người con gái Nam Xương, hay Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân ... 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự Giới thiệu đoạn văn SGK / 91 ?) Đoạn trích kể về trận đánh nào ? Trận Ngọc Hồi ?) Trong trận đánh đó, vua Quang Trung đã xuất hiện ntn ? Để làm gì ? Trực tiếp điều binh, đánh giặc ?) Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn ? - Nhân có gió bắc, quân Thanh ben dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng nổi gió nam, thành ra quân Thanh tự làm hại mình. - Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. - Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Gv giới thiệu nội dung 2. c / I ?) Các sự việc chính trong đoạn đã được nêu ra đầy dủ chưa ? (đầy đủ) - Yêu cầu hs nối các ý đó thành đoạn ?) Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra ntn ? Vì sao ? Kém sinh động vì đơn giản chỉ kể lại các sự việc, tức là mới trả lời câu hỏi việc gì, chư chưa trả lời được câu hỏi việc đó diễn ra ntn. - Yêu cầu hs so sánh các sự việc chính mà phần 2. c đã nêu với đoạn trích để rút ra nhận xét. ?) Nhờ đâu mà trên trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động ? Nhờ có yêu tố miêu tả bằng các chi tiết mới thấy sự việc diễn ra ntn à câu chuyện mới hấp dẫn, gợi cảm, sinh động. - Rút ra ghi nhớ Hoạt động 2 : Luyện tập Bài tập 1 Lưu ý : Bài tạp 1 làm chung cả lớp, Gv giới thiệu lại 2 đoạn trích. Yêu cầu tìm các yêu tố miêu tả. Tổ 1 và 2 tìm yếu tố miêu tả người Tổ 3 và 4 tìm yếu tố miêu tả cảnh Tả người : “Vân xem trang trọng ... kém xanh” Tả cảnh : “Cỏ non ... bông hoa” “Tà tà ... bắc ngang”, “Dập dìu ... như nem” - Hs chỉ ra ở mỗi đối tượng, ND đã chú ý tả ở phương diện nào, so sánh, ví von với gì. - Tác dụng : vb sinh động, hấp dẫn, giàu chất thơ Bài tập 2, 3 Chia mỗi nhóm 2 tổ làm đồng thời Quan sát, xem xét Trả lời độc lập các câu hỏi Quan sát, xem xét Trả lời độc lập T / h theo yêu cầu T / h theo yêu cầu Trả lời độc lập Đọc và khắc sâu ghi nhớ I . Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự Ghi nhớ : SGK / 92 II . Luyện tập Bài tập 1 Bài tập 2, 3 IV. Củng cố : Ghi nhớ V. Hướng dẫn học tập : - Làm bài tập vào vở - Nắm vững kĩ năng kết hợp yếu tố miêu tả vào bài văn tự sự - Chuẩn bị bài Trau dồi vốn từ Tuần 7 Ngày soạn : 02/10/10 Tiết 33 Ngày dạy : TRAU DỒI VỐN TỪ A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh - Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ. B . Chuẩn bị - Học sinh : xem bài trước - Giáo viên : hệ thống bảng phụ C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút Thế nào là thuật ngữ ? Nhận định nào đúng với đặc điểm của thuật ngữ ? Mỗi thuật ngữ chỉ biêủ thị một khái niệm Thuật ngữ không có tính biểu cảm Cả a và b đều đúng Cả a và b đều sai 3. Ghi 5 thuật ngữ ở 5 môn học khác nhau III. Bài mới 1.Giới thiệu bài mới Trong giao tiếp, nhiều khi chúng ta không thể diễn đạt hoặc diễn đạt sai điều mình nói, đơn giản vì ta thiếu vốn từ hay hiểu sai từ. Vậy, muốn diễn đạt chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Muốn vậy, ta phai thương xuyên trau dồi vốn từ. 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Tìm hiểu việc rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ - Gv giới thiệu đoạn văn của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng ?) Tiếng Việt có khả năng đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của chúng ta không ? Vì sao ? Tiếng Việt có khả năng đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của chúng ta vì tiếng Việt rất giàu, đẹp và luôn luôn phát triển ?) Tiếng ta sẵn giàu và đẹp, rồi ngày càng giàu đẹp hơn bởi nó luôn luôn phát triển qua con đường nào ? Chuyển từ nghĩa gốc, tạo từ mới, mượn từ ?) Thủ tướng vì vậy đã nhấn mạnh không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ điều gì ? “Sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta” ?) Vậy muốn phát huy tốt khả năng tiếng Việt mỗi chúng ta phải làm gì ? Không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ Bổ sung : Không ngừng trau dồi vốn từ, biết vận dụng một cách nhuần nhuyễn tiếng Việt có hiệu quả nhất, nó thể hiện lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc thông qua lời ăn tiếng nói mỗi người. - Giới thiệu các mẫu cau dùng sai ở ví dụ 2. I - Yêu cầu hs xác định lỗi trong 3 câu : đều là lỗi dùng sai từ (a) : thừa từ “đẹp”, “thắng cảnh”có nghĩa là “cảnh đẹp” (b) : sai từ “dự đoán” vì dự đoán là “đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai”, ở đây chỉ có thể dùng những từ như “phỏng đoán”, “ước đoán”, ”ướctính” ... (c) : dùng sai từ “đẩy mạnh”, vì đẩy mạnh có nghĩa là “ thúc đẩy cho phát triển nhanh lên”. Nói về quy mô thì có thể là “mở rộng” hay ”thu hẹp”, chứ không thể nhanh hay chậm được. ?) Từ các lỗi dùng từ trên em rút ra điều gì ? Tiếng ta giàu có, ta dùng sai là ta chưa nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ . ?) Muốn vậy ta phải làm gì ? Thường xuyên rèn luyện, học tập, trau dồi vốn từ. - Rút ra ghi nhớ Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự việc rèn luyện để làm tăng vốn từ - Giới thiệu đoạn văn của Tô Hoài ?) Nhà văn Tô Hoài bàn về quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du - Nguyễn Du viết được Truyện Kiều hay nhờ vốn từ giàu có, ông có được vốn từ nhờ đâu ? Học lời ăn tiếng nói của nhân dân ?) Như vậy, việc trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập là bằng cách nào ? Học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết. - Rút ra ghi nhớ - Gv chốt lại vấn đề (bảng phụ) : + Có hai hình thức trau dồi vốn từ : 1.Rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ 2. Rèn luyện đẻ biết thêm những từ mà mình chưa biết, làm tăng vốn từ của cá nhân. Hoạt động 3 : Luyện tập Bài tập 1 (a) : “hậu quả” là kết quả xấu (b) : “đoạt” là chiếm được phần thắng (c) : “tinh tú” là sao trên trời Bài tập 2 Câu a a1 : “tuyệt” : dứt, không còn gì + tuyệt chủng : bị mất hẳn nòi giống + tuyệt giao : cắt đứt giao thiệp + tuyệt tự : không có người nối dõi + tuyệt thực : nhịn đói để phản đối - một hình thức đấu tranh a2 : “tuyệt” : cực kì, nhất + tuyệt đỉnh : điểm cao nhất, mức cao nhất + tuyệt mật : cần giữ bí mật tuyệt đối + tuyệt tác : tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái hơn. + tuyệt trần : nhất trên đời không có gì sánh bằng Câu (b) b1 : “đồng” : cùng nhau, giống nhau + đồng âm : có âm giống nhau + đồng bào : cùng giống nòi, một dân tộc, một Tổ quốc - hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt + đồng bộ : phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng + đồng chí : người cùng chí hướng chính trị + đồng dạng : có cùng một dạng như nhau + đồng khởi : cùng vùng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp. + đồng môn : cùng học một thầy, một trường hoặc một môn phái. + đồng niên : cùng tuổi + đồng sự : cùng làm việc ở một cơ quan, vị trí ngang hàng nhau. b2 : “đồng” : trẻ em + đồng ấu : trẻ khoảng 6 - 7 tuổi + đồng dao : lời hát dân gian của trẻ em + đồng thoại : truyện cho trẻ em b3 : (chất) đồng : kim loại + trống đồng : nhạc khí gõ thời xưa, hình cái trống, đúc bằng đồng, trên mặt có chạm những họa tiết trang trí. Bài tập 3 (a) : sai từ “im lặng”, vì từ này dùng nói về con người, về cảnh tượng của con người à thay bằng từ “yên tĩnh”, ”vắng lặng” (b) : sai từ “thành lập”, vì từ này có nghĩa là “lập nên, xây dựng nên một tổ chức như nhà nước, đảng, hội, công ty, câu lạc bộ ... “. Quan hệ ngoại giao không phải là một tổ chức à thay bằng từ “thiết lập” (c) : sai từ “cảm xúc”, vì nó phải được dùng như danh từ, có nghĩa là “sự rung động trong lòng do tiếp xúc với việc gì” (Bài thơ gây cảm xúc lớn) - Có khi được dùng như động từ, có nghĩa là “rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc”à thay bằng từ “cảm động” Bài tập 4 Gv hướng dẫn hs làm BT qua các câu hỏi : ?) Bài viết ca ngợi tiếng Việt giàu, đẹp thể hiện qua ngôn ngữ của ai ? (người nông dân) . Muốn gìn giữ sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc ta phải làm gì ? (học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân) Bài tập 5 Để làm tăng vốn từ cần : - Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình. - Đọc sách báo, nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của các nhà văn nổi tiếng. - Tập sử dụng những từ ngữ mới trong hoàn cảnh giao tiếp thích hợp Bài tập 6 (a) : điểm yếu ; (b) : mục đích cuối cùng ; (c) : đề đạt ; (d) : láu táu ; (e) : hoảng loạn. Bài tập 7 (a) : ”nhuận bút” : trả cho người viết một tác phẩm “thù lao” : là tiền trả công lao động à “thù lao” rộng nghĩa hơn ”nhuận bút” (b) : “tay trắng” : không có của cải, vốn liếng ”trắng tay” : bị mất hết cả tiền bạc, của cải (c) : “kiểm điểm” : xem xét, đánh giá lại từng cái, từng việc để có nhận định chung ”kiểm kê” : kiểm lại từng món, từng cái để xác định số lượng, chất lượng (d) : “lược khảo” : nghiên cứu khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết ”lược thuật” : kể, trình bày tóm tắt Quan sát Trả lời độc lập Trả lời dựa trên kiến thức cũ Trả lời độc lập Xem xét Trả lời, sửa chữa lỗi sai Đọc và khắc sâu ghi nhớ Theo dõi đoạn văn Trả lời Đọc và khắc sâu ghi nhớ Quan sát bảng phụ, khắc sâu nội dung Làm độc lập Hoạt động nhóm : Tổ 1 và 2 : câu (a) Tổ 3 và 4 : câu (b) Hoạt động độc lập Thực hiện độc lập Thảo luận, rút ra kết luận Làm độc lập Làm độc lập I . Bài học 1 . Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ Ghi nhớ :SGK / 100 2 . Rèn luyện để làm tăng vốn từ Ghi nhớ : SGK / 101 III . Luyện tập Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3 Bài tập 4 Bài tập 5 Bài tập 6 Bài tập 7 IV. Củng cố : Các ghi nhớ V. Hướng dẫn học tập : Bài tập 8 + 5 cặp từ ghép : bảo đảm - đam bảo, đấu tranh - tranh đấu, đơn giản - giản đơn, diệu kì - kì diệu + 5 cặp từ láy : thiết tha - tha thiết, tối tăm - tăm tối, vấn vương - vương vấn, tả tơi - tơi tả, dào dạt - dạt dào Bài tập 9 I Bất (bất biến, bất bình đẳng), bí (bí mật, bí danh), đa (đa cảm, đa dạng), đề (đề án, đề xuất), gia (gia vị, gia công), giáo (giáo dục, giáo viên), hồi (hồi hương, hồi phục), khai (khai hoang), quảng (quảng cáo, quảng đại), suy (suy tàn, suy thoái), thuần : không pha tạp (thuần chủng, thuần khiết), thuần : chân thật (thuần hậu, thuần phác), thuần : dễ bảo, chịu khiến (thuần dưỡng, thuần hoá) ... - Nắm vững ghi nhớ - Làm bài tập vào vở - Chuẩn bị Bài viết số 2 Tuần 7 Ngày soạn : 02/10/10 Tiết 34 - 35 Ngày dạy : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động. - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày B . Chuẩn bị - Học sinh : - Giáo viên : C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định Tiến hành điểm danh, sỉ số II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra chỗ ngồi, giấy bút III. Bài mới 1.Giới thiệu bài mới Bài viết số 2 giúp các em có dịp thể hiện những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Nhắc nhở học sinh - Cách trình bày về hình thức - Về nội dung : + yêu cầu một văn bản tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả + phải lựa chọn nhân vật, sự việc và các yếu tố miêu tả cho phù hợp Hoạt động 2 : Viết đề lên bảng Hoạt động 3 : Theo dõi hs làm bài Hoạt động 4 : Thu bài, kiểm tra số lượng bài Lắng nghe Chép đề Viết bài Đề : Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày IV. Củng cố : V. Hướng dẫn học tập : Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều D . Biểu điểm I . Những yêu cầu chung 1. Thể loại : tự sự, vận dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật phù hợp. 2. Nội dung : - Đảm bảo đầy đủ bố cục - Đúng đối tượng, nội dung -Kể diễn biến theo trình tự , chọn những sự việc tiêu biểu, hấp dẫn , gây cảm xúc... II . Biểu điểm Điểm 9, 10: Đảm bảo đầy đủ nội dung, kiến thức về đối tượng, bài viết hấp dẫn người đọc. Điểm 7, 8 : Viết trôi chảy, nội dung kiến thức cơ bản, có đưa yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật hợp lí Điểm 5, 6 : Đảm bảo bố cục, trình tự ; Kiến thức trình bày chưa đủ ; Biện pháp nghệ thuật và chi tiết miêu tả chưa hợp lí ; Sai dưới 5 lỗi chính tả Điểm 3, 4 : Viết còn lủng củng; bố cục chưa đủ; Các chi tiết chưa xác thực, không vận dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả; Sai từ 5 đến 8 lỗi chính tả Điểm 1, 2 : Chưa nắm phương pháp ; diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả ; nội dung chưa khoa học. Điểm 0 : Lạc đề, không làm bài

File đính kèm:

  • doctuan 7.doc
Giáo án liên quan