A.Mục tiêu :
Qua việc hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản giúp cho học sinh cảm nhận được:
- Tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Thấy rõ ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình của tác giả
- Rèn kĩ năng đọc, nói, viết, cảm nhận văn bản.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích tác phẩm văn xuôi
B. Chuẩn bị : - Thầy : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, ảnh của Thanh Tịnh
- Trò : Đọc, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
C. Tiến trình lên lớp:
I - Ổn định tổ chức: Lớp 8:
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III - Bài mới:
Hoạt động 1 : Khởi động Ngày khai trường là buổi học đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người. Không ai không thể bồi hồi xúc động ghi nhớ mãi ấn tượng đó. Thanh Tịnh là một nhà văn có tài giúp ta hồi tưởng lại kỷ niệm một thời.
148 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:......../........../2008
Tuần 1 : B ài 1
TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
A.Mục tiêu :
Qua việc hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản giúp cho học sinh cảm nhận được:
- Tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Thấy rõ ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình của tác giả
- Rèn kĩ năng đọc, nói, viết, cảm nhận văn bản.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích tác phẩm văn xuôi
B. Chuẩn bị : - Thầy : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, ảnh của Thanh Tịnh
- Trò : Đọc, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
C. Tiến trình lên lớp:
I - Ổn định tổ chức: Lớp 8:
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III - Bài mới:
Hoạt động 1 : Khởi động Ngày khai trường là buổi học đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người. Không ai không thể bồi hồi xúc động ghi nhớ mãi ấn tượng đó. Thanh Tịnh là một nhà văn có tài giúp ta hồi tưởng lại kỷ niệm một thời.
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
9/
10’
Giáo viên cho học sinh xem ảnh của nhà văn và bài thơ của ông.
Hãy nhận xét về tác giả, tác phẩm?
Giáo viên đọc mẫu cho học sinh đọc và nhận xét
Hoạt động 2 :
Hãy cho biết trình tự diễn tả kỷ niệm của tác giả?
1) Tìm hiểu tác giả, tác phẩm :
- Thanh Tịnh : 1911 - 1988
- Sinh ra ở Huế : Làm nghề dạy học, viết văn, thơ.
- Thành công của ông : Ơû truyện ngắn
- Truyện của ông đằm thắm trong sáng, đậm chất trữ tình.
2) Đọc và tìm hiểu bài thơ :
Các chú thích : 2,6,7
3) Tìm hiểu văn bản :
a.Trình tự diễn tả cảm xúc trong tác phẩm :
- Từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ.
- Từ con đường ® nhìn ngôi trường ® nhìn mọi người ® nhìn các bạn ® nghe gọi tên ® ngồi vào chỗ đón nhận giờ học đầu tiên
5/
Trình tự đó gợi nhớ về quá khứ như thế nào?
Hãy kể các hình ảnh mà tác giả đã sử dụng?
Vì sao lại có cảm xúc ấy?
Nhờ vào sự gợi nhớ của tác giả, riêng em, em nhớ nhất cảm giác nào và hãy diễn tả cảm giác đó ?
Hoạt động 3:
Giáo viên cho học sinh luyện tập để củng cố bài học
b. Tâm trạng của nhân vật tôi :
- Cảm giác đi trên con đường làng cùng mẹ
- Khi nhìn ngôi trường, bạn bè, nghe gọi tên rời tay mẹ.
- Khi ngồi vào ghế của mình Þ cảm giác khác lạ bỡ ngỡ, hồi hộp, xúc động, lo âu
- Vì hôm nay là ngày trọng đại đối với đời một con người
- Hồi hộp chờ gọi đến tên mình lúc đầu lặng đi không dám thở, trống ngực đập thình thịch.
4) Luyện tập :
Mỗi em tự trình bày một cảm xúc của mình khi học bài này.
5’
IV. Củng cố dăën dò:
- Củng cố : Để hồi tưởng lại cảm xúc của mình tác giả đã đi theo trình tự nào ? Ông diễn tả điều ấy ra sao ?
- Dặn dò : Đọc truyện ngắn kĩ – Trả lời các nội dung còn lại
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : ..............
Tiết 2 : TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu : Qua tiết hai này giúp cho học sinh
- Có khả năng cảm thụ mà tác giả sử dụng
- Rèn luyện khả năng đối chiếu liên tưởng.
- Giáo dục lòng say mê yêu thích bộ môn
B. Chuẩn bị : - Thầy : Chọn từ ngữ hình ảnh
- Trò : Chọn hình ảnh để phân tích
C. Tiến trình lên lớp
(1’) I - Ổn định tổ chức:
(4’) II. Kiểm tra bài cũ :
Qua phân tích tiết một nhà văn đã giúp em điều gì ? Đọc một đoạn trích mà em tâm đắc nhất ?
III - Bài mới:
(1’) Hoạt động 1 : Khởi động Tác phẩm thành công nhờ cảm xúc chân thành giàu chất thơ. Nhất là hình ảnh so sánh trữ tình tạo cho người đọc những liên tưởng ấm áp.
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
10/
Hoạt động 2 :
Hãy tìm những hình ảnh chi tiết nổi bật có sử dụng biện pháp so sánh ?
Nhận xét phân tích những hình ảnh trên ?
1) Phân tích hình ảnh so sánh độc đáo trong bài :
- Cảm giác nảy nở như hoa tươi giữa bầu trời quang đãng
- Ý nghĩ như làn mây lướt ngan trên ngọn núi
- Họ như con chim non đứng trên bờ to
Þ Đây là những hình ảnh chọn lựa đọc đáo : Đẹp – khoáng đãng giàu chất trữ tình
- Tạo cảm giác liên tưởng so sánh vừa chân thực vừa lãng mạn đậm chất thơ
- Đó chính là chất văn tài hoa của Thanh Tịnh.
14
Hoạt động 2 :
Em nhận thấy năm 1941 xã hội đối xử quan tâm đến học sinh như thế nào ?
Em hãy chọn tìm hình ảnh cụ thể ?
2) Trình bày những cảm nhận về thái độ, cử chỉ của người lớn :
- Rất chu đáo quan tâm ân cần so sánh đây là truyền thống dân tộc Việt Nam ngày nay vẫn phát huy
- Chuẩn bị chu đáo – lo lắng trằn trọc tham dự buổi lễ
5’
5/
Em có suy nghĩ gì ?
Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật cuỉa văn bản ?
*) Giáo viên : Chất trữ tình thiết tha êm dịu thể hiện từ : Không gian, thời gian, con người. Tất cả ấm áp…
Hoạt động 3 :
Em hãy nêu những thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ?
- Thầy Hiệu trưởng : từ tốn – bao dung – thầy dạy : Vui tính yêu học sinh
Þ Tất thảy cho ta thấy tấm lòng của gia đình – nhà trường – xã hội vô cùng ấm áp
- Rất tự hào – cảm ơn được sống xã hội này. Học giỏi – chăm lo rèn luyện tu dưỡng
3) Đặc sắc nghệ thuật :
- Bố cục theo dòng hồi tưởng – cảm nghĩ theo trình tự thời gian
- Sự kết hợp hài hoà : Kể – miêu tả – Biểu cảm
- Các thủ pháp nghệ thuật : So sánh giàu cảm xúc liên tưởng
- Nhiều yếu tố tạo nên sự cuốn hút.
4) Tổng kết :
- Nghệ thuật : Bằng ngòi bút văn xuôi đa tài việc thể hiện bút pháp nghệ thuật tự sự – miêu tả – biểu cảm
- Nội dung : Tác giả giúp người đọc cảm nhận một lần nữa cảm xúc về buổi tựu trường.
5’
IV - Củng cố dặn dò :
1. Củng cố : Cảm xúc nào của tác giả làm cho em tâm đắc nhất ?
2. Dặn dò: Làm bài tập “viết cảm xúc của em nhân ngày tựu trường”
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Tiết 3 : CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A.Mục tiêu:
Qua sơ đồ mẫu giúp cho học sinh thấy được:
- Có từ ngữ nghĩa rộng,nghĩa hẹp. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ khác nhau. Rèn kĩ năng tìm hiểu, nhận biết, sử dụng từ.
- Giáo dục ý thức say mê học tập.
B.Chuẩn bị : - Thầy: mẫu, máy chiếu, bảng phụ
- Trò:đọc tìm hiểu bài trước
C. Tiến trình lên lớp:
(1’) I - Ổn định tổ chức:
(3’) II- Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III - Bài mới:
(1’) Hoạt động 1: Khởi động Tiếng Việt giàu đẹp trong sáng. Chuyển tải được mọi cung bậc tình cảm, suy nghĩ mọi hoạt động con người .Điều đó là nhờ vào cấp độ khái quát khác nhau về nghĩa của từ
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
10’
5/
Hoạt động2:
Nhìn sơ đồ cho biết nghĩa của từ động vật hẹp hay rộng so với nghĩa tư:ø chim, thú , cá ?
Từ chim, thú, cá so với động vật ?
Từ chim, thú, cá so với : Tu hú, voi, cá thu?
Từ sơ đồ hãy rút ra kết luận ?
1) Tìm hiểu bài:
a.Từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp:
Ví dụ : Mô hình
Động vật
Chim Thú Cá
Tu hú Voi Thu
- Nghĩa của từ động vật lớn hơn nghĩa từ chim, thú, cá và ngược lại
- Nghĩa chim, thú, cá lớn hơn từ : Tu hú, cá thu – ngược lại.
b. Kết luận : Trong một mối quan hệ ràng buộc
Giáo viên : Lấy sơ đồ diễn giải cho học sinh rõ – như trả lời câu hỏi vì sao ?
+ Có từ nghĩa rộng – có từ nghĩa hẹp
+ Có khi rộng nhưng có khi hẹp
+ Cấp độ nghĩa của từ ngữ khác nhau
10/
10/
Hoạt động 2
*) Giáo viên :Biểu diễn từ qua sơ đồ vòng tròn, cho các em rút ra kết luận.
Hoạt động 3 :
Hai em đọc ghi nhớ SGK.
Tổ chức theo nhóm, tổ – hoàn thành 7 bài tập.
2) Bài mới : Thú
Động vật
Cá
Chim
*) Ghi nhớ : Nghĩa của từ
- Từ có khả năng bao quát bao hàm nghĩa từ khác được coi là nghĩa rộng.
- Nghĩa của những từ được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác được coi là nghĩa hẹp
- Một từ có nghĩa rộng đối với từ này nhưng có nghĩa hẹp với từ ngữ khác
3) Luyện tập :
Bài tập thêm: Viết đoạn văn ngắn có chứa một từ nghĩa rộng – hai từ nghĩa hẹp
5’
IV. Củng cố dặn dò:
- Củng cố : Cấp độ khái quát nghĩa của từ như thế nào?
- Dặn dò : Thực hiện trọn vẹn bài tập thêm
Soạn tiết 4
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Tiết 4 : TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được chủ đề của văn bản. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Rèn kĩ năng nhận biết và viết nói có chủ đề
- Giáo dục ý thức học tập, nghiêm túc tự giác
B.Chuẩn bị: - Chọn mẫu – bảng phụ
- Đọc tìm hiểu mẫu
C. Tiến trình lên lớp:
(1’) I - Ổn định tổ chức:
(4’) II- Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III - Bài mới:
(1’ ) Hoạt động 1: Khởi động Chủ đề là xương sống định hướng cho văn bản. Phải đảm bảo tính thống nhất của chủ đề để tạo nên giá trị thành công của tác phẩm.
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
14/
10/
10/
Hoạt động2 :
Nêu đối tượng của văn bản TĐH?
Vấn đề chính mà tác phẩm đề cập ?
Em hiểu thế nào là tính thống nhất? Khác với tính thống nhất văn bản sẽ như thế nào?
Hoạt động 3:
Đọc kĩ và nêu chủ đề văn bản?
1) Tìm hiểu khái niệm chủ đề :
- Nhân vật Tôi hồi tưởng về quá khứ nhân buổi khai trường
- Đó là những cảm xúc bồi hồi, xúc động trong sángđậm chất trữ tình.
Þ Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính được đề cập xuyên suốt văn bản.
2) Tính thống nhất về chủ đề văn bản:
- Văn bản đó phải xác định đúng trọng tâm không xa chủ đề hoặc lạc chủ đề
- Chủ đề thể hiện ở mục đề – đề mục các từ ngữ then chốt
3) Luyện tập:
Văn bản: Rừng cọ quê tôi
- Đối tượng: nhân vật tôi viết về rừng cọ
- Vấn đề chính: các từ ngữ hình ảnh điều tập trung viết về rừng cọ.
-Chủ đề: Rừng cọ như một người thân thiết che chở bảo vệ cho người Sông Thao.Tác giả yêu mến ca ngợi hết lòng
Bố cục văn bản?
Trình tự miêu tả? cảm xúc?
- Bố cục chặt chẽ 3 phần
- Miêu tả từ gần đến xa
- Bám sát trình tự không gian, thời gian
- Người viết có tình yêu mãnh liệt
- Hiểu tận tường về cây cọ
- Coi cây cọ là biểu tượng sống
Biểu tượng người dân Sông Thao
- Cách miêu tả chân thực – hình ảnh gợi cảm
-Biện pháp nhân hoá biến cây cọ thành bạn – thành người Sông Thao có tâm hồn, tình cảm
5’
IV Củng cố dặn dò :
- Củng cố : Thực hiện bài tập 3
Viết 1 bài văn nhỏ chủ đề: Rừng cà phê quê em.
- Dặn dò: Hãy nêu rõ tầm quan trọng của chủ đề và tính thống nhất về chủ đề?
* Rút kinh nghiệm :
TUẦN 2 :
Ngày soạn :
Tiết 5 TRONG LÒNG MẸ
(Nguyên Hồng)
A. M ục tiêu :
- Qua việc tìm hiểu tác giả – tác phẩm – luyện đọc – đọc mẫu giúp cho học sinh nhận thấy được nỗi bất hạnh của một cậu bé giàu tình nghĩa Nguyên Hồng.
- Rèn kĩ năng đọc – cảm nhận cái hay của tác phẩm. Giáo dục ý thức chia sẻ, có tấm lòng nhân hậu.
B.Chuẩn bị : Thầy: Tìm hiểu tác giả - tác phẩm
Trò : Đọc nắm nội dung chủ đề
C - Tiến trình lên lớp:
(1’) I - Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ :
(5’) Aán tượng của em khi tiếp cận tác giả tác phẩm “Tôi đi học” ?
III - Bài mới:
(1’) Hoạt động 1: Khởi động Tuổi thơ là quảng đời ghi lại nhiều dấu ấn nhất, vui – buồn lẫn lộn. Nguyên Hồng có một tuổi thơ bất hạnh nhất. Tìm hiểu hồi kí của ông.
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
4’
Em biết gì về nhà văn - tuổi thơ và tác phẩm của ông
* Giáo viên : Đó là một nhà văn có trái tim nhạy cảm dễ bị tổn thương, dễ rung động đến cực điểm đối với nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người.
1. Đôi nét về tác giả – tác phẩm :
Nguyên Hồng : 1918 – 1982
- Tuổi thơ đầy bầt hạnh cơ cực
- Ông được coi là nhà văn của những người lao động cùng khổ – ông viết về họ bằng tất cả yêu thương và sức sống mãnh liệt
- Văn của ông giàu chất trữ tình, dạt dào cảm xúc thiết tha rất mực chân thành.
- “Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí viết về tuổi thơ của ông
- Tác phẩm gồm 9 chương, “Trong lòng mẹ” là chương thứ IV.
5/
Hoạt động 2 :
*) Giáo viên : Đọc giọng chân thành chia sẻ. Đúng giọng điệu nhân vật
Qua đọc hãy nêu nội dung của tác phẩm?
2. Đọc và tìm hiểu chú thích :
Học sinh chú ý các chú thích : 5, 8, 12, 13, 14 và 17
- Tuổi thơ bất hạnh, buồn tủi của tác giả.
Bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ coi trọng đồng tiền, thành kiến ích kỉ, cổ hủ
5/
15/
Đoạn trích gồm có mấy phần ?
Cảm nhận của em về bà cô của Nguyên Hồng ?
Tất cả hành động của bà cô chứng tỏ điều gì ?
3. Tìm hiểu nội dung :
a. Bố cục :
Gồm 2 phần :
- Từ đầu đến “Người ta hỏi đến chứ ?”
® Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và cảm nghĩ của chú về người mẹ bất hạnh . - Cuộc gặp mặt bất ngờ – cảm xúc vui sướng cực điểm
b. Phân tích :
Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại :
- Đây là con người thuộc tầng lớp tiểu tư sản. Giọng điệu : Mày…..mợ mày…
cay độc, mỉa mai đầy ẩn ý
- Bà có những rắp tâm sẵn
- Kéo dài sự đau khổ – hành hạ cậu bé giai dẳng – có mục đích
Lời nói : chua ngoa – ngữ điệu thâm thuý
*) Giáo viên :
Tư tưởng phong kiến : chồng chết không đi lấy chồng khác “ xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”…
- Người mẹ của bé Hồng thật đáng thương, đầy yêu khác xa với suy nghĩ của bà cô
Hoạt động 3:
Þ Giọng điệu cay độc – lời nói vô tâm độc ác.Đây là kẻ cao tay, thâm độc, tàn bạo với lối sống ích kỉ phong kiến thiếu chia sẻ
® Ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến cổ hủ lạc hậu
4. Luyện tập : Những tính cách của bà cô thể hiện bản chất giai cấp nào của xã hội cũ ? Xã hội hiện nay điều đó sẽ bị như thế nào?
5’
IV. Củng cố dặn dò :
- Củng cố : Những suy nghĩ của em về tuổi thơ của chú bé Hồng
- Dặn dò :Soạn phần còn lại trong SGK
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Tiết 6 : TRONG LÒNG MẸ
(Nguyên Hồng)
A. Mục tiêu :
Qua việc chọn hình ảnh chi tiết phân tích cho học sinh thấy được : tuổi thơ đầy cay nghiệt của chú bé Hồng. Song đó chính là một cậu bé có tấm lòng quý giá rất đáng trân trọng. Rèn kĩ năng đánh giá phân tích cho các em.
Giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh.
B. Chuẩn bị : - Thầy: chọn hình ảnh chi tiết đểû phân tích
- Trò :đọc kĩ nội dung tác phẩm
C. Tiến trình lên lớp:
(1’) I - Ổn định tổ chức:
II Kiểm tra bài cũ :
(4/) Nhà văn Thanh Tịnh trong văn bản Trong lòng mẹ để lại trong em những cảm xúc gì ?
III - Bài mới:
(1)’ Hoạt động 1: Khởi động Nguyên Hồng đã giúp người đọc biết được đời sống – xã hội Việt Nam một thời. Song quý giá hơn là biết được tâm hồn – tình cảm cao quý của con người Việt Nam đặc biệt là trẻ thơ.
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
15/
Hoạt động2:
Cho học sinh đọc lại văn bản
Em biết gì về chú bé Hồng và tuổi thơ của chú ?
* Giáo viên : Một cậu bé nhạy cảm – bất lực, bởi biết hoàn cảnh mình đang lệ thuộc – phẩm chất chịu dựng ngoan hiền nết na…
Khi được sống trong lòng mẹ cảm xúc của cậu như thế nào ?
1. Chú bé Hồng bất hạnh khi sống xa mẹ – hạnh phúc khi được sống trong lòng mẹ
- Cậu bé mồ côi ở với bà cô
- Đây là cậu bé nhạy cảm thông minh
+ Nhận ra giọng điệu bà cô
+ Hiểu được những rắp tâm của bà
+ Giàu lòng nhân ái – tình yêu máu thịt – trung thành – có niềm tin về mẹ
+ Đau khổ uất ức khi nghe người khác xúc phạm mẹ
+ Giải quyết các vấn đề bằng nước mắt
+ Tâm trạng đau đớn tủi nhục bao trùm những ngày tháng xa mẹ
* Giáo viên : Chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm xúc vui sướng quá khứ trôi qua chỉ còn lại hiện tại
- Sung sướng đến cực điểm
+ Chạy đuổi theo vội vã lập cập
- Hai tâm trạng đối lập dược tác giả xây dựng ở đây khá tinh tế
- Đặc biệt Nguyên Hồng diễn tả cảm xúc khi được sống trong lòng mẹ : đó là cảm hứng đặc biệt say mê – từ mùi hương của mẹ.
9/
5/
5/
Khắc hoạ chất trữ tình của hồi kí chương IV ?
Hoạt động 3 :
Hãy tổng kết lại 2 giá trị ?
Giáo viên cho học sinh luyện tập
Þ Tất cả như bừng nở hồi sinh một thế giới
dịu dàng ăm ắp tình mẫu tử
2. Chất trữ tình đậm nét trong chương IV
- Tập trung ở cảm xúc: căm giận, xót xa, yêu thương tất cả đều thống nhất ở giọng điệu, lới văn của tác giả
- Nội dung câu chuyện : đó là hoàn cảnh đáng thương của cậu bé
- Dòng cảm xúc phong phú ở chú bé là mạch nguồn nuôi sống tác phẩm
- Việc kết hợp nhuần nhuyễn kể với cảm xúc, lời văn láng động mơn man lắng động hiện thực
3. Tổng kết :
- Nghệ thuật : chất trữ tình – giọng văn giàu cảm xúc, đối tượng nhân vật- kể - biểu cảm
- Nội dung : tuổi thơ bất hạnh của nhân vật Hồng. Tố cáo xã hội cũ - bênh vực phụ nữ - trẻ thơ.
4. Luyện tập :
Hãy chứng minh vì sao nói Nguyên Hồng là nhà văn của người nghèo khổ?
5’
IV. Củng cố dặn dò :
- Củng cố : Trong hoàn cảnh như chú bé Hồng em sẽ có mơ ước gì ?
- Dặn dò : Soạn trường từ vựng
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Tiết 7 : TRƯỜNG TỪ VỰNG
A.Mục tiêu :
- Qua các ví dụ mẫu giúp cho học sinh hiểu thế nào là trường từ vựng. Biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
- Bước đầu hiểu mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học: đồng nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá.
- Yêu thích bộ môn và Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị : - Thầy: chọn mẫu
- Trò : nghiên cứu nội dung trước
C - Tiến trình lên lớp:
(1’) I - Ổn định tổ chức:
II - Kiểm tra bài cũ :
5/ Viết đoạn văn ngắn có thể hiện cấp độ nghĩa của từ ngữ ?
III - Bài mới:
(1’) Hoạt động 1: Khởi động Bài học là kiến thức mới, khái niệm mới trong ngôn ngữ học hiện đại. Có quan hệ chặt chẽ lôgic trong một mối quan hệ ràng buộc nhất định.
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
15/
Hoạt động 2 :
*. Giáo viên: cho học sinh đọc ví dụ mẫu. Tìm nét chung của những từ ngữ in đậm ?
*.Giáo viên: cơ sở hình thành trường từ vựng ?
*. Giáo viên: Hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ mẫu rút ra những lưu ý quan trọng
1. Hình thành kiến thức :
- Chỉ bộ phận cơ thể con người
- Các từ có đặc điểm chung về nghĩa
*. Ghi nhớ : Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
2. Những vấn đề cần lưu ý :
a. Một trường từ vựng có thể gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn
VD: SGK
c. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng
d. Có thể chuyển trường từng vựng để tăng tính nghệ thuật và khả năng diễn đạt
3. Luyện tập :
Bài tập 1 : Trường từ vựng người ruột thịt :
Cô, bác, ông, bà, chú.
19/
Hoạt động 3 :
Giáo viên: phân tích hướng dẫn các bài tập
Mỗi bài một tổ – chọn một câu làm mẫu
Cả lớp cùng làm bài 7. Giáo vien đọc mẫu trước học sinh cùng làm
Mỗi tổ trình bày một nội dung đánh giá nhận xét bài làm của bạn
Viết đoạn văn có trường từ vựng trường học
Bài tập 2 :
a. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
b. Dụng cụ để dùng
c. Hoạt động của chân
d. Trạng thái tâm lý
e. Tính cách
g. Dụng cụ viết
Bài tập 3 : Trường từ vựng thái độ
Bài tập 4 :
Khứu giác : mũi, thơm, diếc, thính
Thính giác : thính, tai, nghe, rõ, điếc
Bài tập 5 :
Lưới đánh cá
Lưới Lưới người bao vây giặc
Lưới lửa bủa vây
Bài tập 6 :
Trường Quân sự ® Trường nông nghiệp
Bài tập 7 :
Ngôi trường của tôi thật khang trang và đẹp mắt : Cổng trường sừng sững luôn đón chào chúng tôi. Sân trường rộng rãi sạch sẽ nơi nô đùa sau mỗi giờ học. Những chiếc bảng xanh ghi nét chữ thân thương của cô. Đặc biệt lớp tôi còn có khẩu hiệu, ảnh Bác, 5 điều Bác dạy luôn luôn chỉ nhắc tôi tiến bộ.
4’
IV. Củng cố dặn dò :
- Củng cố : Thế nào là trường từ vựng ?
- Dặn dò : Làm tốt bài tập 7
Chuẩn bị nội dung bài tập tiết : Bố cục văn bản
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Tiết 8: BỐ CỤC VĂN BẢN
A.Mục tiêu :
- Qua phân tích mẫu giúp cho học sinh nhận ra bố cục của văn bản là gì ? Đặc biệt là việc sắp xếp bố cục văn bản
- Rèn kĩ năng xây dựng bố cục văn bản rõ ràng mạch lạc hợp lý.
- Giáo dục ý thức học tập rèn luyện tu dưỡng yêu thích bộ môn
B. Chuẩn bị : - Thầy : chọn mẫu
- Trò : tìm hiểu nội dung bài
C - Tiến trình lên lớp:
(1’) I - Ổn định tổ chức:
II - Kiểm tra bài cũ :
(5’) Chủ đề của văn bản là gì ? Nêu rõ tính thống nhất của văn bản ?
III - Bài mới:
(1’) Hoạt động 1 : Khởi động Bố cục là xương sống là mạch nguồn dẫn dắt văn bản nên phải sắp xếp theo một bố cục hợp lý logic.
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
10/
9/
Hoạt động 2 :
Đọc ví dụ mẫu nêu câu hỏi :
Văn bản có mấy phần ?
Nhiệm vụ của từng phần ?
Mối quan hệ giữa các phần ?
Phân tích trình tự của một văn bản : Tôi đi học, trong lòng mẹ, người thầy đạo cao.
Kết luận chung :
Cho học sinh ghi nhớ .
1. Bố cục của văn bản là gì ?
- Là sự tổ chức đoạn văn để thể hiện chủ đề
- Gồm 3 phần : mở bài nêu chủ đề – thân bài nêu khía cạnh – kết bài tổng kết chủ đề
- Chặt chẽ hỗ trợ theo một trình tự nhất định : thời gian – không gian – mạch suy luận – sự việc…
2. Cách bố trí sắp nội dung phần thân bài:
Thường được sắp xếp theo trình tự :
+ Không gian - thời gian – sự phát triển sự việc – mạch suy luận
Tuỳ vào văn cảnh để sắp xếp cho phù hợp làm sáng tỏ chủ đề
.Người đọc dễ tiếp nhận .
14’
Hoạt động 3:
*) Giáoviên :
Mỗi nhóm trình bày 1 bài tập góp ý bổ sung cho hoàn chỉnh.
Qua hệ thống bài tập em thấy trình tự sắp xếp nội dung có giống nhau không?
3. Luyện tập:
Bài 1:
Trình bày thứ tự không gian : nhìn xa đến gần tận nơi ® xa dần
Thơi gian: Về chiều - hoàng hôn.
Sắp xếp theo tầm quan trọng của
chúng .
Bài 2:
Trình bày theo thời gian.
Khi còn nhỏ mẹ nuôi ….. Bây giờ.
- Tuỳ thuộc vào từng yêu cầu của văn bản.
5’
IV. Củng cố dặn dò :
1. Củng cố : Bố cục văn bản là gì? Tầm quan trọng của nó ? việc sắp xếp hợp lý phần thân bài có tác dụng như thế nào
2. Dặn dò : Học thuộc lý thuyết – làm bài tập thêm: Sắp xếp Bố cục văn bản tôi đi ho
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 8(20).doc