Giáo án Ngữ văn 8 Bài 1 Tiết 4 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

I. Mục tiêu cần đạt

1. Mục tiêu chung :

- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể .

- Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.

2. Kiến thức trọng tâm.

a. Kiến thức.

- Hiểu được chủ đề VB, tính thống nhất về chủ đề VB.

- Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.

b. Kĩ năng.

- Đọc – hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.

- Trình bày một văn bản ( nói, viết) thống nhất về chủ đề.

II. Kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài

1. Kĩ năng tư¬ duy sáng tạo

2. Kĩ năng giao tiếp

3. Kĩ năng tự nhận thức

4. Kĩ năng giải quyết vấn đề

5. Kĩ năng lắng nghe tích cực

III. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2.Học sinh:

IV. Ph¬ương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm)

- Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi mở, phân tích và giảng bình, nêu vấn đề, tái hiện.

IV. Các b¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ước lên lớp.

1. Ổn định lớp( 1’)

2. Kiểm tra đầu giờ(2’).

- Bài cũ: Không tiến hành.

- Bài mới: Kiểm tra vở soạn bài của học sinh.

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

* Khởi động.

H: Trong chương trình NV7, các em đã biết tạo lập những kiểu văn bản nào? Khi tạo lập Vb cần đảm bảo những yêu cầu gì?

- Vb biểu cảm; Vb nghị luận. Đảm bảo tính mạch lạc, tính liên kết

* GV: Chúng ta đã tạo lập Vb, đã biết phân biệt Vb với những câu hỗn độn, với những chuỗi bất thường về nghĩa. Trong Vb, một đặc trưng quan trọng để tạo nên Vb đó là tính thống nhất về chủ đề của Vb. Vậy Vb có tính thống nhất khi nào? để tạo lập được một Vb có tính thống nhất chúng ta làm thế nào?.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13959 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Bài 1 Tiết 4 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/8.2013 Ngày giảng: 8A, 8B: 23/8/2013 BÀI 1, TIẾT 4 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN I. Mục tiêu cần đạt 1. Mục tiêu chung : - Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể . - Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. 2. Kiến thức trọng tâm. a. Kiến thức. - Hiểu được chủ đề VB, tính thống nhất về chủ đề VB. - Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản. b. Kĩ năng. - Đọc – hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản. - Trình bày một văn bản ( nói, viết) thống nhất về chủ đề. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tư duy sáng tạo 2. Kĩ năng giao tiếp 3. Kĩ năng tự nhận thức 4. Kĩ năng giải quyết vấn đề 5. Kĩ năng lắng nghe tích cực III. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2.Học sinh: IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm) - Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi mở, phân tích và giảng bình, nêu vấn đề, tái hiện. IV. Các bước lên lớp. 1. Ổn định lớp( 1’) 2. Kiểm tra đầu giờ(2’). - Bài cũ: Không tiến hành. - Bài mới: Kiểm tra vở soạn bài của học sinh. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học * Khởi động. H: Trong chương trình NV7, các em đã biết tạo lập những kiểu văn bản nào? Khi tạo lập Vb cần đảm bảo những yêu cầu gì? - Vb biểu cảm; Vb nghị luận. Đảm bảo tính mạch lạc, tính liên kết… * GV: Chúng ta đã tạo lập Vb, đã biết phân biệt Vb với những câu hỗn độn, với những chuỗi bất thường về nghĩa. Trong Vb, một đặc trưng quan trọng để tạo nên Vb đó là tính thống nhất về chủ đề của Vb. Vậy Vb có tính thống nhất khi nào? để tạo lập được một Vb có tính thống nhất chúng ta làm thế nào?... Hoạt động 1: HDHS hình thành kiến thức mới. * Mục tiêu - Hiểu được chủ đề VB, tính thống nhất về chủ đề VB. - Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản. Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß Néi dung chÝnh HS đọc thầm lại VB Tôi đi học H: Văn bản kể về chuyện đã hay đang xảy ra? Của ai ? - Đã xẩy ra, đây là dòng hồi tưởng của tôi. H: Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những cảm giác gì trong lòng tác giả? HS suy nghĩ trả lời. GV chốt. H: Vậy chủ đề của VB Tôi đi học là gì? HSTL. GV chốt. H: Từ việc tìm hiểu BT trên, em hiểu CĐ của VB là gì? HS suy nghĩ trả lời. GV KL. - Chủ đề VB là đối tượng và vấn đề chính (chủ yếu) được tác giả nêu lên, đặt ra trong VB. H: Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. Các em đã học vb’ “Bánh trôi nước”. Theo em chủ đề của vb’ này là gì? - VB’ đề cập đến h /ảnh người phụ nữ mặc dù cuộc đời gặp nhiều ngang trái nhưng vẫn vượt lên giữ trọn phẩm chất trong trắng của mình. - Tóm lại chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. Đối tượng mà văn bản biểu đạt có thể là có thật, có thể là tưởng tượng, có thể là người, vật, hay 1 vấn đề nào đấy. Chủ đề của văn bản còn là vấn đề chủ yếu, tư tưởng xuyên suốt văn bản, cho nên chủ đề có nội dung bao quát hơn đề tài. Chủ đề trong văn nghị luận là 1 tư tưởng, là quan niệm của người viết đối với vấn đề đang được bàn bạc. H: Căn cứ vào đâu mà em lại biết VB Tôi đi học nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? - HSTL. GV chốt. H: Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ trong buổi tựu trường đầu tiên in sâu trong lòng nhân vật tôi suốt cuộc đời? HSTL. GV: chốt. H: Hãy tìm những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” khi cùng mẹ đến trường, khi cùng các bạn vào trong lớp học? HSTL nhóm 4/2’. Báo cáo. Gv chốt. H: Nhận xét về các chi tiết, các phương tiện ngôn từ trong VB? - Các chi tiết, các phương tiện ngôn từ đều tập trung khắc hoạ cảm giácmới lạ xen bỡ ngỡ của NV “Tôi”. Gọi đó là tính thống nhất về chủ đề của VB. H: Em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của VB? - Trong VB Tôi đi học, từ nhan đề của VB đến các từ ngữ, chi tiết, diễn biến của tâm trạng của nhân vật tôi đều tập trung làm nổi rõ CĐVB. H: Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở phương diện nào trong VB? HSTL. GV chốt H: Khi tạo lập VB thì yêu cầu đầu tiên phải làm gì ? (Xác định chủ đề) H: Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ? Làm thế nào có thể viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất đó về chủ đề ? HS khái quát, rút ra kiến thức cần ghi nhớ. HS đọc ghi nhớ. GV lưu ý KT cần nhớ. I. Chủ đề của văn bản 1. Bài tập: Tìm hiểu đoạn trích từ Văn bản tôi đi học(Thanh Tịnh) (SGK Tr12) 2. Nhận xét: - Kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường: + Tâm trạng, cảm giác cùng mẹ tới trường. + Nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe gọi tên mình, phải rời tay mẹ vào lớp. + Khi ngồi trong lớp học. - Sự hồi tưởng ấy gợi cảm giác bâng khuâng, xao xuyến và tâm trạng náo nức, bỡ ngỡ của nhân vật tôi . Theo trình tự thời gian, không gian của buổi tựu trường. - Chủ đề VB “Tôi đi học”: Những kỷ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên của tôi. II.Tính thống nhất về chủ đề củaVB *). Bài tập: (SGK Tr12) - Căn cứ vào : + Nhan đề VB. + Đại từ “tôi”, các từ ngữ biểu thị ý nghĩa “đi học” được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần từ đầu đến cuối VB. - Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã… - Cảm giác mới lạ, xen bỡ ngỡ: + Cảm nhận về con đường: quen….lạ…. + Sự thay đổi hành vi: thả diều, nô đùa…Đi học, cố làm như một HS thực sự. + Trên sân trường: Cảm nhận về ngôi trường…Cảm giác bỡ ngỡ, lúng túng khi xếp hàng vào lớp….Khi vào lớp thấy xa mẹ…cảm giác lạ, quen… => VB có tính thống nhất về chủ đề tức là các phần, các đoạn đều hướng về chủ đề đã xác định. - Tính thống nhất thể hiện ở nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần và các từ ngữ lặp lại… III. Ghi nhớ: (SGK Tr 12) * HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập(5’) * Mục tiêu  Nhận biết những văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề: + Xác định được chủ đề văn bản đã cho + Xác định được những chi tiết thể hiện tính thống nhất về chủ đề trong Vb đã cho. Luyện tập cách viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề + Biết xác định được chủ đề, đối tượng, vấn đề định viết. + Biết lựa chọn các hình thức thể hiện tính thống nhất về chủ đề văn bản. HS : đọc BT XĐ yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4/ (4’) HS: Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét bổ xung. GV nhận xét. H: Theo em có thể thay đổi trình tự sắp xếp được không? (Khó thay đổi: các ý đã rành mạch liên tục, tuy nhiên có thể thay đổi vị trí của ý 2 và ý 3 cho nhau). HS đọc BT 2 – Nêu yêu cầu. HS làm độc lập. HS trả lời. GV ghi bảng. HS đọc BT 3 – Nêu yêu cầu. HS thảo luận nhóm bàn- đại diện 2 nhóm trả lời câu hỏi. GV kết luận. IV. Luyện tập: *).Bài tập 1: (SGK Tr13) Phân tích tính thống nhất về CĐ của VB “Rừng cọ quê tôi” a. Đối tượng: Rừng cọ. VĐề: Vẻ đẹp sức mạnh, tác dụng của cây cọ trong đời sống con người. b. Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp và tình cảm gắn bó giữa cây cọ với con người. c. Thứ tự trình bày + Miêu tả hình dáng cây cọ. + Sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ của tác giả. + Tác dụng của cây cọ. + Tình cảm gắn bó giữa cây cọ với người dân sông thao. d. CM chủ đề thể hiện trong toàn VB - Qua nhan đề. - Qua các ý miêu tả hình dáng, sự gắn bó của rừng cọ với tuổi thơ tác giả, tác dụng của cây cọ và tình cảm giữa cây cọ với người. e. Các từ ngữ câu văn tiêu biểu thể hiện CĐ VB (HS dựa vào VB chỉ ra từ ngữ, câu văn) *). Bài tập 2: (SGK Tr14) XĐ các ý như vậy sẽ làm cho bài viết lạc đề ý b, đ. Hai ý này không phục vụ cho việc CM luận điểm. *).Bài tập 3: (SGK Tr 14) - Ý lạc chủ đề c, g. - Ý thiếu tập trung vào chủ đề b, c. - Sửa lại ý b, c : + Cảm thấy con đường thường đi lại lắm lần tự nhiên cũng thấy lạ, nhiều cảnh vật thay đổi. + Cảm thấy gần gũi thân thương đối với lớp học, những người bạn mới. 4. Củng cố (2’) : Thế nào là CĐ VB? Tính thống nhất của chủ đề VB. 5. HD học bài : (2’) - Học kỹ ghi nhớ, nắm chắc về chủ đề và tính thống nhất của chủ đề trong văn bản.. Đọc kỹ bài và hoàn thiện các bài tập - Soạn bài : Trong lòng mẹ. + Đọc nội dung văn bản. + Trả lời các câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản. + Tóm tắt văn bản.

File đính kèm:

  • docTiet 4.doc
Giáo án liên quan