Giáo án Ngữ văn 8 Bài 13 tiết 49 : bài toán dân số

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

- Nắm được mục đích, nội dung chính mà tác giả đặt ra qua VB là cần hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.

- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp với lập luận trong việc thể hiện ND bài viết.

B. CHUẨN BỊ

- GV : Soạn GA, bảng phụ, lập bản sơ đồ: “ Bài toán cổ cấp số nhân đếm hạt thóc.

 Băng hai bài hát: “ Thượng đế buồn”, “ Sao em nỡ vôi lấy chồng”.

- HS : Soạn bài, sưu tầm và tìm hiểu một số câu ca dao, TN, thành ngữ nói về dân số.

C. KHỞI ĐỘNG

 1. Kiểm tra bài cũ: - KT sự chuẩn bị bài của học sinh

 - Đọc và nêu suy nghĩ của em về ghi nhớ của VB “Ôn dịch thuốc lá”

 2. Bài mới : TN, thành ngữ VN có câu: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, “Có nếp, có tẻ”, “Con đàn cháu đống” Đó là câu nói cửa miệng phản ánh quan niệm quí con, cần người, mong đẻ được nhiều con trong gia đình và XH nông nghiệp cổ truyền. Nhưng cũng từ quan niệm ấy đã dẫn đến tập quán sinh đẻ tự do, vô kế hoạch, dẫn đến dân số nước ta tăng mạnh vào loại đầu bảng trong khu vực và trên thế giới, dẫn đến đói nghèo, bệnh tật và lạc hậu. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chính sách dân số-kế hoạch hóa dân số gia đình, một trong những quyết sách quan trọng để giải quyết bài toán hóc búa, bài toán dân số. Vậy bài toán ấy thực chất là như thế nào?

D. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2937 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Bài 13 tiết 49 : bài toán dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy: BÀI 13 Tiết 49 : BÀI TOÁN DÂN SỐ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS : - Nắm được mục đích, nội dung chính mà tác giả đặt ra qua VB là cần hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người. - Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp với lập luận trong việc thể hiện ND bài viết. B. CHUẨN BỊ - GV : Soạn GA, bảng phụ, lập bản sơ đồ: “ Bài toán cổ cấp số nhân đếm hạt thóc. Băng hai bài hát: “ Thượng đế buồn”, “ Sao em nỡ vôi lấy chồng”. - HS : Soạn bài, sưu tầm và tìm hiểu một số câu ca dao, TN, thành ngữ nói về dân số. C. KHỞI ĐỘNG 1. Kiểm tra bài cũ: - KT sự chuẩn bị bài của học sinh - Đọc và nêu suy nghĩ của em về ghi nhớ của VB “Ôn dịch thuốc lá” 2. Bài mới : TN, thành ngữ VN có câu: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, “Có nếp, có tẻ”, “Con đàn cháu đống”… Đó là câu nói cửa miệng phản ánh quan niệm quí con, cần người, mong đẻ được nhiều con trong gia đình và XH nông nghiệp cổ truyền. Nhưng cũng từ quan niệm ấy đã dẫn đến tập quán sinh đẻ tự do, vô kế hoạch, dẫn đến dân số nước ta tăng mạnh vào loại đầu bảng trong khu vực và trên thế giới, dẫn đến đói nghèo, bệnh tật và lạc hậu. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chính sách dân số-kế hoạch hóa dân số gia đình, một trong những quyết sách quan trọng để giải quyết bài toán hóc búa, bài toán dân số. Vậy bài toán ấy thực chất là như thế nào? D. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. G: (Hướng dẫn)Yêu cầu đọc rõ ràng chú ý các câu cảm, những con số, từ phiên âm. G: Đọc phần MB, 2 em H đọc phần TB,KB. H : Đọc giải thích một số từ khó. G: (Giải thích thêm) – Chàng A-đam và nàng E-va: theo kinh thánh đạo thiên chúa giáo(Ki-tô-gia-tô) là cặp vợ chồng đầu tiên trên tráI đất được chúa tạo ra và sai xuống trần gian để hình thanh và phát triển loài người. - “Tồn tại hay không tồn tại” là câu nói nổi tings của Hăm-lét trong vở kịch cùng tên của Sec-xpia(Anh) ?1: Theo em phương thức biểu đạt của VB này là phương thức nào? Vì sao xác định như vậy? H: Trả lời cá nhân ?2: Hãy xác định bố cục của VB, nêu nội dung chính của mỗi phần? Và chỉ ra các luận điểm trong phần thân bài. H: Trả lời cá nhân. HĐ 2: Hướng dẫn phân tích. G: Định hướng phân tích theo bố cục H: Đọc phần MB. ?3: VĐ chính mà tác giả muốn đặt ra trong VB này là gì? Điều gì làm tác giả “Sáng mắt ra”? H: Trao đổi nhóm, thống nhất trả lời. (- Vấn đề chính : Dân số và kế hoạch hoá gia đình - Điều làm tác giả sáng mắt ra : vấn đề này đã được đặt ra từ thời cổ đại mặc dù đây là vấn đề hiện tại được đặt ra trong những năm gần đây.) ?4: Em hiểu thế nào về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình? H: Trả lời cá nhân. ( Dân số : Là số người sinh sống trên phạm vi quốc gia, châu lục, toàn cầu. - Gia tăng dân số ảnh hưởng đến tiến bộ XH và là nguyên nhân nghèo đói, lạc hậu. - Dân số gắn liền với kế hoạch hoá gia đình , tức là VĐ sinh sản. - Dân số và KHHGĐ là vấn đề đã và đang được thế giới quan tâm.) ?5: Khi nói “Sáng mắt ra”, tác giả muốn điều gì ở người đọc VB này? ( Muốn người đọc cũng sang mắt ra về VĐ DS& KHHGĐ) ?5: Em hãy nhận xét cách mở bài? H: Trả lời cá nhân H: Đọc phần TB. ?7: Kể tóm tắt câu chuyện kén rể của nhà thông thái? (- Có 1 bàn cờ gồm 64 ô - Đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất, vào ô thứ 2 hai hạt thóc, ô tiếp theo cứ thế nhân theo cấp số nhân số hạt thóc. - Tổng số thóc thu được có thể phủ trên bề mặt trái đất.) ?8: Nhà thông thái cố đặt ra bài toán khó này để làm gì? Tác giả dẫn chứng câu chuyện xưa nhằm mục đích gì?Bàn về VDDS từ một bài toán cổ có tác dụng gì? H: Trao đổi, thống nhất. - Để tìm được chàng rể thoả mãn điều kiện, các chàng trai lăm le làm con rể thất vọng hoàn toàn. - So sánh sự bùng nổ dân số và sự gia tăng dân số. àHình dung mức độ gia tăng dân số hết sức nhanh chóng khủng khiếp - Gây hứng thú dễ hiểu với số đông người đọc) ?9: Hãy tóm tắt bài toán DS có khởi điểm từ câu chuyện trong kinh thánh? Cách tính toán ấy có tác dụng gì đến người đọc? H: Thảo luận nhóm 4 trong 2’ - So sánh từ thuở khai thiên lập địa cho đến năm 1995 – quá trình tăng dân số theo cấp số nhân ® mức độ tăng nhanh đến chóng mặt. H: Đọc đoạn 3. ?10: Tác giả đề cập VĐ gì ở đây? Đưa VĐ ấy ra, tác giả muốn đạt được mục đích gì? + Đưa ra con số tỷ lệ phụ nữ sinh con ở mỗi nước à Nhằm cắt nghĩa VĐ tăng DS từ năng lực sinh sản tự nhiên của phụ nữ, cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của gia tăng dân số và cho thấy cái gôc của vấn đề hạn chế DS là sinh đẻ có kế hoạch-mỗi gia đình chỉ nên có 1-2 con. H: Thảo luận nhóm câu hỏi 4 (SGK- tr 130)) G: Hướng dẫn theo các con số tỉ lệ (bảng phụ) Châu Phi : Ru an đa – tỉ lệ 8,1 Tan đa nia – tỉ lệ 6,7 Ma đa gat xca – tỉ lệ 6,6 Châu á : Ấn độ – tỉ lệ 4,5 Nê pan – tỉ lệ 6,3 Việt Nam – tỉ lệ 3,7 - Phụ nữ có thể sinh rất nhiều con – tỉ lệ sinh con cao ở châu Phhi và châu Á (trong đó có VN.). Đây là hai châu lục có số dân đông nhất, tốc độ tăng DS lớn nhất- trong khi đó nhiều nước kinh tế trong tình trạng nghèo nàn , lạc hậu ® dân số bùng nổ, nghèo nàn lạc hậu, kinh tế kém ptriển, VHGD không được nâng cao. Ngược lại KT – VH – GD kém phát triển không thể khống chế sự bùng nổ dân số. Hai yếu tố tác động lẫn nhau vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả. ?11: Em học tập được gì về cách lập luận của tác giả trong phần TB của VB này? ( lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ, vân dụng các phương pháp thuyết minh: Thống kê, so sánh, phân tích kết hợp biểu cảm -- Bài viết dễ hiểu, có sức thuyết phục cao) H: Đọc phần kết bài. ?12: Tác giả viết “Đừng dể…càng tốt” em hiểu như thế nào về lời nói đó của tác giả? Tại sao tác giả cho rằng “ Đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người”? Qua đó tác giả đã bộc lộ quan điểm, thái độ gì của mình? H: Trao đổi, thống nhất trả lời. ( Muốn sống con người phải có đất đai. Đất đai không sinh ra, con người ngày một nhiều hơn. Do đó muốn tồn tại, con người phải biết điều chỉnh, hạn chế gia tăng DS. Đây là VĐ sống còn của nhân loại. Nhận thức rõ VĐ gia tăng DS và hiểm họa của nó. Có trách nhiệm đối với cộng đồng, trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người) ?13: Có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội? + Sự gia tăng dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ, lạc hậu, đói rét, sự mất cân đối về xã hội; tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế và văn hóa. * Việc tác giả nêu thêm một vài con số dự báo tình hình gia tăng dân số hiện nay và đến năm 2015, dân số TG sẽ hơn 7 tỉ người, nói lên điều gì? (Có tác dụng gì đối với người đọc, Thảo luận). + Dùng nhiều con số cụ thể để chứng minh hậu quả khôn lường dang thách thức nhân loại trong một tương lai gần như một sự cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số luôn có thể xảy ra trong lịch sử nhân loại. àTóm lại phần thân bài, người viết không lý luận dài dòng, chung chung mà chứng minh vấn đề bằng những con số tường minh, chính xác, làm người đọc phải sửng sốt, giật mình trước thực trạng bài toán dân số vẫn gia tăng đều đặn theo “cấp số nhân”, còn của loài người làm ra chỉ tăng theo “cấp số cộng”. Và đất đai thì chẳng nảy nở theo cấp số nào. HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết. ?13: VB đem lại cho em sự hiểu biết gì về vấn đề DS&KHHGĐ? Em hãy nhận xét cách kết bài của tác giả? H: Suy nghĩ, trả lời. - Sự gia tăng DS là một thực trạng đáng lo ngại của TG, là nguyên nhân dẫn đến cuộc sống đói nghèo, lạc hậu. - Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi sống con của nhân loại. - Cách kết bài tập trung hướng vào chủ đề (bài toán dân số) vừa góp phần nâng cao tầm quan trọng của vấn đề, làm cho người đọc càng thấy rõ tầm quan trọng của nó. - Phải kiểm soát và định hướng được nhịp độ gia tăng dân số của một quốc gia là một trong những vấn đề sống còn và khó khăn nhất, đặt ra từ các cấp lãnh đạo cao nhất đến mỗi gia đình, mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. H: Đọc to ghi nhớ. HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập. G: Gọi H đọc bài đọc thêm và làm BT 1,2. H: Suy nghĩ , làm BT vào vở. I. Tìm hiểu chung: 1. Đọc và tìm hiểu chú thích 2. Thể loại: VB nhật dụng kết hợp VB nghị luận CM, giải thích vấn đề XH : Dân số gia tăng và hậu quả của nó. 2. Bố cục: - MB : Từ đầu... “sáng mắt ra”: Nêu vấn đềà Bài toán dân số và kế hoạch hóa gia đình được đặt ra từ thời cổ đại - TB: Tiếp… “sang ô 31 bàn cờ” : Làm sáng tỏ vấn đềà Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng: +LĐ1: VĐ DS dược nhìn nhận từ một bài toán cổ. +LĐ2: Bài toán DS được tính từ 1 chuyện trong kinh thánh. + LĐ3: Vấn đề DS Được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người. - KB : Còn lại: Kêu gọi loài người hãy hạn chế sự bùng nổ và gia tăng DS. Đó là con đường tồn tại của chính loài người. II. Phân tích 1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình: - Bài toán DS thực chất là VĐ DS đã được đặt ra từ thời cổ đại. à Cũng là VĐ đã và đang được TG quan tâm. è Gần gũi Nhẹ nhàng, giản dị, tạo sự bất ngờ hấp dẫnà dễ thuyết phục. 2.Làm rõ VĐDS và KHHGĐ(CM + GT) a) VDDS được nhìn nhận từ một bài toán cổ: - Con số trong bài toán cổ tăng theo cấp số nhân, tương ứng với số người được sinh ra trên Trái Đâtè là con số khủng khiếp. à Gây hứng thú, dễ hiểu với số đông người đọc b) Bài toán DS có khởi điểm từ câu chuyện trong kinh thánh: - So sánh từ thuở khai thiên lập địa ® năm 1995® mức độ tăng DS trên Trái đất nhanh đến chóng mặt. à Dễ hiểu, gây lòng tin, dễ thuyết phục. c) VĐ DS được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người: - Cái gốc của vấn đề hạn chế DS là sinh đẻ có kế hoạch. - Tăng dân số kìm hãm sự phát triển của XH, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu. 3. Kết bài : Kêu gọi Hạn chế sự bùng nổ gia tăng dân số là con đường tồn tại và phát triển, là vân đề sống còn của nhân loại. III.Tổng kết *Ghi nhớ (SGK tr132)) IV. Luyện tập BT1: Con đường… hạn chế gia tăng DS là: giáo dục mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số, đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ. BT2: ảnh hưởng : Chỗ ở, lương thực, môi trường, việclàm * Củng cố: - Đọc lại bài và bài đọc thêm. * Dặn dò: - Học bài - Chuẩn bị bài : Dấu “( ) ” và dấu “ : ” Ngày soạn : Ngày dạy: Tiết 50 : Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. - Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi viết B. Chuẩn bị - GV : Soạn GA, bảng phụ - HS : Soạn bài C. Khởi động 1. Kiểm tra : - Cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép 2. Bài mới : Trong chương trình ngữ văn lớp 7, em đã được học những loại dấu câu nào? (dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang). Hôm nay, chúng ta tìm hiểu thêm công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu về các dấu. H: Đọc BT (SGK) – bảng phụ ?1: Dấu ngoặc đơn trong các VD trên có tác dụng để làm gì? Nếu bỏ dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích trên có thay đổi không? H: Trao đổi nhóm đôi câu hỏi 1, 2 (SGK) 1. Dấu ngoặc đơn - Giải thích làm rõ “ họ ” là ai - Thuyết minh về một loài vật, tên nó là Ba khia - Bổ sung thông tin về năm sinh, năm mất. 2. Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của đoạn trích không thay đổi ® vì đây chỉ là thành phần phụ chú, cung cấp thông tin kèm, không phụ thuộc vào phần cơ bản. H: 2,3 em đọc ghi nhớ. G: Hướng dẫn H làm BT 1( SGK tr 135) *Công dụng: a. Giải thích ý nghĩa b. Thuyết minh c. Vị trí thứ nhất : Bổ sung Vị trí thứ hai : Thuyết minh H: Quan sát BT (SGK) – bảng phụ ?2: Dấu hai chấm trong đoạn trích trên dùng để làm gì? Hãy cho biết công dụng của dấu hai chấm? H: Phát hiện, trả lời. Dấu hai chấm dung để đánh dấu, báo trước: - Lời đối thoại (Dế mèn với Dế Choắt) - Lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn lời của người xưa) - Phân tích,giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học) HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập. H: Đọc bài tập. H: Làm việc cá nhân vào vở BT. G: Củng cố công dụng của dấu hai chấm. Bài 3 : Có thể bỏ dấu hai chấm được không? Tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì? Bài 4 (Bổ sung) : Viết đoạn văn khoảng 5 câu chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. I. Dấu ngoặc đơn 1. Bài tập: (SGK tr134) 2, Nhận xét: - Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích, giải thích, thuyết minh, bổ sung. - Nếu bỏ dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản không thay đổi vì phần trong ngoặc đơn là thông tin phụ. * Ghi nhớ1: (SGK tr134) II. Dấu hai chấm 1. Bài tập(SGK tr 135) 2. Nhận xét: * Công dụng của dấu hai chấm : - Đánh dấu, báo trước : +Phần thuyết minh, giải thích +Lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại. * Ghi nhớ (SGK tr135) III.Luyện tập BT2:(SGK tr 136): Công dụng của dấu hai chấm : a. Đánh dấu báo trước phần GT b. Đánh dấu báo trước lời thoại c. Đánh dấu báo trước thuyết minh d. Đánh dấu báo trước thuyết minh BT 3(SGK tr136) . - Bỏ được, nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng. * Củng cố: Nhắc lại công dụng của các dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. * Dặn dò: - Học ghi nhớ - Làm BT còn lại - Chuẩn bị : “ Đề baì và cách làm bài thuyết minh ” * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy: Tiết 51 : Đề bài thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt ở đây phải làm cho HS thấy bài văn TM không khó, chỉ cần HS biết cách quan sat, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp là đủ. B. Chuẩn bị - GV : Soạn GA, bảng phụ - HS : Soạn bài C. Khởi động 1. Kiểm tra : - Nêu các phương pháp thuyết minh? - Chữa BTVN. 2. Bài mới D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt HĐ 1: Tìm hiểu đề thuyết minh. H: Đọc các đề bài ?1: Hãy xác định phạm vi của mỗi đề bài.? Vì sao em biết đó là đề văn thuyết minh? Vậy yêu cầu của đề văn TM là gì? - Xác định đối tượng thuyết minh gồm : Con người, đồ vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết… - Đề1 giới thiệu gương mặt thể thao trẻ VN. + Họ tên, môi trường sống, biểu hiện năng khiếu, quá trình học tập, những thành tích nổi bật và ý nghĩa,… - Đề 2 : Giới thiệu tập truyện : Tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản, dư luận – nét tiêu biểu về ND, NT, khẳng định những đóng góp tích cực. - Đề chiếc áo dài VN + Nguồn gốc, chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, vai trò, tác dụng trong đời sống sinh hoạt. - Đề đôi dép lốp kháng chiến : + Chất liệu, cấu tạo, màu sắc + Tác dụng đối với con người – đặc biệt trên địa bàn rừng núi phức tạp. -HS tự ra 2 đề ?2: Em hãy trình bày cấu tạo của đề văn TM? H: trả lời cá nhân. HĐ 2: Tìm hiểu cách làm bài thuyết TM H: Đọc văn bản “ Xe đạp” ?3: Đề nêu đối tượng gì? H: Suy nghĩ, trả lời cá nhân(xe đạp -đề không có hai chữ thuyết minh nhưng vẫn phải TM) ?4: Đề này khác với đề miêu tả, tự sự ở chỗ nào? (không miêu tả chiếc xe đạp mà trình bày cấu tạo, tác dụng của loại phương tiện này) ?5: Bài TM này có mấy phần, đó là những phần nào? Mỗi phần có những yêu cầu gì? + MB : Đoạn 1 : GT khái quát về phương tiện xe đạp. + TB : Tiếp ® thể thao : GT cấu tạo của xe , nguyên tắc hoạt động của nó và lợi ích của xe đạp. + KB : Còn lại : Vị trí của xe đạp trong đời sống người Việt và trong tương lai. ?6: Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình dày cấu tạo chiếc xe như thế nào( xe gồm mấy bộ phận? Các bộ phận đó là gì? Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự nào? Có hợp lí không?) H: Trao đổi, trả lời theo gợi ý câu hỏi c SGK. + Cấu tạo của chiếc xe đạp : 3 bộ phận : hệ thống chuyển động, diều khiển, chuyên chở ?7: Nhận xét về cách làm bài? (ngôn ngữ, phương pháp diễn đạt). ?8: Từ VD trên em hãy cho biết cách làm bài văn TM? H: Đọc to phần ghi nhớ. HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập BT1 (SGK) : Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam Yêu cầu : +HS thực hiện từng bước +Tham khảo bài (SGK) BT2 (SGK) : Chọn một trong 12 đề trên Yêu cầu : +Lập dàn ý +Dựa vào dàn ý (SGK) I. Đề văn thuyết minh 1. Ví dụ: 12 đề bài (SGKtr 136) 2. Nhận xét: -Các đề chỉ nêu ra đối tượng TM: con người, đồ vật, di tích lịch sử, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết… - Đề văn TM có 2dạng: + Cấu trúc đầy đủ( có cả yêu cầu về thể loại và đối tượng thuyết minh) + Cấu trúc không đầy đủ ( không nêu yêu cầu về thể loại chỉ nêu yêu cầu về đối tượng TM) II. Cách làm bài văn TM 1. VD : Bài văn TM : Xe đạp 2. Nhận xét - Cách làm : Bước 1: + Xác định kĩ đối tượng TM. + Phạm vi tri thức + PP phù hợp + NN chính xác, dễ hiểu Bước 2: XD bố cục và nội dung: 3 phần MB: GT khái quát về phương tiện xe đạp TB: Lần lượt TM về : *Cấu tạo của xe đạp và nguyên tắc hoạt động của xe đạp - Các BP chính: + Hệ thống truyền động: khung, bàn đạp, đĩa, răng cưa, ổ xích, bánh xe… + Hệ thông điều khiển: Ghi đông, bộ phanh… + Hệ thống chuyên chở: Yên xe, giá đèo hang, giỏ đựng… - Các BP phụ : Chắn xích, chắn bùn, đèn, chuông * Lợi ích của xe đạp : KB: Vị trí của xe đạp trong đời sống người Việt và trong tương lai. *Phương pháp TM :phân tích phân loại kết hợp liệt kê ==>Bài viết đã làm đúng thể loại không lạc sang thể loại khác Ngôn ngữ trong bài :Diễn đạt chính xác dễ hiểu * Ghi nhớ: SGK (tr 140) III. Luyện tập BT 1: Giới tiệu về chiếc nón lá VN MB :GT về chiếc nón TB :Lần lượt TM về các nội dung sau: Đặc điểm hình dáng chiếc nón Cách làm nón Các vùng làm nón Vai trò và tác dụng của chiếc nón trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam KB :Đánh giá về chiếc nón trong cuộc sống hiện tại và tương lai của con người BT 2: TM về con vật nuôi MB:GT về con vật nuôi TB: Lần lượt TM về: Đặc điểm hình dáng Quá trình sinh trưởng và phát triển Chăm sóc, nuôi dưỡng G.trị kinh tế và đời sống đối với con người KB:Đánh giá về con vật nuôi trong c/s của con người * Củng cố: - Nhắc lại cách làm bài văn thuyết minh. * Dặn dò: - Ôn luyện phương pháp thuyết minh - Chuẩn bị : Chương trình địa phương (phần văn) * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy: Tiết 52 : Chương trình địa phương (phần văn) A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học của địa phương - Qua việc chọn lọc, chép các bài thơ hoặc bài văn về địa phương vừa củng cố tình cảm quê hương, vừa bước đầu rèn luyện năng lực thẩm bình và tuyển chọn văn thơ. B. Chuẩn bị - GV : Soạn GA, sưu tầm, tìm hiểu, đọc tài liệu - HS : Chuẩn bị bài, sưu tầm tư liệu, bài viết, lập bảng. C. Khởi động 1. Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh 2.Bài mới : Quan niệm về tác giả, tác phẩm, văn học viết về địa phương : + Tác giả : Gồm các nhà văn, nhà thơ có tiếng sinh ra ở địa phương + Địa phương : Tỉnh, thành phố, quận, huyện (Hà Nội – Long Biên) + Có thể viết về địa phương nơi mình sinh ra (quê cũ) + Có thể viết về địa phương nơi mình sinh ra (quê hương thứ 2) + Tác phẩm văn học : Tác giả sinh ra ở địa phương viết về địa phương Tác giả sinh ra ở nơi khác viết về địa phương D. Tiến trình các hoạt động dạy và học HĐ 1: I. Lập bảng danh sách tác giả - tác phẩm G: Kiểm tra sự chuẩn bị của:. nhận xét, động viên, khuyến khích H: Đại diện nhóm lên trình bày các tác giả - tác phẩm ở địa phương (3 HS). Các H khác bổ sung. Phát hiện những chi tiết thiếu chính xác trong cách trình bày hoặc sắp xếp chưa hợp lý G: Chốt lại ghi bảng. STT Họ tên Bút danh Nơi sinh Năm sinh , năm mất Tác phẩm chính 1 Nguyễn Thị Hinh Bà Huyện Thanh Quan Quận Tây Hồ-Hà Nội Khoảng thế kỷ XVIII Thăng Long thành hoài cổ 2 Hồ Xuân Hương Xuân Hương Quận Tây Hồ- Hà Nội Khoảng thế kỷ XVIII Đến đền Sầm Nghi Đống – Chùa Trấn Quốc 3 Ngô Tất Tố Lộc Hà, Thục Điếu, Phó Chi Đông Anh–Hà Nội 1893–1954 Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng 4 Nguyễn Tuân Tuân Thừa Sắc Cầu Giấy–Hà Nội 1910–1987 Vang bóng một thời, Hà Nội đánh Mỹ giỏi, con hổ thủ đô, cây Hà Nội 5 Nguyễn Sen Tô Hoài Ba Đình-Hà Nội Dế mèn phiêu lưu ký, Chuyện cũ Hà Nội, Người ven thành, xóm giếng ngày xưa 6 Nguyễn Huy Tưởng Đông Anh-Hà Nội 1912-1960 Lá cờ thêu…, Sống mãi với thủ đô, An Dương Vương xây thành ốc. 7 Đặng Trần Chí Trần Đăng Từ Liêm - Hà Nội 191?-1950 Truyện “Trận phố Ràng ” 8 Phan Thị Thanh Nhàn Tây Hồ-Hà Nội Xóm đê, Hương thầm 9 Nguyễn Vũ Tiềm Gia Lâm – Hà Nội 1940 Thương nhớ tài hoa, Hoài nghi và tin cậy HĐ 2 : II. Sưu tầm và chép lại một số bài văn, thơ H: Đọc bài thơ, bài văn viết về địa phương mà em yêu thích. Nêu giá trị ND và NT của bài thơ vừa đọc. (HS có thể đọc – chép một số VB như : + Thăng Long thành hoài cổ + Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng + Các HS khác tham gia thảo luận G: Bổ sung, đánh giá, nhận xét, cho điểm.. * Củng cố: Qua tiết học này em thu hoạch được điều gì? * Dặn dò - Sưu tầm, tìm hiểu VH địa phương - Chuẩn bị “ Dấu ngoặc kép ”. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy: Tiết 53 : Dấu ngoặc kép A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép - Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết B. Chuẩn bị - GV : Soạn GA, bảng phụ ghi các đoạn VB có sử dụng dấu ngoặc kép: - HS : Soạn bài C. Khởi động 1.Kiểm tra :- Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm? - Chữa BT 2. Bài mới D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép. H: Quan sát các đoạn trích (SGK) ?1: Dấu ngoặc kép trong các đoạn trích dùng để làm gì? H: Suy nghĩ, trao đổi, cá nhân trả lời ?2: Qua VD, em hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép? H: Đọc ghi nhớ HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập H: Đọc BT 1 Cá nhân suy nghĩ – trả lời H: Đọc bài 2 -Thảo luận nhóm 4 trong 2 phút H: Đọc bài 3 Làm việc cá nhân I. Công dụng 1.VD : SGK (tr141) 2. Nhận xét: - Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu : a. Lời dẫn trực tiếp (câu nói của Găng - đi) b. Từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt (ẩn dụ - dải lụa để chỉ chiếc cầu) c. Từ ngữ có hàm ý mỉa mai. d.Tên của các vở kịch * Ghi nhớ (SGK) II. Luyện tập Bài 1 : Công dụng của dấu ngoặc kép a.Câu nói được dẫn trực tiếp: Là những câu mà lão Hạc tưởng con chó muốn nói với mình. b.Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai: một anh chàng được coi là “hầu cận ông Lí” mà bị người đàn bà đang nuôi con mọn lẳng ngã nhào ra thềm. c.Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác. d.Từ ngữ được dẫn trực tiếp và có hàm ý mỉa mai. e.Từ ngữ được dẫn trực tiếp: “mặt sắt”, “ ngây vì tình”: Dẫn lại lời hai câu thơ của cụ Nguyễn Du . Bài 2 : Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc képvào chỗ thích hợp, giải thích a. Đặt dấu hai chấm sau hai từ “cười bảo” : báo trước lời đối thoại và dấu ngoặc kép ở hai từ “ Cá tươi ”, “ tươi ” : từ ngữ được dẫn lại b. Dặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê” : báo trước lời dẫn trực tiếp, dấu ngoặc kép cho phần còn lại-“ Cháu hãy vẽ…với cháu ” : đánh dấu lời dẫn trực tiếp.( Chú ý viết hoa từ “Cháu” vì mở đầu một câu. C. Đạt dấu hai chấm sau từ “bảo hắn” : báo trước lời dẫn trực tiếp“ Đây là…đi một sào ” : lời dẫn trực tiếp Bài 3 : Hai câu có ý nghĩa giống nhau nhưng dùng dấu câu khác nhau vì : a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp : dẫn nguyên văn. b. Không dẫn nguyên văn Bài 5 : Tìm VD (SGK) - Tìm trong các VB : Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Cô bé bán diêm. * Củng cố: _ Nhắc lại công dụng của dấu ngoặc kép. *Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ - Làm BT4 (SGK) - Chuẩn bị thật tốt phần chuẩn bị ở nhà bài tập phần luyện nói (tiết 54) để trình bày trước lớp. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy: Tiết 54 : Luyện nói : Thuyết minh một thứ đồ dùng A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : -Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kỹ năng về cách làm bài văn thuyết minh. -Tạo điều kiện cho HS mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu. B. Chuẩn bị G: Chuẩn bị dàn ý và VB mẫu H: Làm kĩ BT theo hướng dẫn trong SGK. C. Khởi động 1.KT bài cũ: -Nội dung từng phần của bài thuyết minh? -Trình bày dàn ý cho đề bài “ Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam ” 2. Bài mới D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt H: Thảo luận nhóm (4), thống nhất dàn ý. - Mỗi nhóm trình bày một phần chuẩn bị của nhóm mình. - Đại diện nhóm trình bày - Cả lớp theo dõi G: Nhận xét VD: - Kính thưa cô! - Các bạn thân mến! Hiện nay, tuy nhiều gia đình khá giả đã có bình nóng lạnh hoặc các loại phích hiện đại, nhưng đại đa số các gia đình có thu nhập thấp vẫn coi cái phích nước là một thứ đồ dung tiện dụng và hữu ích. Cái phích nước dung để chứa nước sôi, pha trà cho người lớn, pha sữa cho trẻ em…Cái phích nước có cấu tạo thật đơn giản…Giá của một cái phích pù hợp với túi tiền của đại đa số người LĐ, nhất là bà con nông dân vì vậy đã từ lâu, cái phích đã tở thành một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình người VN chúng ta… G: Chú ý: Rèn cho H tập nói nghiêm túc, cách tình bày thành VB trọn vẹn

File đính kèm:

  • docbai13-14.doc
Giáo án liên quan