A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các
kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu trần thuật, biết sử dụng câu trần thuật phù hợp
với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn giáo án, bảng phụ
- Trò : Chuẩn bị bài.
C. Khởi động :
1. Kiểm tra bài cũ : - Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán?
- Chữa bài tập 3( SGK)
2.Bài mới: Trong tiếng Việt kiểu câu được dùng nhiều nhất là kiểu câu nào? => câu trần thuật.
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Bài 23 Tiết 89 : Câu trần thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy:
Bài 23
Tiết 89 : Câu trần thuật
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các
kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu trần thuật, biết sử dụng câu trần thuật phù hợp
với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn giáo án, bảng phụ
- Trò : Chuẩn bị bài.
C. Khởi động :
1. Kiểm tra bài cũ : - Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán?
- Chữa bài tập 3( SGK)
2.Bài mới: Trong tiếng Việt kiểu câu được dùng nhiều nhất là kiểu câu nào? => câu trần thuật.
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
H: Đọc ví dụ (SGK).
-VD 1: Đọc các đoạn trích SGK/45 và cho biết:
?1: Trong các câu này có dấu hiệu hình thức đặc trưng như những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán hay không ?
àChỉ có “Ôi Tào Khê ! ” (cảm thán) ; còn lại là tr. thuật.
?2: Chúng được dùng để làm gì ?
H: Trao đổi, lựa chọn, thống nhất
(a): Trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của d. tộc ta(1 và 2) và yêu cầu(Câu 3)
(b): Dùng để kể(câu 1) và thông báo(Câu 2)
(c): Dùng để miêu tả hình thức của một người đàn ông.
(d): Dùng để nhận định(Câu 2) và bộc lộ tình cảm, cảm xúc ; câu 1 ko phải câu t. thuật.
?3: Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu nào được dùng nhiều nhất ? Vì sao ?
àCâu trần thuật. Chú ý chức năng chính của nó. Phần lớn hoạt động giao tiếp của con người xoay quanh những chức năng đó. Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đềnghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc àGần như mọi mục đích giao tiếp đều có thể dùng câu trần thuật.
?4: Em hiểu câu trần thuật là câu có hình thức như thế nào ? Chức năng của nó ?
H: Đọc to ghi nhớ ( SGK)
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
- Học sinh làm việc cá nhân
- Chữa bài, nhận xét, bài sai.
- Củng cố kiến thức cơ bản về các kiểu câu đã học
- Thảo luận nhóm: 4 bạn – thời gian 2 ‘
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bài sai.
Bài 5 (SGK).
- Đặt câu: 2 HS lên bảng làm bài. HS khác làm bài dưới lớp. HS nhận xét bài sai.
- Hình thức đoạn văn.
- kiểm tra kiến thức tiếng Việt: Có sử dụng 4 kiểu câu đã học.
- Nội dung tự chọn
I. Đặc điểm hình thức và chức năng:
1. VD: ( SGKtr 45)
2. Nhận xét:
- Chỉ có “Ôi Tào Khê ! ” (cảm thán) ; còn lại thì không.
Câu a : Trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của d. tộc ta(1 và 2) và yêu cầu(Câu 3)
Câu b: kể(câu1)và thông báo(Câu 2)
Câu c: miêu tả hình thức của một người đàn ông ( Cai Tứ)
Câu d: nhận định(Câu 2) và bộc lộ tình cảm, cảm xúc ; câu 1 ko phải câu t. thuật
à Câu trần thuật.
+ Hình thức:
- Khi viết kết thúc = dấu (.) đôi khi ( ! ) (…)
+ Chức năng chính: Để kể, nhận định, thông báo, miêu tả. Ngoài ra dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc.
I. Luyện tập:
Bài 1: Xác định kiểu câu:
a. Cả 3 câu là câu trần thuât.
- C1: Dùng để kể; C2,C3 dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm.
b. C1 trần thuật dùng để kể.
C2 cảm thán(quá, bộc lộ cảm xúc, tình cảm.
C3 + C4: Trần thuật bộc lộ , cảm xúc, cảm ơn.
Bài 2:
- Kiểu câu: Phần dịch nghĩa là kiểu câu nghi vấn giống với kiểu câu trong nguyên tác.
- Dịch thơ là một câu trần thuật.
- ý nghĩa: khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diẽn tả một ý nghĩa. Đêm trăng đẹp đã gây xúc động cho nhà thơ.
Bài 3: Đặt câu.
Bài 4: Viết đoạn
*Củng cố: Thế nào là câu trần thuật ? Hình thức và chức năng của chúng là gì ?
*Dặn dò:
+ Học thuộc hiểu phần ghi nhớ.
+ Làm bài tập còn lại.
+ Chuẩn bị bài: Chiếu dời đô
Ngày soạn : Ngày dạy:
Bài 23
Tiết 90 : Chiếu dời đô
(Thiên đô chiếu)
- Lí Công Uẩn-
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua “ Chiếu dời đô ”.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu, thấy được sức thuyết phục to lớn của “ Chiếu dời đô ” là sự kết hợp giữa lí và tình cảm; biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.
B. Chuẩn bị:
-Tranh ảnh đền thờ Lí Bát Đế, Chùa Bút Tháp, tượng đài Lí Công Uẩn
C. Khởi động :
1. Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh
2. Bài mới : Trong lịch sử dân tộc ta, Lí Công Uẩn( Lí Thái Tổ 974-1028) vị vua đầu sang lập Vương Triều Lí, người có sang kiến quan trọng, năn 1010 dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La ( Thăng Long, Hà Nội ngày nay) Đổi tên nước từ nước Đại Cồ Việt thành Đại Việt, mở ra một thời kì phát triển mới của đất nước VN, khi có quyết định quan trọng ấy, nhà vua đã ban bố lệnh xuông thần dân, yêu cầu thần dân thực hiện bằng “ Chiếu dời đô” (Thiên đô chiếu)
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1 : Tìm hiểu chung
H: Đọc CT
?1: Em hiểu gì về thể chiếu?
H: Trả lời cá nhân
G: (Yêu cầu đọc): Giọng trang trọng, nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết, chân thành một số câu.
?2: Bố cục của VB chia làm mấy phần.
HĐ 2 : Hướng dẫn phân tích
H: Đọc đoạn 1
?3: Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả của việc dời đô ấy?
H: Trao đổi, phát biểu.
?4: Lí Thái Tổ dẫn số liệu cụ thể về các lần dời đô để làm gì?
(chuẩn bị cho lập luận ở phần sau : Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc Lí Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật)
?5: Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp, vì sao?
( Kinh đô cũ ở Hoa lư không còn thích hợp không dời đô sẽ phạm sai lầm: không theo mệnh trời, không học theo cái đúng của người xưaà Hậu quả, triều đại ngắn ngủi, ND khổ sở, vạn vật không thích nghi, không phát triển được trong một vùng đất chật chội) - Thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô đất nước?
G: ( Giải thích thêm) Đặt trong h/c LS cụ thể thì ý kiến phê phán của LCUẩn chưa thật đầy đủ, khái quát vì: TKIX 2 triều Đinh Lê chưa có điều kiện khả năng để dời đô đi nơi khác thuận tiện hơn, chưa thể ra nơi trung tâm mà phải dưa vào thế núi rừng hiểm trở. Đến thời lí, trong đầ phát triểnđi lên của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp nữa.
àbên cạnh lý là tìnhàtác động đến tình cảm người đọc.
?6: Thành ĐL có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đ/nước ?
H: Trả lời cá nhân
?7:Chứng minh rằng “ Chiếu dời đô ” có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình?
(Kết cấu : trình tự lập luận chặt chẽ, bên cạnh tính chất mệnh lệnh là tính chất tâm tình : bộc lộ cảm xúc ở câu hỏi cuối bài) ® tác dụng truyền cảm và thuyết phục)
?8: Vì sao nói “ Chiếu dời đô ” ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của DT Đại Việt?
(Dời đô chứng tỏ triều Lí đủ sức chấm dứt nạn PK cát cứ, thế và lực của DT Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc, thể hiện nguyện vọng của ND xây dựng đất nước độc lập, tự cường).
?9: Tại sao kết thúc bài Lí Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi : “ Các khanh nghĩ thế nào? ”. Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?
(mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh vua với thần dân ® thuyết phục người nghe bằng lập luận chặt chẽ và tình cảm chân thành. Nguyện vọng dời đô của Lí Thái Tổ phù hợp với nguyện vọng của ND.
HĐ4 : Hướng dẫn tỏng kết
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Lý Công Uẩn(974-1028). (SGK)
2. Tác phẩm
- Chiếu: + Thể văn cổ do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
+ Viết bằng chữ Hán, thể văn xuôi biền ngẫu
+ Thể hiện tư tưởng chính trị lớnà ảnh hưởng đến vận mệnh cả triều đại, đất nước,
- Viết vào năm 1010 bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
3. Bố cục: 2 phần
-Đ1: Đầu… “không thể không dời được”: Nêu lí do của việc dời đô.
-Đ2: Khẳng định thành Đại La là 1 nơi tốt nhất để định đô
-Đ3: Còn lại: Kết luận.
II. Phân tích
1. Lí do dời đô
-Viện dẫn sử sách TQ: Nhà Thương 5 lần, nhà Chu 3 lần… (số liệu cụ thể, suy luận chặt chẽ) ® tiền để cho việc dời đô.
- Vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu…
- Khiến cho vạn nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
- Chứng minh bằng thực tế:
+ Không dời đô sẽ phạm sai lầm ® phê phán triều Đinh, Lê.
àViệc dời là hoàn toàn phù hợp với mệnh trời.
2. Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để định đô:
- Vị thế địa lí : trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng, có núi sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh lụt, chật chội.
- Vị thế chính trị, văn hoá : Là đầu mối giao lưu chốn hội tụ…, là mảnh đất hưng thịnh muôn vật
® Đại La có đủ điều kiện trở thành kinh đô.
3. Kết luận:
- Nguyện vọng dời đô của Lí Thái Tổ phù hợp với nguyện vọng của ND.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập:
* Củng cố:
Ngày nay, sau gần 1000 năm bài CDĐ ra đời, được tiếp xúc với nó, em có suy nghĩ và cảm xúc gì về ông cha ta thời Lý ?
*Dặn dò:
- Học thuộc đoạn từ “Huống gì … nghĩ thế nào ? ” ; phân tích ý 1 và 2.
- Soạn bài Câu phủ định. Chú ý các bài tập.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : Ngày dạy:
Bài 23
Tiết 91 : Câu phủ định
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định
- Nắm vững chức năng của câu phủ định; biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
C. Khởi động :
1.Kiểm tra :- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?
- Chữa BT
2. Bài mới :
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định:
H: VD 1: Đọc các VD a, b, c, d SGK/52 và cho biết:
?1:Trong các câu này, câu nào có từ ngữ phủ định ?
àCâu b, c, d có : Không, chưa, chẳngàlà từ ngữ phủ định.
ànhững câu có tư ngữ phủ định àcâu phủ định
èchức năng: Câu b, c, d phủ định việc Nam đi Huế là không diễn ra.
?2: Đọc đoạn tiếp và cho biết, một ông thầy bói xem voi dùng những câu có tư ngữ phủ định để làm gì ?
(Để phản bác ý kiến, nhận định của người đối thoại hay để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, t/chất, q/hệ nào đó ? )
àNhững câu có từ ngữ PĐ: Không phải…đòn càn ; Đâu có !
à2 câu trên ko có phần biểu thị nội dung phủ định.
èTưởng con voi… như con đỉa: Nội dung bị phủ định nằm trong câu.
èĐâu có: Nội dung bị PĐ được thể hiện trong cả câu nói của ông sờ vòi (Tưởng con voi … như con đỉa) và ông sờ ngà (nó chần …đòn càn)
àCâu của ông sờ ngà (câu PĐ 1) chỉ PĐ ý kiến, nhận định của ông sờ vòi thì câu của ông sờ tai(Câu PĐ 2) PĐ ý kiến, nhận định của cả 2 người mà chủ yếu là ông sờ ngà .
è2 câu PĐ trên nhằm phản bác ý kiến, nhận định của người đối thoại àCâu PĐ bác bỏ
?4: Em hiểu câu phủ định là câu có hình thức như thế nào ?
?5: Theo chức năng, có thể chia làm mấy loại câu PĐ ?
àGhi nhớ SGK/46 ; Học sinh cho VD để minh hoạ thêm.
èVD: Trên trời không một vì sao(PĐ miêu tả)
VD: Anh nói như thế là không đúng ! (PĐ bác bỏ)
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
- Cá nhân HS làm việc
- Thảo luận nhóm 4
- HS độc lập suy nghĩ và trình bày
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1.VD (SGK)
2. Nhận xét:
VD1:
- Hình thức :
+ Câu b, c, d có các từ : không, chưa, chẳng à là từ phủ định
- Chức năng :
+ Câu b, c, d phủ định sự việc “ Nam đi Huế ” (không diễn ra)
2. VD 2
- Hình thức: Câu có từ ngữ phủ định
+ Không phải, nó chằn chẵn như đòn cân.
+ Đâu có
- Chức năng : phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại ® phủ định bác bỏ.
*Ghi nhớ (SGK tr 46)
II. Luyện tập
Bài 1 : Xác định câu phủ định bác bỏ
- Cụ cứ tưởng…gì đâu!
®ông giáo phản bác lại suy nghĩ của lão Hạc.
- Không, chúng con…đâu
® cái Tí muốn làm thay đổi (phản bác) điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ : mấy đứa em đang đói quá.
Bài 2 :
- Cả ba câu đều là câu phủ định vì đều có những từ phủ định (điểm đặc biệt là có 1 từ phủ định kết hợp với 1từ phủ định ® ý nghĩa của câu phủ định là khẳng định).
- Đặt câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương (HS tự đặt)
Bài 3 :
Bài tập 3: Thay Không bằng Chưa:
-Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp àChoắt chưa dậy được… ; bỏ từ Nữa, nếu ko là câu sai.
èkhi thay Không bằng Chưa àý nghĩa của câu cũng thay đổi.
*Chưa: Biểu thị ý PĐ đ/với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau thời điểm đó có thể có. Còn Không cũng biểu thị ý PĐ đối với điều nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có. Khi Không kết hợp với nữa thì cả tổ hợp biểu thị ý PĐ 1 điều vào 1 thời điểm nào đó và kéo dài mãi. So sánh:
-Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp
-Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thópàPhù hợp với truyện hơn.
Bài 4: Không phải ; dùng để biểu thị ý PĐ(PĐ bác bỏ).
*Đặt câu: Sinh viên năm ba gì mà dốt thế !
Bài5: Không thay Quên bằng Không, Chưa, Chẳng được àSẽ thay đổi ý nghĩa của câu ; Quên không phải là từ phủ định ; Chưa thể khác với Chẳng thể
Bài 6 : Viết đoạn
(HS tự viết)
* Củng cố: Chuẩn bị phần chương trình địa phương TLV
* Dặn dò: - Học ghi nhớ –Làm Bài tập .
- Soạn bài Chương trình địa phương(Phần tập làm văn) theo nhóm:
N1+ 2: Giới thiêu chùa Mai Phúc; N3+ 4: Đình Sài Đồng
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn Ngày dạy:
Tiết 92 : Chương trình địa phương
(Phần Tập làm văn)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
- Vận dụng kỹ năng làm bài văn thuyết minh
- Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh của quê hương mình
- Nâng cao lòng yêu quý quê hương
B. Chuẩn bị:
- Thầy : Soạn bài, sưu tầm tư liệu
- Trò : Chuẩn bị bài theo phân công, tra cứu, sưu tầm tư liệu để thuyết minh.
C. Khởi động :
1. Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh
2. Bài mới : Mỗi người dân VN, ai cũng tự hào về vẻ đẹp của quê hương mình. Đó là những di tích, danh lam thắng cảnh ở mỗi địa phương : xã, huyện, tỉnh.
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1 : Hướng dẫn cách làm
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS theo đề tài phân công.
® GV lưu ý cách làm.
* Đề cương :
- MB : Dẫn vào danh lam – di tích, vai trò của danh lam – di tích trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân địa phương.
- TB :
+ Giới thiệu theo nhiều trình tự khác nhau : từ trong ® ngoài hoặc địa lý, lịch sử đến lễ hội, phong tục hoặc trình tự thời gian xây dựng, trùng tu, tôn tạo, phát triển.
+ Kết hợp kể + tả + biểu cảm + bình luận không được bịa đặt.
- KB : Khẳng định ý nghĩa, tác dụng
HĐ 2 :
H: Các nhóm đại diện lên trình bày như một hướng dẫn viên du lịch.
G: Nhận xét, đánh giá.
I. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị ở nhà
2. Lưu ý
- Xác định rõ danh lam thắng cảnh ở địa phương
- Trực tiếp tham quan, quan sát kỹ vị trí phạm vi bao quát ® cụ thể, từ ngoài vào trong.
- Hỏi han trò chuyện với người bảo vệ
- Lập đề cương
+ MB : GT vào đối tượng
+ TB : GT cụ thể
+ KB : ý nghĩa, tác dụng
- Bài viết không quá 1000 từ
II. Luyện tập
- Trình bày VB trước lớp.
*Củng cố (luyện tập): Đọc diễn cảm một số câu thơ khác về quê hương mà em biết.
*Dặn dò: - Học thuộc-tập phân tích một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
- Soạn bài Hịch tướng sĩ.
*Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn Ngày dạy:
Bài 24
Tiết 93 + 94 : HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của TQT, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch, thấy được đặc sắc NT văn chính luận của hịch.
- Biết vận dụng bài học để viết văn NL, có sự kết hợp giữa tư duy lôgíc và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.
B. Chuẩn bị:
G: - Tranh, ảnh, tượng Trần Quốc Tuấn
H: - Kiến thức về cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược TK XIII
C. Khởi động :
1.Kiểm tra : - Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm được thể hiện ntn trong “ Chiếu dời đô ”? Phân tích, dẫn chứng?
- Vì sao thành Đại La được chọn làm kinh đô của muôn đời?
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
* Giới thiệu bài : Chiếu và hịch là những thể loại văn nghị luận có nhiều điểm giống nhau. Bài Chiếu dời đô trước và bài Hịch Tướng sĩ này ngoài nội dung đặc sắc sẽ giúp ta tìm hiểu một thể văn xưa với kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén rất bổ ích cho việc luyện viết văn NL.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1 : Hướng dẫn timg hiểu chung
?1: Nêu những nét chính về tác giả và thể hịch?
-TQTuấn: ( 1231 ? -1300): Tài cao: trí dũng song toàn, điều binh khiển tướng, thảo hịch dụ tướng sĩ ; Đức cả: yêu nước thương dân, khoan hòa độ lượng, công minh liêm chính, lòng căm thù và tinh thần quyết chiến, q/thắng ; Công huân hiển hách: đóng góp lý luận và thực tiễn XD q/đội, bảo vệ TQ àThái sư thượng phu Thượng Quốc công Nhân vũ Hưng đạo Đại vương.
-Hịch và chiếu: *Giống: Loại văn ban bố công khai, văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, bằng văn xuôi, vần hoặc biền ngẫu *Khác: Chức năng: Hịch cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi, phổ biến thời Chiến quốc, Tiên Tần, Lưỡng Hán ; Chiếu ban bố mệnh lệnh ; Mục đích hịch là khích lệ tinh thần, tình cảm.
?2: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?
H: Phát hiện, trình bày.
?3: Bố cục chung của bài hịch gồm mấy phần?
Bài hịch này có mấy phần? ND từng phần? Nhận xét gì về bố cục
H: Trao đổi, thống nhất.
Hịch thường có 4 phần: 1. Nêu vấn đề ; 2: Nêu truyền thống để gây lòng tin tưởng ; 3. Nhận định tình hình, p. tích phải -trái, đúng- sai ; 4. Chủ trương và kêu gọi đấu tranhèTQT thay đổi linh hoạt, t. g ko nêu phần đặt vấn đề riêng vì toàn bài là nêu & giải quyết vấn đề
èHTS viết bằng văn biền ngẫu gần gũi thân tình, mục đích rõ ràng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ àtác dụng tích cực.
Đ1: Đầu …tiếng tốt: Nêu những gương trung thần ng/sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
Đ2: Tiếp…cũng vui lòng: Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
Đ3: Tiếp…có được không ? Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai. Có 2 ý:
+Các ngươi … có được không ? Nêu mối ân tình, phê phán những biểu hiện sai trong hàng ngũ tướng sĩ.
+Nay ta bảo thật … có được không ? Khẳng định những hành động đúng nên làm để tướng sĩ thấy rõ điều hay, lẽ phải.
Đ4: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
àNêu gương sử sách àQuay về thực tế, lột tả tội ác và sựngang ngượcànêu mối ân tìnhèMục đích là khơi gợi lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi ngườiàĐoạn trung tâm của bài giảng.
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
H: Đọc đoạn dầu của phần chữ to
?4: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả ntn?
(bằng những hành động thực tế và qua cách diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ.)
?5: Những hình ảnh ẩn dụ “ lưỡi cú diều ”, “ thân dê chó ” có ý nghĩa gì?
(nỗi căm giận, lòng khinh bỉ giặc, chỉ ra nỗi nhục lớn khi chủ quyền bị xâm phạm)
(so sánh với thực tế ® tác dụng của lời hịch)
?6: Lòng yêu nước, căm thù giặc của TQT thể hiện qua thái độ, hành động ntn? Vị chủ tướng nói lên nỗi lòng như vậy sẽ có tác dụng như thế nào đối với tướng sĩ ? Giọng văn bộc lộ ra sao?
àThể hiện cụ thể, quên ăn quên ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột ; qua thái độ: uất ức căm tức khi chưa trả được thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Tâm huyết ấy dồn vào “Ta thường tới bữa… ta cũng vui lòng”àNhư chảy trực tiếp từ trái tim qua ngòi bút trên trang giấy. Câu văn chính luận mà đã khắc họa sinh động người anh hùng yêu nước đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù giặc đến tím ruột bầm gan, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan thịt nátàBày tỏ đều đó, tác giả đã là một tấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.
Giọng văn tha thiết, sôi sục, nhịp điệu nhanh, dồn dập, cách đối của văn biền ngẫu.
* Tiết 2
H: Đọc đoạn 3
?7: Mối quan hệ ân tình giữa TQT với tướng sĩ là mối quan hệ trên dưới theo đạo thần chủ hay quan hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ?
àCả hai quan hệ. Q/hệ chủ tướng để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, còn q/hệ cùng cảnh ngộ để khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung của những người chung hoàn cảnh “Lúc trận mạc …cùng nhau vui cười”.
?8: Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, TQT phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Nhận xét về NT lập luận ở đoạn này?
H: Trao đổi nhóm 4 trong 2’
?9: Hãy phân tích một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ?
àĐể tác động vào nhận thức, tác giả dùng thủ pháp nghệ thuật so sánh tương phản và các điệp ý tăng tiếnàSo sánh 2 viễn cảnh, sử dụng nhiều từ mang tính chất PĐàRất hiểu các quy luật nhận thức, nêu bật vấn đề từ nôngàsâu, giúp người nghe từng bước hiểu vấn đề, phải trái.
àTQT vạch rõ ranh giới giữa 2 con đường chính và tà, sống và chết để thuyết phục tướng sĩ. Tg có thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, ko có vị trí giữa cho kẻ bàng quan ; thái độ này thanh toán những trù trừ trong hàng ngũ tướng sĩ, động viên những người còn thờ ơ, do dự hãy đứng sẵn sang phía lực lượng quyết chiến quyết thắngàcó giá trị động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.
?10: Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài HTS, hãy vẽ lược đồ
àNghệ thuật : khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, từ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc đến lòng căm thù giặc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục, để cuối cùng khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. àLược đồ:
Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước.
Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa thuỷ chung của người cùng cảnh ngộ
Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, thấy rõ điều đúng.
?11: Qua bài hịch, ta thấy nó phản ánh điều gì ? em cảm nhận được điều gì về Trần Quốc Tuấn
H: 2 đọc ghi nhớ SGK/61.
HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập:
1. Lòng yêu nước nồng nàn, biết nhìn xa trông rộng, đau lòng trước đám tướng lĩnh dưới quyền ; lo lắng trướcvận mệnh TQ.
2. Lập luận sắc bén, giàu hình tượng cảm xúcàCM qua bài trên.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: TQTuấn: (1231 -1300)
- Có tài năng văn, võ song toàn
- Có công lớn trong các cuộc chống Mông – Nguyên lần 2(1285) ; lần 3(1287-1288).
2. Hịch: Thể văn xưa do vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi chiến đấu.
3. Hịch tướng sĩ: - Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285)
à kêu gọi khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ dưới quyền.
3. Bố cục : 4 phần
- Đ1: Đầu …tiếng tốt: Nêu những gương trung thần ng/sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
- Đ2: Tiếp…cũng vui lòng: Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
- Đ3: Tiếp … có được không ? Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai.
- Đ4: Còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
II. Phân tích
1. Tố cáo tội ác của giặc và nỗi lòng của tác giả
- Tham lam tàn bạo: hành động đòi ngọc lụa, , vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói…
- Ngang ngược: đi lại ngênh ngang, lưỡi cú diều…sỉ mắng triều đình, thân dê chó…bắt nạt tể phụ.
àtừ ngữ giàu hình ảnh, ẩn dụ .
à nỗi căm giận, lòng khinh bỉ giặc, chỉ ra nỗi nhục lớn khi chủ quyền bị xâm phạm
èkhơi gợi lòng căm thù quân xâm lược.
2. Lòng yêu nước, căm thù giặc của TQTuấn:
- Hành động : quên ăn, mất ngủ, nước mắt đầm đìa… đau đớn thắt tim, thắt ruột…
- Thái độ : Dẫu cho trăm thân…ta cũng vui lòng …àuất ức, cơn tức, sẵn sàng hi sinh
àHình ảnh AD+ước lệ.
àLòng căm giận đến thắt ruột bầm gan.
àtâm huyết và nhiệt tình cháy bỏng, sẵn sàng hi sinh, xả thân vì nghĩa lớn.
èTấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.
3. Phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ:
a. Nêu mối ân tình, phê phán những biểu hiện sai trong hàng ngũ tướng sĩ:
-Không có ngựa…cho ăn…;
àLiệt kê.
àQuan hệ chủ tướng+người cùng cảnh ngộ.
-Chủ nhục không lo… ham…vui …tướng bại trận.
àPhê phán :
+ Thái độ bàng quan ® sự vô trách nhiệm đến táng tận lương tâm.
+ Hành động sai ® hậu quả tai hại khôn lường
àVạch rõ hậu quả xấu của việc chỉ biết ăn chơi hưởng lạc.
èKhích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ.
b. Khẳng định những hành động đúng nên làm:
-Chuyên tập…theo lời dạy bảo…
à Nghệ thuật lập luận : so sánh tương phản;
Lời văn vừa thiết tha, vừa nghiêm túc ® động viên ý chí và quyết tâm chiến đấu.
è Hành động nên làm nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo luyện tập binh thư…
III. Tổng kết :
*Ghi nhớ (SGK tr 61)
IV. Luyện tập
* Củng cố : Đọc diễn cảm đoạn “Nay các ngươi …cũng nguyện xin làm”.
*Dặn dò:
- Học thuộc đoạn “ Ta thường…vui lòng” -Tập phân tích một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong bài hịch.
- Soạn : Nước Đại
File đính kèm:
- Bai 2324.doc