Giáo án Ngữ văn 8 Bài 8 tiết 29 Qua đèo ngang

I/ Mục tiêu cần đạt:

HS: - Hình dung đươc cảnh tượng Đèo Ngang ,tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo

 -Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .

II/ Chuẩn bị :

 -GV : Giáo án , tranh ảnh về cảnh Đèo Ngang, sử dụng CNTT

 -HS : Đọc văn bản , chú thích , soạn các câu hỏi ở vở bài tập Ngữ văn.

III/ Tiến trình lên lớp:

1. On định lớp .

2. Kiểm tra bài cũ :

 - Đọc thuộc lòng bài bạn đến chơi nhà .

 - Qua bài thơ em cảm nhận được gì về tình bạn của nhà thơ ?

3. Bài mới

Vào bài : Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn , phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình . Nơi đây cũng là ranh giới phân chia đàng Trong và đàng Ngoài thời vua Lê - chúa Trịnh .Có rất nhiều nhà thơ đã vịnh cảnh Đèo Ngang như Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến , Nguyễn Thượng Hiền .Nhưng có lẽ được ngươi đọc biết đến và yêu thích nhất vẫn là bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về Đèo Ngang và tâm hồn của Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ này.( GV ghi tựa đề lên bảng)

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4207 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Bài 8 tiết 29 Qua đèo ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Baì8 Tiết 29 QUA ĐÈO NGANG Bà Huyện Thanh Quan I/ Mục tiêu cần đạt: HS: - Hình dung đươc cảnh tượng Đèo Ngang ,tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo -Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật . II/ Chuẩn bị : -GV : Giáo án , tranh ảnh về cảnh Đèo Ngang, sử dụng CNTT -HS : Đọc văn bản , chú thích , soạn các câu hỏi ở vở bài tập Ngữ văn. III/ Tiến trình lên lớp: 1. Oån định lớp . Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài bạn đến chơi nhà . - Qua bài thơ em cảm nhận được gì về tình bạn của nhà thơ ? Bài mới Vào bài : Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn , phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình . Nơi đây cũng là ranh giới phân chia đàng Trong và đàng Ngoài thời vua Lê - chúa Trịnh .Có rất nhiều nhà thơ đã vịnh cảnh Đèo Ngang như Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến , Nguyễn Thượng Hiền ...Nhưng có lẽ được ngươiø đọc biết đến và yêu thích nhất vẫn là bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về Đèo Ngang và tâm hồn của Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ này.( GV ghi tựa đề lên bảng) TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG NỘI DUNG GHI Hoạt động 1: Đọc – Tìm hiểu tác giả GV đọc mẫu – hướng dẫn HS cách đọc ( giọng nhẹ nhàng , trầm buồn, chú ý cách ngắt nhịp) – Gọi 2hs đọc lại ? Bà Huyện Thanh Quan cũng như Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương đều là những nhà thơ nữ nổi tiếng ở giai đoạn cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX. Vậy em biết gì về tác giả Bà Huyện Thanh Quan? (HS trả lời , GV nhấn mạnh các ý sau: Bà tên thật là Nguyễn Thị Hinh , sống ở đầu thế kỉ XIX, quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ – Hà Nội . Bà là người học rộng tài cao, đã từng được vua Minh Mệnh mời vào cung làm chức Cung trung giáo tập ( dạy các cung phi và các công chúa.) Bà để lại 6 bài thơ Đường luật . GV giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Hoạt động 2: Tìm hiểu về thể thơ. ? Bài thơ trên được làm theo thể thơ gì? Em hãy nhận dạng thể thơ đó về số câu, số chữ trong một câu, cách hiệp vần , phép đối. ( Bài thơ trên được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật : Cả bài có 8 câu , mỗi câu 7 chữ , vần ở trong bài là vần “ a” – vần bằng ở những chữ : tà, hoa, nhà, gia, ta. Phép đối ở các cặp câu : -Câu 3-4 : Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà . Câu 5-6 : Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia . Hoạt động 3 : Tìm hiểu văn bản: ? Qua phần đọc và chuẩn bị ở nhà, theo em nhận xét nào sau đây khái quát về nội dung của bài Qua Đèo Ngang. Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà . Bài thơ thể hiện tâm trạng của tác giả khi đứng trước cảnh Đèo Ngang . Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của nhàthơ đứng trước cảnh Đèo Ngang . ( HS chọn ý (c) – GV dẫn dắt tìm hiểu ND 1 : Cảnh Đèo Ngang .) Tìm hiểu về Cảnh Đèo Ngang . ? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết nào? ( GV gợi ý : không gian, thời gian, cảnh vật,sự sống con người, âm thanh Không gian : Đèo Ngang .( trời, non nước ) Thời gian : bóng xế tà . Cảnh vật : Cỏ cây –chen đá, lá chen hoa. Sự sống con người : Lom khom – vài chú tiều . Lác đác – mấy nhà chợ. Aâm thanh : tiếng chim quốc và đa đa.) ? Cảnh Đèo Ngang đưôc miêu tả vào thời điểm “bóng xế tà”. Theo em thời điểm đó thường gợi cảm xúc gì? ( Thời điểm “bóng xế tà” – Trời đã về chiều à Thời điểm này thường gợi buồn , nhất là đối với người lữ khách . GV liên hệ những bài ca dao đã học ) ? Qua những chi tiết ở trên ,em có nhận xét gì về không gian, cảnh vật của Đèo Ngang ? ( Không gian : rộng lớn , cảnh vật : um tùm, hoang dã,cây cốùi chen lấn xô bồ ) ? Trong cảnh không gian rộng lớn, hoang vu rậm rạp ấy, có thấp thoáng bóng dáng của con người. Có 2 ý kiến cho rằng : Sự xuất hiện của con người làm cho cảnh vui hơn . Sự xuất hiện của con người càng làm tăng thêm sự hoang vu, vắng vẻ của Đèo Ngang. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao ? ( HS thảo luận theo nhóm trong khoảng 1-2 phút. Sau đó các tổ trình bày ý kiến của mình – nhận xét, bổ sung . GV: Con người xuất hiện trong tư thế: “lom khom”- đứng cúi ,cong lưng xuống à nhỏ bé . Sự sống của con người :mấy nhà chợ: “lác đác” àthưa thớt ít ỏi . Không gian mênh mông > < Con người nhỏ bé, ít ỏi, thưa thớt à Sự đối lập này càng làm tăng thêm sự hoang vu vắng vẻ của Đèo Ngang ) ? Trong cảnh ấy, âm thanh khắc khoải của tiếng tiếng chim quốc và chim đa đa có tác dụng gì trong việc tả cảnh Đèo Ngang ? (càng làm cho cảnh thêm tĩnh mịch, hoang vu ) ? Từ đó em thấy cách miêu tả cảnh Đeo Ngang của tác giả có gì đặc sắc? (- Miêu tả bằng vài nét chấm phá . Điệp từ “chen” à gợi sự hoang vu, rậm rạp Từ láy “ lom khom, lác đác” từ tượng thanh “quốc quốc, gia gia” à gợi hình, gợi cảm. Biện pháp đối , đảo ngữ à nhấn mạnh sự nhỏ bé thưa thớt của con người.) ? Em hãy nhận xét chung về cảnh tượng Đèo Ngang ? (Cảnh thiên nhiên đèo núi bát ngát , có thấp thoáng sự sống con người nhưhg còn hoang sơ) GV cho HS quan sát tranh . ? Bức ảnh chụp cảnh Đèo Ngang có giống với hình dung của em về cảnh Đèo Ngang trong bài thơ của BHTQ không ?( HS nhận xét) GV bình chốt : Chỉ bằng vài nét chấm phá, tác giả đã làm nổi bật cảnh Đèo Ngang, một vùng đèo núi bát ngát hoang vu, vắng lặng. Cảnh ấy lại được miêu tả trong thời điểm “bóng xế tà”-buổi chiều vàng vọt làm nền cho cảnh vật, càng gợi lên sự quạnh quẽ đến nao lòng.(HS ghi bài) Tìm hiểu về tâm trạng của tác giả . GV dẫn dắt: Cảnh Đèo Ngang trong thơ xưa thường là cảnh núi non hùng vĩ. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã từng nói: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. ? Tại sao cảnh Đèo Ngang trong thơ của BHTQ lại buồn như vậy ? ( Nhìn cảnh bằng tâm trạng buồn . Tả cảnh à Tả tình ) ? Theo em tâm trạng của tác giả là tâm trạng gì? Tại sao tác giả lại có tâm trạng đó? ( Tâm trạng nhớ nước thương nhà, buồn, cô đơn ) GV: Tiếng chim “nhớ nuớc” “thương nhà” phải chăng đó là tiếng lòng của tác giả – một kẻ sĩ Bắc Hà lần đầu tiên xa lìa quê hương đến Đèo Ngang –ranh giới giữa đàng Trong và đàng Ngoàilàm sao không khỏi có giây phút nhớ gia đình, quê hương, hoài niệm về dĩ vãng . GV cho HS đọc 2 câu thơ cuối. ? Em hiểu thế nào là tình riêng “ta với ta” ? ( Nỗi buồn sâu kín, một mình mình biết, không tâm sự san sẻ với ai.) ? Bài thơ khép lại băng cụm từ “ta với ta”, gợi ta nhớ đến câu cuối của bài “Bạn đến chơi nhà” cũng khép lại băng cụm từ này .Ý nghĩa của cụm từ này ở hai bài có giống nhau không ? (HS thảo luậân nhóm GV gọi các nhóm tình bày ý kiến . -Ở bài “Bạn đến chơi nhà” : ta với ta- là tôi và bác , là chúng ta tuy hai mà một – sự tri âm tri kỉ găn bó với nhau bằng sự đồng cảm chân thành . _ Ở bài “Qua Đèo Ngang” ta với ta- mình đối diện với mình trong cảnh trời non nước bao la . Trời non nước càng rộng lớn bao nhiêu thì con người càng nhỏ bé cô đơn bấy nhiêu. GV bình chốt : Tâm trạng của BHTQlà tâm sự buồn ,nỗi buồn của một phụ nữ rơi vào cảnh ngộ tha hương lữ thứ, nỗi buồn ấy bắt gặp cảnh thiên nhiên vùng đèo núi hoang vu lúc chiều tà càng gợi buồn . GV cho HS ghi bài Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS tổng kết rút ra ghi nhớ. ? Qua việc tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về hình thức thể hiện của bài thơ này ? ( Kết hợp miêu tả và biểu cảm, dùng từ ngữ gơiï hình gợii cảm, sử dụng biện pháp đảo ngữ , đối ngữ , lời thơ trang nhã .) ? Em hãy nêu giátrị nội dung của bài thơ ? GV cho HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 5 : Luyện tập . Cho HS đọc bài “Chiều hôm nhớ nhà”. ? Bài thơ trên có điểm gì giống với bài “Qua Đèo Ngang” ? (GV gợi ý : thể loại, cảnh vật, tâm trạng ) -Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật . Cảnh vật hoang vắng, cô liêu trong buổi chiều tà.àTâm trạng cô đơn xa vắng của người lữ thứ.) Hoạt động 6: Dặn dò Học thuộc lòng bài thơ Nắm vững ND-NT của bàithơ, thuộc lòng ghi nhớ . Soạn bài: Chữa lỗi về quan hệ từ . + Cần đọc trước các Vd , trả lời những câu hỏi trong SGK + Xem trước các bài tập ở phần luyện tập. I/ TÁC GIẢ ,TÁC PHẨM (SGK) II/ TÌM HIỂU THỂ THƠ. ( SGK) III/ TÌM HIỂU VĂN BẢN Cảnh Đèo Ngang - Cảnh hoang vu, vắng vẻ lúc chiều tà . -Thấp thoáng sự sống của con người càng làm cho cảnh thêm hoang sơ , heo hút. 2 ) Tâm trạng của tác giả - Nhớ nước thương nhà, hoài niệm về dĩ vãng . -Buồn cô đơ lẻ loi trước cảnh thiên nhiên mênh mông của buổi chiều tà. . IV/ GHI NHỚ (SGK) V / LUYỆN TẬP .

File đính kèm:

  • docQua Deo Ngang.doc