Giáo án Ngữ văn 8 học kỳ I

 I.Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS:

-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp ,cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi”ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

-Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ,gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

-Rèn kĩ năng đọc,phân tích truyện ngắn.

-Giáo dục HS có những tình cảm trong sáng,vô tư của tuổi học trò.

 II.P.tiện thực hiện :

1.GV:G/án +TL tham khảo.

2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.

 III.Cách thức tiến hành:

Phương pháp:Đọc +P.tích +Nêu vấn đề +Hỏi đáp +Thảo luận.

 IV.Tiến trình bài dạy:

 A.Tổ chức lớp:Sĩ số: 8A:

 B.KT bài cũ:

 KT sự chuẩn bị sách vở của HS.

 C.Giảng bài mới:

 Trong đời mỗi con người,kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ và đặc biệt đó là buổi tựu trường đầu tiên.Ân tượng về buổi tựu trường đó được nhà văn Thanh Tịnh ghi lại trong văn bản “Tôi đI học”.Để hiểu sâu hơn về văn bản này chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc461 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tiết 1 : văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh) I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS: -Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp ,cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi”ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. -Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ,gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. -Rèn kĩ năng đọc,phân tích truyện ngắn. -Giáo dục HS có những tình cảm trong sáng,vô tư của tuổi học trò. II.P.tiện thực hiện : 1.GV:G/án +TL tham khảo. 2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK. III.Cách thức tiến hành: Phương pháp:Đọc +P.tích +Nêu vấn đề +Hỏi đáp +Thảo luận. IV.Tiến trình bài dạy: A.Tổ chức lớp:Sĩ số: 8A: B.KT bài cũ: KT sự chuẩn bị sách vở của HS. C.Giảng bài mới: Trong đời mỗi con người,kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ và đặc biệt đó là buổi tựu trường đầu tiên.Ân tượng về buổi tựu trường đó được nhà văn Thanh Tịnh ghi lại trong văn bản “Tôi đI học”.Để hiểu sâu hơn về văn bản này chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay. Hướng dẫn học sinh đọc bài và chú thích từ khó - Đây là 1 văn bản tự sự giầu chất trữ tình. giọng lưu loát,nhẹ nhàng ,diễn tả được đúng nỗi niềm bâng khuâng,những rung động nhẹ nhàng trong sáng,ngắt nghỉ đúng nhịp. GV đọc mẫu từ đầu -> như là 1 làn mây bước ngang trên ngọn núi. H1: Đọc tiếp -> lòng tôi vãn không cảm thấy xa nhà xa mẹ tôi chú nào hết. H2: Đọc phần còn lại của văn bản ?Nêu những hiểu biết của em về T/giả Thanh Tịnh? -GV gọi 1->2 HS trả lời ->GV chốt lại những ý cơ bản. Khắc sâu: Mảnh đất quê hương với thiên nhiên thơ mộng buồn lặng, với những điệu Nam ai, Nam Bình, mái nhì mái đẩy trên sông nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến hồn thơ của Thanh Tịnh. Sáng tác của ông từ thơ đến truyện đều đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm và trong sáng. Ông đã có mặt trên khá nhiều lĩnh vực: Truyện ngắn, thơ, ca dao, bút kí, văn học, song có lẽ thành công hơn cả là truyện và thơ. Văn của ông nhẹ nhàng mà thấm sâu mang dư vị vừa ngậm ngùi buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến. Tình yêu lai láng man mát đối với làng quê theo mộng trong những đếm trăng sáng trên sông nước, niềm đồng cảm với những con người có tâm hồn mộc mạc mà đằm thắm đã làm nên sức hấp riêng của nhiều trang văn Thanh Tịnh -GV giới thiệu để HS nắm được các T/phẩm của Thanh Tịnh. - Các tác phẩm của ông đều đậm chất trữ tình toát lên vẻ đẹp đằm thắm trng sáng, ngọt ngào quyến luyến. ?Hãy nêu xuất xứ của văn bản? Truyện ngắn đậm chất hồi kí in trong tập quê mẹ, Xuất bản 1941 Đây là 1 truyện ngắn tuy không có nhiều sự kiện, nhân vật, xung đột mà toàn tác phẩm là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên được tái hiện theo dòng hồi tưởng của kỉ ức mà yếu tố xuyên suốt là dòng cảm xúc thiết tha nguyên khiết tuôn trào. GV hướng dẫn HS giải nghĩa 1số từ khó. ?Em hiểu gì về nghĩa của từ “Tựu trường”? ?”Ông đốc” trong văn bản là ai? ?Văn bản được viết theo PTBĐ chính nào? ?Vì sao nói vbản này mang đậm chất hồi kí? (Vì ngoài PT tự sự còn có PTMtả và Bcảm) ? Có những nhân vật nào được kể trong truyện ngắn tôi đi học. Nhân vật chính là ai? Nhân vật chính là tôi, vì mọi việc được kể trong truyện đều từ cảm nhận của nhân vật tôi (hay chính là tác giả) ?Tác giả đã nhớ lại KN gì trong thời thơ ấu của mình. Nhớ lại KN trong sáng đẹp đẽ của buổi tựu trường đầu tiên. ?dòng hồi tưởng của nvật “Tôi”được kể theo trình tự nào?(Thời gian và không gian) Truyện được kể theo dòng hồi tưởng từ hiện tại nhớ về quá khứ với trình tự thời gian. + Tâm trạng cảm giác của n/vật tôi trên con đường cùng mẹ tới trường. + Tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người, các bạn lúc nghe gọi tên mình và phải rời bàn tay mẹ để vào lớp học. + Tâm trạng và cảm giác nhân vật tôi lúc ngồi vào chỗ mình và đón nhận giờ học đầu tiên. ?Vbản được chia làm mấy phần ?Nêu nội dung của từng phần? (2phần :+Tâm trạng của nvật “Tôi”trong ngày đầu tới trường. : +Tâm trạng của nvật “Tôi” khi ngồi trong lớp học. ?Tâm trạng đó được nvật “Tôi”kể lại theo mấy chặng? (3 chặng:-Cảm nhận trên đường tới trường. -Cảm nhận lúc ở sân trường. -Cảm nhận trong lớp học.) +Thái độ của những người lớn đối với “Tôi”và các em HS. -Gọi HS đọc lại đoạn :Từ đầu ->ngọn núi. ?Kỉ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật tôi gắn với thời gian, không gian cụ thể nào? ? Cảnh sắc mùa thu được miêu tả cụ thể như thế nào? (-Cảnh sắc mùa thu:lá rụng nhiều,những đám mây bàng bạc… -H/ảnh những em nhỏ rụt rè dưới nón mẹ… ->Đó là cái cớ khơi gợi dòng hồi tưởng,cảm xúc của Tgiả về ngày đầu tiên đi học.) ?Vsao Kgian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trí Tgiả? ?Trên đường cùng mẹ đến trường, nhân vật tôi đx nhìn cảnh vật xung quanh và cảm nhận thấy điều gì? -Cảm nhận:con đường quen ->lạ ?Cảm giác quen mà lạ của nvật “tôi” có ý nghĩa gì? ? Tác giả đã lí giải cội nguồn của sự thay đổi ấy là gì? ?Chi tiết:”Tôi không lội qua sông…nữa”có ý nghĩa gì? ?Việc học hành gắn liền với sách vở,bút thước bên mình.Tgiả nhớ lại việc này bằng đvăn nào? (Trong chiếc áo vải dù đen….trên ngọn núi” ?Có thể hiểu gì về nvật “tôi”qua chi tiết “ghì chặt hai quyển vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút”? (Có ý thức với việc học ngay từ đầu,muốn chững chạc như bạn bè.) ?Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước,tgiả viết:”ý nghĩ ấy…ngọn núi”câu văn đã sử dụng biện pháp NT gì?Tác dụng của biện pháp NT đó? ?Thông qua những cảm nhận của nvật “tôi” trên đường cùng mẹ tới trường,Tgiả đã giúp ta hiểu gì về tâm trạng của mình lúc đó? Đó là cảm giác hồi hộp lạ thường vì đối với 1 em bé mới chỉ biết chơi đùa qua sông thả diều, ra đồng chạy nhảy với các bạn, hôm nay đi học quả là sự hiện lớn, một bước ngoặt của tuổi thơ. Vì thế hôm nay cậu cảm thẩy mình đứng đắn chững trạc trang trọng hơn. Đây là cảm giác lạ rất trẻ con trong buổi tựu trường lần đầu tiên mà bao năm nay tác giả vẫn còn nhớ. Cảm giác này được tác giả ghi lại thật tinh tế, chân thực. I.Đọc-chú thích: 1.Đọc: 2.Chú thích: *Tác giả: -Thanh Tịnh(1911-1988)quê ở Gia Lạc,Lạc,ngoại ô Huế. -Từ 1933 ông đã bắt đầu viết văn, làm thơ. -Các sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm,trong trẻo… *Tác phẩm: In trong tập”Quê mẹ”xuất bản 1941. *Từ khó: -Tựu trường:Ngày khai giảng đầu năm học. -Ông đốc:Thầy hiệu trưởng. -Lớp năm:Tương ứng với lớp 1bây giờ. II.Tìm hiểu văn bản: 1.Kiểu vbản và PTBĐ: Tự sự. 2.Bố cục: -2phần. 3.Phân tích: a.Tâm trạng của vật“Tôi”trong ngày đầu tới trường. *Cảm nhận của “tôi”trên đường tới trường. -Tgian:Buổi sáng cuối thu.(một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh ) -Kgian:Trên con dài và hẹp . ->Đó là một thời điểm và nơi chốn quen thuộc,gần gũi gắn liền với tuổi thơ của Tgiả ở quê hương. - Tâm trạng: “ Lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” *Trên đường cùng mẹ tới trường - “ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần... tự nhiên thấy lạ” - Cảnh vật xung quanh đều thay đổi. =>Cậu bé thấy mình như đã lớn, Con đường làng không còn dài và rộng như trước. - Vì chính lòng tôi có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. -Suy nghĩ:Không lội qua sông … Không ra đồng nô đùa…=>Cậu bé nhận thức mình đã lớn,học hành là một việc nghiêm túc. -NT:So sánh->Thấy được nét đẹp dịu dàng,trong sáng,khát vọng vươn tới của tuổi thơ. =>Tâm trạng hồi hộp,cảm giác bỡ ngỡ,mới mẻ,trang trọng của ngày đầu tiên đi học. D.Củng cố: -Đọc diễn cảm lại đoạn văn vừa phân tích? -Nxét gì về cách thể hiện tâm trạng của nvật “tôi”? E.Hướng dẫn về nhà: -Đọc lại toàn vbản. -Soạn tiếp bài . -Thử nxét cấu trúc ngữ pháp của các câu văn trong đoạn 1. -Giờ sau học :Văn học. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 2 : văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh) I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS: -Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp ,cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi”ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. -Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ,gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. -Rèn kĩ năng đọc,phân tích truyện ngắn. -Giáo dục HS có những tình cảm trong sáng,vô tư của tuổi học trò. II.P.tiện thực hiện : 1.GV:G/án +TL tham khảo. 2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK. III.Cách thức tiến hành: Phương pháp:Đọc +P.tích +Nêu vấn đề +Hỏi đáp +Thảo luận. IV.Tiến trình bài dạy: A.Tổ chức lớp: Sĩ số: 8A: B. KTbài cũ: -Hãy gthiệu vài nét về tgiả Thanh Tịnh?Văn bản “Tôi đi học “được viết trong thời điểm nào? -Trình bày những cảm nhận của nvật “tôi”trên con đường cùng mẹ tới trường trong ngày đầu tiên đi học?Cảm nhận ấy thể hiện tâm trạng gì? C.Giảng bài mới: Tiếp theo dòng hồi tưởng ,nvật “tôi”nhớ lại và kể những cảm nhận của mình khi ở sân trường ,lúc vào lớp học ntn…cta cùng đi tìm hiểu tiếp bài hôm nay. GV gọi HS đọc lại đvăn:Trước sân trường… chút nào” ?Cảnh sân trường Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí Tgiả có gì nổi bật? ?Cảnh được nhớ lại có ý nghĩa ntn? -GV:Khi chưa đi học ,nvật “tôi”chỉ thấy trường Mĩ Lí “cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng”.Nhưng lần đầu tiên tới trường,cậu bé lại thẩytường Mĩ Lí vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng… ?H/ảnh so sánh này có ý nghĩa ntn? Đình làng là nơi dành chio các quan viên chức sắc, những người lớn trong làng=> so sánh để diễn tả cảm xúc trang nghiêm, thành kính,cảm giác thấy mình quan trọng. ?Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trườnghọc,tgiả dùng h/ảnh so sánh ntn? H/ảnh so sánh ấy có ý nghĩa gì? (Mtả sinh động h/ảnh và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tới trường học ,hồn nhiên ngây thơ,bồi hồi lo lắngnhìn bầu trời rộng,nghĩ tới chân trời học vấn mênh mang) ? Tìm chi tiết miêu tả tâm trạng chú bé khi nghe gọi tên? ? Nhà văn đã sử dụng 1 loại từ loại nào để đặc tả tâm trạng cảm giác của nhân vật tôi? Tác giả đã sử dụng 1 loạt động từ đặc tả tâm trạng, cảm giác như: Cảm giác ngập ngừng, e sợ, bỡ ngỡ, rụt rè, lưng tưng, dềnh dàng, run run, -> diễn tả tinh tế cái vụng về , lưng túng ấy. ? Từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần nhất? Hãy phân tích tác dụng của việc lập từ đó? Riêng từ lúng túng điệp tới 4 lần: + Chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. + Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. + Chúng tôi được người ta ngắm nhìn đã lúng túng càng lúng túng hơn. Đây là 1 từ có ý nghĩa khái quát, được nhà văn sử dụng chính xác, diễn tả nhiều tâm trạng, miêu tả chân thực cử chỉ, ánh mắt, ý nghĩ, cảm giác, hồn nhiên, trong sáng của cậu học trò nhỏ trong buổi tựu trường đầu tiên, Nó gợi chúng ta nhớ lại KN tuổi thơ đẹp đẽ, giúp ta hiểu sâu thêm nỗi lòng của nhân vật và tài năng của nhà văn đã diễn tả tinh tế cái vụng về cái lúng túng ấy. GV: Và đỉnh cao của tâm trạng lúng túng là cậu trò nhỏ rời bàn tay mẹ buông chéo vạt áo của người thân để đứng vào hàng chuyển bị vào lớp: " Một cậu ôm mặt khóc, tôi dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở, đám học trò mới vài tiếng thút thít đang gập ngừng" ? Có nhận xét cho rằng: Tiếng khóc của các cậu học trò nhỏ như 1 phản ứng dây chuyền rất tự nhiên, rất gây thơ, giàu ý nghĩa. Theo em nhận xét đó có đúng không? Hãy giải thích? Thảo luận - Trình bày - Vừa lúc nãy, trên đường tới trường các em còn náo nức, muốn tỏ ra mình đã lớn, cũng vừa lúc nãy, cảm thấy hãnh diện vì nhiều người chú ý, mà giờ đây lại khóc -> Tiếng khóc như phản dây chuyền rất TN , ngây thơ và rất giầu ý nghĩa: + Đó là tiếng khóc của sự nuối tiếc những ngày chơi đùa thoải mái, sự lưu luyến những người thân. + Cũng là tiếng khóc của sự e sợ trước 1 thời kỳ thử thách không ít khó khăn của thế giới học đường hay đây là tiếng khóc của niềm vui, miền quan tâm để bước vào 1 thế giới khác lạ đầy hấp dẫn GV bình: Nhà văn đã miêu tả cụ thể sử 3 dạng khóc: Ôm mặt khóc, khóc nức nở, khóc thút thít. Một lần nữa ta lại thấy cây bút văn xuôi Thanh Tịnh truyền cảm biết bao, trữ tình biết bao, thấu tỏ lòng người biết bao. Ta như thấy ông đâu phải viết văn mà là đang sống lại những kỉ niệm của chính mình, ông giãi bày tuổi thơ của chính mình. Những KN ấy trong sáng chân thực đến vô cùng. ?Vsao khi xếp hàng vào lớp nvật “tôi” lại cảm thấy “chưa lần nào tôi thấy xa mẹ tôi như lần này”? (Vì sự độc lập khi đI học ,bước vào lớp học là bước vào 1 T/giới riêng ,đlập ,không có mẹ như ở nhà.) ?Những cảm nhận của nvật “tôi”khi bước vào trong lớp học là gì? ( Khám phá lớp học bằng nhiều giác quan: dùng khứu giác để nhận ra mùi hương lạ xông lên trong lớp, dùng thính giác để nghe con chim non hót mấy tiếng rụt rè, thính giác nghe tiếng phấn viết bảng, thi giác để xem…) ?Vsao “tôi”lại có cảm giác đó?(Vì lần đầu tiên được học trong 1 Mtrường sạch sẽ,mới lạ,ý thức sự gắn bó của mình với trường lớp ,bạn bè…) ?Đoạn cuối có 2 chi tiết: -Một con chim non….nhìn theo cánh chim. -Tiếng phấn…đánh vần đọc. Những chi tiết đó có ý nghĩa gì? (Đây là phút q.trọng của 1 tâm hồn trẻ dại, tuổi ấu thơ chỉ biết nô đùa….để bây giờ bước vao tuổi học trò đầy khó khăn mà hấp dẫn biết bao…) ?Những người lớn xuất hiện trong này gồm những ai? (Thầy giáo,ông đốc,các bậc phụ huynh.) ?H/ảnh “ông đốc” được nhớ lại qua các chi tiết nào? ?Tgiả nhớ tới ông đốc bằng t/cảm ntn? ?Em có suy nghĩ gì về tiếng khóc của các cô cậu học trò nhỏ khi xếp hàng vào lớp qua đvăn:”các cậu lưng lẻo nhìn ra sân… trong cổ”? ?Đến đây em hiểu gì về nvật “tôi”? ?Đối với con cái mình trong ngày đầu đến trường,các bậc phụ huynh có sự chuẩn bị ntn? ?Đối với các em nhỏ thì ông đốc và thầy giáo có thái độ ntn? ?Em có nhận xét gì về h/ảnh những người lớn trong văn bản? (Ta nhận ra tấm lòng của g.đình,nhà trường đối với thệ trẻ.Đó là 1 m.tr g.dục ấm áp,là nơi nuôi dưỡng các ẻmtưởng thành.) G: Nếu ví các em nhỏ ngày đầu tiên đi học là những cánh chim đang chập chững rời tổ để bay vào bầu trời bao la đầy nắng gió thì cha mẹ, thầy cô chính là những tia nắng soi đường để cánh chim được cất lên mạnh dạn khoáng đạt trên bầu trời. Nhờ những bàn tay, những làn gió mát, những tia nắng chứa chan tình thương và trách nhiệm ấy, cậu học trò trong câu chuyện này đã nhanh chóng hoặc nhập vào cái thế giới kì diệu của mái trường. Trong truyện ngắn này, tác giả đã dùng nhiều hình ảnh so sánh rất tinh tế sáng tạo giúp cho người đọc cảm nhận được ý tác giả 1 cách cụ thể mà còn làm cho câu chuyện về buổi tựu trường đầu tiên giầu chất thơ, trong sáng hồn nhiên, đẹp đẽ. - Hình ảnh so sánh. + Tôi quên thế nào được... như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng" + ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như 1 làn mây...núi. -> So sánh nên thơ, tinh tế, những cái trìu tượng (cảm giác, ý nghĩ) đã được so sánh bằng những hình ảnh cụ thể (cành hoa làn mây) biểu hiện nét dịu dàng trong sáng và khát vọng vươn tới của một tâm hồn trẻ thơ. + Có những so sánh gần gũi và dễ hiểu + Trường Mĩ lý..như cái đình làng + Họ như con chim non đứng lên Những so sánh ấy khiến cho ngôi trường và cậu trò mới hiện ra trước mắt thật cụ thể vào gợi cảm Nó vừa diễn tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời ấu thơ đứng giữa mái trường thân yêu. Mái trường đẹp như 1 cái tổ ấm, mỗi học trò gây thơ hồn nhiên như 1 cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới chân trời học vấn mênh mang. GV chốt lại Các so sánh trên xuất hiện ở những thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng cảm xúc của nhân vật tôi. Đó là những so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm được gắn với những cảnh sác thiên nhiên tươi sáng, trữ tình. Nhờ những hình ảnh so sánh ấy mà cảm giác ý nghĩ của nhân vật được người đọc cảm nhận cụ thể , rõ ràng hơn -> Truyện gắn thêm man mát chất trữ tình trong trẻo. ? Trong sự đan xen của các pthức,theo em PT nào tạo nên sự truyền cảm,nhẹ nhàngmà thấm thía của truyện ngắn? ?Những T.cảm trong sáng đó là những T.cảm nào? - Bố cục theo dòng hồi tưởng với trình tự thười gian. - Kết hợp hài hào giữa kể, miêu tả, b/c. - Kể bằng ngòi bút giầu chất thơ: so sánh tinh tế gắn TN: gọng điệu hồn nhiên đằm thắm. - Tình huống truyện hấp dẫn chứa đựng bao cảm xúc KN mới lạ -> Truyện toát lên chất trữ tình tha thiết, êm dịu. 3.Phân tích :(tiếp) a.Tâm trạng của vật“Tôi”trong ngày đầu tới trường. *Cảm nhận của “tôi”lúc ở sân trường. +Sân trường Mĩ Lí: -Rất đông người (dày đặc cả người) -Người nào cũng đẹp:quần áo sạch sẽ ,gương mặt vui tươi, sáng sủa . =>Không khí tưng bừng của ngày khai trường ,tinh thần hiếu học của nhân dân ta,t/cảm sâu nặng của tgiả với mái trường tuổi thơ. - Sân trường: “vừa xinh xắn vừa oai nghiêm …sân nó rộng, mình nó cao”, “sừng sững như cái đình làng Hòa ấp” -H/ảnh so sánh:cảm nhận trang nghiêm về mái trường ,đề cao tri thức của con người trong trường học. -H/ảnh những học trò như con chim non …->sự ngây thơ lo lắng… * Khi nghe gọi tên - Quả tim ngừng đập. - Giật mình lúng túng. - Tác giả đã sử dụng 1 loạt Đ đặc tả tâm trạng, lúng túng, ngập ngừng, e sợ, rụt rè, dềnh dàng, run run và điệp từ -> miêu tả rất chân thực cử chỉ ánh mắt ý nghĩ, cảm giác hồn nhiên trong sáng của cậu học trò nhỏ. - Rời bàn tay mẹ: Khóc, nức nở thút thít -> Tiếng khóc như 1 phản ứng dây chuyền rất tự nhiên, ngây thơ, giàu ý nghĩa *Cảm nhận của “tôi”ở trong lớp học. -Một mùi hương lạ xông lên. -Trông hình gì… lạ và hay. -Nhìn bàn ghế…lạm dụng là của riêng mình… - Xốn xang những cảm giác lạ quen đan xen. -> Kỉ niệm đẹp chân thực trong sáng đến vô cùng b.Thái độ của những người lớn đối với các em nhỏ. -H/ảnh ông đốc: +Đọc danh sách HS. +Nói “các em phải gắng học… +Nhìn chúng tôi bằng cặp mắt… +Tươi cười nhẫn lại chờ ctôi… =>T/cảm quí trọng,tin tưởng,biết ơn -Tiếng khóc của những cô cậu học trò nhỏ…=>Khóc vì lo sợ phảI tách rời người thân để bước vào những m.trường mới lạ,hay vì một niềm vui quyết tâm… =>Nvật “tôi”giàu T/cảm,có dấu hiệu trưởng thành về nhận thức ,T/c ngay từ buổi đầu tiên đi học. +Các bậc phụ huynh: -Chuẩn bị chu đáo cho con,em. -Trân trọng tham gia dự buổi lễ khai giảng. -Lo lắng hồi hộp cùng con em mình +Ông đốc:giầu tình yêu thương. +Thầy giáo cởi mở,chân thành. => Tất cả đều dịu dàng yêu thương, chăm chút khuyến khích các em trong buổi tựu trường 3, Các hình ảnh so sánh - Có những so sánh nên thơ, tinh tế. Những cái trừu tượng như cảm giác, ý nghĩa đã được so sánh bằng những hình ảnh cụ thể như cành hoa làn mây -> nét dịu dàng, trong sáng của tâm hồn trẻ thơ. -> Có những so sánh gần gũi, dễ hiểu khiến cho ngôi trường và cậu trò nhỏ hiện ra thật cụ thể và gợi cảm. -> Đó là những so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm được gắn với cảnh sắc tn tươi sáng -> diễn tả chính xác tâm trạng cảm xúc của cậu học trò nhỏ -> truyện gắn giầu chất trữ tình. 4.Tổng kết: -NT:Phương thức:Tsự +Mtả +Bcảm ngôn ngữ trong sáng,h/ảnh so sánh tinh tế,đặc sắc. -ND:T/cảm trong sáng,yêu mái trường bạn bè,thầy cô,mẹ quê hương… D.Củng cố: -PBCN của em về dòng cảm xúc của nvật “tôi”trong truyện ngắn? -Hãy chỉ ra những h/ảnh so sánh trong truyện và nêu ý nghĩa? E.Hướng dẫn về nhà: -Học ,ptích để nắm được ndung của vbản. -Viết 1đvăn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường k.giảng đầu tiên. -Đọc trước bài:Cấp độ khái quát của từ ngữ. -Soạn bài :Trong lòng mẹ. -Giờ sau học :TV. ------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết3: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. ( Tự học có hướng dẫn) I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ và mối quan hệ về cấp độ k.quát của nghĩa từ ngữ. -Thông qua bài học rèn luyện tư duy của HS trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. II.P.tiện thực hiện: 1.GV:G/án +SGK+Bảng phụ. 2. HS:Đọc trước bài ở nhà. III.Cách thức tiến hành: PP:Qui nạp +P.tích+TLN +Thực hành luyện tập. IV.Tiến trình dạy-học: A.Tổ chức lớp: Sĩ số: 8A: B. KT bài cũ: KT sách vở của HS. C.Giảng bài mới: Từ ngữ trong TV không tồn tại riêng biệt ,độc lập với nhau mà giữa chúng có mối quan hệnhất định.Một trong những mối q.hệ đó là q.hệ K.quát và cụ thể,hay còn gọi là q.hệ rộng hẹp giữa các từ ngữ.Để hiểu rõ hơn về mqh này cta cùng nhau đi tìm hiểu bài học hôm nay. GV dùng bảng phụ ghi sơ đồ VD trong SGK. -Cho HS tìm hiểu VD –SGK/T10. -Cho các nhóm thảo luận câu hỏi SGK. ?Nghĩa của từ “động vật”rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ:thú ,chim ,cá ?Vì sao? - Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá vì: + Động vật là sinh vật có cảm giác và tự vận động được, Thú chim, cá đều là động vật. Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm phạm vi nghĩa của các từ: Thú, chim, cá. (Vì:nghĩa của từ đvật chỉ chung nghĩa của các từ:thú,chim,cá.) ?Hãy so sánh phạm vi nghĩa của từ”thú”với từ:voi, Hươu? -Voi, hươu là động vật thuộc loài thú vậy phạm vi nghĩa của hai từ này được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ thú-> từ có nghĩa hẹp hơn từ thú. ?Nghĩa của từ “chim”rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ:tu hú ,sáo? ?Tương tự từ “cá” với:cá rô,cá thu.? ?Vậy nghĩa của từ:thú,chim,cá rộng hơn nghĩa của những từ nào,đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào? ?Qua VD em có nxét gì về mqhệ,về nghĩa của các từ ngữ? (Nghĩa của 1 từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác) ? Khi nào 1từ ngữ được coi là có nghĩa rộng? (1từ ngữ đc coi là có nghĩa rộng khi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của 1số từ ngữ khác.) ?Khi nào 1từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp ? (Khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1số từ ngữ khác.) =>1từ ngữ có thể có nghĩa rộng với từ ngữ này đồng thời lại có nghĩa hẹp với từ ngữ khác. -Gọi 1 HS đọc to phần ghi nhớ SGK/T10. Sự kq có mức độ từ nhỏ đến lớn giữa các từ ngữ gọi là cấp độ kq của nghĩa từ ngữ. ?Phần L.tập có mấy dạng bài tập? (nhận biết,vận dụng so sánh,sáng tạo) -GV phân nhóm cho HS làm bài tập. +Nhóm 1+2+3:bài 1+3. +Nhóm 4+5+6:bài 2+4. -Gọi đại diện các nhóm lên bảng làm b tập. -GV nhận xét ,chữa. ?Theo em muốn lập được sơ đồ đúng ta làm t/nào? (Xác định từ ngữ có nghĩa Kquát nhất sau đó xác định các từ ngữ có tầng nghĩa dưới nó ) ?Trong các từ ở nhóm a,từ nào mang ý nghĩa Kq so với từ cùng nhóm ?(từ y phục) ?Từ y phục dùng để chỉ sự vật nào? (quần,áo) Vâỵ hãy tìm những từ nằm trong p.vi bao hàm của từ quần ,áo ? ?Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2? ?Bài 3 yêu cầu gì? ?Nêu yêu cầu bài tập 4? I.Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp. 1.Ví dụ:SGK. 2.Nhận xét: -Nghĩa của từ “động vật”rộng hơn nghĩa của các từ:thú,chim,cá. -Từ “thú” có nghĩa rộng hơn:voi,hươu. -Nghĩa của từ “chim”rộng hơn từ :tu hú,sáo. -Nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của từ cá thu,cá rô. -Nghĩa của từ :thú,chim,cá rộng hơn nghĩa của các từ:voi,hươu,tu hú,cá rô,cá thu nhưng lại hẹp hơn nghĩa của từ đvật 3.Kết luận: *Ghi nhớ –SGK. II.Luyện tập: *Bài 1:Lập sơ đồ. a. Y phục quần áo quần đùi quần dài áo dài áo cộc. b. Vũ khí súng bom s.trường đại bác b.bi b.ba càng. *Bài2:Tìm những từ có nghĩa rộng so với nhóm từ đã cho. a.Chất đốt (nhiên liệu) b.Nghệ thuật. c.Thực phẩm (thức ăn ) d nhìn . e.đánh. *Bài 3:Tìm từ ngữ có nghĩa đc bao hàm a. Xe cộ Xe đạp Xe máy Mi ni Mi pha vi va Drim… b. Kim loại sắt đồng,nhôm,bạc thép. c.Hao quả:Na ,chuối,bưởi,mít... d.Họ hàng:Cô,dì,chú bác… e.Mang:xách,vác,khiêng,cõng… *Bài 4:Tìm từ không thuộc phạm vi nghĩa. a.thuốc lào. b.thủ quĩ. c.bút điện . d.hoa tai. D.Củng cố: -Thế nào là cấp độ Kquát của nghĩa từ ngữ ? -Lập sơ đồ các từ ngữ có nghĩa bao hàm bởi từ:Lương thực,đồ dùng học tập,gia cầm? E.Hướng dẫn về nhà: -Học thuộc phần ghi nhớ SGK. -Làm bài tập 5/T -Đọc trước bài:Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. -Giờ sau học:TLV. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4: tính thống nhất về chủ đề của văn bản. I.Mục tiêu cần đạt: -Giúp HS:Nắm được chủ đề của văn bản,tính thống nhất về chủ đề của văn bản. -Biết viết 1 văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề ,biết xác định và duy trì đối tượng trình bày ,lựa chọn ,sắp xếp các phần sao cho văn bản tập chung nêu bật ý kiến,cảm xúc của mình. II.Phương tiện thực hiện : 1.GV:G/án +SGV,SGK. 2.HS:Đọc trước bài. III.Cách thức tiến hành: PP:Qui nạp +Thảo luận +Thực hành luyện tập. IV.Tiến trình dạy-học: A.Tổ chức lớp: Sĩ số: 8A: B.KT bài cũ: Không. C.Giảng bài mới: Một văn bản thường biểu đạt 1 vđề chính mà người viết muốn đề cập tới.Vậy vấn đề chính đó là gì ?Làm t/nào để vđề chính đó được nổi bật khi tạo vbản?Cta c

File đính kèm:

  • docvan 8(1).doc