Giáo án Ngữ văn 8 học kỳ II

 A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mức độ nhận biết: giúp h/s thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ

- Mức độ thông hiểu: giúp h/s cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

- Mức độ vận dụng: giúp h/s biết đọc hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trài Thơ mới.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy:

- Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một bài thơ mới thời kì 30- 45.

* Kĩ năng sống:

- Giao tiếp trao đổi trình bày suy nghĩ về nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, trân trọng niềm khao khát cuộc sống tự do của nhân vật trữ tình.

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

3. Thái độ:

- GD lòng yêu quý tự do, khơi gợi khát vọng vươn tới cái cao cả, đẹp đẽ, vượt lên trên cái thấp hèn, tầm thường, giả dối.

B. Chuẩn bị:

- GV xem tư liệu về thơ mới - vị trí của Thế Lữ trong PT thơ mới, ảnh hưởng của Thế Lữ

- Học sinh chuẩn bị trước bài.

C.Phương pháp :

- Nêu vấn đề, đọc diễn cảm, hỏi đáp, quy nạp, giảng bình.

D. Tiến trình dạy học:

I. Ổn định: 1p

II. Kiểm tra bài cũ : 3p.

 - Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.

III. Bài mới:

 Ở những tiết trước, các em đã được học những bài thơ của các chiến sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Họ đã thể hiện một cách trực tiếp tâm sự yêu nước, quyết tâm đeo đuổi sự nghiệp cứu nước thật mạnh mẽ, sâu sắc. Vậy với những nhà thơ đi theo khuynh hướng lãng mạn thì sao? Họ bộc lộ tình cảm yêu nước của mình như thế nào? có giống những nhà thơ cách mạng hay ko? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới để cùng xem tác giả này bộc lộ tình cảm yêu nước của mình như thế nào?

 

 

doc208 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01/1/2013 Ngày giảng : 03-04/01/2013 Tiết 73 - 74 : Văn bản Nhớ rừng - Thế Lữ - A. Mục tiêu: 1. Kiờ́n thức: - Mức đụ̣ nhọ̃n biờ́t: giúp h/s thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ - Mức đụ̣ thụng hiờ̉u: giúp h/s cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. - Mức đụ̣ vọ̃n dụng: giúp h/s biờ́t đọc hiờ̉u mụ̣t tác phõ̉m thơ lãng mạn tiờu biờ̉u của phong trài Thơ mới. 2. Kĩ năng: * Kĩ năng bài dạy: - Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một bài thơ mới thời kì 30- 45. * Kĩ năng sụ́ng: - Giao tiờ́p trao đụ̉i trình bày suy nghĩ vờ̀ nụ̃i chán ghét thực tại tõ̀m thường, tù túng, trõn trọng niờ̀m khao khát cuụ̣c sụ́ng tự do của nhõn vọ̃t trữ tình. - Suy nghĩ sáng tạo: phõn tích, bình luọ̃n vờ̀ giá trị nụ̣i dung và nghợ̀ thuọ̃t của bài thơ. 3. Thái đụ̣: - GD lòng yêu quý tự do, khơi gợi khát vọng vươn tới cái cao cả, đẹp đẽ, vượt lên trên cái thấp hèn, tầm thường, giả dối. B. Chuẩn bị: - GV xem tư liệu về thơ mới - vị trí của Thế Lữ trong PT thơ mới, ảnh hưởng của Thế Lữ - Học sinh chuẩn bị trước bài. C.Phương pháp : - Nêu vấn đề, đọc diễn cảm, hỏi đáp, quy nạp, giảng bình.... D. Tiến trình dạy học: I. ổn định: 1p II. Kiểm tra bài cũ : 3p. - Kiờ̉m tra sự chuõ̉n bị của h/s. III. Bài mới: Ở những tiết trước, các em đã được học những bài thơ của các chiến sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Họ đã thể hiện một cách trực tiếp tâm sự yêu nước, quyết tâm đeo đuổi sự nghiệp cứu nước thật mạnh mẽ, sâu sắc. Vậy với những nhà thơ đi theo khuynh hướng lãng mạn thì sao? Họ bộc lộ tình cảm yêu nước của mình như thế nào? có giống những nhà thơ cách mạng hay ko? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới để cùng xem tác giả này bộc lộ tình cảm yêu nước của mình như thế nào? Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức *Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. 8p. PP vṍn đáp, quy nạp, KT đụ̣ng não. ? Qua phần tìm hiểu em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Thế Lữ ? Về bài thơ Nhớ rừng và ảnh hưởng của nó ? * Hoạt động 2: HD phân tích văn bản.20p. PP vṍn đáp, quy nạp, KT đụ̣ng não. - Cách đọc: Giọng trầm buồn. --> đọc một đoạn; gọi HS đọc tiếp đến hết, gọi HS khác đọc một lượt hết bài. - Nhận xét và sửa chữa. ? Hãy giải thích một số từ : bách thú, ngạo mạn? GV: Mượn lời con hổ ở vườn bách thú nhà thơ muốn chúng ta liên tưởng tới tâm sự của con người . ? Như vậy theo em phương thức biểu đạt của bài thơ này là gì ? - Biểu cảm gián tiếp ? Hãy quan sát bài thơ này và chỉ ra những điểm mới về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ đã học, chẳng hạn như thơ đường luật ? Không hạn định câu, chữ Mỗi dòng thường có tám tiếng Ngắt nhịp tự do Vần không cố định Giọng thơ ào ạt, phóng khoáng ? Bài thơ ngắt thành năm đoạn, diễn tả những ý lớn nào ? Hãy sắp xếp các đoạn văn bản tương ứng với mỗi ý trên ? - Khối căm hờn và niềm uất hận (đoạn 1 và 4) Nỗi nhớ thời oanh liệt ( Đoạn 2 và 3 ) Khao khát giấc mộng ngàn ( Đoạn 5 ) ? Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng và tương phản với nhau đó là những cảnh nào ? Ứng với những đoạn thơ nào ? - Cảnh con hổ ở vườn bách thú ( đoạn 1 và 4 ) ; - Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó (đoạn 2 và 3 ) ? Với con hổ cảnh nào là thực tại, cảnh nào là dĩ vãng? ? Đọc đoạn thơ diễn tả nỗi căm hờn trong cũi sắt, cho biết: Hổ cảm nhận những nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú ? Trong đó, nỗi khổ nào có sức biến thành khối căm hờn ? Vì sao - Nỗi khổ không được hoạt động, trong một không gian tù hãm, thời gian kéo dài (Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua) - Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường (Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm ) - Nỗi bất bình vì ở chung cùng bọn thấp kém (Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi...) - Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ. - Vì hổ là chúa sơn lâm, vốn được cả loài người khiếp sợ. ? Trong cũi sắt nỗi hờn căm của hổ biến thành khối căm hờn . Em hiểu khối căm hờn này như thế nào ? - Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát. Động từ “gậm”diễn tả hành động bứt phá nhưng chủ yếu thể hiện sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực của chính bản thân con hổ khi bị mất tự do. Căm hờn, uất ức vì bị mất tự do, thành một thân tù đã đóng vón, kết tụ lại thành khối, thành tảng, cứng như những thanh chấn song cũi sắt lạnh lùng kia. ? Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào ? - Chán ghét cuộc sống tầm thường tù túng - Khát vọng được sống tự do, được sống đúng với phẩm chất của mình ? Đọc đoạn thơ diễn tả niềm uất hận ngàn thâu, cho biết : Cảnh vườn bách thú được diễn ra qua các chi tiết nào ? Có gì đặc biệt trong tính chất của cảnh ấy ? - Hoa chăm cỏ xén, lối phẳng cây trồng... - Dưới cái nhìn của chúa sơn lâm cảnh vườn bách thú hiện lên thật đáng chán, đáng khinh , đáng ghét. Tất cả chỉ là đơn điệu, nhàm tẻ, đều chỉ là nhân tạo, do bàn tay của con người sửa sang, tỉa tót nên rất tầm thường, giả dối chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn, mạnh mẽ bí hiểm . ? Em có nhận xét gì về giọng điệu những câu thơ trên, cách sử dụng từ ngữ và cách ngắt nhịp ? Hãy đọc lại những câu thơ này? - Giọng giễu nhại, một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập ở hai câu đầu và nhưng câu tiếp theo đọc liền như kéo dài ra, giọng chán chường khinh miệt . ? Từ hai đoạn thơ vừa đọc, em hiểu gì về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú, và cũng là tâm sự gì của con người ? - Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối. - Khao khát được sống tự do, chân thật. (Hết tiết 1) * Gv: Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh núi rừng ngày xưa trong nỗi nhớ của con hổ. ? Đọc đoạn thơ 2 và cho biết cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào ? - Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn... ? Nhận xét về cách dùng từ trong những lời thơ này ? Và tác dụng của nó ? - Điệp từ : với, các động từ chỉ hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn .Cảnh sơn lâm hùng vĩ với núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cũng phi thường. Hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên như thế nào giữa không gian ấy ? - Ta bước chân lên sóng cuộn nhịp nhàng.....đều im hơi ? Có gì đặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ, nhịp điệu của những lời thơ miêu tả chúa tể của muôn loài ? Tác dụng của chúng trong việc khắc họa hình ảnh chúa sơn lâm ? - Các từ ngữ gợi tả, câu thơ sống động giàu chất tạo hình, đã diễn tả chính xác vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm và cũng là sự hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình. Hình ảnh chúa sơn lâm mang một vẻ đẹp vừa ngang tàng, lẫm liệt giữa núi rừng uy nghiêm hùng vĩ. ? Đọc đoạn thơ tả cảnh rừng, nơi hổ đã từng sống thời oanh liệt, cho biết: Cảnh rừng ở đây là cảnh của các thời điểm nào ? Cảnh sắc trong mỗi thời điểm đó có gì nổi bật ? - Những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều. - Đêm vàng, mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh nắng gội, những chiều lênh láng máu. ? Từ đó TN đã hiện lên một vẻ đẹp như thế nào ? -TN rực rỡ huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn. ? Giữa thiên nhiên ấy, chúa tể đã sống một cuộc sống như thế nào ? - Ta say mồi, ta lặng ngắm, giấc ngủ ta tưng bừng, ta đợi chết ... ? Đại từ ta lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa như thế nào ? - Thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ; tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng. ? Có ý kiến cho rằng đoạn thơ này là một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp. Em hãy phân tích để thấy được cái hay, cái đẹp của bức tranh ? GV bình ? Một loạt các điệp từ : Nào đâu, đâu những cứ lặp đi lặp lại và kết hợp với câu thơ cảm thán: Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ? có ý nghĩa gì ? - Diễn tả nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa. Giấc mơ huy hoàng đó khép lại trong một tiếng than đau đớn, u uất. Câu thơ cuối cùng tràn ngập cảm xúc buồn thương, thất vọng vang lên chậm nhẹ não ruột như một tiếng thở dài ai oán kéo người đọc từ tưởng tượng lãng mạn của con hổ về thực tại. Đó không chỉ là tâm trạng của con hổ mà còn được đồng cảm sâu xa tong tâm tạng của một lớp người VN trong thời nô lệ, mất nước nhớ về quá khứ hào hùng của dân tộc, của đất nước mình. Câu thơ có sức khái quát và điển hình cho một tâm trạng điển hình. ? Đọc đoạn cuối bài thơ, cho biết: Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian như thế nào? - Oai linh, hùng vĩ thênh thang, nhưng đó là một không gian trong mộng. ? Từ đó giấc mộng ngàn của hổ là một giấc mộng như thế nào ? - Mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót bất lực- Một nỗi đau bi kịch. ? Nỗi đau từ giấc mộng ngàn to lớn ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú, cũng là của con người? - Khát vọng được sống tự do, tự chủ trong chính xứ sở của mình. -> Khát vọng được giải phóng . Niềm khát khao tự do của con hổ trong bài thơ cũng là tiếng lòng của nhà thơ và là tiếng lòng sâu kín của những người dân VN mất nước đang sống trong cảnh nô lệ, “ bị nhục nhằn” . Vì thế mà bài thơ vừa ra đời đã được đông đảo công chúng đón nhận. Hoạt động 3: Tổng kết.4p. PP vṍn đáp, quy nạp, KT đụ̣ng não. ? Từ tâm sự nhớ rừng của con hổ ở vườn bách thú, em hiểu những điều nào sâu sắc trong tâm sự của con người ? - Nụ̃i chán ghét thực tại tầm thương giả dối ; khát vọng tự do cho cuộc sống chính mình ? Phân tích những nét NT đặc sắc nổi bật của bài thơ? - Tràn đầy cảm hứng LM: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào - Tác giả đã mượn một hình ảnh đẹp và thích hợp để thể hiện chủ đề của bài thơ : con hổ bị nhốt ở vườn bách thú - Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình ( Miêu tả cảnh sơn lâm ) - Ngôn ngữ nhạc điệu phong phú ( ngắt nhịp linh hoạt) ? Nếu Nhớ rừng là một trong những thi phẩm tiêu biểu của thơ lãng mạn thì em hiểu những điểm mới mẻ nào của thơ lãng mạn VN ? - Lời thơ phản ảnh nỗi chán ghét thực tại, hướng ước mơ tới một cuộc sống tự do chân thật ; giọng thơ ào ạt, khoẻ khoắn ; hình ảnh ngôn từ gần gũi. ? Nhà phê bình HT nhận xét : “Ta tưởng chừng thấy ...phi thường” Em hiểu sức mạnh phi thường ở đây là gì ? - Đó là sức mạnh của cảm xúc. Trong thơ LM cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu. Từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ . ở đây cảm xúc phi thường kéo theo những chữ bị xô đẩy. Hoạt động 4: Luỵên tập.2p PP vṍn đáp, quy nạp, KT đụ̣ng não. ? Đọc diễn cảm, lời bình cho bức tranh? I. Tìm hiờ̉u chung: 1. Tác giả: - Thờ́ Lữ (1907- 1989) - Quê ở Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu nhất của PT thơ mới chặng đầu (1932- 1935) 2. Tác phẩm: - Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đầu cho sự thắng lợi của thơ mới. II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích : 2. Kết cấu, bố cục: * Phương thức biểu đạt : Biểu cảm gián tiếp . * Những điểm mới của bài thơ này: Không hạn định câu, chữ Mỗi dòng thường có tám tiếng Ngắt nhịp tự do Vần không cố định Giọng thơ ào ạt, phóng khoáng * Bố cục : 3 phần 3. Phân tích: a. Khối căm hờn và niềm uất hận: -> Hổ bộc lộ tâm trạng chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, khao khát được sống tự do chân thật. b. Nỗi nhớ thời oanh liệt : -> Bức tranh tứ bình tuyệt đẹp nổi bật lên với tư thế lẫm liệt kiêu hùng của chúa sơn lâm đầy uy lực. c. Khao khát giấc mộng ngàn: -> Khát vọng được sống chân thật cuộc sống của chính mình . Khát vọng được tự do, được giải phóng. 4. Tổng kết: 4.1. Nội dung: - Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do cháy bỏng -> Lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. 4.2. Nghệ thuật: - Giọng thơ ào ạt, khoẻ khoắn. - Hình ảnh ngôn từ giàu sức gợi cảm, độc đáo táo bạo. - Ngôn ngữ nhạc điệu phong phú. 4.3. Ghi nhớ ( sgk ) III. Luyện tập : IV. Củng cố:1p ? Câu hỏi 4/ sgk? V. Hướng dẫn về nhà: 3p. - Học thuộc lòng bài thơ ; nắm vững nội dung và giá trị nghệ thuật - Chuẩn bị bài : ễng đụ̀. + Tìm hiờ̉u vài nét vờ̀ tác giả, tác phõ̉m. + Nắm được nụ̣i dung chính và những nét nghợ̀ thuọ̃t đặc sắc của bài thơ. E. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn : 05/1/2013 Ngày giảng : 08/1/2013 Tiết 75 - 76 : Văn bản Ông đồ - Vũ Đình Liên - A. Mục tiêu: 1. Kiờ́n thức: - Mức đụ̣ nhọ̃n biờ́t: giúp h/s thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngụn ngữ, bỳt phỏp nghệ thuật lóng mạn. - Mức đụ̣ thụng hiờ̉u: giúp h/s cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền. - Mức đụ̣ vọ̃n dụng: giúp h/s biết đọc – hiểu một tỏc phẩm thơ lóng mạn để bổ sung thờm kiến thức về tỏc giả, tỏc phẩm của phong trào Thơ mới. 2. Kĩ năng: * Kĩ năng bài dạy: - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ ngũ ngôn, kĩ năng so sánh các khổ thơ. * Kĩ năng sụ́ng: - Giao tiờ́p trao đụ̉i trình bày suy nghĩ vờ̀ nụ̃i chán ghét thực tại tõ̀m thường, niờ́m hoài niợ̀m vờ̀ quá khứ. - Suy nghĩ sáng tạo: phõn tích, bình luọ̃n vờ̀ giá trị nụ̣i dung và nghợ̀ thuọ̃t của bài thơ. 3. Thái đụ̣: - GD sự trân trọng đối với những phong tục, những nét văn hoá truyền thống. B. Chuẩn bị: - Gv : Nghiên cứu sgv, tài kiệu tham khảo, chân dung của Vũ Đình Liên - Học sinh chuẩn bị trước bài, tìm đọc thơ của Vũ Đình Liên C. Phương pháp : - Nêu vấn đề, hỏi đáp, quy nạp, thuyết trình, giảng bình. D. Tiến trình giờ dạy: I. ổn định:1p II. Kiểm tra bài cũ : 5p. ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nhớ rừng” của Thờ́ Lữ? Nờu nụ̣i dung và nghợ̀ thuọ̃t của bài thơ? * YCTL: Nội dung: - Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do cháy bỏng -> Lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. Nghệ thuật: - Giọng thơ ào ạt, khoẻ khoắn. - Hình ảnh ngôn từ giàu sức gợi cảm, độc đáo táo bạo. - Ngôn ngữ nhạc điệu phong phú. III. Bài mới: * Gv: Nếu như ở Tản Đà yêu nước là chối bỏ hiện thực, thoát li lên cõi tiên thì với nhà thơ Vũ Đình Liên tâm sự đó được thể hiện ở việc hoài niệm về quá khứ qua hình ảnh ông đồ. Bài học ngày hôm nay thầy cùng các em sẽ tìm hiểu một trong những bài thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới giai đoạn 30-45. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.8p PP vṍn đáp, quy nạp, KT đụ̣ng não. ? Emhãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Vũ Đình Liên và về bài thơ Ông đồ ? Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung ? Em hiểu gì về “thơ mới” và “phong trào thơ mới”? Hoạt động 2: PP vṍn đáp, quy nạp, KT đụ̣ng não. Bước 1: 25p. GV nêu yêu cầu đọc của bài thơ ; giáo viên đọc một lượt Gọi hai HS đọc lại bài thơ và nhận xét. ? Em hiểu gì về từ ông đồ ? - Gv bổ sung theo nội dung trong sgv. ? Theo em bài thơ có những phương thức biểu đạt nào ? Vì sao ? - Phương thức : biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự ; vì bài thơ dựng lại hình ảnh ông đồ xưa và nay, từ đó tác giả bày tỏ niềm cảm thương chân thành của mình. ? Bài thơ có năm khổ thơ diễn tả những ý lớn nào ? Các ý lớn đó nằm cụ thể ở những đoạn thơ nào ? Hãy tách văn bản theo các ý lớn đó ? - Hình ảnh ông đồ thời xưa ( Khổ 1 và 2 ) - Hình ảnh ông đồ thời tàn ( Khổ 3 và 4 ) - Nỗi lòng của tác giả ( Khổ 5 ) - Gọi học sinh đọc lại hai khổ thơ đầu?. ? Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm nào? Điều đó có ý nghĩa gì ? - Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền của dân tộc. - Ông đồ có mặt giữa mùa đẹp vui, hạnh phúc của mọi người. ? Sự lặp lại của thời gian Mỗi năm hoa đào nở, và con người Lại thấy ông đồ già với hành động Bày mực tàu giấy đỏ - Bên phố đông người qua có ý nghĩa gì? - Miêu tả sự xuất hiện đều đặn, hoà hợp giữa cảnh sắc ngày tết - mùa xuân với hình ảnh ông đồ viết chữ nho. ? Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ khổ thơ thứ nhất? - Một cảnh tượng hài hòa giữa thiên nhiên và con người, con người với con người có sức gợi niềm vui hạnh phúc . ? Theo dõi khổ thơ thứ hai và cho biết tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua những chi tiết nào ? - Hoa tay....như .....rồng bay ? Hình dung nét chữ của ông đồ qua các hình ảnh so sánh : Hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay. Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ có một vị trí như thế nào trong con mắt người đời ? - Quý trọng và mến mộ . ? Hai khổ thơ vừ đọc tạo thành một đoạn văn bản cho thấy ông đồ từng được hưởng một cuộc sống như thế nào ? - CS' có niềm vui và hạnh phúc ( được sáng tạo, có ích với mọi người, được mọi người trọng vọng) ? Đằng sau những lời thơ tái hiện hình ảnh ông đồ xưa, em đọc được cảm xúc nào của người viết lời thơ này ? - Quý trọng ông đồ ; quý trọng một nếp sống văn hóa của dân tộc : mến mộ chữ nho, nhà nho. *. Củng cố (1’): ? Đọc diễn cảm hai khổ thơ đầu? ? Em hình dung như thế nào về cảnh tượng trong hai khổ thơ naỳ? *. HDVN (3’): - Tiếp tục soạn phần còn lại. - Chú ý tìm hiờ̉u hình ảnh ụng đụ̀ thời tàn. E. RKNBD: ............................................................................ ............................................................................. ......................................................................... Tiết 2: * KTBC. 5p. Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. ? Hình ảnh ông đồ hiện lên như thế nào trong hai khổ thơ đầu? * YCTL: - Ông đồ đã trở thành trung tâm của sự chú ý và ngưỡng mộ, trọng vọng của mọi người. Bước 2: 30p PP vṍn đáp, quy nạp, KT đụ̣ng não. ? Đọc hai khổ thơ 3-4? Hãy phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày tết ở khổ thơ 3 và 4 ? - Vẫn là h/ả ông đồ bày mực tàu giấy đỏ bên hè phố ngày tết nhưng khác hẳn ông đò xưa : ngồi lặng lẽ không người hỏi đến trong nỗi buồn tủi, lãng quên. ? Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ này và nêu tác dụng của nó ? - Phép nhân hóa : giấy đỏ buồn, nghiên sầu như có linh hồn ; nỗi buồn tủi của ông đồ lan sang cả những vật vô tri vô giác - giấy đỏ phơi ra không có người đụng đến trở thành bẽ bàng, vô duyên ; mực không được dùng để viết trở thành nghiên sầu . ? Theo em những câu thơ đó tả cảnh hay tả tình - Tả cảnh ngụ tình : là miêu tả mà mục đích chính là biểu cảm -> diễn tả nỗi cô đơn hiu hắt của ông đồ, bị bỏ rơi lạc lõng, bơ vơ . ? Đọc khổ thơ thứ 4? Hình dung của em về ông đồ từ lời thơ : Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay? - Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên - Lời thơ gợi tả hình ảnh ông đồ vẫn ngồi ở chỗ cũ trên hè phố, nhưng âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người. - Hình ảnh con người già nua, cô đơn lạc lõng giữa phố phường trong không khí tết đến xuân về đầy vui tươi náo nức. ? Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ lời thơ? "Lá vàng rơi trên giấy .....bụi bay"? GV: Trên nền giấy đỏ không còn xuất hiện những nét chữ như rồng bay phượng múa mà là nơi rơi rụng của những chiếc lá vàng . Tất cả như đang dần thấm lạnh bởi những hạt mưa bụi ngoài trời hắt vào -> Đó là một cảnh tượng thê lương, tiều tụy. Lá vàng rơi là dấu hiệu cuối mùa thu . Mưa bụi bay là dấu hiệu mùa đông . Như vậy ông đồ đã kiên trì ngồi viết chữ qua mấy mùa. ? H/ả Ông đồ vẫn ngồi đấy gợi cho em cảm nghĩ gì? - Buồn thương cho ông đồ cũng như cho cả một lớp người đã trở nên lỗi thời . - Buồn thương cho những gì đã từng là giá trị nay trở nên tàn tạ, bị rơi vào quên lãng . ? Khổ thơ thứ 4 này có sức lây lan nỗi buồn còn là nhờ nhạc điệu đặc biệt của nó . ở đây có sự phối hợp các dòng thơ có nhiều thanh bằng và cách hiệp vần rất chỉnh của thể ngũ ngôn khiến nỗi buồn trở nên dàn trải, ngân vang trong lòng người đọc . Em hãy làm rõ điều này ? - Hầu hết các tiếng của câu thứ hai và câu thứ 4 đều mang thanh bằng ( Ngoài đường mưa bụi bay...hay) Cấu trúc này có sức diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài và ngân vang . ? Đọc khổ thơ cuối và cho biết : Có gì giống nhau và khác nhau trong hai chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu ? - Giống nhau : đều xuất hiện hoa đào nở - Khác nhau : Nếu ở khổ thơ đầu, ông đồ xuất hiện như một lệ thường ( Lại thấy ông đồ già ) thì ở khổ thơ cuối cùng không còn hình ảnh ông đồ ( Không thấy ông đồ xưa ) ? Sự giống và khác nhau này có ý nghĩa gì ? - Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến - Con người thì không thế ; họ có thể trở thành xưa cũ . Ông đồ bây giờ đã trở thành xưa cũ ? Theo em có cảm xúc nào ẩn chứa sau cái nhìn của tác giả ?- Tình xót thương ? Cái nhìn đó chuyển vào bên trong xúc cảm để nhà thơ viết tiếp hai câu cuối : Những người muôn năm cũ ...Hãy diễn giải ý thơ : Hồn của những người muôn năm cũ ? - Hồn : Tâm hồn, tài hoa của con người có chữ nghĩa - Những người muôn năm cũ : Các nhà nho xưa. ? Sau câu thơ cảm thán này em đọc được nỗi lòng nào của tác giả ? - Thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên do thời cuộc đổi thay . ? Bằng những câu thơ cuối cùng của bài thơ, tác giả đã gieo vào lòng người đọc tình cảm nào ? - Thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên. ? Từ bài thơ ông đồ, em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ ? - Niềm thương cảm đối với một lớp người đang tàn tạ ; nỗi nhớ thương cảnh cũ người xưa. Hoạt động 3: 5p. Tổng kết. PP vṍn đáp, quy nạp, KT đụ̣ng não. ? Theo em, trong ba yếu tố sau, yếu tố nào làm thành sức cảm hóa lòng người ? Vì sao em xác định như thế? - Niềm cảm thương ( cảnh cũ người xưa ) chân thành của tác giả ) - Lời thơ hàm xúc, giản dị, có ức gợi liên tưởng - Nhạc điệu âm vang của lời thơ . - Vì : trong thơ trữ tình, xúc cảm chân thành là yêu cầu cơ bản, là linh hồn bài thơ Ông đồ là một rong những bài thơ tiêu biểu . Từ đó em hiểu gì được thêm đặc điểm nào của thơ LMVN? - Nội dung nhân đạo; nỗi niềm hoài cổ Hoạt động 4: 5p. Luyợ̀n tọ̃p PP vṍn đáp, quy nạp, KT đụ̣ng não ? Đọc diờ̃n cảm bài thơ? ? Trình bày suy nghĩ của em vờ̀ nhõn vọ̃t ụng đụ̀ qua bài thơ? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả : - Vũ Đình Liờn( 1913- 1996) Là một trong những nhà thơ lớp đầu của phong trào thơ mới .Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. 2. Tác phẩm : - "Ông đồ" là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên . II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích: 2. Kết cấu, bố cục: - Phương thức biểu đạt : Biểu cảm KH với m. tả và tự sự. - Bố cục : 3 phần 3. Phân tích : a. Hình ảnh ông đồ xưa: - Ông đồ đã trở thành trung tâm của sự chú ý và ngưỡng mộ, trọng vọng của mọi người. b. Hình ảnh ông đồ thời tàn: - Với phép nhân hóa, câu thơ tả cảnh ngụ tình diễn tả nỗi cô đơn hiu hắt của ông đồ, ông vẫn ngồi đấy nhưng âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người. c. Nỗi lòng của tác giả: - Tác giả bộc lộ lòng thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời nay bị lãng quên do thời cuộc thay đổi, thương tiếc cho một giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên . 4. Tổng kết: 4.1. Nội dung: - Khắc hoa hình ảnh ụng đụ̀ tác giả thờ̉ hiợ̀n nụ̃i tiờ́c nuụ́i cho những giá trị văn hoá cụ̉ truyờ̀n của dõn tụ̣c đang bị tàn phai. 4.2. Nghệ thuật: - Viờ́t theo thờ̉ ngũ ngụn hiợ̀n đại,xõy dựng hình ảnh đụ́i lọ̃p, kờ́t hợp biờ̉u cảm với kờ̉ tả. 4.3. Ghi nhớ ( sgk ) IV. Củng cố:1p ? Đọc diễn cảm bài thơ? - Gv liên hệ: 1 số người quay trở lại với nét đẹp văn hoá chơi chữ và thờ chữ nho. V. Hướng dẫn về nhà :3p - Học thuộc lòng bài thơ. - Nắm vững giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ. - Tìm đọc một số bài thơ của tác giả ; sưu tầm tranh ông đồ. - Chuẩn bị sách vở và soạn bài "Nhớ rừng" E. Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 8 ky 2 chi viec in.doc
Giáo án liên quan