I. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh cảm nhận được niềm thích thú thực sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó.
- Qua đó thấy được vẻ đẹp, tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sỹ say mê cách mạng, vừa như một "khách lâm tuyền" ung dung sống hoà nhập với thiên nhiên.
- Hiểu được nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên soạn giảng.
- Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.
III. Tiến trình lên lớp:
A. Ổn định tổ chức (1')
B. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ "Khi con tu hú"? Phân tích bức tranh mùa hè?
?: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng
Đáp án:
- Đọc thuộc lòng chính xác
- Bức tranh mùa hè khoáng đạt càng đầy sức sống: màu sắc, âm thanh, hương vị.
- Tâm trạng của người tù cách mạng: ngột ngạt, đau đớn, uất ức khao khát tự do.
+ Học sinh trả lời:
+ Học sinh nhận xét, bổ sung
Giáo viên khái quát cho điểm.
c. Bài mới:
?: Ở chương trình lớp 7 các học sinh đã được học 2 bài thơ rất hay của Bác Hồ đó là bài thơ nào và thể loại của 2 bài thơ đó như thế nào?
GV: Đó là những bài thơ nổi tiếng của Hồ Chủ Tịch viết hồi đầu kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc. Còn hôm nay, chúng ta lại rất sung sướng được gặp lại Người ở suối Lê-nin, hay Pác Bó vào mùa xuân 1941 qua bài thơ tứ tuyệt đường luật "Tức cảnh Pác Bó".
177 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn ;
Ngày dạy :
Tuần 21. Bài 20. Tiết 81: Đọc - Hiểu văn bản
Tức cảnh Pắc Bó
( Hồ Chí Minh)
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh cảm nhận được niềm thích thú thực sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó.
- Qua đó thấy được vẻ đẹp, tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sỹ say mê cách mạng, vừa như một "khách lâm tuyền" ung dung sống hoà nhập với thiên nhiên.
- Hiểu được nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên soạn giảng.
- Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.
III. Tiến trình lên lớp:
A. ổn định tổ chức (1')
B. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ "Khi con tu hú"? Phân tích bức tranh mùa hè?
?: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng
Đáp án:
- Đọc thuộc lòng chính xác
- Bức tranh mùa hè khoáng đạt càng đầy sức sống: màu sắc, âm thanh, hương vị.
- Tâm trạng của người tù cách mạng: ngột ngạt, đau đớn, uất ức đ khao khát tự do...
+ Học sinh trả lời:
+ Học sinh nhận xét, bổ sung
Giáo viên khái quát đ cho điểm.
c. Bài mới:
?: ở chương trình lớp 7 các học sinh đã được học 2 bài thơ rất hay của Bác Hồ đó là bài thơ nào và thể loại của 2 bài thơ đó như thế nào?
GV: Đó là những bài thơ nổi tiếng của Hồ Chủ Tịch viết hồi đầu kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc. Còn hôm nay, chúng ta lại rất sung sướng được gặp lại Người ở suối Lê-nin, hay Pác Bó vào mùa xuân 1941 qua bài thơ tứ tuyệt đường luật "Tức cảnh Pác Bó".
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Dựa vào phần chú thích và sự chuẩn bị ở nhà hãy nêu những nét khái quát về Chủ tịch Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
I. Giới thiệu
1. Tác giả
GV: Sau 30 năm bôn ba khắp 5 châu bốn bể hoạt động cứu nước, 2/1941 Nguyễn ái Quốc đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống và làm việc trong hang Pác Bó trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn gian khổ. Mặc dù vậy Bác vẫn rất vui. Người làm việc say sưa, miệt mài. Thi thoảng lúc nghỉ ngơi Người lại làm thơ. Bên cạnh nhiều bài thơ, bài ca tuyên truyền, kêu gọi đồng bào là một số bài thơ tức cảnh tâm tình rất đặc sắc. "Tức cảnh Pác Bó" là một trong những bài thơ tiêu biểu của Người.
2. Văn bản
Hình ảnh Bác Hồ rất yêu thiên nhiên và đặc biệt thích thú khi được sống giữa thiên nhiên. Bởi vậy nên sống rất thiếu thốn, khổ cực nhưng Bác Hồ vẫn cảm thấy rất vui thích thoải mái. Người hoà nhịp với đời sống nơi suối rừng, gió trăng, non xanh nước biếc... Bác Hồ như một tiên ông, một ẩn sỹ, một khách lâm tuyền thực thụ.
GV hướng dẫn: Đọc chú ý cách ngắt nhịp 4/3, giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái.
II. Đọc, chú thích, bố cục
G.V đọc đ gọi học sinh đọc (2 hs)
Phần chú thích chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tìm hiểu bài.
? Đọc bài thơ em có cảm nhận gì về tinh thần chung của bài thơ.
- Bài thơ có giọng đùa vui hóm hỉnh, toát lên một cảm giác vui thích, thoải mái, sảng khoái và ý nghĩa tư tưởng của bài thơ cũng toát lên từ đó, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản để thấy được tâm trạng của nhà thơ trữ tình.
? Đọc và cho biết câu thơ đầu nói về việc gì?
- Việc ở và nếp sinh hoạt hàng ngày của Bác.
III. Tìm hiểu văn bản
Câu 1
? Bác đã giới thiệu hình ảnh nào?
- Nơi ở: hang
- Chỗ làm việc: Bờ suối
- Thời gian làm việc: sáng ra, tối vào.
? Em có nhận xét gì giọng điệu, cách ngắt nhịp câu thơ? Tác dụng?
- Giọng điệu thoải mái, nhịp thơ 4/3 tạo thành 2 vế đối nhau đ nếp sống sinh hoạt hàng ngày của Bác đều đặn.
G.V: Mùa xuân 1941, Bác đã bí mật trở về Việt Nam để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Bác sống ở trong hang Pác Bó. Đây là một cuộc sống vất vả, gian khổ và phải giữ bí mật nhưng vẫn giữ được quy củ, nề nếp. Đặc biệt là tâm trạng thoải mái ung dung hoà điệu với nhịp sống núi rừng, với hang, với suối.
? Đọc câu 2 và cho biết câu 2 Bác nói tới việc gì?
- Việc ăn uống
? Việc ăn uống của Bác như thế nào?
- Cháo bẹ, rau măng
? Em hiểu cháo bẹ, rau măng là những món ăn như thế nào?
- Cháo bẹ: Cháo ngô ăn thay gạo (TH nói TNĐP)
- Rau măng: Canh măng ăn thay rau xanh.
? Em có nhận xét gì về bữa ăn của Bác.
- Rất đơn sơ, đạm bạc, kham khổ.
G.V: Cháo bẹ, rau măng là những món ăn dân dã giản dị của đồng bào miền núi, đồng thời đó cũng là những món ăn mà Bác vẫn dùng thường ngày.
? Em hiểu như thế nào là "vẫn sắn sàng"
(1): Cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn (dư thừa)
(2): Tinh thần lúc nào cũng sẵn sàng chấp nhận cuộc sống kham khổ, thiếu thốn.
G.V: (2): Các em hiểu như thế không sai ngữ pháp nhưng không phù hợp với tinh thần chung giọng điệu của bài thơ (đùa vui thoải mái) cũng tức là không phù hợp với cảm xúc của tác giả.
? Vậy mạch cảm xúc trong câu thơ thứ 2 như thế nào?
Câu 2
(Thích hợp với cuộc sống của Bác ở chiến khu Việt Bắc).
- Mạch cảm xúc thoải mái thêm nét đùa vui. Thực phẩm lúc nào cũng đầy đủ, dư thừa. đ Cách sống giản dị thanh cao.
? Qua đó em có nhẫn xét gì về cách sống của Bác Hồ.
G.V: Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ 2 nói về việc ăn, câu thứ 3 nói tới việc gì?
- Nói về làm việc của Bác.
Vậy câu thơ thứ 3 đã chuyển mạch bài thơ? Hãy chỉ ra sự chuyển mạch đó.
- Chuyện đời sống, chỗ ở, thức ăn hàng ngày đ Công việc chuyển không khí T.N: suối, hang, sáng, tối đ Không khí hoạt động xã hội.
" Chuyển như vậy chúng có thống nhất với 2 câu thơ đầu không?
- Vẫn thống nhất, gắn bó cả 3 câu đều nói đếu cảnh sống và làm việc của Bác ở Pác Bó.
? Bác làm việc như thế nào?
- Phương tiện: Bàn đá chông chênh
Câu 3
- Công việc: Dịch sử Đảng
- Em có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ trong thơ.
- Bàn đá chônh chênh là phương tiện làm việc không ổn định, không vững vàng.
- Từ láy giàu giá trị tạo hình.
G.V: Và trên chiếc bàn đơn xơ ấy, Bác đang làm việc, một công việc hết sức trọng đại: dịch cuốn lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt làm tài liệu học tập tuyên truyền cách mạng cho cán bộ chiến sỹ.
? Em có nhận xét gì về cấu trúc "Dịch sử Đảng"
? Qua đó thể hiện tính cách gì của tác giả?
-Thanh trắc đ Nghị lực, ý chí quyết tâm trong công việc.
G.V: Ngoài việc miêu tả thực "Bàn đá chông chênh- chỗ làm việc không vững trãi. Bác còn hàm ý muốn nói đến con đường cách mạng, sự nghiệp cách mạng còn đang chông chênh, chưa ổn định và vì thế Bác mới phải hoạt động bí mật...
? Em có nhận xét gì về điều kiện làm việc và tính chất công việc của Bác
đĐiểu kiện làm việc đơn xơ, tính chất công việc lại hết sức quan trọng.
G.V: Công việc Bác làm liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc, đây mới là cuộc sống thực của Người.
đCâu thơ thứ 3 như một bức tượng đài về vị lãnh tụ cách mạng.
? Cuộc đời cách mạng của Bác đã diễn ra như thế nào trong hang Pác Bó.
- Sinh hoạt làm việc đều đặn trong hang, bên suối.
Câu 4
- Trong hoàn cảnh thiếu thốn, gian khổ.
- Nhưng vẫn có nhiều niềm tin của một "cuộc đời cách mạng thật là sang"
G.V: Người cách mạng ở Pác Bó sau bao nhiêu gian khổ vẫn cảm thấy "cuộc đời cách mạng thật là sang".
? Em hiểu "Sang" nghĩa là như thế nào"
- Sang: Sang trọng, giàu có, cao quý...
? Vậy cái sang của cuộc đời cách mạng như thế nào?
- Ăn, ở, làm việc đều gian khổ, khó khăn, thiếu thốn nguy hiểm vô cùng nhưng Người vẫn luôn cảm thấy thích thú, giàu có, sang trọng
G.V: Niềm vui lớn nhất của Bác Hồ trong bài thơ không phải là thứ lâm tuyền giống như của người...........mà trước hết đó là niềm vui của người chiến sỹ yêu nước vĩ đại, vui vì Người tin chắc rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, sắp thành hiện thực. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lý gì, tất cả đều trở thành sang trọng, dư thừa, vì đó là cuộc đời cách mạng.
? Em có nhận xét gì về khẩu khí của câu thơ.
- Khẩu khí đùa vui, khoa trương đcuộc đời cách mạng gian khổ khó khăn đều trở thành sang trọng.
G.V: Niềm vui, cái sang của cuộc đời cách mạng ấy xuất phát từ quan niệm sống của Bác Hồ.
? Qua đó em thấy Bác là người như thế nào?
- Luôn làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh, luôn lạc quan, yêu đời và niềm vui lớn của đời Bác là làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên.
? Khái quát những nét nghệ thuật và nội dung chính của bài thơ
IV. Ghi nhớ
Học sinh đọc ghi nhớ
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
IV. Luyện tập
- Nhớ lại kiến thức lớp 7, bài thơ "Côn Sơn ca" của Nguyễn Trãi đ So sánh
* Bài tập 3
Vừa giống nhau, vừa khác nhau.
+ Người xưa: Tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội...
Đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng có phần tiêu cực
+ Hồ Chí Minh: Sống hoà nhập với lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sỹ.
Học sinh thảo luận đtrình bàyđNhận xét.
D. Củng cố: Giáo viên khái quát
E. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ, phân tích, trình bày cảm nhận.
- Soạn "Vọng Nguyệt"
F. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 21. Bài 20. Tiết 82
Câu cầu khiến
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn giảng, bảng phụ
- Học sinh xem trước bài học
III. Tiến trình lên lớp:
A. ổn định tổ chức: (1')
B. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là câu nghi vấn? Chức năng khác của câu nghi vấn? Cho ví dụ.
Học sinh trả lời: Chính xác khái niệm
Cho ví dụ đúng: Cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc...
Giáo viên: Nhận xét cho điểm.
C. Bài mới:
G.V: Hành động ra lệnh, yêu cầu, đề nghị là hoạt động thường xuyên và quan trọng đến mức mà dường như không có ngôn ngữ nào trên thế giới thiếu kiểu câu này. Đó là câu cầu khiến....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc, học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
Câu hỏi:
1. Ví dụ
? Trong các đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến.
- Thôi đừng lo lắng
- Cứ về đi
- Đi thôi con
2. Nhận xét
? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến.
- Câu cầu khiến: Từ cầu khiến
? Các câu cầu khiến trên dùng để làm gì?
- Dùng để khuyên bảo, động viên, yêu cầu, nhắc nhở.
? Đọc những câu tiếp theo
? Cách đọc câu "Mở cửa" ở trong 2 ví dụ trên có khác nhau không?
- Khác nhau về ngữ điệu . Ví dụ (b): Qua cách đọc ngữ điệu có ỹ nghĩa yêu cầu, đề nghị, ra lệnh. Ví dụ (a): Qua cách đọc với ngữ điệu mang ỹ nghĩa thông tin sự kiện.
? Vậy ví dụ (b) và (a) dùng để làm gì?
(b): Ra lệnh đ Câu cầu khiến
b. Qua cách đọc xét về mặt ngữ điệu cầu khiến.
(a): Trả lời câu hỏi đ Câu trần thuật.
Dùng để ra lệnh, đề nghị
G.V: Như vậy câu thứ 2 khi đọc thì phát âm với giọng được nhấn mạnh hơn. Đó là sự khác về mặt ngữ điệu giữa hai câu.
? Cầu khiến ngoài những câu có những từ câu cầu khiến thì còn những câu có dấu hiệu gì để nhận biết.
? Em có nhận xét gì về cách viết câu cầu khiến.
-Kết thúc câu cầu khiến bằng dấu chấm, dấu chấm than.
? Vậy thế nào là câu cầu khiến? Cho ví dụ. Học sinh đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ (31)
Giáo viên khái quát kiến thức đ chuyển phần 2
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
? Xác định yêu cầu bài tập 1
Gọi học sinh lên đnhận xét
a. Con hãy
b. Đi
C. Đừng
- Chủ ngữ trong 3 câu trên đều chỉ người đối thoại (người tiếp nhận câu nói) hoặc một nhóm người trong đó có người đối thoại nhưng có đặc điểm khác trong (a) vắng chủ ngữ.
Trong (b) Chủ ngữ là ông giáo (Ngôi 2 số ít)
Trong (c) Chủ ngữ là chúng ta.
đ Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi hình thức chủ ngữ của các câu trên.
Ví dụ: Con hãy...
Nay các anh đừng...
- Hút trước đi.
? Đọc, xác định yêu cầu bài tập 2
2.Bài tập 2
? G.V hướng dẫn
Học sinh thảo luận đtrả lời
Ví dụ (a) đThôi, im...đi"
đTNCK: đi đ vắng chủ ngữ
? Xác định bài tập 3
3. Bài tập 3
Giáo viên hướng dẫn
Học sinh thảo luận đtrả lời.
Câu (a) vắng chủ ngữ.
Câu (b) có chủ ngữ đCâu cầu khiến nhẹ hơn thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm
4. Bài tập 4
5. Bài tập 5
D. Củng cố: Giáo viên khái quát
E. Dặn dò: Học thuộc làm bài tập
F. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Tuần 21. Bài 20. Tiết 83
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh biết cách viết bài thuyết minh, giới thiệu một danh lam thắng cảnh trên cơ sở chuẩn bị kỹ càng, hiểu biết sâu sắc và toàn diện về danh lam thắng cảnh đó, nắm vững bố cục bài thuyết minh đề tài này.
- Rèn kỹ năng đọc sách, tra cứu và ghi chép tài liệu quan sát trực tiếp danh lam thắng cảnh để phục vụ cho bài viết thuyết minh.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên nghiên cứu tài liệu, soạn giảng.
- Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.
III. Tiến trình lên lớp:
A. ổn định tổ chức (1')
B. Kiểm tra bài cũ:
? Khi giới thiệu một phương pháp người viết phải làm gì? Nêu phương pháp nấu ăn.
Đáp án:
- Khi giới thiệu một phương pháp người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp đó.
- Phương pháp nấu ăn:
+ Nguyên liệu:
+ Cách làm : - Chuẩn bị
- Cách nấu
+ Yêu cầu thành phẩm
Học sinh nhận xét và bổ sung đ Giáo viên nhận xét đ cho điểm.
c. Bài mới:
? Em hiểu thế nào là danh lam thắng cảnh.
- Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp núi, sông, rừng, biển thiên nhiên hoặc do con người góp phần tô điểm thêm.
? Cho một vài ví dụ về danh lam thắng cảnh mà em biết.
Ví dụ: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, Sa Pa, Cúc Phương...
G.V: Nhiều danh lam thắng cảnh cũng chính là di tích lịch sử gắn liền với một thời kỳ lịch sử, một sự kiện lịch sử, một nhân vật lịch sử.
Ví dụ: Cổ Loa, đền Sóc, thành nhà Hồ, Hồ Hoàn Kiếm, dinh Độc Lập.
? Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thường là công việc của ai? Nhằm mục đích gì?
Đó thường là công việc của hướng dẫn viên du lịch nhằm mục đích giúp khách tham quan du lịch hiểu tường tận hơn, đầy đủ hơn về nơi mà họ đang tham quan du lịch. Với học sinh cần học và làm bài tập kiểu bài thuyết minh này để có ý thức và phương pháp tìm hiểu sâu sắc hơn non sông, đất nước mình.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Học sinh đọc bài văn mẫu
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
? Bài thuyểt minh giới thiệu mấy đối tượng?
- 2 đối tượng: Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn
1. Ví dụ
Các đối tượng ấy có quan hệ như thế nào?
- Hai đối tượng có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau. Đền Ngọc Sơn toạ lạc trên hồ Hoàn Kiếm.
? Bài giới thiệu trên giúp em hiểu biết những gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
- Hồ Hoàn Kiếm: Nguồn gốc hình thành, sự tích những tên hồ.
- Đền Ngọc Sơn: Nguồn gốc và sơ lược quá trình xây dựng đền Ngọc Sơn và vị trí, cấu trúc đền.
? Muốn có kiến thức đó người viết phải làm gì?
2. Nhận xét
- Muốn có kiến thức về danh lam thắng cảnh cần:
+ Đến nơi thăm thú, quan sát.
+ Đọc sách báo, hỏi han tài liệu có liên quan
? Bài viết sắp xếp theo bố cục như thế nào?
3 đoạn: - Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm
- Giới thiệu đền Ngọc Sơn
- Giới thiệu bờ Hồ
? Trình tự sắp xếp như thế nào?
- Trình tự sắp xếp theo không gian, vị trí từng cảnh vật: hồ, đền, bờ hồ
? Bài này có thiếu sót gì trong bố cục. (Có đủ 3 phần Mở-Thân - Kết không?)
? Vậy theo phần mở bài và kết bài cần làm như thế nào?
- Mở bài: Giới thiệu, dẫn khách có cái nhìn bao quát về quần thể danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn.
Bố cục: Thiếu Mở-Thân- Kết
- Kết bài: ý nghĩa lịch sử xã hội, văn hoá của thắng cảnh, bài học về giữ gìn và tôn tạo thắng cảnh.
? Theo em về nội dung bài thuyết minh trên còn thiếu những gì?
- Phần thân bài: Thiếu miêu tả vị trí, độ rộng hẹp của hồ vị trí của tháp Rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, thiếu (nói kỹ hơn) về quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh.
(Tích hợp với phần luyện tập)
? Theo em có thể giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bằng quan sát được không?
? Thử nêu quan sát, nhận xét của em.
? Phương pháp thuyết minh ở đây là gì?
- Liệt kê, giải thích
? Vậy muốn viết bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh thì phải làm gì?
? Bố cục của bài văn phải như thế nào? Lời văn ra sao?
- Học sinh trả lời
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
*Ghi nhớ (SGK/34)
III. Luyện tập
(Giáo viên kết hợp làm ở trên)
1. Bài tập 1
? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2
2. Bài tập 2
Giáo viên hướng dẫn
? Theo em giới thiệu một danh lam thắng cảnh thì phải chú ý tới những gì?
G.V gợi ý:
- Vị trí địa lý của thắng cảnh nằm ở đâu
- Vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người
- Thắng cảnh có những bộ phận nào?
(Lần lượt giới thiệu, mô tả từng phần)
(Yếu tố miêu tả chỉ được khơi gợi không được làm lu mờ tố chất chính xác về đối tượng)
? Xây dựng bố cục bài văn theo 3 phần
3. Bài tập 3
? Nếu viết các em chọn chi tiết nào tiêu biểu.
- Rùa Hồ Gươm, Lê Lợi trả gươm thần, cầu Thê Húc, tháp Bút, vấn đề giữ gìn cảnh quan và sự trong sạch của Hồ Gươm)
D. Củng cố: Giáo viên khái quát
E. Dặn dò: Học và làm bài tập.
F. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 21. Bài 20. Tiết 84
ôn tập về văn bản thuyết minh
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố nắm vững các khái niệm về văn bản thuyết minh, các kiểu bài thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, bố cục, lời văn trong văn bản thuyết minh, các bước, khâu chuẩn bị và làm văn thuyết minh.
- Củng cố rèn luyện các kỹ năng nhận thức đề bài, lập dàn ý, bố cục, viết đoạn văn thuyết minh, viết bài văn thuyết minh.
II. Chuẩn bị:
- Bảng hệ thống hoá kiến thức
- Học sinh đọc, trả lời câu hỏi đ lập bảng hệ thống hoá kiến thức.
III. Tiến trình lên lớp:
A. ổn định tổ chức (1')
B. Kiểm tra bài cũ (5')
? Muốn viết bài văn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì ta phải làm gì? Bố cục của bài văn như thế nào?
Trả lời:
- Muốn viết bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh thì phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy.
- Bố cục có 3 phần.
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng (giới thiệu bao quát về danh lam thắng cảnh).
- Thân bài:
+ Vị trí địa lý của thắng cảnh ở đâu? Nguồn gốc xuất xứ cảnh.
+ Thắng cảnh có những bộ phận nào? (Giới thiệu vẻ đẹp của thắng cảnh) (lần lượt giới thiệu, mô tả từng phần).
+ Vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người, của đất nước.
Trách nhiệm, ý thức của con người đối với cảnh.
* Khi giới thiệu nên kèm theo miêu tả, bình luận.
- Kết bài: Cảm nghĩ về thắng cảnh.
+ ý nghĩa lịch sử, văn hoá và xã hội của thắng cảnh
+ Bài học về giữ gìn và tôn tạo thắng cảnh.
GV: Học sinh nhận xét đ bổ sung
Giáo viên nhận xét đ cho điểm.
c. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
G.V nêu một số câu hỏi ôn tập.
I. Ôn tập lý thuyết
? Thuyết minh là kiểu văn bản như thế nào?
HS trả lời.
1. Định nghĩa kiểu văn bản thuyết minh
? Nhằm mục đích gì trong cuộc sống của con người.
2. Yêu cầu cơ bản về nội dung tri thức
3. Yêu cầu về lời văn
? Có các kiểu văn bản thuyết minh nào? Cho mỗi kiểu một đề bài minh hoạ
4. Các kiểu đề văn thuyết minh.
HS trả lời.
- Thuyết minh về một đồ vật, động vật, thực vật.
- Thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên, xã hội
- Thuyết minh một phương pháp (Cách làm)
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
- Thuyết minh một TLVH
- Giới thiệu một danh nhân
? Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
- Giới thiệu một phong tục, tập quán dân tộc, một lễ hội hoặc Tết.
? Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần phải chuẩn bị những gì?
HS trả lời.
5. Các phương pháp thuyết minh
6. Các bước xây dựng văn bản
? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?
7. Dàn ý chung của văn bản thuyết minh
? Những phương pháp thuyết minh nào thường được vận dụng
? Hãy nhắc lại dàn ý chung của văn bản thuyết minh
? Trong văn thuyết minh, vai trò, tỷ lệ, vị trí của các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận như thế nào?
HSlàm bài tập theo yêu cầu.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a)
? Học sinh đọc bài tập 1
? Lập dàn ý 1 trong các đề trên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách lập ý và lập dàn ý.
Ví dụ: Cặp sách, bút, đồng hồ, khẩu trang...
-Tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo, công dụng của đồ dùng, những điều cần lưu ý khi sử dụng đồ dùng.
G.v: Tương tự các em làm 3 đề còn lại.
* Dàn ý chung
- Mở bài: Khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó.
- Thân bài: Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo các bộ phận cách sử dụng và bảo quản.
- Kết bài: Những điều cần lưu ý khi lựa chọn để mua, khi sử dụng khi gặp sự cố cần sửa chữa.
? Xác định yêu cầu bài tập 2
HS làm độc lâp.
2. Bài tập 2
Yêu cầu viết mở bài đề 1
Ví dụ: Từ 3 năm nay, khi tôi chuyển lên học ở trường THCS cách nhà 5 km, phải đi học bằng xe đạp thì tôi phải liên tục dùng chiếc khẩu trang chống bụi. Mới dùng chưa quen thấy cũng phiền toái, nhưng ít lâu sau thì mỗi lần lên xe mà chưa bịt khẩu trang là cứ thấy thiếu thiếu, chưa yên tâm thế nào.
Học sinh thảo luận, viết bài
Học sinh đọc đ nhận xét bổ sung
Giáo viên nhận xét
G.v: Tương tự hướng dẫn các em viết đoạn văn từng phần còn lại và viết đoạn văn của các đề khác.
D. Củng cố: Giáo viên khái quát
E. Dặn dò: - Nắm chắc bảng hệ thống hoá kiến thức
- Làm hoàn chỉnh một bài văn (đề tự chọn)
F. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần 21. Tiết 85 . Đọc-Hiểu văn bản
Ngắm trăng
(Vọng Nguyệt - Hồ Chí Minh)
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời.
- Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.
- Rèn kỹ năng đọc và phân tích bài thơ thất ngôn tứ tuyệt.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.
III. Tiến trình lên lớp:
A. ổn định tổ chức: (1')
B. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ "Tức cảnh Pắc Bó". Trình bày cảm nhận của em về bài thơ.
Đáp án:
- Đọc thuộc lòng chính xác, diễn cảm.
- Trình bày cảm nhận: + Giọng điệu đùa vui, thoải mái đ chỗ ăn, chỗ ở, công việc đ cuộc đời của Người ....
Học sinh trả lời đ Học sinh nhận xét, bổ sung
Giáo viên nhận xét đ Cho điểm.
C. Bài mới:
Giới thiệu: Mùa thu 1942, Bác Hồ từ Pác Bó (Cao Bằng) sang Trung Quốc để tranh thủ viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam và Người bị quân Tưởng Giới Thạch bắt giam. Bác bị chúng giải qua 30 nhà giam của 13 huyện thuộc Quảng Tây. Trong những ngày đó Người đã viết tập thơ "Nhật ký trong tù" - Tập thơ là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc. Trong đó cáo bài thơ "Ngắm trăng"
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Nhắc lại những hiểu biết của em về Hồ Chí Minh
I. Giới thiệu.
? Chú ý phần chú thích và cho biết bìa thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
1. Tác giả (Xem lại)
Học sinh trả lời đ Bổ sung
2. Văn bản
Giáo viên khái quát
? "Ngắm trăng" là bài thơ trữ tình của Bác, vậy nhân vật trữ tình trong bài thơ này là ai:
- Người ngắm trăngđ HCM
? Bài thơ được Bác viết theo thể thơ nào? Vì sao?
- Thất ngôn tứ tuyệt (Khai- thừa- chuyển - lặp)
G.v: Với thể thơ này khi đọc các em chú ỹ giọng đọc của từng câu 2/2/3/4/3: Bình thản, bối rỗi, vui...
G.V đọc đ Học sinh đọc
II. Đọc, chú thích, bố cục
- Phần chú thích kết hợp khi tìm hiểu văn bản
? Tiêu đề: Người ngắm trăng trong hoàn cảnh nào đ hoàn cảnh đặc biệt (trong tù, ở nước ngoài).
III. Tìm hiểu văn bản
? Đọc câu 1 (Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
G.V: Chúng ta đều biết đời sống người tù cực kỳ thiếu thốn và khổ cực. Trong bài thơ tác giả kể những thiếu thốn gì?
- Rượu và hoa
? Em có nhận xét về giọng điệu của câu thơ
Câu 1: Giọng điệu tự nhiên, vừa kể vừa nêu nhận xét
? Vì sao Bác lại nêu ra nhận xét đó.
- Trong tù thì làm gì có làm gì có rượu - hoa. Chỉ có muỗi, rệp, bẩn thỉu, tù túng...
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
đ Điệp ngữ
đ Nhấn mạnh cái thiếu thốn, khó khăn trong tù ngục.
? Sống trong tù ngục thiếu thốn nhiều thứ nhưng tại sao Bác chỉ kể thiếu rượu và hoa.
- Vì đó là những thứ mà các thi nhân thường có bên mình để gặp mặt trăng, người bạn tri kỷ, tri âm và để tìm cảm hứng. Có rượu để có có thể "cất chén mời trăng" có thể "hớp nguyệt nghênh chênh". Có hoa sẽ làm cho cảnh ngắm trăng thêm lãng mạn, thơ mộng.
- Vì người tù như quên thân phận tù, quên ất cả những cơ cực của nhà tù để đón nhận đêm trăng đẹp với cách là một thi nhân.
G.V; Nguyễn Du thường miêu tả thú vui: " Khi chén.... cờ, Khi xem...lên"
?Trước cảnh đẹp của đêm trăng tâm trạng của người tù thể hiện qua câu thơ nào?
? Đó là tâm trạng gì?
Câu 2: Tâm trạng bối rối, sững sờ trước cái đẹp của đêm trăng.
? Tại sao người tù lại bối rối xúc động như vậy?
- Bối rối vì hoàn cảnh oái ăm: ngắm trăng ở trong tù không có tự do, thiếu rượu, hoa thành ra đêm trăng đẹp làm cho người thi sĩ xúc động, bối rối vì thiên nhiên lộng lẫy, thi sỹ thì không có tự do, không rượu cũng không hoa đ chẳng xứng nhau.
? Q
File đính kèm:
- Ngu van 8 ki II Hay.doc