Giáo án Ngữ văn 8 Lớp phụ đạo

A. Mục tiêu cần đạt:

- Ôn tập lại kiến thức về câu nghi vấn

- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Quê hương

B. Chuẩn bị:

Thầy: Các dạng bài tập

Trò: Ôn tập

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra: sự chuẩn bị

2. Ôn tập

 

doc46 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Lớp phụ đạo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/02/2011 Quê hương A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại kiến thức về câu nghi vấn - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Quê hương B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Thế nào là câu nghi vấn? Các chức năng của câu nghi vấn? Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh 1. Bài tập 1 - Câu nghi vấn là câu có các từ nghi vấn, có chức năng chính là dùng để hỏi, khi viết thường kết thúc bằng dấu hỏi. +Nó ở đâu ? +Tiếng ta đẹp như thế nào? +Ai biết ? +Nó tìm gì ? +Cá bán ở đâu ? - Trong nhiều truờng hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ t/c cảm xúc…và không cần người đối thoại trả lời. - Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm, dấu chấm lửng. 2. Bài tập 2 *.Tìm hiểu đề - Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học - Nội dung cần làm sáng tỏ: Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của TH đã vẽ lên một bức tranh tươi sáng về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên h/a khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho ta thấy t/c quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ. - Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ. *. Dàn ý a. Mở bài - Giới thiệu về bài thơ và nội dung chính b. Thân bài 1 Hình ảnh quê hương a. Giới thiệu chung về làng quê - H/a quê hương được tác giả giới thiệu: làm nghề chài lưới, nước bao vây ... sông. Cách giới thiệu rất tự nhiên bình dị về nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng ta thấy đây là một làng chài ven biển. b. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá - Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh: trời trong, gió …hồng => một buổi sáng đẹp trời hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi. -Trên đó nổi bật là h/a chiếc thuyền và cánh buồm, chiếc thuyền được diễn tả thật ấn tượng: Chiếc thuyền nhẹ ….mã Phăng mái…..giang khí thế băng tới dũng mãnh làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn. - Cánh buồm được tác giả so sánh, nhân hoá: giương to như……gió. Sự cảm nhận tinh tế, cùng sự liên tưởng độc đáo cánh buồm căng hiện lên với một vẻ đẹp lãng mạn, bất ngờ, h/a cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở lên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng. TH như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ chính xác cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về - Dân làng đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào, tấp nập => cảnh đông vui náo nhiệt .Cảnh làng chài đón đoàn thuyền cá trở về là bức tranh sinh động, náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống và họ như thầm cảm ơn trời biển đã cho người dân làng chài trở về an toàn và cá đầy ghe - Người dân làng chài được miêu tả với làn da ngăm rám nắng, thân ….vị xa xăm.Với bút pháp vừa tả thực vừa sáng tạo độc đáo, người lao động làng chài thật đẹp với nước da nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi, nồng toả vị xa xăm của biển, trở nên có tầm vóc phi thường. - Con thuyền sau chuyến đi vất vả được tác giả miêu tả: im …nằm, nghe …vỏ. Nghệ thuật nhân hoá miêu tả con thuyền có hồn như một phần sự sống lao động của làng chài. Con thuyền cũng giống như con người sau một chuyến ra khơi đầy mệt mỏi, nó nằm nghỉ ngơi và cảm nhận vị mặn mòi của biển khơi đang lan toả trong thớ vỏ - Người viết có tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhất là có tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương 2. Nỗi nhớ quê hương(khổ cuối) - Xa quê nhưng tác giả “luôn tưởng nhớ” quê hương. Lối biểu cảm trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ chân thành, tha thiết của nhà thơ nên lời thơ giản dị, tự nhiên. - Nhớ về quê hương tác giả nhớ về: Nhớ màu nước ….vôi.Nhớ con …quá đặc biệt là về ''cái mùi nồng mặn''. Dù đi xa, đứa con hiếu thảo của quê hương luôn tưởng nhớ ''mùi nồng mặn'' đặc trưng của quê hương - Đó là hương vị riêng đầy quyến rũ, mùi riêng của làng biển rất đặc trưng... * Quê hương là nỗi nhớ thường trực trong tâm hồn tác giả, ông luôn nhớ tới những h/a thân thuộc trong cuộc sống của người dân làng chài. c. Kết bài - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật 3. Viết bài a. Mở bài - TH có mặt trong phong trào thơ mới với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và t/y quê hương đất nước. ''Quê hương'' là bài thơ được in trong tập ''Hoa niên'' xuất bản năm 1945 mở đầu cho nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh. b. Thân bài c. Kết bài Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của TH đã vẽ lên một bức tranh tươi sáng về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên h/a khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho ta thấy t/c quê hương trong sáng tha thiét của nhà thơ. 4.Đọc và chữa bài 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức Khi con tu hú Ngày soạn: 15/02/2011 Khi con tu hú A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Khi con tu hú B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu? HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh 1.Tìm hiểu đề - Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học - Nội dung cần làm sáng tỏ: Khi con tu hú của TH là bài thơ lục bát giản dị, thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. - Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ. 2. Dàn ý a. Mở bài - Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Bài thơ Khi con tu hú được viết trong nhà lao Thừa Phủ(Huế) khi tác giả đương hoạt động cách mạng, mới bị bắt giam (7/1939) thể hiện tâm trạng bức xúc, hướng tới cuộc sống bên ngoài b. Thân bài - Cảnh mùa hè được tác giả gợi ra bằng âm thanh của tiếng tu hú - tiếng chim đặc trưng báo hiệu hè về - Tiếng chim tu hú đã thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong tù một khung cảnh mùa hè đẹp với tiếng ve kêu râm ran trong vườn cây, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, …Đây là mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc và hương vị ngọt ngào, bầu trời khoáng đạt tự do…Cuộc sống thanh bình đang sinh sôi, nảy nở, ngọt ngào tràn trề nhựa sống đang sôi động trong tâm hồn người tù. Nhưng tất cả đều trong tâm tưởng. - Nhà thơ đã đón nhận mùa hè bằng thính giác, bằng tâm tưởng, bằng sức mạnh của tâm hồn nồng nhiệt với tình yêu cuộc sống tự do:“Ta nghe…lòng”.Chính vì thế nhà thơ người chiến sĩ cách mạng trong tù có tâm trạng ngột ngạt: Mà chân …tan …ôi. Ngột …uất thôi. Nhịp thơ 6/2; 3/3, động từ mạnh (đạp tan phòng, chết uất), sử dụng nhiều thán từ (ôi, thôi, làm sao) ta cảm nhận được tâm trạng ngột ngạt uất ức cao độ, khao khát thoát cảnh tù ngục trở về với cuộc sống tự do ở bên ngoài. - Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú. Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng chim báo hiệu hè về một mùa hè tràn đầy sức sống và tự do.Tiếng chim tu hú ở cuối bài lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy hết sức đau khổ, bực bội tâm hồn đang cháy lên khát vọng sống tự do. * Tiếng chim là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ, thôi thúc giục giã muốn người tù vượt ngục ra ngoài với c/s tự do. c. Kết bài - Khi con tu hú của TH là bài thơ lục bát giản dị, thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy 3. Viết bài a. Mở bài - Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Bài thơ Khi con tu hú được viết trong nhà lao Thừa Phủ(Huế) khi tác giả đương hoạt động cách mạng, mới bị bắt giam (7/1939) thể hiện tâm trạng bức xúc, hướng tới cuộc sống bên ngoài b. Thân bài c. Kết bài - Khi con tu hú của TH là bài thơ lục bát giản dị, thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. 4.Đọc và chữa bài 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức - Giờ sau kiểm tra Ngày soạn: 25/02/2011 câu cầu khiến Tức cảnh Pác Bó A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức về câu cầu khiến - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Tức cảnh Pác Bó B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Thế nào là câu cầu khiến? Chức năng? VD? Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của HCM? HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh 1. Bài tập 1 - Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ…nào…hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo - Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý kiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. VD: Thôi đừng lo lắng – khuyên bảo. Cứ về đi. – yêu cầu. Đi thôi con. – yêu cầu 2. Bài tập 2 *.Tìm hiểu đề - Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học - Nội dung cần làm sáng tỏ: Tức cảnh Pác Bó cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của BH trong cuộc sống CM gian khổ ở Pác Bó.Với Người làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn. - Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng câu thơ. 2. Dàn ý a. Mở bài - HCM (1890- 1969) quê ở làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, là nhà lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn, nhà CM của dân tộc VN. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó ra đời trong thời gian Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó – Cao Bằng (2/1941). Bài thơ tả cảnh sinh hoạt, làm việc và cảm nghĩ của Bác trong những ngày HĐCM gian khổ ở Pác Bó. b. Thân bài - Câu thơ 1 sử dụng phép đối về không gian và đối về thời gian, ngắt nhịp 4/3 sóng đôi tạo cảm giác nhịp nhàng giúp ta hiểu về cuộc sống của Bác. Đó là cuộc sống hài hoà thư thái, ung dung hoà điệu với nhịp sống của núi rừng. - Câu thơ 2 nói về chuyện ăn của Bác ở Pác Bó. Thức ăn chủ yếu là cháo bẹ, rau măng. Đây là những thức ăn có sẵn hàng ngày trong bữa ăn của Bác. Giọng điệu đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ và dư thừa. Bữa ăn của Bác thật đạm bạc giản dị mà chan chứa tình cảm đó là toàn là sản vật của thiên nhiên ban tặng cho con người. Đó cũng là niềm vui của người chiến sĩ CM luôn gắn bó với cuộc sống của thiên nhiên - Câu thơ 3 nói về điều kiện làm việc của Bác. Bác làm việc bên bàn đá chông chênh rất giản dị, đơn sơ. Hình tượng người chiến sĩ được khắc hoạ thật nổi bật vừa chân thực vừa sinh động lại vừa như có một tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi, lồng lộng, giống như một bức tượng đài về vị lãnh tụ CM. HCM đang dịch sử ĐảngCộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ đồng thời chính là xoay chuyển lịch sử VN. - Câu thơ thứ 3 là suy nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng. Đó là cuộc sống gian khổ nhưng là niềm vui giữa chốn núi rừng – cuộc đời “ sang” - sang trọng giàu có. Đó là TT, cuộc đời làm CM lấy lý tưởng cứu nước làm lẽ sống không hề bị gian khổ khuất phục. Cuộc đời CM của Bác thật gian khổ nhưng Bác thấy đó là niềm vui của người chiến sĩ CM giữa chốn lâm tuyền. Bác là người CM sống lạc quan tự tin yêu đời. c. Kết bài - là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha lẫn giọng đùa vui Tức cảnh Pác Bó cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của BH trong cuộc sống CM gian khổ ở Pác Bó.Với Người làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn. 3. Viết bài a. Mở bài - HCM (1890- 1969) quê ở làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, là nhà lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn, nhà CM của dân tộc VN. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó ra đời trong thời gian Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó – Cao Bằng (2/1941). Bài thơ tả cảnh sinh hoạt, làm việc và cảm nghĩ của Bác trong những ngày HĐCM gian khổ ở Pác Bó. b. Thân bài c. Kết bài - Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha lẫn giọng đùa vui, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của BH trong cuộc sống CM gian khổ ở Pác Bó.Với Người làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn. 4.Đọc và chữa bài 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, - chuẩn bị ôn tập các kiến thức của bài Ngắm trăng, Đi đường Ngày soạn: 27/02/2011 câu cầu khiến Ngắm trăng, Đi đường A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức về câu cầu khiến - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Ngắm trăng, Đi đường B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Ca1 ? Thế nào là câu cầu khiến? Cho VD? Đề bài: Phân tích bài thơ Ngắm trăng, Đi đường của HCM để thấy phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cm? HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh 1. Bài tập 1 - Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ…nào…hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo - Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý kiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. VD a. Thôi đừng lo lắng – khuyên bảo. b. Cứ về đi. – yêu cầu. c. Đi thôi con. – yêu cầu 2. Bài tập 2 *.Tìm hiểu đề - Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học - Nội dung cần làm sáng tỏ: là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc Ngắm trăng cho thấy t/y thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của BH ngay cả trong cảnh ngục tù khổ tăm tối. Đi đường mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra một chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. - Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ 2. Dàn ý a. Mở bài - Từ tháng 8- 1942 đến tháng 9-1943, Bác Hồ bị chính quyền TGT bắt giam trong các nhà lao tỉnh Quảng Tây. Trong bóng tối của lao tù, Người đã viết ra những dòng ánh sáng. Đó là những dòng thơ trong Nhật kí trong tù. Ngắm trăng, Đi đường là hai bài thơ tiêu biểu của tập thơ cho thấy phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cm. b. Thân bài * Ngắm trăng - BH ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: trong tù ngục. Bậc tao nhân mặc khách thưởng thức trăng đang trong cảnh tù ngục bị đày đoạ vô cùng cực khổ. Không vướng bận với vật chất tầm thường mà vẫn hoà lòng mình để ngắm trăng. - Câu thơ thứ 2 Vừa để hỏi vừa để bộc lộ cảm xúc của tác giả trước cảnh đêm trăng đẹp. có cái xốn xang bối rối rất nghệ sĩ của HCM trước cảnh đêm trăng quá đẹp. Chứng tỏ Người yêu thiên nhiên một cách say đắm nên đã rung động trước cảnh đêm trăng đẹp dù là trong tù ngục.- Cảm xúc xao xuyến của nhà thơ, không cầm được lòng trước cảnh trăng đẹp. - Bất chấp mọi khó khăn thiếu thốn Người đã thả tâm hồn mình ra ngoài cửa sắt của nhà tù để tìm đến ngắm trăng tức là để giao hoà với thiên nhiên. - Vầng trăng cũng vượt ra qua song cửa sắt của nhà tù để đến với nhà thơ. Cả Người và trăng chủ động tìm đến nhau giao hoà với nhau. Người chủ động đến với trăng, trăng chủ động tìm đến với Người Dường như họ đã trở thành tri âm tri kỉ với nhau. => Bác rất yêu thiên nhiên và gắn bó với thiên nhiên. * Đi đường - Giọng suy ngẫm, nhịp 4/3.Vừa đi hết núi này lại đến một lớp núi khác cứ thế khó khăn chồng chất khó khăn, gian lao liên tiếp gian lao.khó khăn gian khổ dường như là bất tận. - Câu thơ mở ra ý nghĩa chủ đạo của bài thơ đó là nỗi gian lao của người đi đường. Đó là suy ngẫm thấm thía rút ra từ bao cuộc đi đường đầy khổ ải của nhà thơ. - giọng điệu khẩn trương thanh thoát hơn, mọi gian lao đã kết thúc, lùi về phía sau, người đi đường lên đến đỉnh cao chót vót là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đã đứng trên cao điểm tột cùng. - Cả một chặng đường gian lao đã kết thúc, h/a nhân vật trữ tình không còn là người đi đường núi vô cùng cực khổ trước mắt sau lưng đều là núi non, mà đã trở thành người khách du lịch đã đi đến được vị trí cao nhất để tha hồ thưởng ngoạn phonh cảnh núi non hùng vĩ bao la trải ra trước mắt. - Câu thơ diễn tả sự vui sướng đặc biệt bất ngờ đó là hạnh phúc vô cùng lớn lao của người chiến sĩ cách mạng hoàn toàn thắng lợi qua bao gian khổ hi sinh. Câu thơ thấp thoáng hiện ra h/a con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thiên nhiên. c. Kết bài - là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc Ngắm trăng cho thấy t/y thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của BH ngay cả trong cảnh ngục tù khổ tăm tối. Đi đường mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra một chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. 3. Viết bài 4.Đọc và chữa bài 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài - Ôn tập câu trần thuật, câu phủ định, chiếu dời đô. Ngày soạn: 24/ 3/2011 Chiếu dời đô A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức về câu trần thuật, câu phủ định - Rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Chiếu dời đô B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Ca 1 ? Thế nào là câu trần thuật? Lấy VD? ? Thế nào là câu phủ định? Lấy VD? Đề bài: Qua bài Chiếu dời đô em hãy làm sáng tỏ vai trò của LCU trong việc dời đô? HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau Ca 2 HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh 1. Bài tập 1 - Câu trần thuật không có kiểu câu của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, thường để kể thông báo, nhận định, miêu tả… - Ngoài chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ t/c cảm xúc…( vốn là chức năng chính của các kiểu câu khác) - Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm tham hoặc dấu chấm lửng. - Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp. VD: - Ông ấy là một người tốt. - Ngay mai cả lớp đi lao động. 2. Bài tập 2 - Câu phủ định là câu chứa những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải, chẳng phải (là) đâu có phải (là),….. - Câu phủ định dùng để : + Thông báo xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó ( câu phủ định miêu tả) + Phản bác một ý kiến, một nhận định( câu phủ định bác bỏ) VD: Nó không đi Hà Nội. Tôi chưa bao giờ chơi thân với nó. 3. Bài tập 3 *.Tìm hiểu đề - Thể loại: NL - Nội dung cần làm sáng tỏ: vai trò của LCU trong việc dời đô. - Cách làm: phân tích các luận điểm để thấy được sự thuyết phục khéo léo, lựa chọn sáng suốt của LCU. *. Dàn ý a. Mở bài - LCU ( 974- 1028) tức Lí Thái Tổ, quê ở Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn có công sáng lập ra vương triều Lí. Năm 1010 LCU viết Chiếu Dời Đô để thuyết phục nhân dân tuân theo mệnh lênh của nhà vua dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La b. Thân bài - Để thuyết phục dời đô LCU đã nêu việc dời đô của các triều đại xưa ở TQ: Nhà Thương : 5 lần dời đô, Nhà Chu : 3 lần dời đô.Theo LCU việc dời đô về trung tâm của các triều đại TQ phù hợp với qui luật khách quan trên vâng lệnh trời, dưới theo ý dân, nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho thế hệ sau cho nên kết quả vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh quốc gia giàu mạnh, đất nước bền vững, phát triển thịnh vượng. Việc dời đô của các triều đại này chứng tỏ dời đô là việc làm thường xuyên của các triều đại.Trong lịch sử cũng từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những điều tốt đẹp. Vậy việc dời đô của LTT không có gì là khác thường. - LTT phê phán việc không dời đô của 2 triều Đinh và Lê cứ đóng yên đô thành ở vùng núi Hoa Lư, không theo mệnh trời, không học người xưa nên triều đại ngắn ngủi, nhân dân khổ cực, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển thịnh vượng trong vùng đất chật chội. Soi sử sách vào tình hình thực tế thì thực ra 2 triều đó thế và lực chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất phẳng, nơi trung tâm của đất nước phải dựa vào thế núi rừng hiểm trở. Thời Lí, trong đà phát triển đi lên của đất nước, việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa - Bên cạnh lí là tình ''Trẫm rất đau xót về việc đó'', lời văn tác động cả tới tình cảm người đọc, tác giả bộc lộ khát vọng xây dựng đất nước lâu bền, hùng cường. - Theo LCU thành Đại La có nhiều lợi thế để chọn làm kinh đô của đất nước: + Về vị thế địa lí : ở nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng, lại có núi có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng tránh được nạn lụt lội , chật chội… + Về vị thế chính trị: là đầu mối giao lưu,''chốn tụ hội của 4 phương'' là mảnh đất hưng thịnh''muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi''.. * Như vậy về tất cả các mặt thành Đại La có đủ mọi điều kiện tốt nhất để trở thành kinh đô của đất nước nước ta đang trên đà lớn mạnh, thể hiện ý chí tự cường dân tộc. Lý Công Uẩn dời đô là vì lợi ích của trăm dân điều đó cho ta thấy ông là một vị vua sáng suốt có tầm nhìn xa trông rộng. - Hai câu cuối tác giả không ra mệnh lệnh mà lại ra câu hỏi mang tính chất trao đổi,đối thoại, tâm tình đồng cảm giữa vua và dân, thuyết phục bằng lí và tình mà vẫn thể hiện quyết định đó là nguyện vọng của vua và dân. * Liên hệ đến Thăng Long - Hà Nội để thấy sự đúng đắn của việc dời đô đã được chứng minh như thế nào trong lich sử nước ta. Thăng Long - Hà Nội luôn vững vàng trong mọi thử thách lịch sử luôn là trái tim của Tổ Quốc. c. Kết bài - Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà phát triển. Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng băng chứng tỏ triều đình đủ sức chấm dứt nạn PK cát cứ, thế và lực sánh ngang phương Bắc, thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình. *. Viết bài *.Đọc và chữa bài 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập Hịch tướng sĩ, Hành động nói - Giờ sau kiểm tra, ôn tập. Ngày soạn: 18/3/2011 Hịch tướng sĩ A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức về hành động nói - Rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Hịch tướng sĩ B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Ca 1 ? Thế nào là hành động nói? Các kiểu hành động nói thường gặp? VD? Đề bài: Chứng minh Hịch tướng sĩ của TQT có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí và tình. HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau Ca 2 HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh 1.Bài tập 1 - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục

File đính kèm:

  • docGia an phu dao Van 8.doc
Giáo án liên quan