A. Mục tiêu bài học
1.kiến thức :- Thấy được mục đích tác dụng của việc học tập chân chính: Học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
2. Kĩ năng: -Tìm hiểu và phân tích đoạn trích văn bản nghị luận cổ: vắn đề, luận điểm, luận cứ.
3. Thái độ: -Các em thấy được mục đích và tác dụng thiết thực lâu dài của việc học chân chính, học để làm người, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
B. Chuẩn bi phương pháp , phương tiện
1.Thầy: Soạn bài
2.Trò: Đọc trước bài ở nhà
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5’)
? Đọc thuộc đoạn mở đầu bài Bình Ngô Đại cáo mà em vừa học và cho biết quan niệm đất nước của Nguyễn trãi trong bái NĐVT được mở rộng và nâng cao những yếu tố gì so với bài Nam Quốc Sơn Hà của Lí Thường Kiệt.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới;(1’)
Quang Trung Nguyễn Huệ không chỉ là vị hoàng đế anh hùng, bách chiến, bách thắng mà còn là nhà chính trị, nhà văn hóa có tầm nhìn xa trông rộng. Ông rất chú ý đến việc trọng dụng nhân tài, chấn hưng văn hóa, giáo dục để xây dựng đất nước lớn mạnh, lâu bền. Quang Trung đã nhiều lần viết thư mời nhà nho lão thành, học vấn sâu rộng đang ở ẩn Nguyễn Thiếp ( La Sơn phu tử) đem tài ra giúp dân, giúp nước. Trung thần với nhà lê, mấy lần Nguyễn Thiếp từ chối nhưng rồi trước sự chân thành và thẳng thắn của Quang Trung. Nguyễn Thiếp nhận lời vào Phú Xuân giúp nhà vua xây dựng, phát triển văn hóa giáo dục. Tháng 8- 1971 Nguyễn Thiếp dâng lên vua bản tấu này.
* Hoạt động 3: Bài mới.(38’)
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/3/203
Ngày giảng: /3/2013
Văn bản Bàn luận về phép học
( luận học pháp)
Tiết 101: Đọc- Hiểu văn bản
A. Mục tiêu bài học
1.kiến thức :- Thấy được mục đích tác dụng của việc học tập chân chính: Học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
2. Kĩ năng: -Tìm hiểu và phân tích đoạn trích văn bản nghị luận cổ: vắn đề, luận điểm, luận cứ.
3. Thái độ: -Các em thấy được mục đích và tác dụng thiết thực lâu dài của việc học chân chính, học để làm người, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
B. Chuẩn bi phương pháp , phương tiện
1.Thầy: Soạn bài
2.Trò: Đọc trước bài ở nhà
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5’)
? Đọc thuộc đoạn mở đầu bài Bình Ngô Đại cáo mà em vừa học và cho biết quan niệm đất nước của Nguyễn trãi trong bái NĐVT được mở rộng và nâng cao những yếu tố gì so với bài Nam Quốc Sơn Hà của Lí Thường Kiệt.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới;(1’)
Quang Trung Nguyễn Huệ không chỉ là vị hoàng đế anh hùng, bách chiến, bách thắng mà còn là nhà chính trị, nhà văn hóa có tầm nhìn xa trông rộng. Ông rất chú ý đến việc trọng dụng nhân tài, chấn hưng văn hóa, giáo dục để xây dựng đất nước lớn mạnh, lâu bền. Quang Trung đã nhiều lần viết thư mời nhà nho lão thành, học vấn sâu rộng đang ở ẩn Nguyễn Thiếp ( La Sơn phu tử) đem tài ra giúp dân, giúp nước. Trung thần với nhà lê, mấy lần Nguyễn Thiếp từ chối nhưng rồi trước sự chân thành và thẳng thắn của Quang Trung. Nguyễn Thiếp nhận lời vào Phú Xuân giúp nhà vua xây dựng, phát triển văn hóa giáo dục. Tháng 8- 1971 Nguyễn Thiếp dâng lên vua bản tấu này.
* Hoạt động 3: Bài mới.(38’)
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Đọc chú thích dấu*
GV khái quát về tác giả.
GV: Lưu ý khi tìm hiểu về NT cần chú ý tới phẩm chất, tài năng của NT, mỗi quan hệ của NT với Nguyễn Huệ. Từ mỗi quan hệ này ta thấy được thái độ cầu hiền tài, trọng kẻ sĩ của Quang Trung thấy được tấm lòng vì dân vì nước của La Sơn Phu Tử.
- Hoàn cảnh ra đời Vua QT từng mời Nguyễn Thiếp ra hợp tác với triều Tây Sơn nhưng vì nhiều lí do Nguyễn Thiếp chưa nhận lời . Ngày 10/ 7 niên hiệu Quang Trung năm thứ tư ( 1791), vua lại viết chiêu thư mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân hội kiến vì “ có nhiều điều bàn nghị” Lần này La Sơn Phu Tử bằng lòng vào Phú Xuân bàn quốc sự. Ông làm bài tấu bàn về ba việc mà bậc quân vương chưa biết.
- Nội dung bài tấu( Tr102- SGV)
một là bàn về vấn đề “ quân đức” ( đức của vua), hai là bàn về “ tâm dân” ( lòng dân), ba là bàn về “ học pháp” ( phép học)
GV: nêu yêu cầu đọc.
Yêu cầu đọc: giọng điệu chân tình, bày tỏ thiệt hơn, vừa tự tin, vừa khiêm tốn.
GV đọc mẫu một đoạn.
? Kiểm tra chú thích 1,2,3?
? phân biệt bài tấu của Nguyễn Thiếp với thể tấu của văn học hiện đại?
? Hãy xác định kiểu văn bản của bài tấu này?
? phân tích trình tự lập luận của đoạn trích giảng?
Đọc “ Ngọc không mài… điều ấy”
? Em hiểu câu mở đầu bài viết như thế nào?
? Câu châm ngôn mở đầu có tác dụng gì?
? Như vậy, mục đích của việc học được tác giả nêu ra ở đây là gì?
? Em có nhận xét gì mục đích học của người xưa?
Đọc tiếp đến “ điều tệ hại ấy”
? Khi đưa ra nhận xét “ người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường” tác giả đã phê phán lối học nào?
? Theo em, nguyễn Thiếp quan niệm như thế nào là lối học “ chuộng hình thức, cầu danh lợi”?
? Trong quan niệm của nguyễn Thiếp, liên hệ với thực tế dâu là đúng, đâu là sai trong việc học?
? khi nhận định “ chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy” tác giả chỉ ra những tác hại nào của việc học lệch lạc sai trái đó?
? Đoạn văn giúp em hiểu gì về thái độ của tác giả đối với mục đích học tập?
Đọc tiếp : xin chớ bỏ qua?
? Để khuyến khích việc học Nguyễn Thiếp đã khuyên vua Quang trung thực hiện những chính sách gì?
? Bài tấu đã đề cập tới những phép học nào?
? trong thời đại hiện nay, em có suy nghĩ như thế nào về những đề xuất của Nguyễn Thiếp?
Gv: kế sách mà La Sơn Phu Tử hiến cho vua quang Trung thật là những lời tâm huyết xuất phát từ quyền lợi quốc gia, trong sự nghiệp an dân trị quốc. Tầm nhìn ấy có chiều rộng, chiều sâu về một chiến lược lâu dài không phải một ngày hai ngày mà làm được.Vua Quang trung xem tác giả như một người tri ân mới triều kiến vào Phú Xuân bàn quốc sự. Rất tiếc là triều đại Quang Trung mở ra chẳng được bao lâu, do đó chương trình chấn hưng hãy còn giang dở, dù sao quan điểm của Nguyễn thiếp cũng vẫn là những viên gạch vững chắc đầu tiên trong nền tảng lí luận của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà.
? Trong khi đề xuất ý kiến với vua về việc học hành của nước nhà, tác giả đã dùng những từ ngữ cầu khiến như: cúi xin, xin chớ bỏ qua, những từ ngữ đó giúp em hiểu gì về thái độ của tác giả với việc học với vua?
? Mục đích của việc học chân chính và cách học đúng đắn được tác giả gọi là đạo học. Theo tác giả việc học hành có tác dụng như thế nào?
? Theo em tại sao đạo học thành thì sẽ tạo ra nhiều người tốt?
? Tại sao nói triều đình ngay ngắn có liên quan đến đạo học thành?
? Tại sao đạo học thành sẽ khiến thiên hạ thịnh trị?
? Nêu giá trị về nghệ thuật của bài?
? Đọc những lời tấu trình của NT về phép học, em thu nhận được những điều xâu xa nào về đạo đức học của cha ông ta ngày trước?
? Theo em lời tấu trình của NT có ý nghĩa như thế nào đối với việc học hôm nay?
? Xác định trình tự lập luận của bài tấu bằng một sơ đồ?
Hs đọc
Hs nghe
Hs đọc nối tiếp
Hs dựa vào chú thích trả lời
Hs xác định
Hs phân tích
Hs đọc
hs bộc lộ
Hs nhận xét
Hs nhận xét
Hs nhận xét
Hs đọc
Hs nhận xét
Hs thảo luận trình lày
Hs bộc lộ
Hs chỉ ra tác hại
Hs nêu ý hiểu
Hs đọc
Hs phát hiện
Hs xác định, nhận xét
Hs bộc lộ
Hs nhận xét
Lắng nghe
Hs đọc
Hs nhận xét
Nhận xét
Hs phân tích
Hs giải thích
Hs giải thích
Hs nhận xét khái quát
Hs khái quát
Hs bộc lộ
Hs thảo luận
Hs thảo luận nhóm
I. Đọc – Tiếp xúc văn bản
* Tác giả, tác phẩm:
* Đọc
* Từ khó: SGK
* Cấu trúc văn bản:
Bài tấu này có thể văn cổ.
Tấu trong văn học hiện đại là một loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng thường có ý nghĩa thời sự, mang yếu tố vui hài hước.
-Kiểu văn bản nghị luận trình bày đề nghị một vắn đề, chủ trương chính sách thuộc lĩnh vực gd đào tạo con người.
* nêu mục đích chân chính của việc học.
* phê phán ngững lệch lạc, sai trái.
* khẳng định quan điểm phương pháp học tập dúng đắn.
* Tác dụng của việc học chân chính
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Nêu mục đích chân chính của việc học.
- Chỉ có học tập con người mới trở nên tốt đẹp.
- không thể không học mà trở thành người tốt đẹp.
- do vậy học tập là một qui luật trong đời sống của con người.
- Vừa dễ hiểu, vừa tăng sức thuyết phục.
- Học để biết rõ đạo học để làm người.
- Đây là mục đích học tập đúng đắn, bởi mục đích cơ bản và cuối cùng của việc học chính là để làm người, không nên chỉ bó hẹp trong cái nghĩa đạo đức mà cần phải hiểu theo nghĩa rộng của nó bao gồm cả đạo đức lẫn kiến thức. Hai yếu tố này gắn bó khăng khít với nhau.
2. Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học.
-Lối học lệch lạc: không chú ý đến nội dung
-Lối học sai trái: Học vì danh lợi của bản thân.
-Lối học hình thức: Học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không có cái chất.
-Lối học cầu danh lợi: Học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc…
* Tác hại:
- Đảo lộn giá trị con người.
- Không còn có người tài, đức.
- Từ đó dẫn đất nước đến thảm họa.
+ Xem thường lối học hình thức, lấy danh vọng cá nhân là chính.
+ Coi trọng lối học lấy mục đích thành người tốt đẹp là cho đất nước vững bền.
3. Khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
-Mở rộng trường học. áp dụng nhiều phép dạy và phép học.
Việc học phải được phổ biến rộng khắp: Mở thêm trường, mở rộng thành phần người đi học.
Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng.
Phương pháp học phải:
+ Tuần tự tiến lên từ thấp đến cao.
+ Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.
+ Học kết hợp với hành, học không phải để biết mà còn phải để làm.
->Khoa học , hợp lí
- Chân thành với sự học
- Tin ở điều mình tấu trình là đúng đắn
- tin ở sự chấp thuận của vua
4. Tác dụng của phép học
-Tạo được nhiều người tốt
Từ đó triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
- Mục đích của việc học chân chính sẽ tạo ra nhiều người tài đức, nhiều người học có tài sẽ tạo ra nhiều người tốt.
- Đạo học mà thành thì sẽ không còn lối học hình thức vì danh lợi cá nhân, không còn hiện tượng chúa tầm thường, thần nịnh hót.
- Nhiều người giỏi có đạo đức, đỗ đạt làm quan sẽ khiến triều đình ngay ngắn.
- Đạo học thành sẽ tạo ra nhiều người biết trọng lẽ phải, biết ứng dụng điều mình học vào công việc, không thói cầu danh lợi hoặc nịnh thần, khiến việc cai thị quốc gia sẽ dễ dàng, nước nhà sẽ vững vàng bình ổn.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Tác phẩm viết theo kiểu nghị luận với những lập luận chặt chẽ xen lẫn những yếu tố tình cảm thái độ của người viết nhằm tăng sức thuyết phục.
2. Ý nghĩa:
- Mục đích và tác dụng của việc học chân chính là: Học để làm người, học để viết và làm, học để hưng thịnh đất nước.
- Là người thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu biết sâu.
- là người tri thức yêu nước, quan tâm tới vận mệnh đất nước từ việc học
- Người trọng chữ, trọng tài
-Đạo học lấy mục đích hưng thịnh đất nước, mục đích làm người tốt nhiều lên trong khẩu hiệu “ Tiên học lễ, hậu học văn”
- Cách học gần với hành động đang được chú ý trong đổi mới phương pháp dạy học, thể hiện ở quan điểm tăng cường ý nghĩa ứng dụng và thực hành của môn học.
IV. Luyện tập
MĐ chính
Của việc học
pp những lệch kđ qđ pp
lạc sai trái học tập đ đắn
Tác dụng của việc
Học chân chính
D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối ( 2' ):
* Về nhà: Học Sinh Yếu, Tb - Học bài theo nội dung phần II, III.
Học sinh Khỏ,giỏi: - Nêu cảm nhận của em khi học xong tác phẩm.
* Chuẩn bị : - Đọc và soạn bài :Thuế máu.theo câu hỏi sgk
Soạn ngày: 03/3/2013
Dạy ngày: /3/2013
Tiết 102: Luyện tập xây dựng và trình
bày luận điểm
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức : - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
2. Kỹ năng: - Vân dụng những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc.
3. Thái độ - ý thức luyện tập .
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 .Thầy: Soạn bài
2 . Trò: Ôn lại toàn bộ kiến thức lí thuyết về văn nghị luận
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới(1’)
Gv nêu yêu cầu của tiết học theo mục A
* Hoạt động 3: Bài mới(38’)
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Để thực hiện được nhiệm vụ mà đề bài nêu ra, em sẽ lần lượt đi theo những bước nào?
? Bài làm cần sáng tỏ vấn đề gì?
? Để giải quyết vấn đề đó, em có sử dụng hệ thống luận điểm trong SGK không? vì sao?
GV sơ kết
? hãy sắp xếp lại hệ thống luận điểm cho hợp lí?
?Trình bày hệ thống luận điểm của bản thân.
GV tổ chức nhận xét
? Khi trình bày luận điểm ta cần chú ý tới điều gì?
Gv chuẩn bị hệ thống luận điểm trên bảng phụ, nêu yêu cầu.
? Hãy trình bày cách giới thiệu của em?
GV chuẩn bị hệ thống luận điểm trên bảng phụ, nêu yêu cầu.
GV tổ chức nhận xét.
? Có nhất thiết cần phải có kết thúc đoạn nghị luận không?
? Hãy viết câu kết thúc đoạn theo yêu cầu?
GV: nêu yêu cầu H/s thực hành chuyển GV tổ chức nhận xét
GV: Thay đổi vị trí câu chủ đề, viết lại cho phù hợp khi thay đổi. Các câu trong đoạn giữ nguyên song cần thay đổi cách diễn đạt cho phù hợp
GV khái quát lại bài học.
Hs nêu
Hs xác định
Hs phân tích, giải thích
Hs sắp xếp
Hs trả lời theo nội dung ghi nhớ SGK
Hs nhận xét
Hs độc lập làm việc
Hs thảo luận
Hs nhận xét, làm bài
Hs chuyển, trình bày
Đề bài: Lời khuyên của các bạn trong lớp học chăm chỉ hơn .
I. Chuẩn bị :
II. Luyện tập
I. Xây dựng hệ thống luận điểm:
- Vấn đề bàn luận: cần học tập chăm chỉ.
-Đối tượng trong lớp.
* Nhận xét:
LĐ a: Bỏ nội dung không phù hợp với bài: Lao động tốt.
Thiếu một số luận điểm để việc giải quyết vấn đề toàn diện, triệt để hơn.
Ví dụ:
+ Đất nước bao giờ cũng cần những người tài giỏi.
+ người tài giỏi không tự nhiên mà có mà phải qua quá trình chăm chỉ…
* Sắp xếp lại:
a. Đất nước ta đang cần những người tài giỏi.
b. Quanh ta đang có nhiều tấm gương các bạn học sinh đang phấn đấu học giỏi, để đáp ứng yêu cầu của đất nước.
c. Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải chăm học.
d. Một số bạn trong lớp ta còn ham chơi, chưa ham học, làm cho thầy cô và bố mẹ lo buồn.
e. Nếu bây giờ càng chơi bời thì sau này khó gặp niềm vui trong cuộc sống.
g. Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, để trở thành người có ích cho cuộc sống, và từ đó tìm được niềm vui chân chính, lâu bền.
* Ghi nhớ
II. Trình bày luận điểm:
* Luận điểm e:
+ Nhận xét cách trình bày trong SGK.
Cách 1: Cách giới thiệu này tốt vì nó vừa có tác dụng chuyển đoạn, nối đoạn lại, vừa giới thiệu được luận điểm mới, đơn giản và dễ làm theo.
Cách 2:Cách này không được vì từ đó dùng để mử đầu câu không có tác dụng chuyển đoạn thực sự.
Cách 3: đây là cách trình bày rất tốt vì hai câu văn không chỉ giới thiệu được luận điểm mới, nối với luận điểm trước đó mà còn tạo ra giọng điệu thân mật, gần gũi giọng đối thoại, trao đổi trong văn nghị luận.
- Nhưng đáng tiếc đáng buồn là một số bạn trong lớp ta chưa thấy rằng…
- một số bạn lại phát biểu công khai: Tuổi học trò là tuổi vui chơi, tội gì không vui chơi cho thoả mái đi! các bạn chưa thấy rằng…
- Học tập cần phải gắn liền với vui chơi thì mới hài hoà, phát triển cân đối con người. Dựa vào lí lẽ ấy để không chịu học hành nghiêm chỉnh, các bạn ấy chưa thấy rằng…’
*Cách trình bày luận điểm:
+ Theo trình tự SGK là hợp lí vì trình tự ấy phản ánh được các bước hợp lí của quá trình làm rõ dần luận điểm: Bước trước dẫn tới bước sau, bước sau là bước kế tiếp của bước trước, để tới bước cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn.
+ Có thể có cách khác: 2,3,1,4 ( thay đổi cách viết câu cho phù hợp: Trong xã hội hiện đại, làm việc gì cũng phải có tri thức…
* Cách kết thúc đoạn văn:
-không đòi hỏi mọi đoạn văn đề phải có hoặc đề không được có kết đoạn.
- Theo cách của Trần Quốc Tuấn có thể viết: Lúc bấy giờ các bạn muốn vui chơi nữa liệu có được không? Hoặc: Lúc bấy giờ, các bạn không muốn vui chơi thỏa mái nữa, liệu có được hay chăng?
* Chuyển cách trình bày nội dung đoạn văn:
D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối:( 2')
* Về nhà: Học sinh yếu ,Tb - Ôn tập lí thuyết, xem các đề bài đã giải quyết.
Học sinh khá, giỏi- Từ bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
* Chuẩn bị: -Chuẩn bị viết bài số 6
- Đọc bài hội thoại
- Chuẩn bị bài tìm yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
Ngày soạn: 03/3/2013
Ngày giảng : /3/2013
Tiết 103 - 104 Viết bài tập làm văn số 6
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức : -Vận dụng kỹ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh, hoặc giải thích một vấn đề văn học hoặc xã hội gần gũi với các em.
2. Kỹ năng : - viết bài văn chứng minh .
2.Thái độ : - Từ đó đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn nghị luận của bản thân, tự rút ra những kinh nghiệm cần thiết làm bài tốt hơn.
B.Chuẩn bị phương pháp ,phương tiện
1. Gv : ra đề ,đáp án .
2. Học sinh : ôn lại văn nghị luận: Tổ chức hệ thống luận điểm trong bài nghị luận, viết đoạn văn trình bày luận điểm, đưa các yếu tố miêu tả tự sự biểu cảm vào bài văn nghị luận.
- Xem lại các đề bài luyện tập và các bài nghị luận trong phần đọc hiểu.
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học.
* Hoạt động 1 : Kiểm tra không .
* Hoạt động 2: GV nêu đề bài
* Hoạt động 3 : HS chép đề bài vào vở .
I.Đề bài:
Bạn em chỉ thích trò chơi điện tử mà tỏ ra thờ ơ không quan tâm tới thiên nhiên, em hãy chứng minh cho bạn thấy: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết, niềm vui vô tận. và vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên.
*Hoạt động 3: HS viết bài
*Hoạt động 4 :GV thu bài nhận xét ý thức làm bài của hs.
II.Hướng dẫn chấm.
*.Yêu cầu chung.
- Học sinh biết làm bài văn nghị luận.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Vận dụng được phương pháp nghị luận, đưa được các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào trong bài viết.
*Yêu cầu cụ thể.
A. Mở bài:
- Dẫn dắt, nêu vấn đề: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết niềm vui và chúng ta cần gần gũi thiên nhiên.
B.Thân bài:
+ Luận điểm 1: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ:
- Nếu đứng trong một căn phòng nhỏ, và dầy khói thuốc lá và ở ngoài kia là thiên nhiên hùng vĩ, có núi, có sông thì bạn sẽ chọn nơi nào?
- Con người nếu như không có thiên nhiên thì con người chỉ như một cái máy, chắc chắn không ai có thể thoát khỏi hội chứng của sự căng thẳng. Thiên nhiên chính là liều thuốc bổ đối với sức khoẻ của con người.
+ Luận điểm 2: Thiên nhiên đem đến cho ta sự hiểu biết niềm vui
- Tham quan thiên nhiên ta sẽ tích luỹ được các kiến thức về sinh học, vật lý hay hoá học.
- Thiên nhiên là nơi ta thực hành những kiến thức mà ta tích luỹ được qua sách vở.
- Gần gũi với thiên nhiên là thêm yêu đời, yêu cuộc sống, tạo nên cảm hứng sáng tác văn học.
(Dẫn chứng một số nv gần gũi với thiên nhiên trong vh: Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca, ...)
* Cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến với thiên nhiên. Bằng cách: Cùng gia đình có những ngày nghỉ cuối tuần đến với thiên nhiên; sưu tần các mẫu trong thiên nhiên; vẽ tranh phong cảnh; chăm sóc cây xanh ...
C.Kết bài: Khái quát lại vai trò của thiên nhiên với đời sống con người. Lời kêu gọi mọi người hãy gần gũi với thiên nhiên. (1,5đ
*.Cách cho điểm:
1. Nội dung:
-Mở bài: (1,5) điểm
-Thân bài: (6) điểm ý1:(2,5đ); ý 2:(2,5đ); ý 3(1)
-Kết bài: (1,5) điểm
2. Hình thức: 1 điểm cho bài trình bày sạch đẹp, khoa học
(GV cần lưu ý điểm các phần trên cho tối đa khi các phần đó có sự liên kết chặt chẽ về các mặt trong chỉnh thể của bài viết)
*Hoạt động 5: Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối .
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp tục ôn tập kiểu bài nghị luận.
- Làm các đề bài còn lại sgk .
File đính kèm:
- giao an ngu van tiet 101.doc