I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức
- Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX.
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
III Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 năm học 2012- 2013 Tuần 15 Tiết 57 Vào nhà ngục quảng đông cảm tác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nam Thái A
Ngày soạn 16 /10 /2012
Tuần 15
Tiết 57 :
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
Phan Bội Châu
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức
- Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX.
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
III Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1
- Gv hướng dẫn tìm hiểu chung.
* Gv cho Hs quan sát tranh.
- Hãy nêu vài nét về tác giả ?
Gv chốt ý, giới thiệu thêm về tác giả.
- Nêu xuất xứ của bài thơ ?
- GV đọc mẫu GV-cho HS đọc bài thơ
- GV cho HS nhắc lại ngắn gọn thể thơ thất ngôn bát cú đường luật đã học ở lớp 7
Hoạt động 2
- Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết
- Yêu cầu HS giải thích từ “ hào kiệt”, “phong lưu”.
- Em có nhận xét gì về điệp từ “ vẫn”.
ở câu thơ đầu em có nhận xét gì về suy nghĩ và khí phách của tác giả ?
- Quan niệm “ chạy mỏi chân …ở tù” thể hiện tinh thần ý chí như thế nào của PBC?
- Em có nhận xét gì về giọng điệu 2 câu thơ này? Qua đó thấy rõ tâm trạng của tác giả như thế nào ?
Yêu cầu HS đọc 2 câu thực. - Em hiểu như thế nào về cụm từ “ Khách không nhà” và “Trong bốn bể”.
Em hiểu cả câu này như thế nào ?
Yêu cầu HS đọc 2 câu luận
-Em hãy giải thích từ
“ bủa tay”, “ kinh tế” .
ý cả câu này là gì?
- Em có nhận xét gì về câu “ mở miệng…oán thù”
GV gọi HS đọc 2 câu kết
H: “ thân ấy”. “ sự nghiệp” được hiểu như thế nào?
- Qua văn bản này em thấy nghệ thuật có gì độc đáo?
- Văn bản trên, người viết muốn nhắn gởi đến chúng ta điều gì?
- Gv yêu cầu Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Học sinh đọc
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh đọc
- Học sinh nhận xét .
Cách sống đàng hoàng sang trọng của bậc anh hùng không bao giờ thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào .
Suy nghĩ trả lời
Nhận xét bổ sung
-> Vừa cứng cỏi, vừa mềm mại vừa có ý đùa cợt .
- Học sinh đọc
-> Người tự do đi đây đó…
ý muốn nói về đời hoạt động xa quê hương của tác giả .
Lắng nghe
Suy nghĩ trả lời
Nhận xét bổ sung
-> Con người vẫn ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời
Khẩu khí của bậc anh hùng dù trong hoàn cảnh nào vẫn có thể ngạo nghễ cười trong mọi thủ đoạn của kẻ thù.
Thảo luận nhóm
Đại diện trình bầy
Nhận xét bổ sung
- Thảo luận nhóm 5’
- Đại diện nhóm trình bày
- học sinh đọc
I. Tìm hiểu chung..
1. Tác giả:
Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở tỉnh Nghệ An. Là nhà yêu nước, CM lớn của dân tộc ta đầu thế kỉ XX.
2. Xuất xứ.
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác nằm trong tác phẩm “Ngục trung thư” sáng tác 1914 khi ông bị bắt giam.
3. Đọc văn bản
4.Thể thơ: thơ thất ngôn bát cú đường luật.
II. Tìm hiểu chi tiết :
1. Nội dung:
a.Hai câu đề: phong thái đường hoàng, tự tin, ung dung vừa ngang tàng vừa hào hoa rơi vào tù ngục mà cứ như nguời dừng chân trên chặng đường
=> giọng đùa vui.
b. Hai câu thực:
Giọng trầm tĩnh – tác giả tự nói về cuộc đời bôn ba đầy sóng gió và bất trắc của mình gắn cuộc đời mình với đất nước.
c.Hai câu luận:
- Khẩu khí của người anh hùng ngạo nghễ cười cợt.
- Lối nói khoa trương gây ấn tượng mạnh.
d. Hai câu kết: ý chí , niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa của nhà chí sĩ yêu nước của Phan Bội Châu.
2. Nghệ thuật :
-Viết theo thể thơ truyền thống .
-Xây dựng hình tượng người chí sĩ cách mạng với khí phách kiên cường , tư thế hiêng ngang , bất khuất .
-Lựa chọn , sử dụng ngôn ngữ để thể hiện khẩu khí rắn rỏi , hào hùng , có sức lôi cuốn mạnh mẽ .
3. Ý nghĩa:
-Vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ cách mạng phan bội châu trong hoàn cảnh ngục tù .
- Giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK)
3. Củng cố
- Em hãy nêu nội dung của hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết của bài thơ ?
- Qua văn bản này em thấy nghệ thuật có gì độc đáo?
- Văn bản trên, người viết muốn nhắn gửi đến chúng ta điều gì?
4. Hướng dẫn tự học
- Về nhà học bài : Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa
- Soạn bài: ''Đập đá ở côn lôn”
* Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiết 57.doc