I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạmg đầu thế kỉ XX.
- Chí khí lẫm liệt , phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
- Cảm hứng hào hùng , lãng mạng được thể hiện trog bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc –hiếu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
- Phân tích được vẽ đẹp hình tượng nhân vật trũ tình trong bài thơ .
- Cảm nhận được giọng điệu , hình ảnh trong bài thơ.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
III Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 năm học 2012- 2013 Tuần 15 Tiết 58 Đập đá ở Côn Lôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nam Thái A
Ngày soạn /11 /2012
Tuần 15
Tiết 58 : ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Phan Châu Trinh
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạmg đầu thế kỉ XX.
- Chí khí lẫm liệt , phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
- Cảm hứng hào hùng , lãng mạng được thể hiện trog bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc –hiếu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
- Phân tích được vẽ đẹp hình tượng nhân vật trũ tình trong bài thơ .
- Cảm nhận được giọng điệu , hình ảnh trong bài thơ.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGK, bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
III Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1
- Gv hướng dẫn tìm hiểu chung.
* Gv cho Hs quan sát tranh.
- Hãy nêu vài nét về tác giả ?
Gv chốt ý, giới thiệu thêm về tác giả.
- Nêu xuất xứ của bài thơ ?
- GV đọc mẫu GV-cho HS đọc bài thơ
Hoạt động 2
- Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết
- Làm trai ở đây là gì ?
- Toàn bộ câu một nói lên điều gì?
- Từ lừng lẫy nghĩa là gì?
Tác giả để từ đó ở đầu câu thứ hai với dụng ý gì?
- “ lở núi non” là công việc gì ?
- Hai câu tiếp theo trực tiếp miêu tả cảnh nào ?
H: Em có cảm nhận gì về công việc này ?
- Đọc hai câu thơ em có cảm giác nặng nề vất vả đó không? Vì sao?
- Em hiểu gì về suy nghĩ của tác giả qua 2 câu này ?
Gọi HS đọc 2 câu cuối
H: Em hiểu ý 2 câu thơ này như thế nào?
- Cách kết thúc này có gì giống với bài “Cảm tác”?
- Có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ?
- Văn bản trên, người viết muốn nhắn gởi đến chúng ta điều gì?
- Gv yêu cầu Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Học sinh đọc
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh đọc
- Học sinh nhận xét .
- Thảo luận nhóm 5’
- Đại diện nhóm trình bày
Lòng kiêu hãnh ý chí tự khẳng định mình là khát vọng HĐ mãnh liệt .
- Phá núi lấy đá tù đày lao động khổ sai.
Suy nghĩ trả lời
Nhận xét
Rất vất vả khổ sai
Suy nghĩ trả lời
Nhận xét bổ sung
- Thảo luận nhóm
Đại diện trình bày
Nhận xét bổ sung
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa .
- Sử dụng bút pháp lãng nạn , thể hiện khẩu khí ngang tàng , ngạo nghề và giọng điệu hào hùng .
- Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí , nghị lực và niềm tin lí tưởng của người chí sĩ cách mạng.
- Học sinh đọc
I. Tìm hiểu chung..
1. Tác giả: Phan Châu Trinh (1872 – 1926) quê ở tỉnh Quảng Nam là nhà yêu nước của dân tộc ta đầu thế kỉ XX.
2. Xuất xứ. Bài thơ làm trong lúc ông bị đày lao động khổ sai ở Côn Đảo.
3. Đọc văn bản
4. Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.
II.Tìm hiểu chi tiết :
1. Nội dung:
a Hai câu đề:
- Làm trai: ý chí khẳng định mình con người đứng giữa đất trời Côn Lôn với tư thế hiên ngang sừng sững.
- Lừng lẫy: ngạo nghễ lẫm liệt.
- Lở núi non: Pha núi lấy đá .
-> Người tù đập đá đã trở thành hình ảnh dũng sĩ mang vẻ đẹp hùng tráng
b. Hai câu thực:
- Cảnh lao động khổ sai.
- Nghệ thuật: Khoa trương phép đối xứng hành động và hình ảnh.
-> Tư thế tinh thần của người đập đá -> vượt lên hoàn cảnh làm chủ hoàn cảnh.
c. Hai câu luận:
-Tháng ngày, mưa nắng: Chỉ sự gian khổ và chịu đựng không phải một sớm một chiều.
Thân sành sỏi .
Bền dạ sắt son-> ý chí sắt son.
-> Chí khí quyết tâm của người tù CM không khó khăn nào làm chùn bước, làm thay đổi quyết tâm và ý chí của người tù.
d. Hai câu kết:
- Kẻ vá trời chỉ nữ oa.
-> Việc lao dịch xem như “ việc cỏn con”
-> Tinh thần ý chí hào hùng lạc quan tin tưởng của người tù CM.
2. Nghệ thuật :
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa .
- Sử dụng bút pháp lãng nạn , thể hiện khẩu khí ngang tàng , ngạo nghề và giọng điệu hào hùng .
- Sử dụng thủ pháp đối lập , nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng , cách mạng .
3. Ý nghĩa :
- Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí , nghị lực và niềm tin lí tưởng của người chí sĩ cách mạng.
- Bằng bút pháp lãng mạn giọng điệu hào hùng, bài thơ giúp ta cảm nhận 1 hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan vẫn không sờn lòng đổi chí.
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK)
3. Củng cố:
- Có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ?
- Qua văn bản này em thấy nghệ thuật có gì độc đáo?
- Văn bản trên, người viết muốn nhắn gởi đến chúng ta điều gì?
4. Hướng dẫn tự học
- Về nhà học bài : Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa
- Soạn bài: ''xem lại tiết 17,23,27,43 để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết tiếng việt .
* Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiết 58.doc