Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 25 tiết 97- Nước đại việt ta (trích bình ngô đại cáo)

A. Mục tiêu bài học:

 Học sinh thấy được ý nghĩa tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV và bước đầu hiểu được một vài nét đặc sắc nghệ thuật của Bình Ngô Đại Cáo qua đoạn trích đầu tiên: Sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi. Lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.

 Rèn kỹ năng đọc văn biền ngẫu, tìm và phân tích luận điểm, luận cứ trong một đoạn bài cáo.

B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn giáo án, toàn văn bài Bình Ngô Đại Cáo.

 Học sinh soạn bài, sưu tầm toàn văn bài.

C.Khởi đông:

 1.Kiểm tra bài cũ.: Đọc thuộc lòng đoạn “Huống chi .phỏng có được không?”.

 2. Giới thiệu bài : HTS đã phản ánh một thời anh dũng trong lịch sử chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, BNĐC của Ng. Trãi đã tiếp nối truyền thống ấy, phản ánh tiến trình đấu tranh ròng rã trong mười năm chiến đấu chống quân Minh xâm lược mà đoạn mở đầu như một khúc ca tự hào sâu sắc.

D. Tiến trình các hoạt động dạy và học:

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 25 tiết 97- Nước đại việt ta (trích bình ngô đại cáo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 25 Tiết 97. NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo) – Nguyễn Trãi – A. Mục tiêu bài học: Học sinh thấy được ý nghĩa tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV và bước đầu hiểu được một vài nét đặc sắc nghệ thuật của Bình Ngô Đại Cáo qua đoạn trích đầu tiên: Sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi. Lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Rèn kỹ năng đọc văn biền ngẫu, tìm và phân tích luận điểm, luận cứ trong một đoạn bài cáo. B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn giáo án, toàn văn bài Bình Ngô Đại Cáo. Học sinh soạn bài, sưu tầm toàn văn bài. C.Khởi đông: 1.Kiểm tra bài cũ.: Đọc thuộc lòng đoạn “Huống chi…..phỏng có được không?”. 2. Giới thiệu bài : HTS đã phản ánh một thời anh dũng trong lịch sử chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, BNĐC của Ng. Trãi đã tiếp nối truyền thống ấy, phản ánh tiến trình đấu tranh ròng rã trong mười năm chiến đấu chống quân Minh xâm lược mà đoạn mở đầu như một khúc ca tự hào sâu sắc. D. Tiến trình các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ1: Giới thiệu khái quát chung H: Đọc chú thích SGK ?1: Em hãy nêu một vài nét hiểu biết của em về tác giả. ? Nêu vài nét về tác phẩm. H: Phát biểu cá nhân - Nguyễn Trãi (1380-1442) con tiến sĩ Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại Trần Nguyên Đán. Quê Nhị Khê – Thường Tín – Hà Tây. Ông đỗ tiến sĩ (1400) ra làm quan với nhà Hồ, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, giúp vua về mọi phương diện: Quân sự, chính trị, ngoại giao.àNhà chính trị, quân sự, ngoại giao thiên tài, đã đóng góp nhiều công sức trong cuộc KC chống Minh đi đến thắng lợi ; vai trò tích cực như dâng ?2: Dựa vào chú thích hãy nêu đặc điểm chính của thể cáo? Tại sao Bình ngô Đại Cáo lại mang ý nghĩa trọng đại. Cáo: thể văn NL cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh trình bày một chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết ; viết bằng văn biền ngẫu. G: Giới thiệu thêm -Hoàn cảnh ra đời: Kh/khí hào hùng của ngày vui đại thắng, độc lập, TQ sạch bóng tù, đất nước bước vào kỷ nguyên mới độc lập, phục hưng dân tộcàđoạn trích nằm ở phần đầu: Nêu luận đề chính nghĩa với 2 nội dung chính: Nguyên lý nhân nghĩa và chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đ. Việt. - Bình Ngô sách ; thực hiện mọi công việc về ngoại giao, viết thư, dụ hàng tướng giặc. -BNĐC gồm 4 phần lớn: 1/ Nêu luận đề chính nghĩa ; 2/ lập bản cáo trạng tội ác giặc Minh ; 3/ phản ánh quá trình cuộc k/nghĩa L. Sơn ; 4/ lời tuyên bố kết thúc, kh/định nền độc lập dân tộc. ?3: Trong bố cục 4 phần của VB, đoạn trích thuộc phần nào của VB? Nêu nội dung chính của phần này? - Đoạn trích nằm ở phần mở đầu. - Tư tưởng nhân nghĩa: Cuộc kháng chiến và dân; Nước Đại Việt ta vốn có nền độc lập, kẻ xâm phạm nhất định sẽ thất bại. G: (Giải thích thêm)-Nhân nghĩa: kh/niệm đạo đức Nho giáo, nói về đạo lý, tình thương giữa con người với con người . Chữ Nhân có nội dung rất rộng, tập trung ở sự tương thân tương ái giữa người với nhau. Chữ Nhân có khuynh nhướng trọng dân, đòi hỏi đối với dân khoa, huệ, nhân ái, phản đối chính trị hà khắc, bạo ngược đối với dân. Nghĩa là hợp với lẽ phải, với đạo lý èLấy lợi ích nhân dân, dân tộc làm gốc. Văn hiến nghĩa là sách vở và người hiền tài, hiểu chung là văn hóa, văn minh của một đất nước. ?4: Có thể gọi “Nước….” là văn bản nghị luận được không? Vì sao?. -> Là văn nghị luận vì được viết bằng phương thức lập luận lí lẽ ấy và dẫn chứng để làm rõ tư tưởng độc lập dân tộc và thuyết phục người đọc, người nghe. HĐ3: Tìm hiểu văn bản: ?5: Đoạn trích là phần mở đầu bài BNĐC. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lý nào ? àVị trí và nguyên lý nhân nghĩa: -Là 2 ng/lý cơ bản, làm nền tảng để triển khai tòan bộ nội dung bài cáo. Tất cả những nội dung sau đều phát triển xoay quanh nguyên lý này. ?6: Qua 2 câu “Việc nhân nghĩa … trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của N. Trãi là gì ? Người dân mà tác giả nói tới là ai ? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào ? -Cốt lõi là yên dân, trừ bạo yên dân là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực tàn bạo. Trong hoàn cảnh cụ thể : Người dân là người Đại Việt đang bị xâm lược còn kẻ bạo tàn là quân Minhègắn liền là yêu nước chống xâm lược. Nh/nghĩa còn là q/hệ giữa dân tộc với dân tộcàMới so với Nho giáo. ?7: Em nhận thấy người viết có vai trò gì trong những lời mở đầu bài cáo này. -> Dùng lí lẽ, dẫn chứng lịch sử và cảm xúc để trình bày và khẳng định tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến giặc Minh và nền độc lập lâu đời của nước ta. H: Đọc tiếp phần 2 ?8: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào ? Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn tríchnày là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài NQSH. Hãy tìm xem những yếu tố nào đã đựơc nói tới trong NQSH và những yếu tố mới bổ sung trong BNĐC ? Vị trí và nội dung chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc ĐV: àNhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược thì bảo vệ nền độc lập của TQ cũng là việc làm nhân nghĩa ; có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả là yên dân èSau khi nên ng/lý nhân nghĩa, tác giả đã k/định về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc ĐV. -Yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền : Nền văn hiến lâu đời, cương vực, lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố này, ông đã phát biểu hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. ?9: Có ý kiến cho rằng ý thức DT ở “NĐVT” là sự tiếp nối& phát triển ý thức Dt ở bài thơ”SNNN”, vì sao? H: Thảo luận nhóm trong 2’ àĐó là kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc so với thời Lý, phát triển cao hơn vì tính toàn diện và sâu sắc của nó. Toàn diện vì ý thức dân tộc trong NQSH được xác định bởi 2 yếu tố: Lãnh thổ và chủ quyền, còn đến BNĐC có 3 yếu tố được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. Sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc, N. Trãi đã ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Sự sâu sắc còn là: Điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định(Văn hiến nước Nam) thì chính là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lý khách quan. -Bài NQSH, tác giả đã thể hiện một ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc qua từ Đế. Ở BNĐC, N. T tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó: Mỗi bên xưng đế …Cần phân biệt giữa Đế và Vương. Đế là vua thiên tử, duy nhất, toàn quyền thì Vương là vua chư hầu, có nhiều và phụ thuộc vào Đế. Nêu cao tư tưởng này là phủ nhận: “Trời ko có hai mặt trời, đất ko có 2 Hoàng đế …” là khẳng định ĐV có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc. ?10: Nền văn hiến Đại Việt còn được làm rõ hơn qua các chứng cớ còn ghi trong lịch sử chống ngoại xâm qua chi tiết nào.(Làm rõ ý nghĩa của các chứng cớ này từ các chú thích sgk). ?11: Hãy miêu tả lại cấu trúc biền ngẫu của các câu văn này. ? Tác dụng của những câu văn biền ngẫu này như thế nào H: Phát hiện - Lưu Cung tham công nên thất bại (vế1). Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong (vế2). - Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô (vế1). Sông Bạch đằng giết tươi Ô Mã (vế2). àNổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch, tạo nên sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn dễ nghe, dễ nhớ. ?12: Tư tưởng và tình cảm nào được người viết tiếp tục được bộc lộ. ?10: Nghệ thuật văn chính luận của NT có những điểm đáng chú ý ? Các câu văn biền ngẫu cùng phép so sánh ngang bằng ở đây có tác dụng gì. + ác giả sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước ĐV độc lập, tự chủ èBản dịch với các từ Từ trứơc, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác… + Sử dụng biện pháp so sánh: ta với TQ, đặt ta ngang hàng với TQ về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lý quốc gia. -> Tạo sự uyển chuyển nhịp nhàng cho lời văn, dễ nghe, đễ đi vào lòng người. ?14: Sức thuyết phục của văn chính luận N. T là ở chỗ kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích, hãy CM àPhân tích đoạn văn lấy dẫn chứng từ thực tiễn để làm sáng tỏ sức mạnh của nguyên lý nhân nghĩa và sức mạnh của chân lý độc lập dân tộc. - Ở bài NQSH, tác giả cũng khẳng định sức mạnh của chân lý chính nghĩa, của độc lập dân tộc: Kẻ xâm lược là giặc bạo ngược(Nghịch lỗ)làm trái lẽ phải, phạm vào sách trời, cũng có nghĩa đi ngược chân lý khách quan, nhất định sẽ chuốc lấy thất bại hoàn toàn. -Ở BNĐC, nêu nguyên lý nhân nghĩa, nêu chân lý khách quan, N. Trãi đưa ra những minh chứng đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lý, nói chung là sức mạnh của chính nghĩaàNiềm tự hào dân tộc. ?15: Khái quát trình tự lập luận : Xem sơ đồ cuối. HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết. I. Vài nét về tác giả - tác phẩm. 1/ Tác giả: - Nguyễn Trãi (Ức Trai) (1380 – 1442). - Nhà chính trị ngoại giao thiên tài, đóng góp nhiều công sức cho cuộc K chống Minh thắng lợi. - Là người anh hùng dân tộc, ông được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới. 2. Cáo: thể văn NL cổ, do vua chúa, thủ lĩnh trình bày một chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết ; viết bằng văn biền ngẫu. 3. Bình Ngô đại cáo: - Ngày 17/ 12 Đinh Mùi tức 1/ 1428. Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo và công bố Bình Ngô ĐạiCáo. viết theo lời; đoạn trích thuộc phần đầu. -> Rất xứng đáng được gọi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 4. Đọc – Chú thích từ khó: II. Tìm hiểu đoạn trích: 1. Nguyên lý nhân nghĩa: -Việc nhân nghĩa …, yên dân…lo trừ bạo. à Làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. àMuốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực tàn bạo. è Là cuộc kháng chiến chính nghĩa phù hợp với lòng dân.Tư tưởng thân dân, tiến bộ. èlà ng/lý cơ bản, làm nền tảng để triển khai tòan bộ nội dung bài cáo cũng như cuộc kh. chiến của nghĩa quân Lam Sơn. 2.Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt: -Vốn xưng nền văn hiến… - Núi sông bờ cõi đã chia (lãnh thổ). - Phong tục B – N cũng khác (phong tục riêng). - Từ Triệu, Đinh, Lí…..Ô Mã (lịch sử riêng). -> Đại Việt là nước độc lập vì có lãnh thổ riêng, văn hoá riêng. àLiệt kê+so sánh đối lập. àĐại Việt là quốc gia độc lập đã tồn tại từ lâu với Nền văn hiến lâu đời, cương vực, lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. è Ý thức và niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Kết quả của sự thật lịch sử không thể chối cãi được. è Khẳng định tư cách độc lập của nước ta. à Đề cao ý thức dân tộc. - Tình cảm tự hào dân tộc. 3. Đặc sắc nghệ thuật : -Dùng từ thể hiện tính chất hiển nhiên. -Câu văn biền ngẫu chặt chẽ. -So sánh đối lập, liệt kê có hiệu quả. III. Tổng kết. 1/ Nghệ thuật: - Câu văn biền ngẫu nhịp nhàng, cân xứng, so sánh, liệt kê. - Giọng văn sảng khoái, hào hùng. 2/ Nội dung * Ghi nhớ sgk. III. Luyện tập: NGUYÊN LÝ NHÂN NGHĨA Trừ bạo giặcMinh xâm lược Chế độ chủ quyền riêng Yên dân .Bảo vệ đất nước để yên dân CHÂN LÝ VỀ SỰ TỒN TẠI ĐỘC LẬP CÓ CHỦ QUYỀN CỦA DÂN TỘC ĐẠI VIỆT Lãnh thổ riêng Văn hiến lâu đời Phong tục riêng Lịch sử riêng SỨC MẠNH CỦA CỦA NHÂN NGHĨA SỨC MẠNH CỦA ĐỘC LẬP DÂN TỘC *Củng cố: Giáo viên khái quát nội dung toàn bài. *Dặn dò: Học thuộc lòng, soạn bài “Bàn luận về phép học” * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 98. HÀNH ĐỘNG NÓI (tiếp). A. Mục tiêu cần đạt: Củng cố lại khái niệm về “hành động nói”, phân biệt được hành động nói trực tiếp và gián tiếp. Rèn kỹ năng xác định hành động nói trong giao tiếp và vận dụng hành động nói có hiệu qủa để đạt được mục đích giao tiếp. B. Chuẩn bị: Giáo viên nghiên cứu soạn giáo án. Học sinh học bài, chuẩn bị bài. C. Khởi động: -Ổn định tổ chức. - Kiểm tra bài cũ: Hành động nói là gì? Cho ví dụ? D. Tiến trình các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Tìm hiểu cách thực hiện hành động nói. H: Đọc ví dụ sgk. ?1: Xác định mục đích nói bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp; dấu (-) vào ô không thích hợp. H: Tự điền vào bảng ?2: Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trong đoạn văn. ? Những câu nào giống nhau về mục đích nói. ? Xác định hành động nói cho mỗi câu. H: Thảo luận nhóm- Đại diện trình bày ?3: Có những cách thực hiện hành động nói nào? Tìm một số ví dụ về cách dùng trực tiếp và cách dùng gián tiếp. H: Lấy ví dụ. A hỏi: Mấy giờ thì đá trận trung kết. B đáp: Mười chín giờ. --> Câu nghi vấn của A t/hiện h/động hỏi. - Cách dùng trực tiếp. A:Tớ mua cái cặp này những 200.000 cơ đấy. B: (Bĩu môi) hai trăm nghìn cơ đấy. - Câu nghi vấn. B thực hiện hành động bác bỏ.( Bịa đặt làm gì có).--> Cách gián tiếp. ?4: Qua ví dụ trên ta thấy, cùng là câu trần thuật nhưng chúng có thể có những mục đích khác nhau và thực hiện những hành động nói khác nhau. Vậy ta có thể rút ra những nhận xét gì? H: Đọc ghi nhớ. HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập: H: Đọc, xác định yêu cầu bài tập 1. Làm BT vào vở. trình bày BT H: Đọc bài 2. Xác định yêu cầu bài tập 2. H: Đọc, xác định yêu cầu bài tập 3. I. Cách thực hiện hành động nói. 1. Ví dụ: sgk. 2. Nhận xét: * Giống nhau: - Đều là câu trần thuật. - Đều kết thúc bằng dấu chấm. * Khác nhau : về mục đích nói - Nhóm 1 (câu 1, 2, 3) -> Trình bày. - Nhóm 2 (câu 4, 5) -> Cầu khiến. - Câu trần thuật. -> Hành động trình bày (dùng trực tiếp). - Câu trần thuật. -> Hành động cầu khiến (dùng gián tiếp). * Ghi nhớ: sgk(tr 71). II. Luyện tập. Bài 1. - Các câu nghi vấn. + Từ xưa các…..đời nào không có. - Nghi vấn thực hiện hành động khẳng định. + Lúc bấy giờ…..phỏng có được không? - Câu nghi vấn thực hiện hành dộng phủ định. + Lúc bấy giờ……. không muốn …. phỏng có được không? - Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định. + Vì sao vây? (gây sự chú ý). + Nếu vậy …. đứng trong trời đất nữa (phủ định). -> Câu nghi vấn đoạn văn đầu tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lí lẽ của tác giả. -> Câu nghi vấn ở những đoạn văn giữa bài thuyết phục và động viên khích lệ tướng sĩ. -> Câu nghi vấn ở đoạn cuối khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi. Bài 2. - Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hành động cầu khiến, kêu gọi. - Cách dùng gián tiếp này tạo ra sự đồng cảm sâu sắc, nó khiến cho nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyệ vọng thiết thân của mỗi người. Bài tập 3. + Các câu có mục đích cầu khiến. Dế Choắt: - Song anh có cho …… dám nói. - Anh đã nghĩ …… chạy sang. Dế Mèn. - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. - Thôi, im ……. đi. * Nhận xét. Dế Choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn. Dế Mèn ỷ thế là kẻ mạnh nên giọng điệu ra lệnh, ngạo mạn, hách dịch. *Củng cố: Giáo viên khái quát toàn bài. *Dặn dò: Làm bài tập 4, 5 sgk + sbt. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 99. ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM. A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được sự hiểu lầm mà các em mắc phải. Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau. B. Chuẩn bị: Giáo viên nghiên cứu soạn giáo án. Học sinh học bài, chuẩn bị bài. C. Tiến trình: - Ổn định tổ chức. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Bài mới. HĐ 1: Ôn lại những khái niệm về LĐ ?1: Luận điểm là gì? H: Trả lời cá nhân ?2: Lựa chọn trong những câu sau. Vì sao? H: Trao đổi , thống nhất (a. Sai -> Vì: vấn đề không phải là luận điểm. Vấn đề là câu hỏi được đặt ra trong bài văn nghị luận để tìm cách giải quyết. Luận điểm là câu trả lời cho câu hỏi để giải quyết vấn đề. b. Sai -> Vì: một bộ phận của vấn đề cũng không phải là luận điểm.) ?4: Luận điểm có vai trò như thế nào trong văn nghị luận. - Rất quan trọng, là bộ xương, là linh hồn của văn bản nghị luận. ?5: Đọc lại bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh? Văn bản này gồm những luận điểm nào.? H: Trao đổi , thống nhất HĐ2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa LĐ với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận: ?6: Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần …là gì ? Có thể làm sáng tỏ vấn đề được ko, nếu trong bài văn, HCM chỉ đưa ra LĐ đó? H: Trao đổi , thống nhất. àKo đủ làm rõ vấn đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” ?7: Trong bài CDĐ, nếu LCU chỉ đưa ra LĐ đó thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được ko ? Tại sao ? àKhông đủ làm sáng tỏ vấn đề Cần phải dời đô đến Đại La. ?8: Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được những kết luận gì về mối quan hệ giữa LĐ với vấn đề cần giải quyết trong bài văn NL ? àLĐ cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết và phải đủ làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề H: Đọc ghi nhớ 2/75. HĐ3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các LĐ trong bài văn NL. -Xem VD trong SGK/74. ?9: Em sẽ chọn hệ thống nào trong 2 hệ thống đó ? H: Suy nghĩ, trả lời G: ( Bổ sung) àHệ thống thứ 2 ko đạt các điều kiện đó vì : + Có LĐ chưa chính xác ; vì vậy từ (a)ko thể làm cơ sở để dẫn tới (b) ; (c) ko liên kết được với cáccác LĐ đứng trước và sau nó è(d) cũng ko thể kế thừa và phát huy được kết quả của 3 LĐ (a, b, c)trên. + Nếu viết theo hệ thống LĐ này thì bài làm ko thể rõ ràng, mạch lạc(bởi mạch văn ko thông suốt) ; các ý luẩn quẩn, chồng chéo nhau. ?10: Từ sự tìm hiểu em rút ra được những kết luận gì về LĐ và mối quan hệ giữa các LĐ trong bài văn NL ? àPhải chính xác và gắn bó chặt chẽ với nhau. àChốt lại bằng ghi nhớ 2 -3 /75. HĐ4: Hướng dẫn luyện tập H: Đọc yêu cầu bài tập 1 sgk. H: Xác định yêu cầu bài tập 2. I. Khái niệm luận điểm. 1. LĐ: là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận. 2.Phân tích luận điểm: * Văn bản “TTYNCNDT” có các LĐ: + Tinh thần yêu nước là truyền thống và sức mạnh của dân tộc(LĐ xuất phát). + Những tấm gương yêu nước trong lịch sử(LĐ phụ triển khai LĐ chính). + Biểu hiện của lòng yêu nước trong hiện tại (nt) +Phải giữ gìn và phát huy lòng yêu nước. (LĐ kết luận, LĐ chính. Văn bản: “Chiếu dời đô” Lý Công Uẩn có các luận điểm - Dời đô là việc trọng đại của các vua chúa, trên thuận ý trời, dưới theo lòng dân, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài ( LĐ xuất phát). - Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi.( LĐ phụ) - Thành Đại La, xét về mọi mặt, xứng đáng là kinh đô của muôn đời. .( LĐ phụ) - Vậy vua sẽ dời đô ra đó (LĐ chính kết luận) . è Kết luận (ghi nhớ 1 sgk). II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận. 1: Ví dụ: SGK 2.Nhận xét: * Văn bản “Tinh thần yêu nước….ta”(HCM) - Vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta (truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước). - Luận điểm “Đồng bào ta ….. nồng nàn” àKo đủ làm rõ vấn đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” * Văn bản “Chiếu dời đô”(LCU) - Luận điểm chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô để đến Đại La vì người nghe chưa hiểu tại sao phải dời đô (…) một cách cụ thể thuyết phục. è Kết luận: à LĐ cần chính xác, rõ ràng, phù hợp. *Ghi nhớ 2: sgk. III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong văn nghị luận. 1/ Ví dụ sgk. 2/ Nhận xét: *Hệ thống 1: Phù hợp, chính xác, vừa đủ với yêu cầu giải quyết vấn đề, Trình bày mạch lạc từng luận điểm liên kết chặt chẽ với nhau, …. ứng nhau cùng làm rõ vấn đề. Luận điểm a: Tác dụng của phương pháp học tập -> Kết quả học tập. Luận điểm b: Kế thừa a, phát triển luận điểm a. Luận điểm c: Giải quyết khía cạnh vấn đề quan trọng nhất, cần theo phương pháp học tập mới vì những ưu điểm và hiệu quả nội ……. của nó so với phương pháp cũ. è KL: - Các LĐ cần đảm bảo yêu cầu: - Hệ thống, mạch lạc, ko trùng lặp, ko chồng chéo, ko trèo bậc. - Có LĐ chính(Cái đích của vấn đề, KL của bài) cóp LĐ phụ( LĐ xuất phát hay mở rộng). - Các LĐ vừa phải: Phân biệt với nhau( ko trùng lặp) vừa LK tương hỗ và phát triển hợp lí, chặt chẽ LĐ trước làm cơ sở cho LĐ sau, LĐ sau kế thừa, PT LĐ trước, tất cả phải đi đến LĐ chủ chốt ở phần KB * Ghi nhớ 3, 4 sgk( tr 75) IV.Luyện tập. Bài 1. - Không phải luận điểm: “Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc vì đoạn văn không phải giả thích CM rõ ý đó. - Không phải luận điểm: “Nguyễn Trãi như một ông tiên trong toà ngọc” vì tác giả đã bác bỏ ý đó. - Luận điểm chủ chốt của đoạn văn là: “Nguyễn Trãi là khí phách, tinh hoa của dân tộc Việt Nam và thời đại lúc bấy giờ” Bài 2. a. Phải lựa chọn luận điểm dúng, đủ. Luận điểm: “Nước ta … đời” không phù hợp. b. Sắp xếp lại. - Giáo dục với sự nghiệp giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột và đạt tới sự phát triển về chính trị và xã hội tiến bộ. - Giáo dục góp phần điều chỉnh độ gia tăng dân số, bảo vệ môi trường, góp phần tăng trưởng kinh tế. - Giáo dục góp phần đào tạo các thế hệ con người cho tương lại. trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. - Bởi vậy, giáo dục là chìa khoá của tương lai mở ra thế giới tương lai cho con người. * Củng cố: Giáo viên khái quát toàn bài. * Dặn dò: Làm các bài tập sbt. Xem trước bài: Viết đoạn văn trình bày LĐ. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 100. VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM. A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa quan tọng của viêc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo các cách diễn dịch và quy nạp. B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài. Học sinh học bài, chuẩn bị bài. C. Tiến trình: Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là luận điểm, yêu cầu của luận điểm phải như thế nào? Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu trình bày LĐ thành một đoạn văn NL: ?1: Hãy xác định câu chủ đề và LĐ trong mỗi đoạn văn? Các câu chủ đề đứng ở vị trí nào trong đoạn? Đoạn văn được trình bày theo cách nào? Hãy phân tích cách lập luận của mỗi đoạn? H: Thảo luận nhóm 4 trong 3 phút àCác đv thường có câu chủ đề.Câu chủ đề có nhiệm vụ thông báo LĐ của đv một cách rõ ràng, chính xácà Câu chủ đề ở đoạn(a) là câu cuối ; đoạn(b) là câu đầu; chúng cũng nêu lên LĐ của đoạn văn . àSự khác nhau về vị trí của câu chủ đề là dấu hiệu để phân biệt 2 dạng đoạn văn : diễn dịch và quy nạp. ?2:Khi trình bày LĐ cần chú ý những gì ? àChốt lại ghi nhớ 1-2/81, H đọc ghi nhớ. HĐ2:Tìm hiểu thêm về cách diễn đạt LĐ H: đọc đoạn văn SGK/80. ?3: Cho biết LĐ của đoạn văn đó là gì ? Tg đã nêu những dẫn chứng và lý lẽ nào để làm sáng tỏ LĐ đó ? àLuận cứ làm LĐ thêm thuyết phục. Nếu NQ ko thích chó hoặc ko giở giọng chó má thì sẽ ko có căn cứ để chứng tỏ rằng chúng có “Bản chất chó đểu ” ?4: Từ đó cho biết lập luận là gì ? Cách lập luận như vậy có làm LĐ trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không ? àCác ý cần được sắp xếp theo thứ tự hợp lý ?5: Em có nhận xét gì về việc tác giả sắp xếp các ý trong đoạn văn trên ? ?6: Trong đoạn văn, những từ ngữ như chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu… khiến cách trình bày LĐ trở nên như thế nào ? àLàm cho đoạn văn vừa xoáy vào ý chung vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra rõ rệt ?7: Diễn đạt một luận điểm như thế nào để thu hút người đọc ? àGhi nhớ 3/81 èChốt lại toàn bộ nội dung bằng ghi nhớ SGK/81. HĐ3: Hướng dẫn luyện tập H: Đọc, xác định yêu cầu bài tập 1. H: Đọc bài tập 2. I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận. 1/ Ví dụ: SGK 2/Nhận xét: a. Trình bày LĐ: Các câu chủ đề nêu luận điểm trong mỗi đoạn là: * Đa:“Thật là chốn hội tụ …muôn đời”(cuối đoạn). + LĐ: Thành Đại La là trung tâm đất nước, thật xứng đáng là kinh đô muôn đời. à Đoạn văn qui nạp.( LC: toàn diện đầy đủ, lập luận mạch lạc, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục) * Đb :“ Đồng bào ta …. ngày trước”. (đầu đoạn). - LĐ: Tinh thần yêu nước của ND ta ngày nay. à Đoạn văn diễn dịch ( Trình tự lập luận: Theo lứa tuổi, theo không gian, vùng miền, theo vị trí công tác, ngành nghề, nhiệm vụ được giao.) Cách lập luận toàn diện, chặt chẽ, đầy đủ, vừa khái quát, vừa cụ thể * Ghi nhớ 1,2: SGK (tr 81) b. Cách diễn đạt LĐ 1/ VD: SGK 2. Nhận xét: - Câu chủ đề. “ Cho thằng nhà giàu…. nó ra” - LĐ: Bản chất giai cấp chó đểu của vợ chồng Nghị Quế hiện rõ qua việc chúng mua chó. - Trình tự lập luận: Theo cách tương phản. èCác luận cứ được sắp xếp hợp lý. Cách diễn đạt trong sáng, hấp dẫn. * Ghi nhớ sgk. II. Luyện tập. Bài 1. a)Luận điểm. - Cách1: Tránh lối viết dài dòng làm người xem khó hiểu. - Cách 2: Cần viết gọn, dễ hiểu. b) Luận điểm. - Cách 1: Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bọn trẻ. - Cách 2: Niềm say mê đào tạo nhà văn trẻ của Nguyên Hồng. Bài 2. - Câu chủ đề: Tôi thấy Tế Hanh là người tinh lắm. - LĐ: Tế Hanh là nhà thơ tinh tế. - Có 2 LC : + Thơ ông ...quê hương. + Thơ ông ... một cách mờ mờ => Các

File đính kèm:

  • docBai 2526.doc
Giáo án liên quan