Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 107 Thuế máu

A. Mục tiêu cần đạt:

- HS hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân Pháp qua việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong chiến tranh tàn khốc.

- Rèn hs kỹ năng đọc tác phẩm chính luận trào phúng.

- Tích hợp: Các kiến thức lịch sử, một số tác phẩm của Nguyễn ái Quốc viết trong giai đoạn Người hoạt động cách mạng ở Pháp.

B. Chuẩn bị:

1.Giáo viên : - Soạn bài, tranh trong sách giáo khoa .

2.Học sinh : -Học bài cũ,chuẩn bị bài ở nhà

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1/ ổn định:

2/ Kiểm tra: Lớp 7 chúng ta đã học tác phẩm nào của Nguyễn ái Quốc? Nội dung chính của tác phẩm đó đề cập vấn đề gì?

3/ Bài mới: * Giới thiệu bài:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 107 Thuế máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 10/3/13 Dạy : 14/3/13 Tiết 107: Thuế máu Nguyễn Ai Quốc A. Mục tiêu cần đạt: - HS hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân Pháp qua việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong chiến tranh tàn khốc. - Rèn hs kỹ năng đọc tác phẩm chính luận trào phúng. - Tích hợp: Các kiến thức lịch sử, một số tác phẩm của Nguyễn ái Quốc viết trong giai đoạn Người hoạt động cách mạng ở Pháp. B. Chuẩn bị: 1.Giáo viên : - Soạn bài, tranh trong sách giáo khoa . 2.Học sinh : -Học bài cũ,chuẩn bị bài ở nhà C- Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra: Lớp 7 chúng ta đã học tác phẩm nào của Nguyễn ái Quốc? Nội dung chính của tác phẩm đó đề cập vấn đề gì? 3/ Bài mới: * Giới thiệu bài: Hoạt động GV hướng dẫn đọc: k/h nhiều giọng khi mỉa mai, châm biếm, khi đau xót đồng cảm, khi căm hờn, phẫn nộ H: Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn ái Quốc? H: Nêu xuất xứ văn bản "Thuế máu" và cho biết giá trị của tác phẩm "Bản án… Pháp"? - GV yêu cầu học sinh giải thích các chú thích trong SGK. - Chú ý hai chú thích: " An-nam-mit" H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần có quan hệ với nhau như thế nào? => Quá trình bọn thực dân đế quốc lừa bịp, bóc lột dân thuộc địa. H: Đọc văn bản, em thấy người dân thuộc địa đã phải chịu bao nhiêu thứ thuế? Đó là những thứ thuế nào? H: Nhan đề "Thuế máu" thể hiện điều gì? H: Nhan đề truyện còn thể hiện thái độ gì của người viết? H: Tên tiêu đề "Chiến tranh và người bản xứ" gợi nên điều gì? H: Vì sao chữ "Người bản xứ" được để trong ngoặc kép? (mỉa mai) H: So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điềm: Trước khi có chiến tranh và sau khi chiến tranh sảy ra? H: Các cụm từ đặt trong dấu ".." ở đây nói lên điều gì? Dụng ý của tác giả? H: Cũng trong đoạn này, tác giả đã nói đến số phận của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh này. Tìm những chi tiết miêu tả số phận của họ? H: Qua những chi tiết đó, em có nhận xét gì về số phận của những người dân bản xứ? H: Cuối đoạn 1, tác giả đưa ra hai con số cụ thể (70 vạn - 8 vạn người) những con số này có tác dụng gì? (tố cáo). H: Vấn đề được tác giả nêu trong đoạn văn này có sức thuyết phục bạn đọc không? H: Tại sao vấn đề lại có sức thuyết phục mạnh? H: Nhận xét gì về nghệ thuật của tác giả sử dụng trong đoạn? Nội dung chính I. Đọc, hiểu chú thích: 1/ Đọc. 2/ Chú thích: a) Tác giả, tác phẩm: SGK. - Tác phẩm là tập hồ sơ kết án chủ nghĩa Thực dân. - Đây là tác phẩm phóng sự với chứng cứ tư liệu phong phú, xác thực. 3.Thể loại :Phóng sự chính luận. 4) Bố cục: P1: Chiến tranh và người bản xứ. P2: Chế độ lính tình nguyện. P3: Kết quả của sự hi sinh. II. Đọc, hiểu văn bản: *ý nghĩa nhan đề "Thuế máu" - Thuế máu: là thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất vì nó bóc lột mạng sống, xương máu con người. - Nhan đề còn gợi số phận thảm thương của người dân thuộc địa. 1/ Chiến tranh và "người bản xứ": - Tiêu đề: vạch trần thái độ của quan cai trị đối với người dân bản xứ. - Trước chiến tranh: Họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như súc vật. - Khi chiến tranh xảy ra: Họ được tâng bốc vỗ về, được phong danh hiệu cao quý. => Thủ đoạn lừa bịp, bỉ ổi của chính quyền thực dân coi người dân bản xứ chỉ là vật hi sinh cho lợi ích của chúng đã được lột trần dưới ngòi bút trào phúng sắc bén của NAQ. - Số phận người dân bản xứ: + Phải đột ngột lìa gia đình, quê hương, chết thảm thương vì chiến tranh phi nghĩa. + Kiệt sức trong các công xưởng nhà máy phục vụ chiến tranh. + Bị biến thành vật hi sinh cho bon thực dân cai trị. => Họ chịu đựng số phận thảm thương, tác giả tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, gây lòng căm thù, phẫn nộ trong quảng đại các dân tộc thuộc địa. * Nghệ thuật: Trào phúng đặc sắc, giọng văn mỉa mai, châm biếm. 4/ Củng cố: Hệ thống lại bài học 5/ Dặn dò: về nhà học bài soạn tiếp phần còn lại ================================================================= Soạn : 10/3/13 Dạy : 15/3/13 Tiết 105 - 106: Viết bài tập làm văn số 6 A. Mục tiêu cần đạt: - HS biết vận dụng của kỹ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn nghị luận một vấn đề. - Củng cố kiến thức phần văn nghị luận đã học ở lớp 7 vào bài viết của mình. - Qua bài viết giúp các em tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn NL của bản thân, tự rút kinh nghiệm trong bài viết của mình. - Tích hợp các kiến thức phần Tiếng việt, Tập làm văn đã học. B. Chuẩn bị: 1.GV: Ra đề - đáp án. 2.HS: Ôn tập phần văn nghị luận. C. Tiến trình tổ chức hoạt động: 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra: 3/ Bài mới HĐ -GV chép đề lên bảng. -HS chép đề vào giấy kiểm tra. - GV nêu y/c hs nghiêm túc làm bài. Nội dung chính I. Đề bài: Khi nhận xét về nội dung trong thơ Bác, nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng" . Qua bài thơ "Vọng nguyệt" và "Nguyên tiêu" em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. II. Yêu cầu: - Làm bài nghiêm túc, tự giác, thể hiện ý thức trong bài viết của mình. III. Đáp án: A. Yêu cầu chung: - Bài viết đúng thể loại văn nghị luận c/m ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, có hệ thống luận điểm hợp lý. - Diễn đạt trong sáng, rõ ràng không mắc lỗi diễn đạt. - Lời văn không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp, không sai quá nhiều lỗi chính tả, bố cục rõ ràng. B. Yêu cầu cụ thể: - Bài viết có thể viết theo nhiều hình thức khác nhau, về cơ bản đảm bảo được các ý sau: 1/ Mở bài: (1điểm) - Giới thiệu đặc điểm hồn thơ HCM: 1 hồn thơ say đắm thiên nhiên đặc biệt là trăng, trăng được Bác Hồ đặc biệt yêu quý, coi như bầu bạn của tâm hồn, cảm hứng của thơ ca. Trăng là nguồn đề tài vô tận trong thơ Bác. Vì vậy, khi nói về thơ Bác, nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét "Thơ Bác đầy trăng". 2/ Thân bài: (7 điểm). - Thơ Bác thấm đẫm ánh trăng, Bác đã có rất nhiều bài thơ thể hiện tình yêu với ánh trăng đẹp mơ màng, ấm áp: Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Tin thắng trận, Trung thu, vọng nguyệt (1 điểm). - Trăng trong thơ Bác đem đến vẻ đẹp tươi mát, trong trẻo, nhẹ nhàng cho thiên nhiên: " Tiếng nói trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" => Dưới ánh trăng, cảnh vật như được sáng lên. ánh trăng nhỏ nhoi kia như soi khắp thế gian, ánh trăng chảy qua từng nhành cây, kẽ lá soi rõ mọi ngõ xóm, con đường, dòng sông. Nhờ có ánh trăng, bức tranh trở lên nhiều tầng lớp, hình khối, trăng hòa quyện trong cảnh => t/c của Bác đối với trăng là một t/c đẹp. - Trăng là người bạn tri kỷ sẻ chia mọi nỗi niềm của Người: "Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ" Trong tù, Bác thiếu thốn tất cả. Nhưng chỉ có ánh trăng là không khi nào thiếu. 4.Củng cố: GV thu bài, nhận xét. 5. HDVN: - Ôn tập văn nghị luận.

File đính kèm:

  • docvan 8 tuan 29.doc
Giáo án liên quan