A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
1.Kiến thức: Củng cố những hiểu biết về tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.
- Hệ thống kiến thức đã học về văn nghị luận.
- Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn nghị luận.
- Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận.
- Biết chọn các yếu tố tự sự và miêu tả cần thiết và biết đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn.
3. Thái độ: Có ý thức đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một bài văn nghị luận có độ dài 450 chữ.
II. Nâng cao, mở rộng: Hoàn thành một đoạn văn nghị luận theo dàn bài và kết hợp được các yếu tố tự sự và miêu tả.
B. CHUẨN BỊ:
* Thầy: Soạn bài, bài tập.
* Trò: Đọc và trả lời câu hỏi SGK; lập dàn ý cho đề bài SGK
C. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Thực hành, thảo luận, động não.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* Ổn định: (1')
* Kiểm tra bài cũ: (3') GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
* Triển khai bài mới:
* Đặt vấn đề: (1') GV nêu yêu cầu của tiết luyện tập.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5932 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 119 Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 119:
Ngày soạn: 31/3/2013
Ngày giảng: 3/4/2013
LUYỆN TẬP
ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
1.Kiến thức: Củng cố những hiểu biết về tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.
- Hệ thống kiến thức đã học về văn nghị luận.
- Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn nghị luận.
- Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận.
- Biết chọn các yếu tố tự sự và miêu tả cần thiết và biết đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn.
3. Thái độ: Có ý thức đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một bài văn nghị luận có độ dài 450 chữ.
II. Nâng cao, mở rộng: Hoàn thành một đoạn văn nghị luận theo dàn bài và kết hợp được các yếu tố tự sự và miêu tả.
B. CHUẨN BỊ:
* Thầy: Soạn bài, bài tập.
* Trò: Đọc và trả lời câu hỏi SGK; lập dàn ý cho đề bài SGK
C. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Thực hành, thảo luận, động não.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* Ổn định: (1')
* Kiểm tra bài cũ: (3') GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
* Triển khai bài mới:
* Đặt vấn đề: (1') GV nêu yêu cầu của tiết luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (15') Hướng dẫn luyện tập tìm hiểu đề và xác lập luận điểm.
* HS đọc lại đề bài, GV chép đề lên bảng
? Xác định thể loại và nội dung chủ yếu?
? Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào?
? Cần sắp xếp các luận điểm theo một hệ thống như thế nào để bài viết có bố cục rành mạch, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục được người đọc?
* HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày.
* GV nhận xét, chốt.
I. Tìm hiểu đề và xác lập luận điểm:
1. Tìm hiểu đề:
* Đề bài: Trang phục và văn hoá.
- Kiểu bài: Nghị luận giải thích
- Nội dung: Vấn đề trang phục học sinh và văn hoá. Chạy đua theo mốt không phải là người học sinh có văn hoá.
2. Xác lập luận điểm: a,c,b,e (bỏ d vì không phù hợp).
3. Sắp xếp luận điểm (dàn ý)
a) Mở bài: Vai trò của trang phục và văn hoá…
b) Thân bài:
- Trang phục là một trong những yếu tố quan trong thể hiện văn hoá của con người nói chung và của học sinh trong nhà trường nói riêng.
- a,c,b,e…
c) Kết bài: Tự nhận xét về trang phục của bản thân và nêu hướng phấn đấu.
- Lời khuyên các bạn đang chạy theo mốt nê suy nghĩ lại.
Hoạt động 2: (13') Hướng dẫn vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
* HS đọc đoạn văn a.
? Tìm các yếu tố tự sự và mieu tả trong đoạn văn?
? Các yếu tố đó đã được đưa vào đoạn văn như thế nào, để phục vụ cho luận điểm nào?
? Nếu bỏ các yếu tố đó đi thì kết quả nghị luận ra sao?
* HS đọc đoạn b
? Cách chọn và đưa các yếu tố tự sự và miêu tả của đoạn văn này có gì khác so với đoạn a?
- Đoạn a: hình ảnh, sự việc lấy ngay trong thực tế lớp học.
- Đoạn b: lấy từ tác phẩm văn chương.
* HS thảo luận, cử đại diện trình bày.
* GV nhận xét, chốt.
II. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả:
1. Đoạn a:
- Yếu tố tự sự:
+ Có bạn trút bỏ…
+ Có bạn đòi mua…
+ Có bạn quến cả việc học…
+ Hôm qua…
- Yếu tố miêu tả: trắng, loè loẹt, đắt tiền…
- Luận điểm: Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế!
=> Làm cho luận cứ sinh động, luận điẻm chứng minh rõ ràng, cụ thể -> đoạn văn chặt chẽ, thuyết phục và hấp dẫn.
2. Đoạn b:
- Yếu tố tự sự:
+ Nhớ lớp kịch vừa học...
+ Ông trưởng giả...
- Yếu tố miêu tả: hành diện...
- Luận điểm: Hình như các bạn vẫn cho rằng, ăn mặc như thế mới tỏ ra là người sành điệu...
=> Dẫn chứng ở đoạn văn này tập trung kể, tả từ lớp hài kịch cổ điển vừa học.
Hoạt động 3: (7') Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận.
* HS viết và trình bày tại lớp, có thể chọn một trong những luận điểm trên.
* GV cùng các bạn nhận xét.
III. Viết đoạn văn:
E. TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM: (5')
* Củngcố phần KT - KN: GV khái quát nội dung bài học.
* Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
- Hoàn thiện viết đoạn văn.
- Chuẩn bị bài: Chữa lỗi diễn đạt (Lỗi lô- gic)
+ Đọc và làm các bài tập SGK.
+ Xem lại bài viết số 6 của mình và tìm lỗi diễn đạt để sửa.
* Đánh giá chung về buổi học:
……………………………………………………………………………………….
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiet 119 Luyen tap dua cac yeu to tu su vao vannghi luan.doc