Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 125 Chương trình địa phương (phần văn)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp hs vận dụng kiến thức về các chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương, bước đầu biết bày tỏ ý kiến cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng 1 văn bản ngắn.

- Rèn hs kỹ năng điều tra, tìm hiểu tình hình địa phương theo 1 chủ đề, trình bày kết quả bằng 1 hình thức văn bản tự chọn.

- Tích hợp: Với phần văn: Các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8, phần TLV: Các kiểu văn bản đã học. Phần TV: các kiểu câu đã học.

B. Chuẩn bị:

1. GV: GV giao đề tài cho các tổ, gợi ý đề cương.

2. HS: Chuẩn bị đề tài theo tổ nhóm của mình.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1/ ổn định:

2/ Kiểm tra: -Kiểm tra xác suất sự chuẩn bị của hs.

3/ Bài mới:

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4347 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 125 Chương trình địa phương (phần văn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :7/4/13 Ngày dạy: 9 /4/13 Tiết 125: Chương trình địa phương (phần văn) A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp hs vận dụng kiến thức về các chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương, bước đầu biết bày tỏ ý kiến cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng 1 văn bản ngắn. - Rèn hs kỹ năng điều tra, tìm hiểu tình hình địa phương theo 1 chủ đề, trình bày kết quả bằng 1 hình thức văn bản tự chọn. - Tích hợp: Với phần văn: Các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8, phần TLV: Các kiểu văn bản đã học. Phần TV: các kiểu câu đã học. B. Chuẩn bị: 1. GV: GV giao đề tài cho các tổ, gợi ý đề cương. 2. HS: Chuẩn bị đề tài theo tổ nhóm của mình. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra: -Kiểm tra xác suất sự chuẩn bị của hs. 3/ Bài mới: Hoạt động - GV yêu cầu các tổ chuẩn bị trong 5 phút chọn bài của tổ mình. - Lần lượt các tổ cử đại diện trình bày vấn đề của tổ mình dưới dạng văn bản hoàn chỉnh. - Các tổ nhóm khác nhận xét về nội dung và hình thức trình bày của tổ, nhóm đó. - GV tổng hợp ý kiến - nhận xét các nhóm. - Chọn các bài làm tiêu biểu ra báo tường của lớp về chuyên đề địa phương. Nội dung I. HS trình bày văn bản: 1- Tổ 1: Vấn đề ô nhiễm môi trường. VD: -Việc thu gom rác thải. - Hiện trạng nước sạch sinh hoạt. -Khói lò gạch 2- Tổ 2: Vấn đề dân số KHHGĐ VD: -Dân số địa phương hiện nay. -Hậu quả của sự tăng nhanh dân số đối với gia đình, địa phương. -Giải pháp khắc phục. 3- Tổ 3: Vấn đề tệ nạn xã hội: VD: -Hiện tượng hút thuốc lá ở gia đình địa phương. -Hoạt động chống ma tuý ở địa phương. -Tấm gương cai nghiện ma tuý, bỏ thuốc lá 4/ Củng cố: -Củng cố những vấn đề của địa phương, đưa ra giải pháp góp phần phát huy mặt tích cực và hạn chế những yếu kém. 5/ HDVN: - Tiếp tục tìm hiểu, trình bày các vấn đề của địa phương,Ôn tập phần văn. Ngày soạn :7/4/13 Ngày dạy :11 /4/13 Tiết 126: Tổng kết phần văn. A. Mục tiêu cần đạt: - Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học trong SGK NV 8, khắc sâu kiến thức giá trị tư tưởng, nghệ thuật ở những văn bản tiêu biểu. - Rèn HS kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh phân tích chứng minh. - Tích hợp: Phần TV ở bài "Ôn tập các kiểu câu" phần TLV ở "văn bản tường trình". B. Chuẩn bị: 1.GV: Máy chiếu. 2.HS: chuẩn bị bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra: K/h kiểm tra trong giờ. 3/ Bài mới: . Hoạt động - GV ycầu kẻ bảng hệ thống theo hướng dẫn của SGK. - Kể tên các văn bản từ bài 15 đến nay. Tên tác giả, thể loại. - ND chủ yếu của VB, hs căn cứ vào mục giá trị nội dung chủ yếu dựa vào phần kết quả cần đạt + ghi nhớ - SGK. - Những kiểu văn bản khác sẽ ôn tập sau. - HS đọc yêu cầu BT 2 - ôn tập. - GV hướng dẫn hs kẻ bảng. Nội dung chính I. Nội dung ôn tập: 1/ Bảng hệ thống các văn bản văn học Việt Nam từ bài 15: -(Lưu ý: không thống kê các văn bản NL, VB kịch, VB nhật ký, văn học nước ngoài) 2/ So sánh: "Thơ mới" - " Thơ cũ": Tác phẩm Tác giả Giá trị nội dung nghệ thuật - Vào nhà ngục QĐ cảm tác - Đập đá ở Côn Lôn - Muốn làm... - Hai chữ. - Phan Bội Châu -Phan Châu Trinh -Tản Đà. -Trần Tuấn Khải => nhà nho tinh thông Hán học. - Thơ cũ (cổ điển): Hạn định số câu, số tiếng, niêm luật chặt chẽ, gò bó: Đường luật, thể thơ dân tộc: Song thất lục bát, lục bát. - Cảm xúc cũ, tư duy cũ: Cái "tôi" cá nhân chưa trực tiếp, chưa phóng khoáng, tự do (thơ cũ) chưa được biểu hiện trực tiếp, chưa được đề cao. - Nhớ rừng - Ông đồ. - Quê hương - Thế Lữ - Vũ Đình Liên. - Tế Hanh => Những trí thức mới trẻ, những cuộc sống cách mạng trẻ chịu ảnh hưởng văn hoá phương Tây. - Cảm xúc mới, tư duy mới đề cao cái "tôi" cá nhân trực tiếp, phóng khoáng, tự do. - Thể hiện tự do, đổi mới vần điệu, nhịp điệu, lời thơ tự nhiên, bình dị, giản tính công thức, ước lệ. - Vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống, nội dung cảm xúc mới. - HS hoạt động cá nhân. - GV yêu cầu hs trình bày. - GV nhận xét II. Luyện tập - Chép lại những câu thơ em thích nhất trong 4 bài thơ trên - giải thích. 4/ Củng cố: Giá trị nổi bật của những văn bản này là gì? 5/HDVN: - Ôn tập các nd kiến thức trên. - Chuẩn bị bài ôn tập (tiếp) ================================================================== Ngày soạn :7/4/13 Ngày dạy :12 /4/13 Tiết 127: Tổng kết phần văn A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp hs hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của cụm văn bản nghị luận đã học, nắm được giá trị tư tưởng thẩm mỹ đặc sắc, những nét chung và riêng của chúng về phương diện thể loại, ngôn ngữ. - Rèn hs kỹ năng học thuộc lòng, tổng hợp, so sánh phân tích, chứng minh, hệ thống hoá, sơ đồ hoá trong một bài ôn tập. - Tích hợp: Cụm văn bản nghị luận hiện đại đã học lớp 7, TLV ở văn bản giải thích chứng minh, TV: các kiểu câu ghép, câu xét theo mục đích nói. B. Chuẩn bị: 1.GV: máy chiếu. 2.HS: Chuẩn bị bài ở nhà. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3/ Bài mới: Hoạt động - GV hướng dẫn hs lập bảng hệ thống các văn bản nghị luận đã học theo các mục trên. - Các nhóm thảo luận, lập theo nhóm. - Nhóm trình bày nội dung các mục trong bảng. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung. H: Văn bản nghị luận là gì? (là kiểu văn bản). nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ lập luận làm sáng tỏ luận điểm ấy 1 cách thuyết phục. - Lập bảng so sánh giữa NL HĐ và NL Trung đại. Nội dung 1/ Bảng hệ thống các văn bản nghị luận: STT Tên VB T/g T.loại G.trị nd G.trị NT Ghi chú 1 Chiếu dời đô 2 Hịch Tg sĩ 3 Nước ĐV ta 4 Bàn…. học 5 Thuế máu 2/ Văn nghị luận là gì? So sánh nghị luận trung đại với nghị luận hiện đại (NL hiện đại đã học ở lớp 7) - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Sự giàu đẹp của Tiếng việt. - ý nghĩa văn chương. Nghị luận trung đại Nghị luận hiện đại - Văn sử triết bất phân. - Khuôn vào những thể loại riêng: chiếu, hịch, cáo, tấu với kết cấu, bố cục riêng. - In đậm TG quan của con người trung đại, tư tưởng mệnh trời, thần - chủ, tâm lý sùng cổ. - Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, câu văn b ngẫu nhịp nhàng. - Không có những đặc điểm trên. - Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại: Tiểu thuyết luận đề, phóng sự - chính luận - Cách viết giản dị, câu văn gần với lời nói thường gần với đời sống thực. - GV yêu cầu hs làm sáng tỏ lí, tình, chứng cứ để tạo sức thuyết phục trong từng văn bản. - Các nhóm trình bày, kết quả thảo luận. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung. - GV hướng dẫn hs nắm hệ thống lại nội dung t2 của 3 văn bản đó. => Từ đó, rút ra đặc điểm chung về nội dung tư tưởng. - Nhận xét về hình thức thể loại của 3 văn bản đó là gì? - Mỗi văn bản lại có đặc điểm riêng về nội dung tư tưởng. => Tìm đặc điểm riêng đó. - Chia nhóm thảo luận 4 nội dung trên. - Hướng dẫn hs về nhà thực hiện yêu cầu câu hỏi 6 (SGK - t 144). 3/ Chứng minh lí, tình và sức thuyết phục cao của văn bản trên. a) Lý: Luận điểm, ý kiến xác thực, vững chắc lí luận chặt chẽ => gốc, xương sống của bài văn nghị luận. b) Tình: tình cảm, cảm xúc (bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, hình ảnh) c) Chứng cứ: - Dẫn chứng - sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm. => 3 yếu tố k/h chặt chẽ, nhuần nhuyễn với nhau trong bài văn nghị luận tạo nên giá trị thuyết phục. 4/ So sánh nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của 3 văn bản: Chiếu, hịch, cáo. a) Điểm chung về nội dung tư tưởng: - ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước. - Tư tưởng dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn. b) Điểm chung về hình thức thể loại: - Văn bản Nghị luận trung đại. - Lý, tình kết hợp: chứng cứ dồi dào, đầy sức thuyết phục. c) Đặc điểm riêng về nội dung tư tưởng. - "Chiếu dời đô" : ý chí tự cường của quốc gia Đại Việt đang lớn mạnh thể hiện ở chủ trương dời đô. - "Hịch tướng sĩ": là tư tưởng bất khuất, quyết chiến quyết thắng giặc Mông - Nguyên, là hào khí ĐA sôi sục. - "Nước Đại Việt ta": ý thức so sánh đầy tự hào về một nước Đại Việt độc lập. d) Điểm riêng về hình thức thể loại (Đặc điểm của từng loại văn bản II. Luyện tập - Câu hỏi 6 (SGK- t144: về nhà) 4/ Củng cố : Nội dung tư tưởng chính của cụm bài nghị luận này? 5/ HDVN: - Làm BT- Chuẩn bị cụm bài văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng. Ngày soạn :7/4/13 Ngày dạy :12/4/13 Tiết 128 : Ôn tập phần Tiếng Việt A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập các kiến thức đã học ở HK II - lớp 8. - Rèn hs các kỹ năng sử dụng tiếng việt trong nói hoặc viết. - Tích hợp các văn bản văn đã học ở chương trình văn học lớp 8, phần TLV trong chương trình lớp 8. B. Chuẩn bị: 1.GV: Giáo án, máy chiếu. 2.HS: Chuẩn bị bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra: Kết hợp trong giờ ôn tập. 3/ Bài mới: - GV yêu cầu hs kẻ bảng theo mẫu, điền những nội dung cần thiết theo mẫu. - GV yêu cầu hs trình bày kết quả. - HS nhận xét. - GV sửa chữa, bổ sung. - Chia nhóm: ôn tập nội dung về hành động nói. - ôn tập về khái niệm các kiểu hành động nói, cách tạo lập hoạt động nói. - Ôn tập nd: Lựa chọn trật tự từ. - HS đọc, nêu yêu cầu BT1 - GV hướng dẫn hs dựa vào kiến thức ôn tập - làm bài tập. - Nhận xét - sửa chữa. - HS đọc nêu yêu cầu BT2 Đặc điểm câu nghi vấn để đặt câu. - HS đọc - nêu y/c BT3 - chú ý đặc điểm câu cảm thán. - HS đọc - nêu yêu cầu BT4 - Dựa vào đặc điểm các kiểu câu và chức năng của chúng đã xác định kiểu câu. - Chú ý đặc điểm của kiểu câu, hành động nói để đặt câu. - HS đọc - nêu y/c bài tập 1 (132) - Dựa vào đơn vị hình thức về sắp xếp trật tự từ trong câu . => Nhận xét về trình tự sắp xếp trật tự từ đó. - HS đọc - nêu yêu cầu BT7 - Chia nhóm thảo luận => Kết quả. I. Nội dung I. Ôn tập 1/ Ôn tập các kiểu câu: Kiểu câu Đ2hình thức Công dụng Ví dụ 2/ Ôn tập về hành động nói. - Khái niệm. - Các kiểu hành động nói. - Cách tạo lập hành động nói. 3/ Ôn tập về lựa chọn trật tự từ: - Khái niệm. - Vì sao phải lựa chọn trật tự từ (Tác dụng). II. Luyện tập 1/ Bài 1: SGK - t 130. - Câu 1: Trần thuật - phủ định. - Câu 2: Trần thuật. - Câu 3: Trần thuật - phủ định. 2/ Bài 2: - Liệu cái bản tính có bị những nỗi che lấp mất không? 3/ Bài 3: - Tớ vui quá ! Buồn ơi là buồn. 4/ Bài 4: a) Câu trần thuật: 1 , 3 , 6. Câu nghi vấn; 2 , 5 , 7 . Câu cầu khiến: 4. b) Câu nghi vấn dùng để hỏi: 7 c) Câu nghi vấn không dùng để hỏi: 2 , 5. 5/ Bài 3: (SGK - t 132): Đặt câu. - Em hứa sẽ đi học đúng giờ. 6/ Bài 1: ( t. 132) Giải thích sự sắp xếp trật tự từ: - Theo thứ tự tầm quan trọng: Ngựa sắt, roi sắt (để tấn công), áo giáp sắt ( để phòng bị). - Theo trình tự diễn biến của tâm trạng: kinh ngạc - mừng rỡ. 7/ Bài 2 (t. 132 - 133) a) Lặp cụm từ -> Tạo liên kết câu. b) Nhấn mạnh thông tin chính của câu 4/ Củng cố: Điểm giống và khác nhau giữa các kiểu câu. 5/ HDVN: Ôn tập các nd trên.- Làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị bài KTTV.

File đính kèm:

  • docvan 8 tuan 33.doc
Giáo án liên quan