Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 130 Văn bản tường trình

A. Mục tiêu cần đạt:

- Hiểu được trường hợp cần viết văn bản tường trình những đặc điểm của loại văn bản này và biết cách viết văn bản tường trình đúng quy cách.

- Rèn hs kỹ năng phân biệt văn bản tường trình với các loại văn bản thông báo (sắp học).

- Tích hợp: Phần văn "Ôn tập văn học" với phần TV: "Ôn tập TV".

B. Chuẩn bị:

1- GV: Sưu tầm và phân tích các văn bản .

2- HS: Sưu tầm văn bản báo cáo.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1/ ổn định:

2/ Kiểm tra:

? Kể tên những văn bản hành chính - công vụ đã học ở lớp 6 , 7 ?

? Những văn bản này có đặc điểm chung là gì?

3/ Bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 130 Văn bản tường trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :20/4/13 Ngày dạy :22 /4/13 Tiết 130:VĂN BẢN TƯỜNG TRèNH A. Mục tiêu cần đạt: - Hiểu được trường hợp cần viết văn bản tường trình những đặc điểm của loại văn bản này và biết cách viết văn bản tường trình đúng quy cách. - Rèn hs kỹ năng phân biệt văn bản tường trình với các loại văn bản thông báo (sắp học). - Tích hợp: Phần văn "Ôn tập văn học" với phần TV: "Ôn tập TV". B. Chuẩn bị: 1- GV: Sưu tầm và phân tích các văn bản . 2- HS: Sưu tầm văn bản báo cáo. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra: ? Kể tên những văn bản hành chính - công vụ đã học ở lớp 6 , 7 ? ? Những văn bản này có đặc điểm chung là gì? 3/ Bài mới: - HS đọc to, chậm 2 văn bản tường trình trong SGK. H: Ai viết 2 văn bản trên? Người viết có vai trò gì? H: Người nhận những văn bản trên là ai? Vai trò của người đó ntn? H: Nội dung người viết nêu ở 2 văn bản này là gì? H: Vì sao người viết phải tường trình nội dung, sự việc? H: Nhận xét về thể thức trình bày, thái độ của người viết? - GV khái quát. H: Vậy, em hiểu văn bản tường trình là văn bản ntn? - HS đọc các tình huống. - Lựa chọn, giải thích tại sao chọn các kiểu văn bản như vậy. => Giáo viên chốt lại vấn đề. - HS đọc lại 2 văn bản trong SGK -> rút ra kết luận các phần trong văn bản tường trình. - HS đọc phần cách làm trong SGK - nhận xét vai trò của từng phần. - HS đọc phần lưu ý trong SGK - lý giải tại sao ta lại phải lưu ý như vậy? I. Bài học 1/ Đặc điểm của văn bản tường trình: a) Ví dụ: Văn bản 1. Văn bản 2. b) Nhận xét: - Người viết văn bản trên là người có liên quan đến vụ việc: người gây ra hoặc là nạn nhân của vụ việc. - Người nhận những văn bản trên là người có thẩm quyền, trách nhiệm để giải quyết vấn đề. - ND những văn bản trên là trình bày nội dung vấn đề cho người có thẩm quyền biết và giải quyết. - Thể thức trình bày: Theo đúng mẫu quy định. c) Kết luận: Ghi nhớ 1 (SGK) 2/ Cách làm bài văn bản tường trình. a) Tình huống cần viết văn bản tường trình: => Không phải bất kỳ sự việc nào xảy ra cũng phải viết văn bản tường trình, cần xác định sự việc cần thiết hay kkhông. b) Cách làm văn bản tường trình: + Phần mở đầu: + Phần nội dung chính. + Phần kết thúc văn bản. c) Lưu ý khi làm văn bản tường trình. (SGK - T 136) III. Luyện tập. 4/ Củng cố: ? Cho biết văn bản tường t rình có vai trò ntn trong đời sống con người? 5/ HDVN: - Học ghi nhớ.Chuẩn bị bài "Luyện tập làm văn bản tường trình". ================================================================= Ngày soạn :20/4/13 Ngày dạy :24 /4/13 Tiết 131: Luyện tập làm văn bản tường trình A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp hs : Ôn tập lại những tri thức về văn bản tường trình: mục đích: yêu cầu , cấu tạo của một văn bản tường trình. - Rèn kỹ năng nhận biết tình huống cần viết văn bản tường trình, viết 1 văn bản tường trình đúng quy cách. - Tích hợp: Tiếp tục công việc của tiết 127. B. Chuẩn bị: GV: Giáo án, máy chiếu. HS: Sưu tầm tình huống cần làm văn bản tường trình, giấy trong. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra: 3/ Bài mới: - GV yêu cầu hs trả lời các câu hỏi trong SGK, ôn tập về văn bản tường trình. - Lập thành bảng. I. Ôn tập lý thuyết: 1/ Mục đích viết văn bản tường trình. 2/ So sánh văn bản tường trình và văn bản báo cáo. 3/ Bố cục của văn bản tường trình. Văn bản tường trình - MĐ: Trình bày thiệt hại hay mục đích thực hiện của người viết trình bày trong việc xảy ra, gây hậu quả cần xem xét. * Người viết: tham gia, hoặc chứng kiến vụ việc, cá nhân, tập thể. - Người nhận: cấp trên, cơ quan Nhà nước. - Bố cục: Theo mẫu. - HS đọc 3 tình huống. - Căn cứ vào mục đích của từng loại văn bản - xác định kiểu văn bản cần phải viết. - Từ đó, chỉ được lỗi sai của người viết những văn bản này. - HS nêu những tình huống thường gặp trong đời sống hàng ngày. - Mỗi hs tự chọn 1 tình huống để viết văn bản tường trình. - Mục đích: đúng mục đích của văn bản tường trình. - Hình thức: Trình bày đúng theo mẫu quy định. II. Luyện tập: 1/ Bài 1: Cả 3 tình huống không cần phải viết văn bản tường trình. + a: Cân viết văn bản k. đ nhận thức rõ k.đ và quyết tâm sửa chữa. + b: Có thể viết thành báo cho các bạn biết kế hoạch chuẩn bị. + c: Cần viết văn bản báo cáo công tác chi đội gửi cô tổng phụ trách. => Cả 3 văn bản: người viết chưa phân biệt được mục đích của văn bản tường trình với văn bản báo cáo, thông báo, chưa nắm rõ tình huống nào cần sử dụng kiểu văn bản phù hợp. 2/ Bài 2: VD: Trình bày các chú bảo vệ về việc mất xe đạp. - Tường trình với cô giáo bộ môn lý do em không hoàn thành bài tập… 3/ Bài 3: - Chọn 1 tình huống: + Mục đích: Đúng mục đích của văn bản tường trình. + Hình thức: Trình bày rõ ràng, đúng mẫu quy định. 4/ Củng cố: -Văn bản tường trình viết ra nhằm mục đích gì? 5/ HDVN: - Ôn tập về văn bản tường trình. - Viết 1 văn bản tường trình . - Chuẩn bị bài: Văn bản thông báo. ===================================================== Ngày soạn :20/4/13 Ngày dạy :25/4/13 Tiết 132: Trả bài kiểm tra văn,Tiếng Việt A. Mục tiêu cần đạt: - Củng cố lại một lần nữa về các văn bản đã học, tiếp tục củng cố kiến thức về các kiểu câu, các kiểu hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu. - Rèn học sinh kỹ năng tự nhận xét và chữa bài làm của bản thân theo sự hướng dẫn của GV. -Tích hợp: Bài : "Ôn tập và kiểm tra tiếng việt" với phần TLV ở tiết "trả bài số 7" và "văn bản thông báo" B. Chuẩn bị: 1.GV: Chấm - tập hợp - nhận xét. 2.HS: Xem lại đề bài - chữa bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra: 3/ Bài mới: Hoạt động của thày trò - HS đọc lại đề bài. - Xác định các yêu cầu của đề bài. - GV hướng dẫn hs tự việc tìm hiểuđề - xây dựng đáp án cho đề bài. - Sau khi hs đã xác định được đáp án - GV điều chỉnh -> đáp án chính xác. - GV chiếu đáp án chính xác trên máy. - Yêu cầu hs đọc đáp án đó. - GV yêu cầu hs chép đáp án đó vào vở bài tập. - Từ việc tập hợp lỗi của hs - GV nhận xét những ưu - nhược điểm của hs trong bài làm. - Ưu điểm về nội dung, hình thức của bài làm. - GV hướng dẫn hs sửa chữa một số lỗi cơ bản. - Các lỗi còn lại, hs tự chữa vào vở của mình. - GV chọn đọc những bài chất lượng, hay, đoạn hay cho hs tham khảo - nhận xét. - GV trả bài - HS xem bài. Gọi điểm vào sổ. Nội dung chính I. Đề bài : II. Đáp án: 1/ A. Nhớ tiếc quá khứ. 2/ Thú lâm tuyền: thú vị khi được sông nơi núi rừng, 1 trong những lẽ sống của các nhà nho xưa. - Thú lâm tuyền thể hiện trong bài thơ "Tức cảnh Pác Pó". + Vui với cuộc sống nghèo, thiếu thốn nơi núi rừng. + Vui với lối sống, ăn ở, sinh hoạt làm việc nền nếp. 3/ Cảm nhận những nội dung sau: + Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên. + Cảnh vật thê lương, ảm đạm. III. Nhận xét ưu - nhược điểm của bài làm. - Lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt. - Lỗi: cách kiểu kiến thức chưa chính xác. IV. Chữa lỗi. - Yêu cầu hs chữa lỗi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - HS chữa lỗi: Lỗi nội dung, lỗi hình thức. V. Thông báo kết quả bài làm: - Chọn đọc đoạn văn hay, có cảm xúc. - Chọn đọc những bài hay, tốt. VI. Trả bài - gọi điểm 4/ Củng cố: - GV củng cố những kiến thức về phần văn. 5/ HDVN: Ôn tập phần văn (tiếp). ============================================================= Ngày soạn :20/4/13 Ngày dạy :25/4/13 Tiết 133: Trả bài tập làm văn số 7 A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp hs củng cố lại những hình thức và kỹ năng đã học về các phép lập luận chứng minh, giải thích về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu và đặc biệt về cách đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn NL. - Rèn luyện cho hs kỹ năng đưa các yếu tố biểu cảm tự sự và miểu tả vào bài văn nghị luận mà vẫn không làm lạc thể loại của bài văn nghị luận. - Tích hợp: Các văn bản đã học, tiếng việt ở các kiểu câu, lựa chọn trật tự từ trong câu. B. Chuẩn bị: - GV: Chấm - chọn 1 số đoạn, bài khá, tập hợp lỗi. - HS: Xem lại đề. C. Tiến trình tổ chức hoạt động. 1/ ổn định: 2/ Kiểm tra: 3/ Bài mới: Hoạt động của thày trò. - HS nhắc lại đề bài. - GV chép lại đề bài lên bảng. - GV yêu cầu hs gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài. Xác định yêu cầu của đề. H: Đề bài thuộc thể loại nào ? H: Nội dung cần chứng minh ở đề bài là gì? H: Phạm vi dẫn chứng được giới hạn như thế nào? Yêu cầu hs lập dàn ý H: Bố cục của bài văn nghị luận? (3 phần) H: Phần mở bài của bài văn nghị luận có nhiệm vụ gì? Cụ thể ở bài này? H: Phần thân bài của bài văn nghị luận có nhiệm vụ ntn? Đề bài này cần triển khai những nội dung nào? H: Phần kết bài làm nhiệm vụ gì? H: ở đề bài này, kết bài có nhiệm vụ như thế nào? - GV nhận xét chung về những ưu - nhược điểm chủ yếu trong bài làm của hs về nội dung kiến thức và hình thức trình bày. - Trên cơ sở nhận xét những nhược điểm của bài viết giáo viên chữa một số lỗi cơ bản, còn lại hs chữa. - Chọn lọc một số bài hay. - GVtrả bài, gọi điểm - vào sổ. Nội dung chính I. Đề bài: Chứng minh rằng: Văn học dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết "Thương người như thể thương thân" và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. II. Phân tích đề: 1/ Tìm hiểuđề : - Thể loại: Nghị luận chứng minh. - Nội dung: Văn học ca ngợi tình yêu thương, phê phán thái độ thờ ơ, dửng dưng. - Phạm vi dẫn chứng: Văn học dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. 2/ Lập dàn ý: a) Mở bài (1điểm) - Giới thiệu nhận định (vấn đề) cần chứng minh. b) Thân bài: - Chứng minh 2 luận điểm: + LĐ1: Văn học luôn ca ngợi những ai biết " thương người như thể thương thân". - Dẫn chứng: VHDG: - Truyện cổ tích. - Tục ngữ. - Ca dao. - Dẫn chứng VHHĐ: - Ông đồ. - Lão Hạc… + LĐ2: Văn học nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. - Dẫn chứng VHDG: - Truyện cổ tích. - Tục ngữ. - Ca dao. - Dẫn chứng VHHĐ: - Sống chết mặc bay. - Tức nước vỡ bờ. III. Nhận xét ưu - nhược điểm - Nội dung. - Hình thức. IV. Chữa lỗi V. Thông báo kết quả bài làm. VI. Gọi điểm. 4/ Củng cố: 5/ HDVN: Ôn tập văn nghị luận

File đính kèm:

  • docvan 8 tuan 35.doc
Giáo án liên quan