A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
- Biết sử dụng chúng đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng gây khó khăn trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị
- Bảng phụ, đoạn văn có từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
C. Khởi động
1.Bài cũ : - Nêu đặc điểm, công dụng của từ tượng thanh, tượng hình, chữa BT4.
- Chữa BT 5 - 6
2. Bài mới :
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5506 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 17 : Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy :
Bài 5
Tiết 17 : Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
- Biết sử dụng chúng đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng gây khó khăn trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị
- Bảng phụ, đoạn văn có từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
C. Khởi động
1.Bài cũ : - Nêu đặc điểm, công dụng của từ tượng thanh, tượng hình, chữa BT4.
- Chữa BT 5 - 6
2. Bài mới :
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu từ ngữ địa phương& biệt ngữ
XH
H: Đọc VD, chú ý từ in đậm
?1: Trong ba từ : bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào là từ toàn dân?
H: Thảo luận nhóm 4
?2: Vậy em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương?
H: Trả lời cá nhân
2 em đọc ghi nhớ.
*BT nhanh: Cho biết từ trái thơm, trái mãng cầu, mè đen nghĩa là gì? ở địa phương nào?
H: Trao đổi, cá nhân trả lời.
H: Đoc Bài tập SGK
?3: Tại sao có chỗ tác giả dùng từ "mẹ", có chỗ lại dùng "mợ ".
H: Suy nghĩ, trả lời
(mẹ trong lời kể ® đối tượng là độc giả; mợ trong câu đáp của bé Hồng với cô ® hai người cùng tầng lớp xã hội).
?4: Trước CMT8, trong tầng lớp XH nào, cha mẹ được gọi bằng cậu mợ?
(trung lưu, thượng lưu)
?5: Các từ : ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì?
H: Trả lời cá nhân
( ngỗng là điểm 2, trúng tủ là đúng vào phần đẫ học thuộc lòng)
?6: Qua phân tích VD, em hiểu thế nào là biệt ngữ XH?
H: 2em đọc ghi nhớ.
HĐ 2: Hướng dẫn sử dụng.
G: Cho H làm BT
*BT nhanh: Các từ trẫm, khanh, long sàng, ngự thiện…nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng từ này?( Trẫm: cách vua xưng hô với bề dưới, khanh: cách xung hô của quan,; long sàng là giường của vua; ngự thiện là vua dùng bữa…
Tầng lớp vua quan trong triều đình PK thường ding những từ ngữ này)
?7: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ XH cần chú ý điều gì?Tại sao không không nên lạm dụng?
H: Trao đổi, trả lời.
H: Đọc Bài Tập 2.
?8: Tại sao trong các đoạn thơ, văn, tác giả vẫn dùng một số từ địa phương và biệt ngữ XH?
H: Suy nghĩ, trả lời cá nhân.
?9: Làm thế nào để sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH có hiệu quả?
H: Trao đổi nhóm.
2 em đọc ghi nhớ.
HĐ 3 : Hướng dẫn luyện tập.
G: HƯớng dẫn H làm BT
H: Đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm 4 – trình bày
I.Từ ngữ địa phương
1.VD: SGK
2.Nhận xét:
- Từ ngữ địa phương : bắp, bẹ
- Từ toàn dân : ngô.
* Ghi nhớ (SGK)
II. Biệt ngữ xã hội
1.VD: SGK
2.Nhận xét:
a. Mẹ, mợ ® từ đồng nghĩa
- mẹ ® từ toàn dân
- mợ ® từ của một tầng lớp XH nhất định.
b. Ngỗng, trúng tủ ® từ dùng hạn chế trong tầng lớp học sinh, sinh viên
* Ghi nhớ (SGK tr 57)
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
1. Bài tập
2. Nhận xét;
a. Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương. Phải chú ý đến tình huống giao tiếp( nghiêm túc, thân mật, trang trọng, suồng sã…),hoàn cảnh giao tiếp ( thời đại đang sống, môI trường công tác, học tập…) , NV giao tiếp ( bằng vai hay không…)
b.Trong thơ văn
- Đoạn thơ (Hồng Nguyên) : từ ngữ miền Trung ® tạo dựng không khí quê hương, sự đồng cảm của người chiến sĩ.
- Câu văn của Nguyên Hồng : các biệt ngữ XH khắc hoạ tính cách của NV thuộc tầng lớp lưu manh.
è Để sử dụng có hiệu quả cần tìm hiểu các từ ngữ địa phương tương ứng.
* Ghi nhớ: SGK ( tr 58)
IV. Luyện tập
Bài 1 :
- Từ ngữ địa phương :
+ Choa, nhá, thẹn (Trung Bộ)
+ Bự, mắc cỡ, té (Nam Bộ)
- Từ ngữ toàn dân :
+ Nước, cưỡi, cự nự, xấu hổ
+ To, củ sắn, xấu hổ, ngã
Bài 2 :
- Quay : chép hoặc xem bài của bạn trong giờ kiểm tra (thi)
® Thà bị điểm kém còn hơn là quay bài của bạn.
- Viêm màng túi : hết tiền; tụng kinh; học thuộc lòng; xạc : phê bình hoắc trách mắng gay gắt…
Bài 3 :
A (+), b (-), c (-), d (-), e (-), g (-)
* Củng cố: Nhắc lại các kiến thức cơ bản cần nhớ.
* Dặn dò: - Làm BT 3,4,5 tr 59; Đọc bài đọc thêm.
- Xem trước bài Tóm tắt VB
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : Ngày dạy:
Tiết 18 : Tóm tắt văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một VB tự sự
B. Chuẩn bị
- Một số tóm tắt mẫu
C. Khởi động
1.Bài cũ : -Tóm tắt “ Lão Hạc” (Phần trích học)
2. Bài mới : Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, nghĩa là nhiều thông tin được cập nhật hàng ngày trên các kênh thông tin khác nhau. Trong đó sách được coi là một trong những phương tiện thông tin quan trọng đói với chúng ta. Song đối tượng SGK lại quá lớn, nội dung trong sách lại quá dài. Vì vậy để nắm bắt đầy đủ các nội dung cơ bản trong các quyển sách nói chung, trong các VB tự sự nói riêng cần phảI biết cách tóm tắt những nội dung ấy.
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn tóm tắt VB
H: Đọc tình huống 1 (SGK)
?1: Khi nào cần tóm tắt VB tự sự?
( Khi muốn ghi lại nội dung chính của những VB tự sự à phải tóm tắt.)
?2: Vậy theo em, thế nào là tóm tắt VB tự sự? Suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu?
H: Đọc VB tóm tắt.
?3: VB trên kể lại nội dung của VB nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó? VB trên có nêu được ND chính của VB ấy không?
H: Suy nghĩ, trả lời cá nhân.
?4: VB tóm tắt trên có gì khác so với VB truyện trong SGK?(độ dài, lời văn, số lượng nhân vật, sự việc..)
H: Trao đổi, thống nhất, trả lời.
?5: Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một VB tóm tắt?
H: Thảo luận nhóm 4, đại diện trả lời.
?5: Muốn viết được một VB tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Theo trình tự nào?
H: Thảo luận nhóm 2, thống nhất.
H: 2 em đọc ghi nhớ (SGK)
Tóm tắt VB “Lão Hạc”
I. Thế nào là tóm tắt VB tự sự
- Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những ND chính của Vb tự sự.
II. Cách tóm tắt Vb tự sự
1. Những yêu cầu đối với VB tóm tắt
a. Tìm hiểu cách tóm tắt
* VB : Sơn Tinh Thuỷ Tinh
- Nêu được nội dung chính
- Ngắn gọn, lời văn cô đúc
- Sự việc lược bớt hoặc tóm tắt lại
- Không trích nguyên văn từ tác phẩm ® là lời của người viết tóm tắt.
b. Yêu cầu đối với VB tóm tắt
- Bảo đảm tính khách quan: trung thành với VB được tóm tắt.
- Bảo đảm tính hoàn chỉnh : giúp người đọc hình dung toàn bộ câu chuyện.
- Bảo đảm tính cân đối : số dòng cho các sự việc, NV chính, các chi tiết tiêu biểu… cho phù hợp.
*Ghi nhớ 1,2: SGK(tr 61)
2. Các bước tóm tắt
- Đọc kỹ tác phẩm, nắm chắc ND
- Xác định ND chính : lựa chọn các NV quan trọng, các sự việc tiêu biểu.
- Sắp xếp các ND chính theo trật tự hợp lí.
- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
*Ghi nhớ3: (SGK)
III. Luyện tập:
* Củng cố: Thế nào là VB tóm tắt? Cách tóm tắt VB?
* Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ
- Làm BT 1, 2 (Luyện tập tóm tắt VB tự sự)
- Đọc kĩ lại các tác phẩm truyện đã học trong SGK – Tập tóm tắt các VB này bằng một đoạn văn.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: Ngày dạy :
Tiết 19 : Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Luyện tập kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự
B. Chuẩn bị
G: - Các VB tóm tắt
H: Đọc kĩ lại các VB, nắm chắc bước tóm tắt VB.
C. Khởi động
1.Kiểm tra bài cũ : - Trình bày cách thức tóm tắt văn bản tự sự
2. Bài mới :
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn cách tóm tắt.
?1: Bản liệt kê đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các NV quan trọng của “Lão Hạc” chưa? Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm những gì? Hãy sắp xếp các sự việc nêu ở trên theo một thứ tự hợp lý?
H: Thảo luận nhóm – trình bày bảng phụ
G: nêu NV, yêu cầu về ND và hình thức tóm tắt.
H: Thực hành viết VB tóm tắt( Khoảng 10câu)
Lão Hạc là một nông dân nghèo, có một con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Vì không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại "cậu Vàng", người bạn tâm tình duy nhất của lão.Vì muốn giữu nguyên mảnh vườn cho con trai, nên lão quyết định gạt nước mắt bán con Vàng. Lão gom góp số tiền ít ỏi đã dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi giúp mảnh vườn. Nhưng cuộc sống ngày càng khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị một trận ốm khủng khiếp. Lão sông lay lắt, vất vưởng nhưng quyết không làm phiền đến ông giáo. Rồi một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó và nói tránh đi cái ý định tuyệt vọng đang nung nấu trong đàu lão khiến ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể lại sự việc. Nhưng tới tận mắt chứng kiến cáI chết dữ dội, quằn quại của lão Hạc thì ông giáo mới sực tỉnh. Cả làng đều bất ngờ trước cái chết của lão Hạc. Chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu vì sao lão Hạc phải chết tức tửi như vậy!
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập.
H: Đọc BT 2.
VD: Vì thiếu sưu của người em đã chết, anh Dâu bị bọn tay sai đánh trói cùm kẹp. Vừa được tha về, đang ốm nặng, run rẩy, chưa kịp húp được bát cháo, thì cai lệ, người nhà lí trưởng đã ập đến, quát tháo om sòm định trói anh mang đi. Chị Dậu vì thương chồng đành van xin nhẫn nhục, nhưng tên cai lệ không động lòng còn văng ra những lời lẽ thô tục. Biết mình thân co, thế cô nên chị Dậu có nín nhịn tìm cách làm giảm bớt sự hung hăng của kẻ lòng lang dạ thú. Nhưng lũ bất nhân ấy vẫn cố tình hành hạ anh Dậu và bản thân chị . Chị đã liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tay sai vô. Đúng là “Tức nước vỡ bờ”
H: Đọc BT 3.
?: Tại sao VB “Tôi đi học” và “ Trong lòng mẹ” rất khó tóm tắt? Muốn tóm tắt cần phải làm gì?
I. Tìm hiểu yêu cầu tóm tắt VB tự sự
BT 1: VB : Lão Hạc
* Nhận xét:
1. Bản liệt kê đã nêu lên các sự việc, NV và một số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ nhưng sắp xếp còn lộn xộn, thiếu mạch lạc.
2. Sắp xếp theo thứ tự hợp lí và bổ sung:
+ 1-b: Lão Hạc là một nông dân nghèo, có một người con trai, một mảnh vườn…
+ 2-a : Vì không đủ tiền cưới vợ,con trai lão phẫn chí đi phu đồn cao su…” cậu Vàng)
+ 3-d (vì muốn giữ lại mảnh vườn…)
+ 4-c (Lão mang tiền dành dụm…)
+ 5 -g (cuộc sống mỗi ngày một khó khăn…)
+ 6- e (Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó)
+ 7- i (Ông Giáo rất buồn…)
+ 8- h (Lão bỗng nhiên chết…)
+ 9- k (Cả làng không hiểu vì sao…)
3.Viết VB tóm tắt theo thứ tự đã xếp lại:
4. Trao đổi và đánh giá VB tóm tắt
- HS trao đổi
- Gọi HS đọc
- Cả lớp nhận xét
- GV chỉnh sửa lại
® VB tóm tắt tương đối hoàn chỉnh
II. Luyện tập
Bài 2 :
VB “ Tức nước vỡ bờ ”
- NV chính : Chị Dậu
- Sự việc tiêu biểu : Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ, người nhà Lí trưởng để bảo vệ anh Dậu.
BT 3:
-“Tôi đi học” và “ Trong lòng mẹ” là hai tác phẩm tự sự nhưng giàu chất thơ, ít sự việc( truyện ngắn trữ tình) các tác phẩm chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác, nội tâm sự việc nên khó tóm tắt.
* Củng cố: Nhắc lại yêu cầu khi cần tóm tắt VB
* Dặn dò: - Tóm tắt lại các VB trên bằng đoạn văn hoàn chỉnh.
- Đọc kĩ các bài đọc thêm.
- Soạn bài: Cô bé bán diêm.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : Ngày dạy:
Tiết 20 : Trả bài viết số 1
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Ôn lại kiến thức về kiểu bài tự sự, việc tóm tắt VBTS
- Tích hợp với các VB tự sự đã học
- Rèn kỹ năng về ngôn ngữ và kỹ năng XDVB
B. Chuẩn bị
- GV : Chấm bài, nhận xét, đánh giá, rút ưu khuyết điểm chung.
Trả bài cho H trước 2 ngày.
- HS : Đọc kĩ lại bài, đối chiếu lỗi, sửa lỗi.
C. Khởi động
1.Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh
2. Bài mới
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
H: Nhắc lại đề bài
?1: Nêu yêu cầu của đề?
H: Trình bày dàn ý
?2: Bài viết sẽ phải đạt được những yêu cầu gì từ dàn ý trên?
H: Trả lời cá nhân.
G: Nhận xét ưu khuyết điểm chung của bài làm.
H: Đọc, nhận xét bài làm của mình (2 - 3 HS)
G: Đọc bài đạt điểm cao.
HĐ2:Trả bài & sửa chữa lỗi.
G: Yêu cầu HS đổi bài cho nhau để nhận xét.
H: Tự chữa bài của mình vào bên lề hoặc phía dưới bài làm các lỗi :
+ Dùng từ
+ Chính tả
+ Diễn đạt
+ Trình bày
I.Nhận xét, đánh giá
1. Đề bài : Kỉ niệm sống mãi trong tâm trí tôi
2. Yêu cầu của đề tài :
- TL : tự sự + miêu tả + biểu cảm
- ND: Một kỉ niệm rất đáng nhớ
- PVi : Sống mãi trong tôi
3. Dàn ý :
a.MB : Giới thiệu nhân vật mà em đã có những kỷ niệm đẹp.
b.TB : Xác định trình tự kể (sự việc bắt đầu? Diễn biến? Kết thúc?)
+ XD yếu tố miêu tả, biểu cảm sẽ sử dụng ntn?
- Người thân trong hiện tại đã để lại cho em những ấn tượng, kỷ niệm gì?
- Tái hiện trong quá khứ từng sự việc đã trở thành kỷ niệm sâu sắc không quên.
- Trở lại hiện tại, ý nghĩa của những sự việc và hình ảnh ấy trong cuộc đời mình.
C.Kết bài
Cảm xúc suy nghĩ của bản thân
4.Viết bài
- Thể hiện rõ chủ đề
- Mối quan hệ giữa các phần MB, TB, KB.
- VD đoạn văn đúng về HT, ND.
5. Nhận xét chung
a. Ưu điểm :
- Phần lớn các bài viết đã thể hiện được tính thống nhất của chủ đề, các từ ngữ chủ đề được lặp lại trong mạch kể để y trì đối tượng.
- Bố cục mạch lạc có mối liên hệ giữa 3 phần MB, TB, KB.
- Nắm được phương pháp xây dựng đoạn văn trong VB.
- Bài viết diễn đạt rõ ràng mạch lạc có sức thuyết phục, truyền cảm bởi biết kết hợp hợp lý kể + tả + biểu cảm
b. Tồn tại
- Một số bài viết chưa thể hiện rõ chủ đề, năng jveef tự sự mà bỏ qua yếu tố miêu tả, biểu cảm..
- Chưa nắm được cách XD đoạn văn, tách đoạn.
- Còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
- Một số bài kể lan man nhiều sự việc vụn vặt, khô khan, nghèo cảm xúc.
II. Trả bài và sửa chữa
III. Hướng khăc phục:
- Cần: + Kết hợp tự sự biểu cảm, miêu tả để tăng giá trị bài viết.
+ Tạo bố cục rõ ràng, hợp lí, cân đối( nhất là phần thân bài)
+ Chú ý rèn chữ viết.
- Không được tẩy xóa nhiều tronh bài làm, không viết tắt, viết số.
IV. Kết quả cụ thể:
- Đạt kết quả: 100% trong đó:
+ Giỏi:
+ Khá:
+ T bình:
* Củng cố: Đọc bài điểm cao
* Dặn dò
- Soạn : “ Cô bé bán diêm ”
Ngày soạn : Ngày dạy:
Bài 6
Tiết 21 + 22 : Cô bé bán diêm (Trích)
An - đéc - xen
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Giúp HS khám phá NT kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa các hiện thực và mộng tưởng với các hình thức diễn biến hợp lý của truyện, qua đó An - đéc -xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với cô bé bất hạnh
B. Chuẩn bị
G: - Tư liệu về tác giả
- Truyện cổ An - đéc - xen
H: Đọc kĩ truyện, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
C. Khởi động
1. Kiểm bài cũ : - Tóm tắt truyện "Lão Hạc", nét đặc sắc về NT.
- Qua truyện, em nhận thức về hình ảnh người nông dân VN trước
CMT8 ntn?
2. Bài mới: Ai đã biết về đất nước Đan-Mạch? Nó nằm ở đâu? Thủ đô tên là gì?An-đéc-
xen là nhà văn có đặc điểm gì đáng lưu ý?
H: Trả lời các câu hỏi trên.
G: Đan-Mạch là một đất nước nhỏ thuộc khu vực Bắc Âu, diện tích chỉ bằng
khoảng 1/8 diện tích nước ta. Thủ đô là Cô-pen-ha-ghen. An-đéc-xen là nhà văn nổi
tiếng Đan-Mạch.
H: Đọc tiếp phần chú thích.
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
G: Nêu yêu cầu đọc: đọc chậm, cảm thông, cố gắng phân biệt tình cảm thực & ảo ảnh trong và sau từng lần cô bé quẹt diêm.
G: Đọc đoạn đã bị lược bỏ.
H: 3 em đọc đoạn trích.
?1: Hãy tóm tắt VB?
H: Tóm tắt VB bằng một đoạn văn.
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu bố cục.
?2: Nếu chia VB này ra thành 3 phần thì em sẽ xác định các phần ntn và ND từng phần ? Đoạn thứ 2 chia thành mấy đoạn nhỏ? Căn cứ vào đâu? (5 đoạn)
H: Phát hiện, trả lời.
?3: Em có nhận xét gì về bố cục truyện?
(Mạch lạc, hợp lý, kể theo trình tự thời gian, tác giả sử dụng cách kể phổ biến của truyện cổ tích)
?3: Gia cảnh của cô bé có gì đặc biệt? Gia cảnh ấy đã đẩy em bé đến tình trạng ntn?
H: Trao đổi, thống nhất trả lời.
?4: Cô bé cùng những bao diêm xuất hiện trong thời điểm đặc biệt nào? Thời điểm ấy tác động ntn đến con người?
H: Trả lời cá nhân
G: ở các nước Đông Âu như Đan Mạch, vào dịp này, thời tiết rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống tới vài choc độ dưới 00, tuyết rơI dày đặc à thường nghĩ đến gia đình sum họp, đầm ấm…)
?5: Cảnh tượng ở trong từng ngôi nhà, ở ngoài đường phố hiện ra ntn trong đêm giao thừa?
H: Phát hiện trả lời.
?6: NT kể chuyện của tác giả có gì đặc sắc? Tác dụng của NT ấy?
H: Trao đổi, thống nhất.
*Tiết 2:
?7: Em bé quẹt diêm mấy lần? Những lần quẹt diêm, cô bé đã thấy gì? Đó là một cảnh tượng ntn? Nói lên mong ước gì của cô bé?
(được sưởi ấm, ăn ngon, đón nô - en, được che chở yêu thương, chết để giải thoát bất hạnh)
?8: Vì sao em bé phải quẹt diêm?
H: Suy nghĩ, phát biểu.
( Để được sưởi ấm phần nào, để được đắm chìm trong thế giới ảo ảnh do em bé tưởng tưởng ra, để câu chuyện phát triển đan xen giữa thực và ảo, hệt như trong truyện cổ tích.)
?9: Chứng minh rằng các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lý? Sự sắp đặt song song cảnh mộng tưởng và cảnh thực tế đó có ý nghĩa gì?
H: Thảo luận nhóm 4 trong 2’
G: Các mộng tưởng và thực tế được sắp đặt // vơí nhau nhằm làm nổi bật:
- Mong ước chính đáng của cô bé
- Nhấn mạnh hoàn cảnh bất hạnh đáng thương của em
- Gián tiếp tố cáo sự thờ ơ của xã đối với người nghèo
à5 lần quẹt diêm, 5 lần lặp lại và biến đổi ảo ảnh xen kẽ nối tiếp nhau, trở đI, trở lại, vụt hiện, vụt biến tất cả được sắp xếp và tưởng tượng tuyệt khéo, gợi lên trước mắt người đọc vẻ đẹp hồn nhiên, tươI tắn của em bé đáng thương trong cả đêm gió tuyết cuối năm, ngay cả với cáI chết thê thảm bỗng trở thành bay bổng về trời của một “tiểu thiên thần”. Ngòi bút nhân ái lãng mạn của nhà văn đã làm cho câu chuyện cảm động, đau thương mà vẫn nhẹ nhàng, đầy chất thơ.
?10: Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng?Em nghĩ gì về những mong ước của cô bé qua những lần quẹt diêm ấy?
H: Phát biểu, trả lời.
( Đó là những mộng ước chân thành, chính đáng, giản dị của bất cứ đứa trẻ nào trên thế gian này)
?11: Khi tất cả các những que diêm còn lại cháy lên là lúc cô bé bán diêm thấy mình bay lên cũng là "chẳng còn đói rét nào, đau buồn nào đe dọa họ nữa". Điều đó có ý nghĩa gì?
H: H khá giỏi phát biểu.
(- Cuộc sống trên thế giới chỉ là buồn đau và đói rét đối với người nghèo khổ. Chỉ có cái chết mới giải thoát được bất hạnh của họ à Vì theo tín ngưỡng Thiên chúa: cái chết đưa linh hồn họ về nơI hạnh phúc vĩnh hằng- Trần gian không có hạnh phúc)
?12: Tất cả những điều kể trên nói với ta điều gì?
H: Suy nghĩ, phát biểu.
G: Đọc đoạn kết thúc truyện.
?13: Kết thúc này gợi cho em suy nghĩ gì về số phận con người nghèo khổ trong XH cũ?
H: Phát biểu cá nhân.
(- Số phận bất hạnh của những con người đau khổ.
- Xã hội thờ ơ với nỗi bất hạnh của người nghèo.)
?13: Em có muốn một cách kết thúc truyện khác không? Vì sao? Nếu cần bàn luận về cái chết của cô bé bán diêm từ hình ảnh em bé chết đói, chết rét là "một em bé gái có đôi má hồng & đôi môi đang mỉm cười" thì em sẽ nói gì?
H: Thảo luận nhóm 4 trong 3’ , H khá phát biểu.
G: Trong cái XH thiếu tình thương, nhà văn An-đec-xen đã viết truyện với tất cả niềm cảm thông, yêu thương đối với em bé bất hạnh. Chính tình thương yêu ấy mà nhà văn đã XD một kết thúc truyện với hình ảnh em bé chết thật đẹp, được đoàn tụ với bà trong niềm vui đoàn tụ đầu năm.
?14: Hình ảnh “ một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” có ý nghĩa gì?
(niềm thông cảm, thương yêu của nhà văn)
?15: Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện “Cô bé bán diêm” và đoạn kết của truyện nói riêng?
H: Học sinh khá trả lời
HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết.
?16: Nét đặc sắc về NT của truyện là gì? Từ đó, em hiểu gì về tấm lòng nhà văn dành cho thế giới NV tuổi thơ của ông?
H: Suy nghĩ, phát biểu.
2 em đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm:SGK
2. Tóm tắt: Em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt, em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh, đành ngồi nép vào một góc tường. Em quyết định quẹt diêm để sưởi ấm. Lần quẹt thứ nhất, em thấy ánh lửa lò sưởi. Lần quẹt thứ hai, em thấy bàn ăn có ngỗng quay. Lần thứ ba em thấy cây thông nô-en. Lần quẹt thứ tư, em thấy bà hiện về. quẹt hết những que diêm còn lại, hai bà cháu về chầu Thượng đế. Buổi sáng hôm sau- mồng một Tết, người ta thấy thi thể em giữa những bao diêm. Không ai biết điều kì diệu em bé đã trông thấy.
II. Bố cục của truyện:
a. Từ đầu…đổ ra” : Hình ảnh của cô bé bán diêm.
b. Tiếp…thượng đế : Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.
c. Còn lại : Cái chết thương tâm của em bé.
III. Phân tích:
1. Em bé đêm giao thừa
- Gia cảnh :
+ Mẹ chết, sống với bố, bà nội đã qua đời.
+ Nhà nghèo, nơi ở tối tăm trên góc sát máI nhà.
+ Bố khó tính, luôn bị bố mắng nhiếc, chửi rủa.
+ Phải đi bán diêm để kiếm sống.
- Bối cảnh: Đêm giao thừa, ngoài đường phố rét buốt.
- Đêm giao thừa:
+ Mọi nhà đều sáng sủa
+…sực nức mùi ngỗng
+ …Ngoài đường lạnh buốt, tối đen, em bé bụng đói cả ngày.
® biện pháp tương phản, đối lập
® Nêu bật nỗi cực khổ về vật chất và nỗi đau mất mát vê tinh thần của cô bé bán diêm à gợi niềm thương cảm cho người đọc.
2.Thực tế và mộng tưởng của cô bé bán diêm
* Mộng tưởng * Thực tại
(quẹt diêm) (diêm tắt)
- Lò sưởi hiện ra, tỏa - Em đang rét cóng
hơi nóng dịu dàng à mong được sưởi
ấm
- Bàn ăn sang trọng… - Em đang đói
à mong được ăn
- Cây thông nô-en - Ước mơ được vui
sáng rực, lấp lánh chơi trong đêm
giáng sinh - Bà nội hiện về - Thương nhớ bà(bà
& mẹ là người em
thương yêu nhất),
ước nguyện đi theo
bà
- Hai bà cháu bay lên - Em ra đi vĩnh viễn
trong đói khát, lạnh
buốt
® Mong ước hạnh phúc chính đáng và thân phận bất hạnh của em.
==>Cô bé bị bỏ rơi cô độc trong GĐvà XH
Cô luôn khát khao yên vui,no ấm và yên vui.
3. Một cảnh thương tâm
Em bé chết trong cảnh băng giá --> Tội nghiệp đáng thương
==>Em bé có số bất hạnh vì GĐ , XH thiếu tình thương yêu và sự chăm sóc đối với em
Đó là một cái chết vô tội.
Một cái chết không đáng có.
Một cái chết của một sự thật đau lòng.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ (SGK- tr 68)
IV. Luyện tập
- Đọc diễn cảm.
* Củng cố: - Đọc lại truyện.
* Dặn dò : - Tập tóm tắt- Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện.
- Soạn : Đánh nhau với cối xay gió
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : Ngày dạy:
Bài 6
Tiết 23 : Trợ từ, thán từ
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ
- Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể
B. Chuẩn bị
G: - Đọc kĩ những điều cần lưu ý trong SGV
- Bảng phụ, đoạn văn mẫu, hệ thống các VD, các bài tập.
H: Xem kĩ trước bài.
C. Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là từ địa phương và biệt ngữ XH? Cho VD?
- Chữa BT 3, 4
2. Bài mới
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Tìm hiểu trợ từ.
H: Đọc BT 1
?1: Nghĩa của các câu có gì giống và khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
H: Quan sát VD, so sánh 3 câu
?2: Từ "những", "có" đi kèm với từ ngữ nào và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?
H: Phát biểu cá nhân
?3: Coi những từ trên là trợ từ qua sự phân tích VD, em hiểu thế nào là trợ từ?
H: Đọc ghi nhớ.
*BT nhanh: Đặt ba câu có ding 3 trợ từ: “chính”, “đích”, “ngay”
H: Đặt câu.
G: ( Lưu ý): Đặc điểm của trợ từ:
Không làm thành phần câu.
Không làm thành phần cụm từ
Không làm phương tiện LK cụm từ, thành phần câu.
Biểu thị mối quan hệ giữa người nói với điều được nói đến trong câu.
HĐ 2: Tìm hiểu thán từ.
H: Đọc VD, chú ý từ in đậm
?4: Các từ đó biểu thị điều gì?
H: Suy nghĩ, trả lời.
(“ A ” còn biểu thị sự vui mừng, sung sướng ® A! Mẹ đã về)
?5: Nhận xét về cách dùng từ : Này, A, Vâng trong hai đoạn văn?
(có thể làm thành một câu độc lập)
?6: Qua tìm hiểu VD, em hiểu thế nào là thán từ?
H: 2 em đọc ghi nhớ.
*BTnhanh:Đặt ba câu dùng ba thán từ:“Ôi”,“ừ”,
“ơ”
VD: ÔI, biển chiều nay đẹp quá!
- ừ! Cậu ấy giỏi thật.
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
H: - Đọc bài tập1.
- Cá nhân suy nghĩ, trả lời.
H: Đọc bài tập 2.
Thảo luận nhóm (4 bạn)
I. Trợ từ
1. VD: SGK ( Tr 69)
2. Nhận xét:
* So sánh 3 câu :
- Giống:Thông báo sự việc: nó ăn hai bát cơm.
- Khác :
a. Nói lên một sự việc khách quan
b. Từ “ những ” ® nhấn mạnh việc ăn nhiều vượt quá mức bình thường.
c. Từ “ có ” ® nhấn mạnh việc ăn ít, không đạt mức bình thường.
- Từ “những”, “có” à bày tỏ thái độ, sự đánh giá đối với việc được nói tới.
*Ghi nhớ (SGK tr 69)
VD: - Nói dối là hại chính mình.
- Tôi gọi đích danh nó ra.
- Bạn không tin ngay cả tôi nữa à?
II. Thán từ
1. VD: (SGK – tr 69)
2. Nhận xét:
a. Này ® gây sự chú ý của người đối thoại.
- A ® biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt.
- Vâng ® lời đáp của chị dậu.
b. Cách dùng :
- Có thể làm thành một câu độc lập.
- Có thể làm thành phần biệt lập.
- Có thể kết hợp với các từ khác làm thành câu.
- Thường đúng đầu câu.
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
Bài 1 : Xác định các trợ từ.
A (+); b (-); c (+); d (-); e (-); g (-); h (+)
Bài 2 :
a. Lấy: có nghĩa là không có: không có 1 lá thư, không có một lời hỏi thăm, không có một đồng quà.
b. Nguyên : Chỉ riêng về một thứ nào đó, không có
File đính kèm:
- Bai 5-6.doc