Giáo án ngữ văn 8 Tiết 21- Cô bé bán diêm

I Mục tiêu giáo dục

- Giúp học sinh khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện “ Cô bé bán diêm”

- Qua đó tác giả truyền cho người đọc lòng thương cảm đối với em bé bất hạnh .

- Giáo dục tình yêu thương con người, nhất là những người nghèo.

- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt, tìm hiểu văn bản nước ngoài dich ra Tiếng Việt .

II Chuẩn bị

1, Thầy: Tìm đọc về An đéc xen – Hướng dẫn học sinh đọc

2, Trò: tìm đọc theo sự hướng dẫn của thầy.

III Tiến trình lên lớp

 Hoạt động 1

1, Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ: (4)

3, Bài mới

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tiết 21- Cô bé bán diêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 Ngày soạn:14/9/2007 ; Ngày dạy: Văn bản Cô bé bán diêm An -đéc- xen I Mục tiêu giáo dục - Giúp học sinh khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện “ Cô bé bán diêm” - Qua đó tác giả truyền cho người đọc lòng thương cảm đối với em bé bất hạnh . - Giáo dục tình yêu thương con người, nhất là những người nghèo. - Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt, tìm hiểu văn bản nước ngoài dich ra tiếng Việt . II Chuẩn bị 1, Thầy: Tìm đọc về An đéc xen – Hướng dẫn học sinh đọc 2, Trò: tìm đọc theo sự hướng dẫn của thầy. III Tiến trình lên lớp Hoạt động 1 1, ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 3, Bài mới Hoạt động 2 Hoạt động 3 ? Bằng sự chuẩn bị ở nhà, em hãy trình bày hiểu biết của mình về nhà văn An đéc xan? GV: Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, bố là thợ giày. Từ nhỏ đã ham thích văn thơ sớm mồ côi cha nên ít được học hành , phải tự học và tự kiếm sống, tự học hết đại học . Tổng số ông có tới 168 truyện . Các truyện của ông nhẹ nhàng tươi mát,toát lên lòng thương yêu con người, nhất là những người nghèo khổvà niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian. ? Em hiểu biết gì về truyện “ Cô bé bán diêm”? GV: Yêu cầu đọc giọng truyền cảm , phân biệt rõ hiện tại với mộng tưởng. Hoạt động 4 GV: Đọc phần chữ nhỏ ? Đọc “ Cửa sổ……cứng đờ ra” ? Đoạn bạn vừa dọc kể lại điều gì? Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm ? ? Đọc “ Chà…họ đã về chầu thường đế”? ? Nêu nội dung của đoạn bạn vừa đọc - Những mộng tưởng và thực tại của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa * Sáng hôm sau , năm mới đến chuyện gì xảy raHãy đọc : “Sáng hôm sau….hết truyện” ? Nêu nội dung đoạn truyện ? - Cái chết của cô bé bán diêm ? Theo em văn bản chia làm mấy phần ? 3 phần ( như tìm ý ở trên) ? Các em có nhất trí không ? Vì sao? ? Dựa vào 3 ý chính ấy hãy tóm tắt cả câu chuyện ? ? Nhạn xét ? * Hướng dẫn tìm hiểu phần chú thichSGK/67 Hoạt động 5 ? Đọc “ Cửa sổ ….đờ ra” ? Nhắc lại nội dung của đoạn truyện? ? Cô bé xuất hiện trong thời điểm nào? - Đêm giao thừa ? Khu phố đêm giao thừa được miêu tả như thế nào? - Cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn - Sực nức mùi ngỗng quay ? Em cảm nhận được gì về cảnh khu phố trong đêm giao thừa? - Cảnh tưng bừng , mọi nhà chuẩn bị đầy đủ vật chất và tinh thần để đón năm mới . ? Cô bé bán diêm có gia cảnh như thế nào? Cô bé nghĩ gì khi thấy cảnh vật xung quanh? - Gia sản tiêu tán, lìa ngôi nhà xinh xắn - Chui rcs trong một só tối tăm - Luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa. ? Em cảm nhận được gì về cuộc sống hàng ngày của cô bé? - Cuộc sống hàng ngày rất thiếu thốn khổ cực * Hiện tại trong đêm giao thừa này khi cả khu phố đang tưng bừng náo nức đón năm nới thì ? Cô bé đang phải làm gì ? - Ngồi nép vào một góc tường - thấy rét buốt - Em không thể về nhà ? Vì sao em lại không thể về nhà? - Không bán được bao diêm nào. - không ai bố thí cho em một đồng nào. - Nhất định là chẻa em sẽ đánh. * Em bé sợ về tay thì sẽ bị đánh ? Nhưng tệ hại hơn em có về nhà thì sao? - Cũng rét thế thôi ? Vì sao ở nhà em cũng rét như ở ngoài đường vậy? - Cha con em ở trên gác sát mái nhà, Đã lấy dẻ nhét vào các kẽ hở gió vẫn thổi , rít vào trong nhà. ? Em hiểu cô bé bán diêm đang ở trong tình cảnh như thế nào?- - Tình cảnh bơ vơ , khốn khổ. ? Em có nhận xét gì về cảnh vật xung quanh và tình cảnh của cô bé bán diểm trong đêm giao thừa? - Hai hình ảnh đối lập ? Cách miêu tả hai cảnh đối lập ấy giúp ta dễ dàng hiểu ra điều gì về cuộc sống của cô bé bán diêm? 4 Củng cố: GV: Cuộc sống của cô bé bán diêm thật là bất hạnh thiếu thốn cả vật chất và tình cảm . Đáng ra trong đêm giao thừa em phải được sum họp dưới mái ấm gia đình , em phải được bố mẹ chuẩn bị cho rrát chu đáo với cây thông noen, bánh , thịt quay , ngỗng quay một cáh chu đáo để đón giao thừa .Thế mà giờ đây em đang phải bơ vơ đầu đường góc phố đói, rét thật là thương tâm. Khi một mình phải chống chọi với cái rét của mùa đông giá lạnh thì cô bé có suy nghĩ gì và những suy nghĩ của cô ra sao các em sẽ tìm hiểu ở tiết sau Hoạt động 6 5 Hướng dẫn học bài (1’) - Nắm được hoàn cảnh của cô bé bán diêm - Chuẩn bị tiếp các nội dung còn lại * Rút kinh nghiệm: I Giới thiệu tác giả , tác phẩm (5’) 1, tác giả : An đéc xen (1805-1875) - Người Đan Mạch - Có sở trường về truyện kể cho thiếu nhi. 2, Tác phẩm: “ Cô bé bán diêm” là truyện ngắn II Đọc, tìm hiểu bố cục văn bản (15’) 1, Đọc , tìm bố cục văn bản 2, Giải thích từ khó III Tìm hiểu chi tiết văn bản (19’) 1, Hoàn cảnh của cô bé bán diêm - Cuộc sống của cô đói rét đau khổ, sầu thảm thiếu vắng tình cảm gia đình. Tuần 6 Tiết 22 Bài 6 Văn bản Cô bé bán diêm Ngày soạn 14 / 9 /2007 ngày dạy / / 2007 I Mục tiêu giáo dục : ( Thực hiện tiếp yêu cầu tiết 21 ) II Chuẩn bị : Thầy giáo : Nghiên cứu bài , soạn bài máy chiếu ghi những đoạn văn và chi hay lên giấy trong để phân tích Trò : Học bài theo câu hỏi , chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn trong SGK. III Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1 1, ổn định lớp :(1’) 2, Kiểm tra bài cũ : (4’) ?Phân tích và nhận xét về hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm ? Cuộc sống của cô đói rét đau khổ, sầu thảm thiếu vắng tình cảm gia đình.( đưa dẫn chứng ra phân tích) 3, Bài mới : Hoạt động 2 Giới thiệu bài mới Hoạt động 3 ? Đọc “Chà ! Giá quẹt .....chầu thượng đế ” ? Đoạn bạn vừa đọc nêu nên nội dung gì ? GV: Trong đêm giao thừa mỗi lúc em càng thấy rét hơn . ? Khi ấy cô bé ước ao gì ? ? đọc diễn cảm câu văn nói lên ao ước của cô bé ? ? Em có nhận xét gì về cách viết của tác ở những câu văn trên ? - Sử dụng câu cảm thán và câu hỏi liên tiếp ? Sử dụng câu hỏi liên tiếp như vậy có tác dụng gì ? -Diễn tả niềm khao khát cháy bỏng của cô bé bán diêm : trong đêm giao thừa có lửa để sưởi ấm. ? Khao khát như thế rồi cô bé làm gì ? - Đánh liều quỵet một que . GV: Cô bé đi bán diêm xong . Chỉ quẹt một que diêm thôi , một thứ vật rất nhỏ nhoi mà cô phải đắn đo suy tính , ao ước rồi mới quyết định quẹt một que để sưởi ấm giữa đêm giá lạnh . Ngọn lửa xanh lam, rồi rực hồng lên quanh que gỗ sáng chói trông đến vui mắt . ? Đọc thầm “ Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm mà cô bé đã 5 lần quẹt diêm liên tiếp . ? Tóm tắt những chi tiết miêu tả mộng tưởng của cô bé bán diêm trong 5 lần quẹt diêm ? GV : ghi ra bảng phụ ? Trong tiếng việt “phuốc sét” được gọi là gì ? ? Từ “phuốc sét” thuộc loại từ gì? - Danh từ Còn lần thứ 3 quẹt diêm cây thông đã hiện ra . ? Cây thông Nô- en là loại cây như thế nào ? ? Em có nhận xét gì về cách kể và cách tả của tác giả khi kể về lần quẹt diiem thứ 1,2,3? – - Sử dụng từ ngữ gợi tả, cách kể truyện hóm hỉnh , sự tưởng tượng phong phú . GV: Đúng ròi 3 lần quẹt diêm trước là vậy , còn lần quẹt diêm thứ 4 cô bé thấy bà nội đang mỉm cười với em lúc đó em như thể nào ? ? Hãy hình dung miêu tả lại hình ảnh cô bé bán diêm trong lần quẹt diêm thứ tư ấy ? Cô bé quẹt diêm lần thứ tư , một ánh sáng xanh toả ra xung quanh và qua ánh lửa diêm ấy cô bé nhìn rõ thấy bà nội thương yêu đang nhìn cô và mỉm cười . Cô sung sướng reo lên trò chuyện với bà : “ Bà ơi , bà cho cháu đi với , bà đừng bỏ cháu ở nơi này . Cháu van bà ! Bà xin thượng đế chí nhân cho cháu đi với bà , chắc người không từ chối đâu . Trong lời cầu xin của cô bé có hình ảnh chí nhân ? Vậy thượng đế chí nhân là gì ? - Vua trên trời hết sức nhân từ và hiền hậu . GV : Thượng đế trong truyện cổ của An - đéc – xen là một biểu tượng về niềm tin , hướng tới cái thiện , cái vô cùng cao cả và thiêng liêng . ? Vậy em hiểu gì về những lời van xin của cô bé bán diêm ?- Những lời van xin tha thiết thể hiện ước mơ mãi được sống bên bà trong yên viu noấm hạnh phúc . ? Em có suy nghĩ gì khác ? -Những lời van xin đó thể hiện mong ước được sống trong một thế giới hạnh phúc tốt đẹp ? Lần thứ 5 quẹt diêm và cũng tưởng tượng về bà song lần này có gì khác? – Thấy bà cầm tay em , hai bà cháu vụt lên cao , cao mãi , không còn đói rét đau buồn nào đe dọa nữa . ? Em có nhận xét gì về những hình ảnh hiện lên trong mộnh tưởng của cô bế bán diêm ? -Những hình ảnh chi tiết rất thiết thực , mâu thuẫn với cuộc sống thiếu thốn của cô bé bán diêm . ? Những hình ảnh ấy đáp ứng nhu cầu gì của cô bé bán diêm ? - Đáp ứng nhu cầu về mặt vật chất của cô bé bán diêm . GV: Cô bé bán diêm đói rét khao khát được sởi ấm thưởng thức những món ăn hấp dẫn . Muốn có mái ấm gia đình được đón giao thừa . Trong khi mọi người vui vẻ , cô bé bán diêm cảm thấy mình cô đơn , thiếu tình cảm nên mong được sống cùng bà nội . - ? Qua tìm hiểu em có nhận xét chung gì về cách viết của tác giả khi nói về những mộng tưởng của cô bé ? - Lặp lại chi tiết quẹt diêm ( qua hình ảnh tương đồng ,) lời van trong sáng hình ảnh giàu chất thơ ? Từ cách viết đó em cảm nhận gì về mộng tưởng của cô bé bán diêm ? GV: Song mỗi lần quẹt diêm vụt tắt cô bé lại trở về với thực tại . Thực tại ấy đã được nhân vật đó kể như thế nào ? - Lần 1: đem nay thế nào cũng bị cha mắng . - Lần 2: Là bức tường giày đặc và lạnh lẽo . - Lần 3: Tất cả các ngọn nến bay lên cao , bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao ...với thượng đế . - Lần 4 : ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé rồi cũng biến mất . - Lần 5: Hai bà cháu bay nên .. thượng đế ? Tại sao khi diêm tắt cô bé lại nghĩ tới lời cha mắng và bức tường lạnh lẽo? - Vì thường ngày bị cha đánh mắng nguyền rủa , sự việc xảy ra thường xuyên Vì bức tường lạnh lẽo nơi em đang ngồi đó GV: Em ngồi đó tiếp tục quẹt diêm để tìm hơi ấm trong mỗi lần diêm tắt em lại nghĩ đến cái chết, nghĩ đến bà và muốn níu bà ở lại . ? Vì sao vậy ? -Vì em quá đói và rét . - Vì em quá tuyệt vọng , em không muốn sống trên cõi đời này em muốn đi với bà về chầu thượng đế . GV: Có lẽ cô bé tội nghiệp đã kiệt sức , cô lịm dần và trôi vào một giấc mơ đẹp song diêm tắt . Em quá đói rét và cuối cùng em đã tuyệt vong và em đã chết . ? Đến đây em có nhận xét gì về cách miêu tả mộng tưởng và thực tại của cô bé bán diêm? - Mộng tưởng mâu thuẫn với thực tại , miêu tả mộng tưởng đan xen với thực tại . ? Cách miêu tả đó có tác dụng gì ? Khắc hoạ rõ nét cuộc sống thực tại của cô bé bán diêm . ? Đó là cuộc sống như thế nào ? ? Em có suy nghĩ gì về tình cảm của nhà văn khi ông kể về mộng ảo và cuộc sống thực tại của cô bé bá diêm? -Nhà văn thấu hiểu nỗi lòng của cô bé bán diêm - Nhà văn có trái tim nhân hậu mong nuốn cô bé có cuộc sống ấm no hạnh phúc . ? Đọc “ Sáng hôm sau ... hết truyện “ ? Nêu nội dung của đoạn truyện ? ? Em có nhận xét gì về giọng đọc của bạn ? ? Với giọng điệu ấy tác giả miêu tả cảnh đầu năm như thế nào ?- Mặt trời trong sáng chói chang - Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà ? Em có cảm nhận gì về bức tranh buổi sáng đầu năm ? Bức tranh có cảnh vật đẹp , con người vui tươi phấn khởi Hoạt động 4 ? Trong lúc mọi người vui tươi phấn khởi như vậy thì người ta thấy ở một xó tường một em bé gái như thế nào ? -Một cô gái đôi má hồng , đôi môi đang mỉm cười – ngồi ... ? Tư thế ngồi chết của cô bé bán diêm gợi cho em suy nghĩ gì ? Cô bé chết trong tư thế gò bó , khổ sở . ? Bằng ngôn ngữ của mình hãy miêu tả cảnh vật đầu năm và cái chết của cô bé bán diêm? ? Qua tìm hiểu và miêu tả cuả bạn em thấy nhà văn đã sử dụng cách viết như thế nào trong truyện này ? -Hình ảnh đối lập tương phản giữa con người với cảnh vật xung quanh và cái chết của cô bé bán diêm. ? Qua hình ảnh đói lập tương phản đó em cảm nhận như thế nào về cái chết của cô bế bán diêm? ? Cái chết của cô bé bán diêm để lại trong em cảm xúc gì -Xót xa thương cảm với cái chết của cô bé bán diêm. ? Cô bé bán diêm chết thảm thương lúc đó nhà văn miêu tả khuôn mặt của cô như thế nào ? – - Đôi má hồng , đôi môi đang mỉm cười ? Hình ảnh ấy có ý nghĩa gì ? -Cô bé bán diêm chết trong niềm tin và những mộnh tưởng tươi đẹp . - Gv: giảng ? Qua miêu tả về cái chết của cô bé bán diêmem hiểu gì về tấm lòng của nhà văn ? - Nhà văn xót xa đau đớn trước cái chết của cô bé bán diêm - Nhà văn giàu tình thương yêu đặt niềm tin vào con người , khát vọng những điều tốt đẹp cho con người. ? Thế nhưng những người qua đường trong tác phẩm lại có thái độ như thế nào khi thấy em bé chết? ? Em hiểu gì về họ qua lời phán đoán? - Họ dửng dưng ,thừ ơ , lãnh đạm trước cái chết của cô bé . ? Thái độ này có mối quan hệ như thể nào với thái độ của nhà văn? Thái độ đối lập nhau ?Từ thái độ thờ ơ , lãnh đạm của người qua đường ,tác giả muốn phẩn ánh điều gì ? -Tác giả muốn phản ánh những người thiếu tình thương, trách nhiệm với đồng loại GV: Tác giả tố cáo xã hội tư bản ở Đan Mạch đã đẩy cô bé bán diêm vào tình cảng đáng thương ? Khi thảo luận nguyên nhân gây ra cái chết có bạn cho rằng : cái chết của cô bé bán diêm chết là vì rét , có bạn đổ lỗi cho người tàn nhẫn vô trách nhiệm , có bạn lại nói người đời lạnh lùng vô tâm . Nếu em có mặt trong buổi thảo luận đó ý kiến của em như thế nào ? Vì sao ? - Do người cha tàn nhẫ vô trách nhiệm vì nếu người cha quan tâm không đánh đập con thì không dẫn đến kết quả như vậy. - Do người đời lạnh lùng . GV: Tất cả đều đúng Hoạt động 5 ? Nhìn lại từ đầu đoạn trích , em thấy tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ mấy ? Có tác dụng gì ? Sử dụng ngôi kể thứ 3 xen lẫn với lời thoại . Tạp sự khách quan khi kể ? Tóm tắt đoạn trích . ? Đoạn trích có những thành công gì về mặt nghệ thuật ? Sử dụng ngôi kể thứ 3 ,xen lẫn lời thoại -Cách kể truyện hấp dẫn , xây dựng nhân vật điển hình - Sử dụng hình ảnh đối lập : + Đối lập giữa thực tại phũ phàng với mộng tưởng tươi đẹp + Đối lập giữa cái chết của cô bé với khung cảng thiên nhiên +Đối lập giữa thái độ của tác gí với thái độ của người qua đường. ? Từ những thành công trên của truyện nêu nên nội dung gì ? Hoạt động 6 4: Củng cố ? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập ? ? Em chọn đáp án nào ? vì sao? Hoạt động 7 5 Hướng dẫn về nhà (1’) : Tóm tắt văn bản Nêu nội dung nghệ thuật của văn bản Chuẩn bị bài tiếp theo Bài tập về nhà: Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về hoàn cảnh và số phận của cô bé bán diệm * Rút kinh nghiệm : 2 – Những mộng tưởng và cuộc sống thực tại của cô bé bán diêm .(15’) + Cô bé bán diêm có mộng tưởng giản dị , ngây thơ và tươi đẹp . - Cuộc sống thực tại phũ phàng , đói rét cô đơn , thiếu vắng tình cảm : mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì thực tại càng phũ phàng bấy nhiêu . 3 Cái chết của cô bé bán diêm (14’) -Cô bé bán diêm chết thẩm thương III Tổng kết (5’) 1 , Nghệ thuật : 2 , Nội dung: Truyện “ Cô bé bán diêm “ truyền cho ta niềm thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh . IV Luyện tập (4’) 1 Bài tập : ý nào nói đúng nhất nội dung của doạn văn sau? “ Cửa sổ mọi nhà đều rực ánh sáng đèn...... chửi rủa” A – Nỗi nhớ của cô bé bán diêm về thời kỳ đầm ấm của gia đình mình B – Hoàn cảnh khổ cực của cô bé bán diêm . C- Tình thương yêu của cô bé bán diêm dành cho bà nội hiền từ D- Quang cảng và không khí của đêm giao thừa với em bé bán diêm sống Tiết 23 Ngày daỵ : 15 / 9 / 2007 Ngày soạn : / / 2007 Trợ từ , thán từ I - Mục tiêu giáo dục - Giúp học sinh hiểu được thế bào là trợ từ , thán từ - Tích hợp với phần văn ở bài cô bế bán diiêm , với tập làm văn qua bài “ Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự “ . - Giáo dục học sinh dùng trợ từ , thán từ trong khi giao tiếp . II - Chuẩn bị : Thầy : Nghiên cứu soạn bài Trò : Học bài theo câu hỏi SGK III -Tiến trình lrên lớp “ Hoạt động 1 1, ổn định lớp (1’) 2 , Kiểm tra bài cũ (4’) : 3, Bài mới: Hoạt động 2 Giới thiệu bài Hoạt động 3 ? Gọi học sinh đọc ví dụ ? Xét về mặt cấu trúc ngữ pháp những câu này có sự khác nhau như thế nào? -Không khác nhau , đều là những câu đơn hai thành phần : thong báo một nội dung sự việc khách quan . Xét về số tiếng câu 2,3 có thêm “ những , có“ ? So sánh ý nghĩa của câu 1và 2? -Giống nhau : Diễn đạt một sự việc khách quan như câu 1: Nó ăn 2 bát cơm – số lượng là hai bát - Từ những ở câu 2 nhấn mạnh đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là vượt quá mức bình thường . ? Câu này dùng trong trường hợp nào ? - Dùng trong trường hợp chỉ ăn 1 bát cơm , nhưng hôm này ăn gấp đôi . ? đọc câu 3 ? Việc thêm từ “ có” trong câu có tác dụng gì ? -Nhấn mạnh việc ăn 2 bát là ít không đạt mức bình thường . ? Câu này được dùng trong trường hợp nào ? Một người bình thường ăn khoẻ , ăn 4-5 bát cơm . Nay ăn 2 bát ít hơn bình thường . ? Các từ “có ,những” di kèm với từ nào trong câu và có tác dụng gì ? - Đi kèm với từ “ ăn” - Biểu thị thái đọ nhấn mạnh đánh giá của người nói về sự vật , sự việc được nói đến ở đây ăn là sự việc : + ăn khoẻ + ăn chưa khoẻ , ăn yếu đi. ? Từ “ những ,có” như trên ta phân tích gọi là trợ từ ? ? Em hiểu thế nào là trợ từ ? ? Đặt 3 câu dùng 3 trợ từ “ chính , đích ,ngay” nêu tác dụng của việc dùng 3 trợ từ đó ? -Nó nói dối tự làm hại chính bản thân mình . -Tôi đã gọi đích danh nó ra . - Cậu không tin ngay cả tớ nữa à? - Tác dụng nhấn mạnh đói tượng được nói đến “ mình , tớ ,nó” ? Gọi học sinh đọ ví dụ ? ? Nêu nội dung của đoạn văn ? - Lão Hạc kể với ông giáo chuyện bán chó và sự tức giận của con chó đối với lão mà lão nhận ra qua tiếng kêu của nó . ? nêu nên nội dung của ví dụ b ? - Đây là câu nói của bà hàng xóm với vợ chồng chị Dậu và hành động cảu bà lão thể hiện tình cảm của bà lão với vợ chồng chị Dậu . - Lời đáp của chị Dậu với bà lão hàng xóm và hành động của chị đối với chồng . ? Từ “ này “ trong ví dụ a,b biểu thị thái độ gì ? - Từ “ này” gây sự chú ý . Từ à trong ví dụ a biểu thị thái độ gì ? Biểu thị thái độ giận dỗi , tức giận . GV : Xét ví dụ tiếp theo .Từ “a” trong ví dụ biểu thị thái độ gì ? A ! Mẹ đã về! “ A” biểu thị sự vui mừng . GV: Như vậy cùng một từ “a” biểu thị các thái độ khác nhau tuỳ thuộ vào các văn cảnh cụ thể để xác định ngữc điệu cho đúng . ? Từ vâng biểy thị điều gì ? “ Vâng “ dùng đáp lại người khác một cách lễ phép tỏ theo ý muốn . GV: Những từ “ này , vâng , a”dùng để biểu thị cảm xúc của người nói , dùng để gọi đáp gọi là thán từ . ? Em hiểu thế nào là thán từ ? ? Đặt câu có thán từ và xác định thán từ ? ? Khi trả bài kiểm tra em sung sướng được điểm 10, em đã nói như thế nào ? ? Em đang đi bỗng bị vấp ngã em nói như thế nào ? ? Thán từ thường đứng ở vị trí nào trong câu ? ? Nhìn vào các ví dụ em thấy có mấy loại thán từ ? đó là những loại nào ? Gv: Ôi chao ! Chú chuồn chuồn mới đẹp làm sao ? ? Xác dịnh thán từ ? ? Thán từ “ôi chao” dùng để bộc lộ cảm xúc gì ? - Sự ngạc nhiên của tác giả trước vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước . Hoạt động 4 ? đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1? ? Muốn tìm trợ từ các em phải làm gì ? - Tìm các từ ngữ đi kèm với trợ từ ? Em hãy xác định ? ? đọc và nêu yêu cầu bài tập 2? ? Muốn thực hiện được yêu cầu của bài tập 2 em phải căn cứ vào đâu? GV : Trên cơ sở đó em hãy thực hiện yêu cầu của bài tập ? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập ? Gv : Để thực hiện được yêu cầu của bài tập ta phải căn cứ vào ngữ cảnh của câu văn để xác định cho đúng và tìm ra sắc thái biểu cảm của thán từ Hoạt động 5 4 Củng cố : ? Đọc lại toàn bộ phần ghi nhớ của bài học GV : nhấn mạnh lại một lần nữa 5 Hướng dẫn về nhà (1’) : - Làm các bài tập còn lại - Chuẩn bị baì tiếp theo * Rút kinh nghiệm : I Trợ từ (13’) * Ví dụ * Kết luận : Trợ từ là những từ dùng trong câu để nhấn mạnh hặoc biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc được nói đến trong câu đó . II Thán từ (13’) *Ví dụ * Kết luận : Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp - Vị trí : Thán từ thường đứng ở đầu câu , có khi nó được tách ra thành câu đặc biệt - thán từ gồm 2 loại : + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc + Thán từ gọi đáp II - Luyện tập(13’) Bài tập 1 /SGK/70 Các câu có dùng trợ từ là : a, c,g,i Bài tập 2/ SGK/70 a, - “Lấy” : + nhấn mạnh với sắc thái không bình thường b, + “ Nguyên” – Khẳng định sự việc là không bình thường + “Đến” Sự việc được nhấn mạnh quá cao , mang sắc thái quá vô lý, quá thái khiên cưỡng . c, “Cả” :nhấn mạnh việc con chó ăn khoẻ hơn cả ông lão. d, “Cứ” : nhấn mạnh sự việc lặp đi lặp lại Bài tập 4/ SGK /71 Các thán từ bộc lộ cảm xúc : + Ha ha : khoái chí + Ai chà : tỏ ý van xin + Than ôi : tỏ ý tiếc nuối + Kìa : tỏ ý đắc chí Tiết 24 Ngày soạn : 16 / 9 / 2007 Ngày dạy : / / 2007 Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự I Mục tiêu giáo dục - Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố tự sự , miêu tả , biểu trong một văn bản hoàn chỉnh. Tích hợp với các văn bản và các kiến thức đã học . - Rèn kỹ năng viết văn bản tự sự có đan xen các yếu tố tự sự , miêu tả . Giáo dục học sinh khi làm bài văn tự sự cần kết hợp các yếu tố miêu tả tự sựvà biểu cảm. II - Chuẩn bị Thầy : nghiên cứu soạn bài Trò : Học bài cũ và chuẩn bị bài mới III - Tiến trình lên lớp Hoạt động 1 1,ổn định (1’) 2, Kiểm tra bài cũ (5’) : ? 3, Bài mới Hoạt động 2 : Giới thiệu bài Hoạt động 3 ? đọc ví dụ trong SGK? ? Trong văn bản tự sự yếu tố nào là yếu tố chính ? Sự việc và nhân vật ? Trong văn miêu tả yếu tố nào là chính ? -Yếu tố tính chất , màu sắc , mức độ của sự vật , nhân vật , hành động . - Yếu tố biểu cảm thể hiện ở chi tiết bày tỏ cảm xúc thái độ của người viết trước sự vật ,sự việc ,hành động . ? Căn cứ vào đắc điểm của văn tự sự cho biết đoạn văn trên tác giả kể lại sự việc gì ? Tôi chạy theo chiếc xe . Mẹ kéo lên xe . Tôi oà lên khóc . Mẹ sụt sùi theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ ? Ngoài kể tác giả còn miêu tả sự việc gì ? - Tôi thở hồng hộc , trán đẫm mồ hôi , ríu cả chân . - Mẹ tôi không còm cõi . - Gương mặt vẫn tươi sáng ... gò má ? Tìm các yêu tố biểu cảm ? - Hay tại sự sung sướng ... thủa còn sung túc (suy nghĩ). Tôi cảm thấy ... thơm tho lạ thường (cảm nhận ). Phải bé lại ... êm dịu vô cùng (nêu cảm tưởng ) ? Em có nhận xét gì về yếu tố miêu tả , tự sự , biểu cảm trong đoạn văn này ? Chúng có đứng độc lập không ? - Các yếu tố trên không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau vừa kể , tả ,biểu cảm , miêu tả . ? Tìm trong đoạn trích 1 ví dị để thấy rõ ? - Tôi ngồi lên xe ... lạ thường . - Kể sự việc : Tôi ngồi trên đệm xe . - Tả : đùi áp vào đùi mẹ , đầu ngả vào vai mẹ , khuôn miệng xinh xắn nhai trầu . - Biểu cảm : Những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt lạ thường . ? Em hãy lược bỏ yếu tố tả còn yếu tố kể trong đoạn văn trên , viết lại đoạn văn trên kể cho thuần tuý . - Gợi ý : dựa vào sự việc đã tìm . - Mẹ tôi vẫy tay tôi . Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ . Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi ngồi bên ngả đàu vào cánh tay mẹ , quan sát gương mặt mẹ . ? So sánh với đoạn văn của Nguyên Hồng và rút ra kết luận ? - Đoạn văn khô khan , khiến ta không cảm nhận hết niềm sung sướng của bé Hồng khi gặp mẹ . ? Vì sao ? -Vì thiếu yếu tố miêu tả ? Trong văn tự sự thêm yếu tố tả biểu cảm có tác dụng gì ? - Thêm yếu tố tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ thêm sinh động , tất cả hình dáng , hương vị , diện mạo của sự vật , nhân vật hành động như hiện ra rõ trước mặt .Yêú tố biểu cảm : Giúp nhận rõ tình cảm mẹ con sâu đậm buộc người đọc xúc động , trăn trở suy nghĩ trước sự việc nhân vật . ? Nếu rút hết các yếu tố kể , chỉ để lại yếu tố tả, biểu cảm em có nhận xét gì ? Ta không biết đoạn văn kể chuyện gì bởi cốt truyện và sự việc , nhân vật cùng hành động chính tạo nên . - GV: Còn yếu tố tả , yếu tố biểu cảm chỉ bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được . ? Qua phân tích em rút ra điều gì khi viét văn bản tự sự ? Hoạt động 4 ? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập ? ? Bài tập yêu cầu các em làm điều gì? ? Muốn làm được yêu cầu đó ta phải làm gì ? Hãy tìm trong văn bản “Tôi đi học “ một đoạn văn ? Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn ? ? Tìm yếu tố biểu cảm? ? Việc sử dụng yếu tố tả , biểu cảm trong đoạn văn có tác dụng gì ? - Làm nổi bật cảm giác sung sướng bồi hồi khi nhớ lại lần đầu tiên được mẹ dắt đi đến trường . ? Tìm 1 đoạn văn trong tác phẩm Lão Hạc có yếu tố miêu tả ? - Đoạn văn “Hôm sau ....nó” trong văn bểu cảm ? Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm ? - Miêu tả : Mắt ầng ậng nước, mặt co rúm lại - Biểu cảm : Ông giáo ơi ! Thì ra tôi già..... ? Việc tác giả sử dụng các yếu tố đó có tác dụng gì? ? Tương tự như vậy tìm trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ” Học sinh tìm chỉ ra được các yếu tố miêu tả

File đính kèm:

  • docgaio an van 8 tuan 6.doc