Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 25 + 26 : Đánh nhau với cối xay gió (Trích : Đôn - Ki - hô - tê)

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS :

 - Thấy rõ tài nghệ của Xéc - Van -Tét trong việc xây dựng cặp NV bất hủ t¬ương phản về mọi mặt, đánh giá đúng đắn mặt tốt, mặt xấu của hai NV ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn.

B. Chuẩn bị

- Tranh minh hoạ Đôn - ki - hô - tê

C. Khởi động

 1. Kiểm tra bài cũ :

- Kể tóm tắt truyện "Cô bé bán diêm", CM những mộng t¬ưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo trình tự hợp lý.

- Phát biểu cảm nghĩ về truyện" Cô bé bán diêm" nói chung và đoạn kết truyện nói riêng.

 2. Bài mới (Giới thiệu) : Đất nư¬ớc Tây Ban Nha với hình ảnh chiếc cối xay gió với các NV cư¬ỡi ngựa, cư¬ỡi lừa, mặc áo giáp, vác thương, vác giáo

D. Tiến trình các hoạt động dạy và học

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7985 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 25 + 26 : Đánh nhau với cối xay gió (Trích : Đôn - Ki - hô - tê), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : Bài 7 Tiết 25 + 26 : Đánh nhau với cối xay gió (Trích : Đôn - ki - hô - tê) A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Thấy rõ tài nghệ của Xéc - Van -Tét trong việc xây dựng cặp NV bất hủ tương phản về mọi mặt, đánh giá đúng đắn mặt tốt, mặt xấu của hai NV ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn. B. Chuẩn bị - Tranh minh hoạ Đôn - ki - hô - tê C. Khởi động 1. Kiểm tra bài cũ : - Kể tóm tắt truyện "Cô bé bán diêm", CM những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo trình tự hợp lý. - Phát biểu cảm nghĩ về truyện" Cô bé bán diêm" nói chung và đoạn kết truyện nói riêng. 2. Bài mới (Giới thiệu) : Đất nước Tây Ban Nha với hình ảnh chiếc cối xay gió với các NV cưỡi ngựa, cưỡi lừa, mặc áo giáp, vác thương, vác giáo D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung cần đạt HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. H: Đọc chú thích SGK ?1: Nêu những nét chính về tác giả ? xuất xứ của đoạn trích ? H: Phát biểu cá nhân. G: Tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê là câu chuyện về chàng hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê và giám mã Xan-chô-pan-xa phiêu lưu trong thiên hạ để tìm kiếm chiến công. Đoạn trích VB “Đánh nhau với cối xay gió” kể về một trong những chiến công đầu kì lạ của Đôn-ki-hô-tê” ?2: Hãy tóm tắt đoạn truyện theo chuỗi các sự việc chính ? H: Trả lời cá nhân ?3: Xác định 3 phần của đoạn truyện theo trật tự diễn biến trong và sau khi Đôn- ki-hô -tê đánh nhau với cối xay gió ? H: Trao đổi, thống nhất. - Đôn-ki-hô-tê gặp những chiếc cối xay gió ở giữa đồng, chàng liền nghĩ đó là những tên khổng lồ. - Mặc cho Xan-chô-pan-xa can ngăn, Đôn-ki-hô-tê đơn thương độc mã xông tới, cánh quạt đã khiến cả người và ngựa bị thương. - Trên đường đi tiếp Đôn-ki-hô-tê vì danh dự của chàng hiệp sĩ, vì nhớ Đuyn-xi-e-na- tình nương của chàng nên đã không rên rỉ, không ăn, không ngủ trong khi Xan-chô-pan-xa cứ việc ăn ngon ngủ kĩ. ?4: Như vậy theo em, các nhân vật được XD theo biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nào?ấn tượng ban đầu của em về hai nhân vật này? H: Suy nghĩ, trả lời. (N/Vật được XD theo phép tương phản giữa hai con người, với hai tính cách tráI ngược nhau; không bình thường, nhiều biểu hiện đáng cười). ?5: Đôn- ki-hô-tê là người như thế nào? Phân tích cái hay và dở trong tích cách của Đôn-ki-hô-tê ?Lão có suy nghĩ gì khi nhìn thấy & nhận định về ngững chiếc cối xay gió? H: Thảo luận nhóm 4 trong 3’-đại diện trả lời. G:( Lưu ý): Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê trạc 50 tuổi. Chữ Đôn-ghép với tên chỉ những người quí tộc Tâybannha. - Khát vọng ấy chẳng phải là tốt đẹp hay sao?chỉ tiếc là đàu óc hoang tưởng kia làm sai lệch đi, trở nên hão huyền. - Kể ra đấy cũng là một phẩm chất đáng khen, nếu đối thủ là quân gian ác thực sự, nhưng hành động ấy trở thành nực cười chỉ vì đánh nhau với cối xay gió -Lão không quan tâm đến nhu cầu cá nhân: kể cả chuyện ăn, chuyện ngủ- trong khi ở đời bao kẻ chỉ lo ăn, lo ngủà tất cả vì tình nương Đuyn-xi-nê-a. ?6: Em có nhận xét chung gì về nhân vật này? H: Suy nghĩ, rút ra kết luận è Tuy có nhiều khía cạnh tốt nhưng do ngốn quá nhiều loại truyện xấu nên Đôn-ki-hô-tê trở thành nhân vật nực cười đáng trách nhưng cũng đáng thương. * Tiết 2: ?7: Em có nhận xét gì về giám mã Xan-chô-pan-xa?Vẫn qua những sự việc ấy, chứng minh cả mặt tốt mặt xâu? H: Thảo luận nhóm tr 3’, đại diện nhóm trả lời. ?8 Xan-chô-pan-xa là người như thế nào? - Là một bác nông dân béo lùn, nhận làm giám mã cho Đôn-ki-hô-tê vơI hi vọng sau này chủ công thành danh toại, bác sẽ làm thông đóc, cai trị một vài hòn đảo. Giám mã đủng đỉnh cưỡi ngựa đi theo chủ, lúc nào cũng mang theo bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy đủ thức ăn. ?9: Vì sao Xan-chô - pan -xa can chủ đánh nhau với cối xay gió? ?10: Trong cuộc chiến đấu với cối xay gió của chủ, Xan-chô-pan-xa luôn là người đứng ngoài cuộc. Điều đó đặc điểm nào khác trong tính cách của Xan chô ? ?11: Đoạn tả Xan-chô chỉ ăn ngủ cho thấy bác là con người NTN ? - Thích ăn uống và biết cách ăn uông, thích ngủ và ham ngủà Quá chú trọng chăm lo cá nhân ?12: Đánh giá của em về NV này ? G: Nét thành công đặc biệt của tác phẩm này là ở nghệ thuật XD cặp nhân vật tương phản. ?13: Đối chiếu Đôn-ki-hô-tê và Xan-cho về các mặt + Nguồn gốc xuất thân? + Dáng vẻ bề ngoài? + Mục đích + Tính cách + Suy nghĩ ==>Rút ra những điểm khác nhau và giống nhau của hai NV G: Chia bản làm 2 để H dễ so sánh đối chiếu. G: Mỗi khía cạnh ở mỗi nhân vật đều đối lập rõ rệt với khía cạnh tương ứng ở nhân vật kia và làm nổi bật nhau lênà Tạo nên cặp nhân vật bất hủ trong VH thế giới góp phần cho tiểu thuyết nổi tiếng Đôn-ki-hô-tê có chỗ đứng quan trongjntrong lòng bạn đọc.. ?14: Với chúng ta bài học từ hai tính cách nhân vật này là gì? H: Thảo luận nhóm. ( Con người muốn tốt đẹp không chỉ có những phẩm chất tốt đẹp cao cả, không được hoang tưởng và thực dụng mà cần tỉnh táo cao thượng. ?15: Em hiểu gì về nhà văn Xéc-van-téc từ hai nhân vật nổi tiếng của ông? ( Sử dụng rất thành công tiếng cười khôi hài để giễu cợt cái hoang tưởng,tầm thường, đề cao cái thực tế và cao thượng) HĐ 2: Hướng dẫn tổng kết. ?16: Nhận xét về BPNT nổi bật được sử dụng trong đoạn trích? Qua đoạn trích, em hiểu ntn về hai NV? Em hãy xây dựng cho mình một NV tưởng tượng trên những nét tính cách tốt đẹp của hai NV trong bài học? H: Trao đổi thống nhất 2 em đọc ghi nhớ. HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập. H: Thảo luận, trả lời. -Đặt trong sự phát triển chung của tiểu thuyết thế giới, Đôn-Ki-hô-tê được xem là một kiệt tác. Giọng văn hóm hỉnh, các giả định đầy kịch tính và thất bại thảm hại của chàng hiệp sĩ xứ Man-tra, cho thấy tài kể chuyện và chế giễu của ngòi bút nghệ thuật Xéc-văn-téx. -Tác phẩm chế giễu tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phong kiến, báo hiệu sự xuất hiện của thời đại Phục hưng với những con người mới, tính cách và nghị lực mới. Về một mặt nào đó, tác phẩm đề cao tình yêu thương nhân loại, yêu quí tự do bình đẳng, ghét thói xa hoa ăn bám, quí trọng danh dự, tôn thờ đạo nghĩa. -Đôn-Ki-hô-tê sáng ngời chủ nghĩa nhân đạo thời Phục hưng. I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả, tác phẩm 2.Tóm tắt II. Phân tích 1. Diễn biến các sự việc - Nhìn thấy và nhận định những chiếc cối say gió ( từ đầu...cân sức ) - Thái độ và hành động của mỗi người (Tiếp đến … nửa vai ) - Quan niệm và cách xử sự của mỗi người khi bị đau đớn (chuyện ăn, chuyện ngủ ) 2. Hiệp sĩ Đôn - ki - hô - tê - Ngoại hình : gầy, cao lênh kênh, ngồi trên lưng ngựa còm, tay lăm lăm ngọn giáo - Tính cách : + Đầu óc mê muội chẳng còn tỉnh táo : nhìn thấy cối xay gió lại tưởng là: bọn khổng lồ gian ác, rồi pháp thuật của Pháp sư phơ-re-xtônàlão muốn ra tay tiễu trừ cái xấu xa - vận may để thu chiến lợi phẩm – giàu có + Khát vọng tốt đẹp : ra tay diệt trừ giống xấu xa + Dũng cảm : Một mình một ngựa xông vào một cuộc giáo trang không cân sứcà Nực cười. + Coi kinh cái tầm thường thực dụng : đau không rên rỉ, không quan tâm đến chuyện ăn uống- muốn làm theo hiệp sĩ giang hồ. ® Là NV vừa đáng khâm phục , vừa đáng chê cười 3. Giám mã Xan-chô -pan-xa - Ngoại hình : Béo, lùn, cưỡi lừa, mang theo bầu rượu, túi thức ăn - Đầu óc tỉnh táo : can ngăn chủ tấn công cối xay gió - ích kỉ, hèn nhát : không theo chủ giao tranh với cối xay gió, hơi đau một chút là rên rỉ ngay. - Thực dụng, tầm thường : quá quan tâm những nhu cầu vật chất ®Là NV luôn tỉnh táo, thực tế và thực dụng è tầm thường.. 4. Cặp nhân vật tương phản * Đôn-ki-hô-tê - Dòng dõi quý tộc nghèo - Gầy, cao lênh khênh ngồi trên lưng ngựa còmà càng thêm cao - Khát vọng cao cả, mong giúp ích cho đời: Làm hiệp sĩ lang thang trừ gian tà, cứu người lương thiện -Dũng mãnh, trọng danh dự, nghĩ đến việc chung - ảo tưởng hão huyền, thiếu thực tế ® hành động điên rồ à Hoang tưởng nhưng cao thượng * Xan-chô-pan-xa - Nông dân - Béo lùn, cưỡi trên lưng con lừa thấp tè, đeo túi thức ănà càng lùn tịt. - Làm giám mã, theo hầu Đôn-ki mong được hưởng chiến lợi phẩmà Chỉ nghĩ đến cá nhân. - Tỉnh táo, thiết thực, hen nhát. à Tỉnh táo nhưng tầm thường. è Sử dụng tiếng cười khôi hài để giễu cợt cái hoang tưởng và tầm thường, đề cao thực tế & cao thượng. III. Tổng kết * Ghi nhớ (SGK) IV. Luyện tập BT bổ sung : Em thích NV Đôn-ki-hô-tê ở những điểm nào? Tại sao? Trong con mắt của con người hiện đại ngày nay, em thấy NV này có còn phù hợp với cuộc sống ở TK XXI không? * Củng cố: Nhắc lại ghi nhớ * Dặn dò: - Làm BT1 (SBT) - Đọc kĩ lại truyện: - Soạn : Chiếc lá cuối cùng * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy: Tiết 27 : Tình thái từ A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Hiểu thế nào là tình thái từ. - Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp. B. Chuẩn bị G : - Giáo án, bảng phụ, phiếu HT - Hệ thống các VD có tình thái từ. H: - Xem kĩ trước bài. C. Khởi động 1. KT bài cũ : -Thế nào là trợ từ? Thán từ? Cho VD? - Chữa BT 5, 6 2.Bài mới : (Giới thiệu) Trong TV có một nhóm từ, về đặc tính NP : không làm thành phần câu, không làm thành phần biệt lập của câu… gọi là tình thái từ. D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung cần đạt HĐ 1: Tìm hiểu chức năng của tình thái từ H: Đọc BT (SGK-tr 80 ) H: Trao đổi câu 1, 2 (SGK- tr 80) ?1: Nếu bỏ từ in đậm trong BT a, b, c thì ý nghĩa của câu thay đổi? H: Trao đổi, so sánh thống nhất. Nếu lược bỏ bớt các từ thì: Câu a: không còn là câu nghi vấn. Câu b: không còn là câu cầu khiến. Câu c: Không còn là câu cảm thán. Trong đó: “à” là từ để tạo lập câu nghi vấn “đi” là từ để tạo lập câu cầu khiến. “ thay” là từ để tạo lập câu cảm thán. G: Các từ : a, đi, thay : là từ để tạo lập các câu : Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. H: Đọc lại VD d ?2: Tình thái từ được dùng trong câu để làm gì? H: Trả lời cá nhân ?3: Tình thái từ gồm những loại nào? H: Trả lời cá nhân. 2 em đọc to ghi nhớ (SGK) H: Làm BT nhanh * BT nhanh : Xác định tình thái từ : - Anh đi đi! - Sao mà lắm lí lẽ thế cơ chứ! - Chị đã nói thế ư? G: (Lưu ý thêm) - Tình thái từ có đặc tính ngữ pháp: Không có khả năng tạo lập thành câu, cũng không làm câu biệt lập như thán từ. - Tình tháI từ có nhiều công dụng: + Là phương tiện để tạo lập câu nghi vắn, câu cầu khiến, câu cảm. + Dùng để biểu thị sắc tháI tình cảm, tháI độ của người nói. - Cần phân biệt tình tháI từ với các đồng âm khác nghĩa, khác từ loại( Lấy VD) HĐ 2 : Hướng dẫn sử dụng TTT H: Đọc BT (SGK- tr 81) ?4: Chỉ rõ sự khác nhau trong việc sử dụng tình thái từ? H: Phát biểu cá nhân. ( Các TTT được ding trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau : quan hệ tuổi tác, thứ bậc XH, tình cảm…) * BT nhanh : Cho câu : “Nam học bài.”Dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa trên. H: Trao đổi, thống nhất - Nam học bài à? - Nam học bài đi. - Nam học bài nhé! - Nam học bài hả? ?5: Khi nói, viết em phải sử dụng tình thái từ ntn? H: Đọc to ghi nhớ (SGK) HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập. - BT1 (SGK) : củng cố khái niệm về tình thái từ. - BT2 (SGK) : HS trao đổi nhóm BT3 : - Yêu cầu hai HS lên bảng làm, HS trong lớp làm vào vở BT. - Củng cố sử dụng tình thái từ Chú ý: Cần phân biệt TTT với một số từ loại khác I. Chức năng của tình thái từ 1. Bài tập: (SGK tr 80) 2. Nhận xét: BT1: Nếu lược bỏ bớt các từ thì: à Thông tin không thay đổi, nhưng quan hệ giao tiếp thay đổi. Trong đó: à Các từ : a, đi, thay : là từ để tạo lập các câu : Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. BT2: - Từ "ạ" : biểu thị thái độ kính trọng lễ phép à- TTT dùng để : +Tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. + Biểu thị sắc thái tình cảm. - Một số loại TTT: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, sắc thái tình cảm… * Ghi nhớ (SGK- tr 81) II.Sử dụng tình thái từ 1. Bài tập (SGK- tr81) 2. Nhận xét: - “ à? ” (hỏi thân mật) - “ ạ? ” (hỏi kính trọng) - “ nhé! ” (cầu khiến thân mật) - “ ạ! ” (cầu khiến kính trọng) à Sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. * Ghi nhớ (SGK-tr 81) III. Luyện tập Bài 1 :Xác định tình thái từ : c, e/ b, i Bài 2 : Giải thích : a. Chứ : Nghi vấn - điều muốn hỏi ít nhiều đã được khẳng định. b. Chứ : Nhấn mạnh điều vừa khẳng định cho là không thể khác được. c. Ư : Hỏi với thái độ phân vân Bài 3 : Đặt câu - Bạn ấy đang khoẻ đấy! - Tôi phải giải bằng được bài toán ấy chứ lỵ! - Con đành ăn cơm cho xong vậy! * Củng cố: * Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ - Làm BT còn lại - BTVN:Viết một ĐV có sử dụng TTT kể về sự việc em đưa một cụ già qua đường. - Chuẩn bị : Luyện tập viết đoạn. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy: Tiết 28 : Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Thông qua thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự. B. Chuẩn bị - G : Giáo án, bảng phụ, các đoạn văn mẫu. - H : Chuẩn bị bài C. Khởi động 1. KT bài cũ : - Cho biết vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn TS. -Chữa BTVN 2. Bài mới: Ta đã biết các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và hấp dẫn hơn và sâu sắc hơn. Hôm nay cô trf chúng mình cuàng vận dụng điều ấy vào việc luyện viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm nhé! D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung cần đạt HĐ 1: Vận dụng việc đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào viết đoạn văn tự sự. ?1: Những yếu tố cần thiết để XD đv tự sự là gì?Hãy xác định các sự việc, nhân vật trong các trường hợp cụ thể ở SGK? H: Thảo luận nhóm 4 trong 2’ ?2:Vai trò của yếu tố mtả, bcảm trong đoạn văn tự sự? H: Nhắc lại kiến thức bài học trước ( Làm cho đv dễ hiểu, hấp dẫn, nhân vật chính trở nên gần gũi, thân mật-Yếu tố mtả, bcảm nhiều hay ít, đậm hay nhạt nhưng nó chỉ có vai trò bổ trợ cho sự viwwcj nhân vật chính) ?3: Hãy nêu các bước XD đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm? H: áp dụng làm 1 trong 3 sự việc trong SGK (Chọn sự việc thứ nhất) B1 : Sự việc làm vỡ lọ hoa B2 : Ngôi kể : Ngôi thứ nhất : em, tôi( B3 : Thứ tự kể: khởi đầu, diễn biến, kết thúc - Lọ hoa trước lúc vỡ - Đánh vỡ lọ hoa - Sau khi vỡ B4 : Yếu tố miêu tả : Lọ hoa đẹp Biểu cảm : Thái độ, tình cảm sau khi đánh vỡ lọ hoa. B5 : Viết đoạn(Diễn dịch hoặc qui nạp, song hành) HĐ 2 : Luyện tập củng cố H: Đọc BT1 (SGK) G: Yêu cầu : HS làm vào vở BT H: Thảo luận nhóm : Thực hiện 4 bước B5 : Viết đoạn – làm việc cá nhân ( VD: Tôi đang nghĩ vẩn vơ về những người hàng xóm của mình trong đó có lão Hạc. Một người sống âm thâm trong túng quẫn và chờ đợi vô vọng đứa con trai duy nhất đã đi xa. Chợt lão lầm lũi bước vào. Tôi mỉm cười: Chào cụ! Thiêng thật con đang nghĩ đến cụ đây! Lão Hạc lặng lẽ ngồi xuống cái ghế ọp ẹp của nàh tôI buồn bã nói: Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! TôI ngạc nhiên hỏi lại: Sao? Cụ yêu quí con Vằng lắm kia mà! Thì đã đành vậy, nhưng vẫn phải bán! Số kiếp nó và tôi có khác nhau đâu ông giáo? Tôi bán thật rồi. Họ vừa bắt nó mang đi… Lão Hạc bỏ lửng câu nói, cười mà miệng cứ méo xệch đi, nước mắt lưng tròng...Tôi cũng cảm thấy nghẹn ngào, chỉ muốn ôm chầm lấy lão mà khóc òa lên cho bớt day dứt, bức bối trong long. Tôi chợt nghĩ việc tôi bán đi 5 quyển sách có nghĩa lí gì so với nỗi đau của lão đau. Lão đã bị mất đi người bạn tình nghĩa biết chừng nào! Rồi lão sẽ sống ra sao trong những tháng ngày cô đơn với những mặc cảm ân hận, dằn vặt như vậy? Tôi thương lão quá nhưng chẳng biết động viên, an ủi lão như thế nào, đành hỏi một câu vu vơ cho có chuyện: Thế nó cho bắt à cụ? Nghe tôi hỏi, lão Hạc bỗng giật thót, đôi mắt như thất thần, gương mặt tái nhợt co rúm lại đầy vẻ đau đớn, nhẫn nhục. Lão gục rũ đầu xuống, ôm mặt bật khóc hu hu… H: Đọc bài 2 (Tr 41,42) So sánh : - Đoạn văn của Nam Cao - Đoạn văn của HS viết ® rút ra nhận xét ?4: Những yếu tố miêu tả, biểu cảm đã giúp NC thể hiện được điều gì? ?5: Đoạn văn của em đã kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm chưa? I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn TS có yếu tố miêu tả và biểu cảm - Yếu tố cần thiết để XD đv tự sự : Sự việc & nhân vật. a) Sự việc: đánh vỡ lọ hoa đẹp - Nhân vật: em,tôi b) Sự việc: giúp cụ già qua - Nhân vật: em,tôi đường lúc đông người c) Nhận quà sinh nhật bất ngờ - Nhân vật: em,tôi - Các bước XD đoạn văn TS có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm B1 : Lựa chọn sự việc chính ( Sự việc có thể là đồ vật hoặc là con người, chủ thể tiếp nhận) B2 : Lựa chọn ngôi kể ( ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều, hay ngôi thứ ba – thường là tác giả dấu mình – số ít hoặc số nhiều.) B3 : Xác định thứ tự kể: Khởi đầu –diễn biến – kết thúc. B4 : Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm dùng trong đoạn văn (viết bao nhiêu, ở vị trí nào?) B5 : Viết thành đoạn văn ( Lưu ý: cấu trúc đoan: Diên dich, qui nạp, song hành – các câu mở đoạn, triển khai kết doạn phảI có liên kết mạch lạc) II. Luyện tập Bài 1 : Nhập vai ông giáo kể lại sự việc lão Hạc báo tin bán chó với vể mặt & tâm trạng đau khổ) B1 : Lão Hạc sang báo cho ông Giáo biết về việc bán chó. B2 : Ngôi kể : Thứ nhất (ông Giáo) B3 : Thứ tự kể : - Tôi đang ngồi nghĩ ngợi… lão Hạc - Lão Hạc sang chơi kể lể về việc bán chó. -Lão Hạc kể là chính, có cả lời của nhân vật tôi (Cuộc đối thoại) B4 : + Yếu tố miêu tả : miêu tả tâm trạng, hình dáng của tôi và lão Hạc khi kể về việc bán chó. + Biểu cảm : Tình cảm của tôi khi nghe lão kể – tình cảm của lão Hạc đối với con Vàng. B5 : Viết đoạn Bài 2 : - Tìm đoạn văn tương ứng + Chủ yếu : Lão cười như mếu…..lão hu hu khóc. + Nam Cao đã diễn tả rất sinh động sự đau đớn quằn quại về tinh thần của nhân vật lão Hạc trong giây phút ân hận xót xa vì bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa con chó ® khắc sâu tâm trí người đọc về hình ảnh lão Hạc. * Củng cố: Nhắc lại qui trình XD đv tự sự kết hợp vơis miêu tả và biểu cảm? Tác dụng của việc kết hợp ấy? * Dặn dò: - Hoàn thiện BT - Hãy đóng vai cô bé bán diêm. kể lại giây phút em được cùng bà bay lên trời. - Đọc các bài đọc thêm ( tr 84,85) - Soạn : “ Chiếc lá cuối cùng ”. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày dạy : Bài 8 Tiết 29 + 30 : Chiếc lá cuối cùng (Trích) (ô- Hen-ri) A. Mục tiêu cần đạt Trên cơ sở mấy trang truyện trích phần kết thúc của tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng ”, giúp học sinh: - Khám phá những nét cơ bản về NT truyện ngắn của nhà văn Mỹ O – Hen – ri rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo. - Cảm nhận được cách kết thúc truyện theo kiểu đảo ngược tình huống gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc. - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trên nên tự sự là đặc điểm của phương thức biểu đạt văn bản này. B. Chuẩn bị - GV : Giáo án, bảng phụ, tranh minh họa phóng to và lời bình bức tranh. - HS : Chuẩn bị bài, tập tóm tắt truyện. C. Khởi động 1. Kiểm tra bài cũ : - Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nhân vật Đôn-ki-hô - tê và Xan-cho-pan-xa? - Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để XD 2 nhân vật ấy? Tác dụng của biện pháp nghệt thuật ấy? Em rút được bài học gì qua hai nhân vật này? 2. Bài mới: VH Mĩ là một nên VH trẻ nhưng đa xuất hiện hững nhà văn kiệt xuất như Hêmiguây, Giắc lơn đơn…trong đó O Hen-ri nổi bật lên như một tác giả tài danh. “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống bất hạnh, nghèo khổ của những người dân Mĩ, vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm vui cho con người. Đoạn trích hôm nay chúng ta học là phần cuối của “Chiếc lá cuối cùng” D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung cần đạt HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. ?1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả? H: Trình bày trên cơ sở chuẩn bị ở nhà G: Bổ sung một số điều cơ bản về tác giả. G: (Hướng dẫn đọc): Chú ý phân biệt lời kể, tả của tác giả với những câu đặt trong dấu ngoặc kép. + Lời kể của Xiu về cái chết của cụ Bơmen đọc giọng rưng rưng cảm động nghẹn ngào. - Giải nghĩa chú thích 2, 3, 4, 6, 7. ?2: Tóm tắt truyện và đoạn trích. G: Gọi H đọc tóm tắt phần đầu HĐ 2: Hướng dẫn phân tích. ?3: Quan sát tranh (SGK), em nhìn thấy cảnh gì? H: Quan sát trả lời. (Cô gái ngồi trên giường đang nhìn ra cửa sổ, ngắm nhìn một chiếc lá) ?4: Cô ấy là ai? Chiếc lá ấy do ai vẽ? Cụ Bơ-men là người như thế nào? H: Phát hiện, trả lời. G:(giới thiệu vài nét về ngoại hình , tính cách, mơ ước của cụ Bơ –men) là một họa sĩ đã ngoài 60 tuổi, râu xồm, dáng như một tiểu yêu, trông có vẻ dữ tợn, thích rượu nặng, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Cụ mơ ưỡc vẽ một kiệt tác nhưng đã 40 năm cầm bút vẽ mà vẫn chưa với tới được gấu áo của nữ thần nghệ thuật. Đối với hai cô họa sĩ trẻ, cụ tự nguyện làm vệ sĩ trung thành. Khi nghe Xiu kể về Giôn –xi cụ Bơ-men vừa tức giận vưà thương cho Giôn –xi, lo lắng cho cô bé với ý nghĩ điên rồ đó. Cặp mắt cụ đỏ ngầu và nước mắt chảy ròng ròng H: Đọc đoạn “ Khi hai người …tảng đá” (Tr 87). ?5: Cụ B Mcó thái độ thế nào khi lên đến chỗ Giôn –xi nằm ?Tại sao cụ có thái độ như thế? (Cụ có thái độ sợ sệt khi nhìn thấy những chiếc lá theo nhau rụng: “ họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân , rồi họ nhìn nhau một lát chẳng nói năng gì”) . ?6: Cụ B M không nói gì với Xiu nhưng em có thể đọc được điều gì trong cái im lặng của cụ? +Cụ nghĩ chiếc lá cuối cùng sẽ rụng và cụ sợ Giôn –xi sẽ chết theo bởi ý nghĩ rồ dại. + Cụ không muốn Giôn xi phải chết và nghĩa là phải làm thế nào cho chiếc lá cuối cùng mãi neo đậu trên cành. + Thâm tâm cụ có lẽ đã nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn xi. ?7: Và cụ đã vẽ chiếc lá ấy. Em hãy phát biểu suy nghĩ của mình về tấm lòng và hành động của cụ Bơ men?(Cụ là người có ngoại hình kì dị nhưng tấm lòng cao cả, giàu yêu thương , hành động của cụ thật cao thượng, sẵn sàng quên mình vì người khác.) ?8: Cụ đã lẳng lặng vẽ chiếc lá giả vì lòng thương người. Đoạn văn nào đã làm sáng tỏ bí mật về chiếc lá không bao giờ rụng ấy ? à Hs đọc đoạn “ Chị có chuyện …rụng” /89. ?9: Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết? (Để tạo bất ngờ cho Giôn – xi và gây hứng thú bất ngờ cho bạn đọc .) ?10: Nếu cần vẽ một bức tranh về cảnh cụ Bơ men vẽ chiếc lá cuối cùng , em sẽ vẽ thế nào ? Cụ đứng trên chiếc thang gỗ cách mặt đất sáu thước , một tay cầm hộp màu và chiếc đèn bão tù mù , tay kia vẽ chiếc lá trên tường . Mưa gió , bão tuyết phủ vây lấy cụ . ?11: Thảo luận: Có ý kiến cho rằng chiếc lá cụ vẽ chính là một kiệt tác . Em có đồng ý không , vì sao ? Chiếc lá là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, là kiệt tác của cụ. Vì: + Lá vẽ rất giống : cuống lá con giữ màu xanh xẫm , rìa lá hình răng cưa đã nhuôm màu vàng úa à khiến Xiu và Giôn - xi tưởng lá thật . + Nó đem lại sự sống cho Giôn - xi . + Nó không phải chỉ chỉ vẽ bằng bút lông , bột màu mà bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng . Để có nó , cụ Bơ men đã đổi bằng mạng sống của mình. * Tiết 2: ?12: Tình cảm của Xiu đối với Giôn - xi được thể hiện qua những chi tiết nào ? + Chăm sóc , an ủi động viên bạn . + Lo sợ khi những chiếc lá rụng nhanh : “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ” , “ làm theo một cách chán nản”. + Lo sợ mình sẽ ra sao nếu Giôn - xi chết : “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em …sẽ làm gì đây?” . ?13: Tại sao có thể quả quyết rằng Xiu không hề được cụ Bơ men cho biết ý định sẽ vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống? -Khi Giôn - xi bảo kéo màn lên, Xiu làm theo một cách chán nản. ( Tại sao Xiu làm theo một cách chán nản?à vì cô tin chắc chiếc lá cuối cùng đã rụng sau một đêm mưa tuyết) Sau đó cô còn cúi khuôn mặt hốc hác xuống người bệnh nói những lời não nuột ( d/c). - Cô cũng ngạc nhiên như Giôn xi khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng bám cành: “ Nhưng ô kìa…” ?14: Em nghĩ có nên để cho Xiu biết trước việc làm của cụ Bơ men không? Nếu vậy sức hấp dẫn của câu chuyện sẽ thế nào? + Không thể để Xiu biết trước việc làm của cụ Bơ men vì Xiu sẽ không bất ngơ và chúng ta sẽ không được thưởng thức cả một đoạn truyện nói lên tâm trạng lo lắng thấm đươm tình người của cô, truyện cũng giảm tính hấp dẫn , và như thế mới thấy rõ tấm lòng cao cả của cụ Bơ men , cụ đã âm thầm lặng lẽ thực hiện một hành động cao thượng. H: Đọc đoạn “Sáng hôm sau…vẫn còn đó” / 87-88. ?14: Em có tâm trạng thế nào khi đọc đến chỗ Giôn - xi ra lệnh kéo màn lên? Người đọc có tâm trạng căng thẳng hồi hộp khi hai lần Giôn - xi bảo Xiu kéo màn lên. Bởi lẽ , tối hôm trước chỉ còn một chiếc lá nếu sau một đêm đã rụng hết thì Giôn - xi sẽ ra sao ? một ngày đêm mưa tuyết nữa lại trôi qua , làm sao chiếc lá cuối cùng mỏng manh ấy còn trụ lại trên cành ? ?15: Em hãy thử hình dung tâm trạng của Xiu và Giôn - xi những lúc ấy ? Xiu chỉ lo lắng, sợ hãi trong lần kéo mạnh đầu tiên vì ngày hôm đó cô chắc chắn đã biêt chuyện của cụ Bơ men. Còn đối với Giôn - xi chắc cả hai lần

File đính kèm:

  • docBai 78.doc